1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai thích Tây Du Ký như tôi?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nw4good, 25/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    ". Bàn về cách dùng người:
    Ai cũng biết TNK là kẻ có tài. Nhưng trc khi theo Sự phụ, hắn đã gây ra bao tội lỗi tày trời, náo loạn cả thiên đình, tưởng là kẻ bất trị, phải giam cầm vĩnh viễn dưới núi đá. Ấy vậy mà bằng lòng tư bi, bao dung của Đạo phật đã biến một kẻ táo tợn, hung hãn và đầy bản lĩnh thành một người biết quy y phục thiện và mang tài năng, sức lực của mình hàng yêu diệt quái, phục vụ cho cái thiện.
    So sánh cách dùng người của Bồ tát và Ngọc Hoàng mới thấy thật buồn cười: Một kẻ hung hăng, tài giỏi như TNK mà cho đi làm Bật mã ôn, một con khỉ sành ăn đào lại cho đi trông coi vườn đào. Hậu quả là không những không trị được TNK mà còn tạo điều kiện để hắn gây thêm tội lỗi. Bồ tát khác hẳn, biết TNK bản lĩnh cao cường, hiếu động, thích đánh đấm nên đã cảm hóa và cho đi phò trợ Đường Tăng để trừ yêu diệt quái. Thật là cách dùng người tài tình, sáng suốt. Chính việc dùng người của Bồ tát đã đóng vai trò quyết định để đưa Đường Tăng lấy được chân kinh, thầy trò cùng trở thành chính quả.
    "-----------
    Bạn suy nghĩ đơn giản quá, giống như mặc áo sinh viên là luôn luôn tốt, còn tội phạm thì lúc nào cũng vạm vỡ , đeo kính đen, phun thuốc phì phèo....
    ......Con khỉ đá là do trời đất sinh ra, tiêu diêu tự tại...Đó chính là cái Đạo của trời đất, được cho phép mọi sinh linh tự do mưu cầu hạnh phúc...và cũng là cái Động....hết Động rồi tới Tĩnh, đó là cái Tĩnh 500 năm dưới núi Ngũ Hành, cái Tĩnh 20 năm theo Đường tăng thỉnh kinh..,sau đó là Đấu Chiến Thắng Phật đi vào cõi Vô Vi, Vô Tĩnh Vô Động.
    .....Làm gì có chuyện khỉ ta gây tội lỗi, rồi phục Thiện. Bởi vì Khỉ ta có ác bao giờ đâu mà phải theo Thiện. ! cái chuyện náo động thiên cung đó khỉ ta có giết chết một Thiên Binh Thiên Tướng nào đâu..? Chỉ là đòi cái quyền :" Làm vua thì phải luân phiên, sang năm đến lượt ta "...
  2. nobita_hn

    nobita_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, ở đây là sự khác nhau ở góc độ nhìn nhận. Bạn đang nhìn TDK bằng triết lý đạo Phật, còn tôi đang nhìn nhận nó ở khía cạnh xã hội. Hai cách nhìn này không hề mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Bởi TDK hàm chứa cả những triết lý của đạo Phật như bạn phân tích nhưng đồng thời cũng phản ảnh bức tranh xã hội thời đó, thậm chí còn cho cả ngày nay.
    Cụ thể hơn chút nhé: Ngọc Hoàng là đại diện của giới cầm quyền, quản lý xã hội. Dưới con mắt Ngọc hoàng, rõ ràng Tôn Ngộ Không là một tên phản loạn, dám xâm phạm đến tận hoàng cung - là nơi tôn nghiêm bậc nhất, đại diện cho quyền lực tối cao. TNK rõ ràng là kẻ có tài trong thiên hạ, nhưng khi chưa được giác ngộ theo cái tốt, hắn chỉ biết dùng tài nghệ của mình để chọc phá, quấy rối hoặc thậm chí đòi thay cả Ngọc Hoàng. Thế nhưng, khi những kẻ có tài như TNK khi đã được giác ngộ, biết đem tài năng ra phục vụ những việc thiện thì sẽ lập nên nhiều công trạng lớn, trở thành anh hùng trong thiên hạ. Chẳng hạn như các hacker là những người có tài. Nhưng nếu họ mang cái tài đó ra để phá hoại các hệ thống tin học thì thật nguy hại biết chừng nào. Nhưng nếu họ dùng tài năng của mình để xây dựng các hệ thống bảo mật, phát triển công nghệ thông tin thì hiệu quả sẽ vô cùng to lớn. Đó chỉ là vài ví dụ minh hoạ nhỏ để thấy cái ẩn ý về cách dùng người tài trong TDK.
