1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cô ba Dũng sỹ quê ở Trà Vinh - Tin tức từ quê hương kết nghĩa

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi R_DASAEV, 15/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Cô ba Dũng sỹ quê ở Trà Vinh - Tin tức từ quê hương kết nghĩa

    ( Mạn phép em TOET tý nhé)

    ?oCô ba Dũng sỹ quê ở Trà Vinh, chị hai 5 tấn quê ở Thái Bình...? lời bài hát cứ vang lên vào lúc 9 giờ khi còi mà máy Tơ báo hiệu giờ giải lao. Những năm chiến tranh, lời bài hát ngày ngày cất lên nhưng tụi trẻ trong lớp mẫu giáo bọn tôi chẳng biết Trà Vinh ở chỗ nào. Gần 30 năm sau mới có dịp tới Trà Vinh - một tỉnh kết nghĩa với quê hương Thái Bình.

    Biển Ba-Ðộng mây xanh, cát trắng,
    Ao Bà-Om thắng cảnh miền Tây.
    Cây sao thẳng tấp hàng cây.
    Trai Trà, gái Vĩnh cùng xây mộng lành​

    Nghe cô bé bán khô mực trên bờ rạch Trà Vinh đọc không ra đọc, ca cải lương không ra ca cải lương câu hát (thơ) trên mà phì cười.

    Trà Vinh có nét gì đó giống Thái Bình. Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Sóc Trăng, phía Đông giáp biển Đông, bờ biển dài 65 km.

    Đất Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổ được hình thành lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi. Độ cao trung bình từ 2 đến 3 m so với mực nước biển. Trà Vinh có hàng trăm gò, giồng đất và một mạng lưới sông rạch và kênh đào chằng chịt đã tưới tiêu và cung cấp phù sa cho cây trồng.

    Đường tới quê hương chị Út Tịch hiện nay gần như độc đạo. Xuôi theo quốc lộ 53 từ TX. Vĩnh Long tới Trà Vinh 60 km. Đi lối tắt từ Mỹ Tho (Tiền Giang) qua Bến Tre phải chịu 3 lần phà Rạch Miễu, Hàm Luông và Cổ Chiên...

    Tỉnh Trà Vinh còn nghèo. Nền kinh tế của Trà Vinh chủ yếu nhờ Nông nghiệp và Thủy sản: trồng lúa, đánh bắt hải sản, kinh tế vườn và nuôi tôm cá. mấy năm gần đây, các đầm nuôi tôm phát triển nhanh tại Trà Vinh, chủ yếu là khu vực của người Kh?Tme. Các đại gia từ SG về thuê đất nuôi tôm, người chủ đất trở thành người làm công trên mảnh đất mình. Dù sao cũng nhờ con tôm mà cuộc sống của bà con đỡ khổ nhiều.



    Chiều đến tan sở, các cô cậu sinh viên cũ làm tại sở KH-CN rủ đi chơi. Các cô thì rủ vào thăm chùa Kh?Tme. Các cậu thì thầm: ?obãi biển Ba Động có nhiều trò vui lắm thầy ơi...?

    Thắng cảnh của Trà Vinh có thể kể bãi biển Ba Ðộng, ao Bà Hom, nhà thờ cổ Vĩnh Kim... Và đừng quên nơi đây là xứ sở của các chùa Miên, chỉ tỉnh Trà Vinh thôi đã có 143 chùa, trong đó chùa Hang là một trong những chùa đẹp nhất.




    Bãi biển Ba Động cũng hơi nhang nhác Đồng Châu. Giữa một dải bờ biền toàn sinh lầy, sú vẹt đước... tự nhiên lại sinh ra một bãi cát dài có thể phát triển thành bãi tắm tại Long Trường Hòa ?" Duyên Hải. Nghe một cán bộ tỉnh nói rằng: tuy có bãi biển đẹp như thế nhưng do kiều kiện kinh tế còn hạn chế, tỉnh phải liên kết với Cần Thơ để phát triển thành khu du lịch.


    Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm!

    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 15/10/2003

    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 02/11/2003
  2. lazy_member

    lazy_member Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã cho chúng tôi biết thêm về một miền đất anh em với Thái Bình.
    . vot ok?
  3. VAN_LANG

    VAN_LANG Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    3
    Chào các bạn Thái Bình!
    Đọc bài của chú R_DASAEV (xin được phép gọi là chú vì chắc chú là thầy giáo, dạy ĐH) về quê hương tôi, tôi cảm thấy rất xúc động. Trên website này tiếc rằng chưa có box của Trà Vinh nên nhiều thành viên của Trà Vinh cũng chưa có điều kiện giao lưu với địa phương kết nghỉa trong kháng chiến chống Mỹ là tỉnh Thái Bình. Tôi chưa một lần ra Bắc nhưng tôi yêu Thái Bình lắm.
    redbTôi yêu giai điệu Tổ quốc tôi, dịu dàng trong tiếng ru hời/red/b
  4. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Ối giời! không dám làm chú đâu, còn trẻ mà, mới gần 40 thôi, gọi là anh cho nó thân mật.
    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  5. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    CHÙA HANG
    Nhắc lại chuyện đám con trai thì rủ đi Ba Động, con gái thì rủ vô chùa. Trời đã về chiều, tính lại hay mềm lòng với chị em, thôi đi vãn cảnh chùa vậy.
    Làm 2 con xe ?ovua?, cả đám kéo nhau đi chơi. Chùa cách thị xã 6-7 cây số, giá xe ?ovua? quả là rẻ, khoảng 20.000 đồng (2 chiếc). Mấy em SV cũ nhao nhao lên là mắc quá nhưng nhìn vào áo người đạp xe ướt mồ hôi thấy thương thương nên ậm ừ cho qua.
    Chùa mang đậm kiến trúc của người Kh?Tme, không rêu phong, trầm kính như chùa ngoài Bắc.Tên chùa theo tiếng Kh?Tme là Kompong Chrey - không hiểu nghĩa là thế nào vì mấy cô cậu thanh niên bây giờ cũng không rành lắm. Cổng xây kiểu vòm cuốn, rất to (theo dân địa phương chính vì cổng này mà tên chùa được gọi kiểu dân dã là chùa Hang).
    Điều đầu tiên cảm nhận là chùa có rất nhiều cây. Có thể chùa được xây trên một giồng cát cổ, có rừng, xa dân nên rừng quanh chùa không phá.
    Khuôn viên của chùa rộng hơn chùa Keo nhà mình nhiều. Do có nhiều cây cho nên có nhiều đàn chim về trú ngụ: Cò, Cốc, Sếu... có con vài kilo. Cậu trai đi bên cạnh thì thào: ?othầy ơi, giá như có cây súng thì...?. Giật mình vì đúng ý tưởng nhưng vì làm công tác Môi Trường nên cũng đành giả vờ đạo mạo, khuyên bảo giữ Môi trường ?" Sinh thái một chút.
    Ngồi nói chuyện với một vị sư trong chùa mới hiểu về chùa Kh?Tme:
    Chùa đồng nghĩa với trường học. Là nơi dạy chữ, dạy đạo Phật, dạy về văn hóa. Đàn ông thường thì ai cũng phải ở chùa vài năm - thời kỳ đánh dấu sự trưởng thành về thể xác cũng như nhận thức - đạt được những điều kiện đó thì coi như đủ tiêu chẩn lấy vợ.
    Chùa Hang ngày xưa cũng nhiều dơi như chùa Dơi (chùa Đất Sét) ở thị xã Sóc Trăng, sau chiến tranh loạn lạc xảy ra, dơi bay đi hết. Chùa Hang cũng là một nơi ghi sâu tội ác của Mỹ năm Mậu Thân. Trên 1 trăm người chết và bị thương khi trúng bom Mỹ...
    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  6. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Hai "trời biển" & chiếc máy hút bùn