  3. cje119

    cje119 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Chi tiết hối lộ bình bát cuối truyện là chi tiết vô cùng đắt giá cho những ai đi theo con đường Đạo, nhưng nó cũng vô cùng gây hiểu lầm cho những người thế gian. Rõ ràng Đạo Phật là một Đạo từ bi bác ái mà lại đi đòi hối lộ bình bát của thày trò Đường Tăng, mà Phật Tổ lại chẳng có ý kiến gì??? Rõ ràng trên phương diện thế gian thì điều này không thể chấp nhận được, tuy nhiên Tây Du Ký là bộ truyện được mã hoá, nên phải nhìn nhận theo một chiều hướng khác.
    Thầy trò Đường Tăng khi vượt qua sông đã thấy xác Đường Tăng trôi trên sông, điều đó minh chứng rằng bản Ngã đã bị diệt, tuy nhiên vế sau của mục đích Đạo vẫn còn chưa đạt đến đó là phá Chấp. Theo Phật giáo, có hai loại chấp là chấp Ngã và chấp Pháp, trong đó chấp Pháp khó diệt hơn vì chính nhờ nó mà phá Ngã, khi diệt xong Ngã thì phải diệt nốt chấp Pháp. Chấp Pháp là cho rằng Pháp của mình là thù thắng, tuyệt đối, cái này cũng cần được phá bỏ. Bình bát chính là tượng trưng cho Pháp của thày trò Đường Tăng, nếu còn giữ lại trong mình thì chưa thể giải thoát được, đê đi đến đích hành giả phải từ bỏ nốt cả chấp Pháp, đó là lý do tại sao Phật Tổ lại không hề đả động đến việc Anan ăn hối lộ bình bát.
    Tui rất mong các bạn nghĩ theo chiều hướng này, đó cũng chính là tâm nguyện của tác giả
  4. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    TDK là tác phẩm có nhiều chiều để tiếp cận, theo mỗi người cảm nhận.
    Trẻ nhỏ đọc có cái hay của trẻ nhỏ, suy nghĩ theo trí tưởng tượng của nó (phù phép, đấm đá, biến hoá, v.v...) Còn người lớn đọc có cái hay của người lớn (ý niệm, triết lý, suy ngẫm...) Bản thân tôi giờ đọc cũng có sự thích thú khác với lần đọc đầu tiên cách nay 14 năm. Nhưng phải nói, nếu ai chỉ đọc TDK vào 1 độ tuổi thì mất đi 50% của sự thưởng thức.
    Hồi bé đọc tới đoạn TNK bị 5 quả núi Ngũ Hành thấy rất thích thú và thần tượng Phật tổ, coi là quyền phép số 1 trong truyện. Giờ đọc lại không thấy cảm giác đó nhiều, mà tôi hiểu rằng đây là một ẩn dụ của Nhà Phật. Tại sao không phải là núi Thái Sơn, Nga Mi, v.v... mà là núi Ngũ Hành? Ngũ hành ở đây ngầm chỉ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, cấu thành nên vạn vật. Không chỉ TNK bị đè lên, mà ai trong chúng ta chẳng bị chi phối bởi ngũ hành, suốt đời thân xác bị kiềm tỏa trong ngũ hành. Thật là một hình ảnh ẩn dụ rất hay về triết lý sinh - diệt và tu luyện của Đạo Phật.