    [​IMG]
    Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm(trái) và "nhà sáng chế không bằng cấp" Trần Văn Dũng
    TTCN - Máy đào hút bùn là một sản phẩm ra đời từ quá trình kiên trì mày mò nghiên cứu, với không ít lần thất bại cay đắng của anh Trần Văn Dũng. Tuy chỉ học hết lớp 2 trường làng nhưng không lúc nào anh chịu an phận với cái cày, cây cuốc mẹ cha để lại.
    Anh sinh ra là để sống cùng những chiếc bù loong, những cái balăng, những tiếng nổ của động cơ xăng dầu... Chưa một ngày học nghề mà anh dám bán mấy công đất thừa kế để mở tiệm sửa xe gắn máy ở chợ Mé Láng, chỉ với một hiểu biết duy nhất: ?ođủ lửa, đủ xăng thì chắc chắn máy nổ?.
    Rồi lui cui với lửa, với xăng thế nào mà chiếc xe của khách bốc cháy, may mà vợ con anh nhanh tay kịp trùm mền dập lửa. Nhìn cửa nhà trống trước trống sau, nhìn nước mắt giọt vắn giọt dài của chị, nhìn gương mặt cháy trụi cả lông mày, lông mi còn ám khói của anh..., khổ chủ chiếc xe lắc đầu ngao ngán rồi quày quả đẩy xe đi thẳng, không kịp cho anh phân bua lấy một lời. Từ đó anh có biệt danh Hai ?olửa?.
    Dẹp tiệm sửa xe (có còn người khách nào dám mang xe tới sửa đâu mà không dẹp!) cũng là lúc Duyên Hải bùng lên phong trào nuôi tôm sú, anh mướn đất xẻ mương lên bờ bao, quyết tâm làm cuộc đổi đời. Cán bộ khuyến ngư mang tài liệu hướng dẫn đến tận nhà, anh vui vẻ nhận rồi vui vẻ... cho vào xó bếp vì ?omình còn nhớ mặt chữ mà chữ không thèm nhớ mặt mình??.

    [​IMG]

    Anh Trần Văn Dũng (phải) đang lắp ráp chiếc máy đào hút bùn thứ 320

    Thế rồi tôm chết thúi đáy mương vì cái bệnh ?ođốm trắng, đốm đen?. Nửa đêm, anh tốc vợ dậy rồi lôi bốn đứa con còn ngái ngủ xuống ghe, chèo tuốt qua Cà Mau, mang theo món nợ 8 triệu đồng không hẹn ngày trả lại, bắt đầu những tháng ngày tha phương cầu thực nơi quê người. Ôm gàu đi quăng bùn sên mương tôm mướn (dân miền Tây gọi là nghề ?ocạp đất?) đổi ngày hai bữa cơm nuôi vợ nuôi con, lòng anh nhen nhúm và ấp ủ chiếc máy thay người làm cái công việc vô cùng nặng nhọc ấy. Rồi cũng nửa đêm, khi đã mường tượng trong đầu hình vóc chiếc máy đào hút bùn, anh quăng nửa điếu thuốc hút dở xuống sông, tốc vợ quay ghe về xứ.
    Trở về Ngũ Lạc trong hoàn cảnh không nhà, không đất, không một đồng bạc lận lưng, chỉ có một ước mơ cháy bỏng về chiếc máy thay người đào đất. Tội nghiệp, ước mơ càng nung nấu thì càng khó giấu kín trong lòng. Bây giờ thì Hai ?olửa? có thêm biệt danh Hai ?otrời biển? bởi vì cái tội mơ tưởng tào lao trên trời dưới biển.
    May có ông lão lối xóm từng trải qua cuộc đời thăng trầm nhìn ra ước mơ và nghị lực phi thường lắng trong đôi mắt long lanh sáng của anh. Ông bảo: ?oLên bờ, không đi đâu nữa hết! Tao cho mượn đất cất nhà, mượn sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ra ngân hàng vay vốn!?. Thế là cơ sở cơ khí Thanh Liêm ra đời.
    Tại Hội chợ thiết bị và công nghệ 2003 diễn ra từ ngày 13 đến 15-10-2003 tại Hà Nội, do Bộ Khoa học - công nghệ tổ chức, anh Trần Văn Dũng (Ngũ Lạc, Duyên Hải, Trà Vinh) là một trong chín cá nhân tiêu biểu của cả nước tham dự theo giấy mời đích danh của Bộ trưởng Hoàng Văn Phong.
    Đây là hội chợ nhằm giới thiệu, phổ biến, mua bán và hợp tác sản xuất các thiết bị, các qui trình công nghệ tiên tiến phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thiết bị tham dự hội chợ của anh Dũng là máy đào hút bùn đang được giới san lấp mặt bằng, thi công thủy lợi nội đồng và các chủ hộ nuôi tôm sử dụng rộng rãi từ đồng bằng sông Cửu Long đến miền Đông Nam Bộ.
    Kết thúc hội chợ, máy đào hút bùn có xuất xứ từ làng quê Ngũ Lạc, tỉnh Trà Vinh xuất sắc đứng vào danh sách 140 thiết bị, công nghệ trên tổng số gần 1.500 sản phẩm tham dự nhận được huy chương vàng cùng bằng khen của Bộ trưởng Bộ khoa học - công nghệ.


    Mà lạ đời, cơ sở này không mấy khi hàn tiện phay nguội cho ai mà đêm đêm khi vắng người, mấy cha con cứ lui cui tiện, lui cui hàn cái gì đó để rồi sáng hôm sau đổ ra sau nhà một đống sắt vụn. Chị vợ lại tấm te cắp nón đi mượn nợ. Lại tiện, lại hàn. Không ít lần đang làm, anh vụt bỏ mũi khoan, lủi sang buồng ông lão tốt bụng để trốn khi nghe đứa con gái chạy vào mặt lấm la lấm lét: ?oBà Tư chủ nợ đang tới!?. Nợ lại chồng nợ. Con bé chưa quá 10 tuổi đầu mà làm nhiệm vụ cảnh giới cừ khôi như một chiến sĩ trinh sát chuyên nghiệp. Đâu chỉ có nợ, một ngón tay của anh đã để lại trong những đêm mày mò hàn tiện ấy.
    Cuối đông năm 2000, chiếc máy hoàn thành, nửa đêm cha con anh mang ra giữa rừng vận hành thử. Dưới ánh đèn lù mù, từng tảng đất khô cứng vỡ ra, cuộn trong hệ thống dao phai, tơi thành bùn non theo ống dẫn phun lên bờ. Thành công rồi! Anh bật khóc nức nở như đứa trẻ lên 3. Ông lão lối xóm vỗ mạnh một cái lên vai anh, la to: ?oBà con ơi, thằng Dũng này là nhà sáng chế thứ thiệt chớ đâu phải là thằng Hai ?olửa? hay Hai ?otrời biển?!?. Từ xa, con bé ?otrinh sát? lại hớt hải chạy ra. Anh vội lách mình qua rừng cây mắm, lánh mặt trốn.
    Từ đó cơ sở cơ khí Thanh Liêm rộn rã tiếng nói cười, ồn ào âm thanh máy tiện, máy hàn, người đến tìm hiểu tính năng của máy, người đến đặt hàng, tranh nhau nhận hàng vào ra tấp nập. Chỉ sáu tháng sau, cha con anh đã cho ra đời chiếc máy thứ 30, theo chân khách hàng đi khắp các xã trong huyện, kịp thời giải quyết nhu cầu đào đắp hối hả đầu vụ nuôi tôm sú.
    Giao hàng xong, anh lặn lội đến tận nơi giúp vận hành, duy tu giai đoạn hậu mãi, đồng thời chăm chú lắng nghe ý kiến người sử dụng về những khiếm khuyết của thiết bị. Những lô hàng sau là sự cải tiến không ngừng, khắc phục dần những hạn chế theo hướng gọn nhẹ hơn, an toàn và dễ hơn trong vận hành, nâng cao năng suất đồng thời hạ dần nhiên liệu hao phí. Sau nhiều lần cải tiến, từ chỗ là thiết bị chuyên dụng đào, sên mương nuôi tôm, chiếc máy đào hút bùn của cơ sở cơ khí Thanh Liêm được giới san lấp mặt bằng, thi công thủy lợi sử dụng hiệu quả.
    Tiếng lành đồn xa, đến cuối tháng 9-2003, trước khi lên đường ra Hà Nội dự Hội chợ thiết bị và công nghệ, anh đã hoàn thành chiếc máy thứ 320 theo đơn đặt trước của khách hàng khắp các tỉnh Nam bộ, rồi các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Cứ làm thử một phép tính đơn giản: một chiếc máy đào hút bùn cho năng suất tương đương 35 công lao động cật lực để hình dung mức độ hữu ích từ sáng chế của người nông dân ít học này đối với nghề nuôi tôm sú cả nước. Chính vì vậy, ngày 23-9-2003, ************* Trần Đức Lương đã ký quyết định số 635/2003/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho Trần Văn Dũng với thiết bị máy đào hút bùn.