  5. cje119

    cje119 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Một chi tiết rất bổ ích cho những người tầm Đạo là chiếc vòng kim cô của Tôn Ngộ Không. Tuy không có vẻ gì có ý nghĩa nhưng khi hành giả đã đi xa trên con đường Đạo tất sẽ gặp phải những cơn nhức đầu ghê gớm, đó chính là quá trình giải nghiệp Ý, quá trình cuối cùng của hành giả, cái này tôi đã chứng kiến ở một hành giả cao cấp và cũng có ghi lại ở trong một số kinh văn Tây Tạng đặc biệt là trong 84 vị thánh Tăng Tây Tạng, xin copy ra đây để các bạn tham khảo:
    ÐẠI SƯ THỨ 76:
    NAGABODHI
    (Kẻ trộm)
    Ðó là một gia tài lớn dành cho chúng ta
    Và cho những ai sống trên trái đất
    Ðể chúng ta tự giải thoát khỏi đói nghèo
    Khi ta nắm lưỡi gươm trí tuệ
    Với niềm tin sẽ chiến thắng ma quân
    Sau cuộc chiến ta vui vầy cùng bạn.
    Trong thời gian Ðại sư Arya Nagarjuna (Long Thọ) còn lưu trú tại vùng Suvarna Vihara, có một kẻ trộm đứng rình rập bên ngoài căn nhà. Ðứng nơi ngưỡng cửa, tên trộm thấy Ðại sư đang dùng bữa bằng những bát vàng. Y móng tâm định vào đánh cắp. Ðại sư đọc được ý nghĩ trong đầu kẻ cắp, bèn ra cho hắn một cái cốc bằng vàng.
    Thấy hành vi lạ kỳ của Sư, tên trộm phân vân tự hỏi:
    - Lão trọc này làm gì thế nhỉ ? Chả nhẽ y có Tha tâm thông.
    Ðoạn gã trộm kêu lên:
    - Tại sao ngài làm như vậy! Tôi không cần đánh cắp nó đâu.
    - Ta là Arya Nagarjuna. Tài sản của ta cũng là của ngươi. Cứ ăn uống thoải mái và ở lại đây bao lâu cũng được. Khi nào chán, muốn ra đi, mi có thể mang theo những gì mà mi thích.
    Cung cách lạ thường của nhà Sư chẳng khác nào một nhát gươm chém mạnh vào tâm thức của kẻ kia. Y rạp mình cung kính đảnh lễ và cầu xin Ðại sư thu làm đệ tử.
    Ðại sư Nagarjuna truyền cho y phép thuyền định Guhyasamaja:

    Giữ tâm không khởi niệm
    Quán tưởng một cành gai
    An trụ nơi đỉnh đầu
    Aùnh sáng màu hồng nhạt
    Soi rọi khắp chân thân.

    Ðọc bài kệ xong, Ðại sư vận thần thông hoá ra vô số của cải ngọc ngà châu báu khiến kẻ cắp kia vui thích không còn muốn ra đi. Y tu tập thiền định theo lời Sư dạy.
    Sau 12 năm khổ luyện, một gai lớn đột nhiên nhổ ra khỏi xương sọ của Nagabodhi làm cho đau đớn đến tột cùng. Ngài thưa với Chân sư Nagarjuna. Sư cười lớn:

    Gai kia là sắc ý
    Gây thương tích chúng sinh
    Ðiên đảo cho là thật
    Phiền não không hề vơi.
    Các pháp vốn không thật,
    Tan, tụ như mây trời
    Mây không đem lợi lạc
    Mây chẳng não hại ai.

    Qua lời dạy của Ðại sư, Nagabodhi liễu tri được tính duyên hợp của các pháp. Ngài tiếp tục tu tập trong 6 tháng thời đắc pháp, gai nhọn kia tự biến mất. Sau đó, Sư truỳên cho Nagabodhi tám đại thần thông và chỉ định ngài là người kế hậu dòng thiền của Nagarjuna.
    Tương truyền rằng ngài Nagabodhi lưu lại Sri Darvata hai mươi ngàn năm để đón đức Phật Di-lặc ra đời.
  6. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại Tây du các bác có để ý rằng các triều đình trên trời, dưới đất, dưới biển đều bị Tôn Ngộ Không đánh cho nghiêng ngả, nhưng sao triều đình của con người vẫn bình an không?