    Từ một nông dân trắng tay phải ?ocạp đất? mà ăn, bây giờ anh được chủ tịch UBND tỉnh, các ngành ngân hàng, thuế vụ, công nghiệp... tạo nhiều ưu đãi giúp anh mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường dự báo ngày càng tăng theo đà phát triển của nghề nuôi tôm, san lấp mặt bằng và thi công thủy lợi nội đồng. Sở Khoa học - công nghệ phân công một đồng chí phó giám đốc sở trực tiếp về tìm hiểu giúp làm thủ tục đăng ký bằng sáng chế và độc quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng của anh sau này. Bà con Ngũ Lạc không còn gọi anh bằng biệt danh Hai ?olửa? hoặc Hai ?otrời biển? nữa, mà thay vào đó là ?onhà sáng chế không bằng cấp quê tôi? một cách trìu mến và tự hào.
    TRẦN DŨNG
    Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm!
    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 23/11/2003
  7. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Xu hướng hiện nay là công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành nghề, vì thế nuôi tôm hiện nay cũng phải là nuôi thâm canh công nghiệp.
    thế mà bà con Thái Bình ta và bà con Trà Vinh hầu như còn nghèo, cả về vốn liếng lẫn kiến thức kỹ thuật.
    Tuy nhiên do ham giàu bằng cách đầu tư nuôi tôm (lao động chân chính) nên nhiều người đã tay trắng.
    Xin mạn phép copy bài thơ trên để bà kon đọc chơi:
    Nuôi tôm xin nhớ
    Tôm lột xác nằm yên mặt đất
    Cua đói lòng cua bắt cua xơi
    Tôm - cua chung một loại mồi
    Đánh nuôi lẫn lộn thiệt thòi doanh thu
    Thâm canh tôm cho dù khao khát
    Cũng phải tuỳ chất đất từng nơi
    Ao trữ nước phải tách rời
    Điều kiện có đủ mới nuôi an toàn
    Thâm canh liên quan nhiều kỹ thuật
    Không kỹ càng là mất trắng tay
    Thâm canh xin nhớ câu này:
    Khép kín nguồn nước cơ may chắc là.
  8. longsea19

    longsea19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0

    Chà?o càc Trà? Vinh.
    TĂi là? ngươ?i con Thài Bì?nh 'àf tư?ng sẮng và? phùc vù anh em Trà? Vinh, tĂi thẮy con ngươ?i và? anh em Trà? Vinh sẮng rẮt cò tẮm lò?ng. HĂ?i tĂi 'i là?m ơ? dưới Nam Mfng Thìt 'ò. Nhưng bà? con ơi dĂn CĂ?u Ngang là? ghĂ nhẮt ơ? Trà? Vinh 'ò.

Chia sẻ trang này