    Ngoài lý do rằng tác giả sống trong thời đại phong kiến, nếu vẽ ra cảnh như vậy tất mang tinh thần chống đối triều đình đương thời, thì còn lý do nào khác không?
  7. nataliakim

    nataliakim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Ở dưới đất nhiều triều đình quá, Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiện Bộ Châu....mỗi châu có vài trăm triều đình khác nhau, chọn cái nào để đánh đây..?
  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Báo Công an TPHCM
    Tản mạn về các nhân vật trong Tây Du Ký
    (Chủ nhật , 01/06/2008, 15:51)
    (BNS) Gần 50 năm trước đây, Trung Quốc đã sản xuất bộ phim ?oTề Thiên đại
    thánh đánh Bạch Cốt Tinh?. Thời đó 1à một bộ phim nhựa đen trắng dài hơn 120 phút. Bộ phim 1à một phần của truyện Tây Du Ký. Một trong các thầy giáo dạy chúng tôi ở lớp báo chí 1957 đã nói về bộ phim này và lưu ý: ở Trung Quốc, nhân dân được xem phim và trao đổi về cuốn phim này, phân tích từng nhân vật để học tập mặt tốt, tránh mặt xấu của mỗi người. Hồi ấy còn nhỏ, lại chưa trải qua nhiều năm công tác nên tôi cũng thờ ơ với sự nhắc nhở của thầy.
    Hiện nay trên VTV đang phát sóng bộ phim hấp dẫn này, tôi sực nhớ lời thầy cách đây 50 năm.
    Thử tìm hiểu từng nhân vật trong Tây Du Ký - như thầy đã dạy...
    *
    * *
    Năm thầy trò Đường Tăng đã phản ảnh được toàn cục những nhân vật có mặt trong bất kỳ xã hội nào đang vận động để đi lên. Thật sự qua năm nhân vật này, ta cũng nhìn ra một xã hội thu nhỏ đáng để xem xét và bình luận.
    Ông Đường Tăng - Tam Tạng là một người có đức độ, có uy tín, được vua Đường giao nhiệm vụ quan trọng: đi thỉnh kinh tận Tây Trúc muôn vàn khó khăn trên quãng đường gay go, ác liệt. Chí quyết tâm và lòng trung thành với Đức Phật, với vua Đường đã không bao giờ cho phép ông phản bội. Đó 1à một ?ocán bộ? tốt, trung thành và quyết tâm. Đáng buồn là, ông ta không biết sức mình, chủ quan vào sự hiểu biết hạn chế của mình, dựa vào sự tín nhiệm của vua nên coi thường sự trợ giúp của cấp dưới, gây nên nhiều khó khăn nguy hiểm cho công việc. Sự kém hiểu biết của ông ta lại được Phật Bà Quan Âm ban cho thần chú để kìm kẹp Tôn Ngộ Không. Sự thành công của ông ta là nhờ các đồ đệ, còn ông ta ngoài trách nhiệm ?otrưởng đoàn? không có đóng góp gì cho công việc. Đã vậy còn dựa vào ?ouy lực? của cấp trên trao cho, gây khó khăn và nguy hiểm cho cấp dưới.
    Đó cũng 1à tư chất của một số cán bộ hiện nay: ít hiểu biết nhưng lại tự đắc và chủ quan, coi thường cấp dưới để dẫn đến nhiều sai trái ảnh hưởng nhiệm vụ được giao. Họ lại dựa vào uy quyền do cấp trên giao, dọa dẫm, trù dập cán bộ bên dưới. Đường Tăng là mẫu người đáng để cho cán bộ chúng ta suy gẫm, nhìn lại mình.
    Trư Bát Giới, thành viên trong đội ngũ của Đường Tăng, là người có đóng góp rất ít nhưng gây trở ngại thì rất nhiều. Trư Bát Giới là một kẻ ham ăn, hiếu sắc, lười biếng và hay gian dối, hay tìm cách bỏ nhiệm vụ. Y gây trở ngại nhiều cho đoàn, bàn lùi vì sợ khó, sợ hiểm nguy, xúi giục Đường Tăng cản trở công việc của Tôn Ngộ Không.
    Đây là loại ?ocán bộ? thoái hóa biến chất hiện nay. Ham ăn, ham gái, sợ khó nên bàn lùi, xúi giục cấp trên cản trở công việc của mọi người. Cơ quan đơn vị nào mà chẳng có loại ?oTrư Bát Giới thời hiện đại? này!
    Sa Ngộ Tĩnh là một thành viên cần mẫn, không tị nạnh, đùn đẩy, hết lòng theo thầy, ủng hộ Tôn Ngộ Không. Đáng tiếc, anh ta hay ?oba phải?. Có ý kiến, có quan điểm đúng nhưng không biết bảo vệ, đấu tranh đến cùng. Sa Ngộ Tĩnh có lúc thấy Tôn Ngộ Không đúng nhưng ậm ờ trước thái độ của Đường Tăng, thậm chí không dám đấu tranh trước cả sai phạm của Trư Bát Giới.
    Trong đội ngũ chúng ta hôm nay không thiếu gì những Sa Ngộ Tĩnh, tốt không ra tốt, xấu không ra xấu, ủng hộ hay phản đối không rõ ràng. Dù rằng họ không thuộc phái tiêu cực chống đối việc làm đúng, nhưng ?oba phải? là một thái độ không tốt do không ủng hộ những việc làm đúng. Cơ quan mà có nhiều ông ?oba phải? rất khó đấu tranh để xây dựng nội bộ ngày càng đúng đắn, tốt đẹp.
    Tôn Ngộ Không tiêu biểu cho sức mạnh và ý chí của nhân dân, hiểu biết tâm địa kẻ thù dù chúng ?othiên biến vạn hóa?. Tôn Ngộ Không kiên quyết tiêu diệt bọn ma quái, không lươn lẹo, không mất cảnh giác trước kẻ thù. Với lòng trung thành, với tài năng, Tôn Ngộ Không có thể đánh bại mọi kẻ thù, giúp Đường Tăng hoàn thành nhiệm vụ. Điều đáng tiếc là Tôn Ngộ Không lại có ông thầy Đường Tăng và hai đồng đội - kẻ tiêu cực, người ?oba phải? - nên khó hoàn thành nhiệm vụ. Lão Tôn lại còn bị ông thầy kém cỏi, chủ quan luôn đọc thần chú gây đau đớn trong lúc thực hiện nhiệm vụ.
    Tôn Ngộ Không tiêu biểu cho sức mạnh của nhân dân. Chỉ có nhân dân mới có đủ minh mẫn để nhìn ra kẻ thù. Chỉ có nhân dân mới có sức mạnh to lớn để đánh bại bất cứ kẻ thù nào. Cũng như Tôn Ngộ Không, chúng ta đang bị nhiều loại cán bộ cản trở làm suy yếu sức mạnh ?odời non lấp biển?. Giá như Đường Tăng sáng suốt, tôn trọng sức mạnh nhân dân, không chủ quan lấy ?othần chú? cản trở việc làm đúng...; nếu không có loại ?ocán bộ? hủ hóa như Trư Bát Giới gây hại là chính...; nếëu không có loại ?oba phải? như Sa Ngộ Tĩnh... thì sức mạnh của nhân dân như Tôn Ngộ Không đã có thể lập nên bao kỳ tích, thu ngắn thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
    Bạch Cốt Tinh tiêu biểu cho muôn loại yêu ma, thế lực cản đường thầy trò Đường Tăng. Kẻ địch có nhiều loại. Đó là bọn ?othân cận? của Ngọc Hoàng và các quan chức to, thậm chí là của Phật Bà, của Đức Phật. Chúng dựa vào sự sơ hở của cấp trên để ăn cắp ?obảo bối?, dựa vào uy quyền của chủ để gây rối, tác hại cho muôn loài. Điều quý 1à các ông bà cấp trên này biết lỗi, thu hồi hoặc nghiêm trị bọn tay chân đi gây tội ác. Bạch Cốt Tinh là tiêu biểu cho kẻ thù của Tôn Ngộ Không. Chỉ là nắm xương mà khi thì biến thành cô gái, khi biến thành ông già, bà già, che mắt Đường Tăng, làm cho ông hòa thượng này không biết đâu là giả là thực rồi mê muội ngăn cản Tôn Ngộ Không tiêu diệt kẻ thù.
    Các loại kẻ thù của chúng ta hiện nay cũng như vậy. Chúng biến thành những kẻ hiền từ, thiện chí để lừa những người như Đường Tăng, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh... Những người tâm huyết, trung thực và trong sáng như Tôn Ngộ Không thì nhìn ra chúng rất rõ. Song đáng tiếc, có những loại Đường Tăng không nghe ý kiến đúng, mê muội trước kẻ thù. Trên đường đi đến Tây Trúc để lấy kinh, thầy trò Đường Tăng cũng gặp nhiều người tốt như các nhà sư, vua quan các nước, nhiều người dân... song phải luôn cảnh giác và thường xuyên chống lại kẻ thù ?othiên biến vạn hóa?. Phải hiểu một cách sáng suốt như Tôn Ngộ Không: giữa núi cao sao có cô gái lạc đường, giữa rừng sâu sao lại có trẻ nhỏ bị trói, để phân tích kỹ người đang chìa tay bắt. Không nghi kỵ ai cũng là ?oyêu tinh, ma quái? song không thể ôm hôn bất cứ ai mà mình chưa biết rõ. Học tập Tôn Ngộ Không bằng cách dùng ?othiên nhãn - cách mạng? để biết người tốt, người xấu mà chơi.
    Điều đáng buồn trong bộ phim này là: ngay ở chỗ Phật tổ cũng có người đòi hối lộ để đưa kinh sách... Thầy trò Đường Tăng lại ?oquên mất? hỏi cách thoát tục cho ông Rùa - đã giúp họ vượt sông rộng, sóng lớn. Tiêu cực hay sai sót đó cũng dạy cho chúng ta những bài học quý.
    Cám ơn thầy trò Đường Tăng đã cho chúng ta nhìn lại mình, suy gẫm, tu dưỡng đạo đức để trở thành người tốt, góp phần vào thắng lợi cuối cùng.
    ĐINH PHONG
  9. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Trong suốt thời gian cầm quyền của mình, Mao Trạch Đông đã luôn ngợi ca Tôn Ngộ Không là một tấm gương sáng đáng để mọi người noi theo. Theo ông ta, những cái tốt của Vua Khỉ gồm có: ?oTính bạo dạn trong suy nghĩ, làm việc và một tâm trí luôn hướng đến mục đích cuối cùng và khát khao về việc giải thoát Trung Hoa khỏi nạn nghèo đói?.
    (Wikipedia - http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Ng%E1%BB%99_Kh%C3%B4ng)
  10. vuiham

    vuiham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Ông Lê Anh Dũng,một thầy giáo ở An Giang, từ năm 1991 đã đăng một loạt bài Giải mả truyện Tây Du trên tập san Văn Hóa @ Đời Sống ,sau này được tập hợp thành một quyển sách được tái bản nhiều lần. Xin trích vài dòng trong bài Đường Tăng!Anh Là Ai?
    Tây Du nào có chống ai đâu vì Tây Du là câu truyện ngụ ngôn, đem truyện thỉnh kinh để diễn bày tư tưởng thiền hoc và giải thoát trong đạo Lão, đạo Phật, thuộc phạm vi hình nhi thượng học...
    Muốn đọc Tây Du , hiểu Ngô Thừa Ân, cần thiết biết đọc giữa hai hàng chữ, nắm lấ bốn chữ " ý tại ngôn ngoại"...
    Cuộc thỉnh kinh vì vậy là con đường quy hướng về nội tâm của mỗi người,là hành trình phản tỉnh nội cầu,quay lại nhìn chính nội thân của mình...
    Con đường thỉnh kinh là con đường trở về nội tâm. trên con đường cô đơn đó ta là Đường Tăng và ta cũng là Tề Thiên, Sa Tăng, Bát Giới, Long Mã... năm mà một: là một con người với năm phương diện.

Chia sẻ trang này