1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có bác nào nuôi nấm Kefir không????

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi roby2902, 11/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các bạn làm chuyện bé xé to, bàn tán nghe phát sợ .
    Đoạn trích trên rất đúng, nhưng nếu các bạn từng làm mẻ, làm
    giấm, làm mắm các loại (mắm cá, tôm, cua), làm dưa cải, làm
    tương, thì thấy đúng như vậy, Chỉ vì các bạn tân tiến nửa chừng
    nên cách làm cổ truyền thì không biết, căn nguyên khoa học thì
    không hiểu, nên mới khó mà thôi .
    Bây giờ để các bạn học lối Mỹ thì có website này bằng tiếng Anh,
    nói chung tìm google với từ "yogurt" là ra
    Tóm tắt:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Yogurt
    Ngợi khen:
    http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=124
    Cách làm:
    http://biology.clc.uc.edu/fankhauser/Cheese/yogurt_making/YOGURT2000.htm
    Còn tôi thì chẳng cần học ai, hay mua giống của ai cả, vì vốn đã
    ở Việtnam làm đủ các loại mắm, mẻ, tương, rượu rồi, kỹ thuật
    nuôi nấm lên men đầy mình, đến Mỹ là ra chợ mua ngay lọ sữa
    chua về, đổ sữa tươi vào, vài hôm có ngay sữa chua .
    Sữa chua mình làm, ở dưới đáy có vẩn những đám bầy nhầy, là
    nấm các bạn nói, thật ra là kết tủa đạm, có nhiều vi khuẩn lên
    men chua gồm 2 loại chính . Sau khi gạn sữa chua mà pha
    nước quá để ăn uống, thì đổ đám lầy nhầy này vào rá hay rổ
    mau mắt và xối nước máy, tay đảo đều cho hết sữa chua đi, thì
    làm giống cho đợt sau. Nhiều giống và ít sữa tươi thì chóng
    chua . Ngược lại, ít giống quá, thì lâu ngày, sữa tươi sẽ không
    ngon, và có thể hỏng . Tôi làm trong nhiệt độ trong phòng, không
    nóng, không lạnh, tương đương 20 độ C ở Việtnam. Tôi làm thì
    càng ngày giống sữa càng nhiều, phải vứt bỏ đi, chỉ giữ đủ để
    làm đợt sau thôi . Nhiều khi lười, lại không thích ăn nữa, thì vứt
    bỏ hẳn . Đến khi thích thì lại làm từ đầu . Có gì khó đâu mà sợ .
  2. PamHime

    PamHime Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2008
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Hì, nhà tớ nuôi nấm sữa mấy lần nhưng toàn có nấm hẳn hoi. Còn cách bạn hướng dẫn dùng một lọ sữa chua để lên men thì nó chỉ có men sữa chua thôi chứ không thể sinh ra loại nấm mà các bạn ở đây đang bàn được. Vị sữa chua do hai loại này làm ra cũng khác nhau ^^.
    Nuôi nấm không khó nếu bạn làm đúng cách, nhưng cái chính là phải chăm chỉ. Ngày nào cũng phải rửa nấm, cho ăn ngại lém. Nhà tớ toàn nuôi được một thời gian ăn chán lại dừng .
  3. poniterunut

    poniterunut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Buồn cười quá hồi tớ còn bé học lớp 5 (năm 1995) nhà tớ đã nuôi con này. Trong kí ức tớ còn nhớ thì cả nhà tớ gọi nó là "con sữa chua" , mẹ không cho dùng thìa sắt chạm vào nó và bảo nhờ có nó thì mới có sữa chua . Thế là tin sái cổ cho đến tận gần đây mới biết nó là con nấm. Mới cách đây 2 tuần nói chuyện "con sữa chua" với các Tiến sĩ tương lai của nước nhà mà cũng chẳng ai tin...giờ mò mẫm vào đây để mai còn đính chính lại nó là "con nấm Kefir"...
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thế thì các bạn hoàn toàn không hiểu rồi .
    Không có nấm nào cả, mà chỉ có vi sinh vật thôi .
    Để hiểu thế nào là nấm, thế nào là vi sinh vật, các bạn có thể
    giở sách sinh vật của bộ giáo dục ra mà đọc . Hình như lớp
    Sáu lớp Bảy thì phải . Ở đây đã có ai học đến lớp Tám chưa?
    Tiếng Việtnam có nói "con giấm" rồi "con mẻ" rồi các bạn lại
    còn nói "con nấm." Ngỡ rằng nói một đàng, thì hiểu biết néo
    khác cho đúng, chứ nào ngờ các bạn lại tin thật là có nấm .
    Thật hết biết .
    Xin chào thua ở đây .
  5. Ti_love_HOT

    Ti_love_HOT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2004
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    ui nghe công dụng thích nhờ nhg cho tớ hỏi là ăn nhiều sữa chua từ nấm này có bị béo ko ??
  6. thuz

    thuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0

    bác CoDep, em nghe nói nhiều nhưng chưa nhìn thấy cái gọi là nấm Kefir bao giờ cả, em thấy hoang mang quá tra trong
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tiếng anh em khá tệ
    Nấm là loài thực vật bậc thấp còn gọi là tản thực vật, cơ thể không có chất diệp lục như cây xanh, vì vậy phải sống nhờ vào chất hữu cơ có sẵn.
    Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm cả virus, vi khuẩn, archaea, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh .v.v.
    Tóm lại là dư lào?
    Cúng không có gì đảm bảo là SGK nói đúng hoàn toàn cả, bi giờ khác ngày xưa, có nhiều thứ thay đổi dồi
  7. TomCoi

    TomCoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2001
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    [greenGọi Kefir là con Nấm hay là Vi sinh vật đều không chính xác. Cái mà các bạn đang nuôi là một giá thể có sự cộng sinh của hệ vi sinh vật Lactic và nấm men. Người ta hay gọi là Nấm Kefir cho đơn giản. Theo những tài liệu mà tớ dịch được, nó được những người đạo Hồi truyền cho nhữg người dân sống ở vùng núi Caucaccus. Ở đây người ta gọi nó là " Hạt giống tôn giáo". Bạn nào muốn biết thêm về lịch sử cũng như hệ vi sinh vật và cách sản xuất Kefir 1 cách có khoa học nhất, có thể PM cho tớ. Tớ sẽ send cho.
    Hiện giờ tớ còn 1 phần nấm để cho. Ai có nhu cầu liên hệ qua YM nhé: roby2902 ][/green]
  8. hasua

    hasua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bạn thắc mắc về nấm Kefir nên mình post tài liệu này cho các bạn tham khảo nhé:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tên tài liệu: "Giáo trình công nghệ các sản phẩm sữa" của TS Lâm Xuân Thanh, NXB KHKT - Hànội, 2004
    Mình ở SG, bạn nào cần nấm Kefir thì nhắn tin nhé.
  9. start2smile

    start2smile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    [/quote]

    Có tớ :D
    Lần trc nuôi đc 1 tg thì lười nên bỏ đi rùi, bi h lại đú :">
    Lần này xin về chắc nuôi lâu dài vì tương lai con em chúng ta
    Đặt gạch trc, lát nữa sẽ nhắn qua YM nhé.
    Thx in advance!

    Được start2smile sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 13/02/2008
  10. PamHime

    PamHime Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2008
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Cái này tớ copy bên web trẻ thơ
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php?t=5107
    Dạo này bà con đang xôn xao về vụ Nấm Kefir hay Nấm Tây Tạng!Hehehe, em cũng nằm trong số đó và cũng đã xin đc nấm để nuôi! Em xin post bài trong blog của mẹ Chomchom bên WTT, chắc là mẹ ấy k uýnh em đâu vì đã post lên blog để mọi ng coi và chia sẻ rùi mà
    Nguồn gốc Nấm vi sinh KEFIR (còn gọi là Nấm Tây Tạng)
    Sự xuất hiện của con nấm Kefir ở Việt nam là do các bác tướng tá bên quân đội nhà mình đi sang Ấn Độ, nhìn thấy dân Tây Tạng họ nuôi và sử dụng con nấm này nên tò mò hỏi han ra thì biết được công dụng của nó. Các bác ta học cách nuôi rồi xin con giống đem về bằng máy bay quân sự của các bác ấy. Đem về Việt Nam rồi thì các bác nhờ ngay các nhà nghiên cứu khoa học phân tích, và kết quả là có hẳn một bài báo do một giáo sư y khoa viết về công dụng của loại nấm này Từ đó con nấm Kefir được truyền tay hết nhà này đến nhà khác và đã giúp cho rất nhiều người khỏi bệnh và khỏe mạnh. Nhưng đến giờ chỉ còn rất ít nhà duy trì được vệc nuôi giữ con nấm Kefir.
    Con nấm này hình dạng như cái bỏng nẻ gạo mà vẫn hay để cúng ấy, mềm, màu trắng suốt và thơm ngầy ngậy (ảnh nó đây bà con nghía nhé)

    Nuôi một dúm chừng bốn đầu ngón tay, mỗi ngày nó lại sinh sôi ra thêm một ít, sau khoảng 1 tuần thì có thể chia ra để đem cho người khác. Chính vì vậy con nấm này không có ai bán cả, chỉ có nhà nào kiên trì nuôi giữ nó thì mới còn được. Nếu quên hoặc chán thì nó sẽ chết ngay sau 2 ngày bởi vì nó là một loại thực vật sống, cần không khí để thở và cần sữa tươi để ăn. Nên nếu bạn nào quyết định nuôi nó thì phải thực sự cần nó và phải kiên trì.
    Mỗi ngày chỉ tốn 1 túi sữa tươi 2.500đ + 1 thìa đường và 5 phút để thực hiện.
    CÔNG DỤNG, CÁCH NUÔI VÀ BẢO QUẢN NẤM SỮA TÂY TẠNG (NẤM KEFIR)
    Nấm sữa Tây Tạng là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu. Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt. Cụ thể những loại bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, xương khớp? nếu ăn sữa nấm trong thời gian dài thì sẽ khắc phục cơ bản, thậm chí có thể hoàn toàn khỏi bệnh.
    Nấm sữa Tây Tạng đặc biệt tốt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người bị bệnh, ngoài ra người khỏe mạnh vẫn có thể dùng nấm sữa như một loại thức ăn rất ngon miệng và làm cho cơ thể luôn khỏe mạnh, đối với phụ nữ còn có tác dụng làm da dẻ mịn màng và hồng hào.
    Chỉ lưu ý một điều là người khỏe mạnh bình thường khi ăn nấm sữa nên điều tiết chế độ ăn uống cho hợp lý để tránh béo phì.
    CÁCH NUÔI VÀ BẢO QUẢN:
    Dụng cụ để nuôi và lọc sữa:
    1 lọ nhựa/thuỷ tinh không nắp
    1 rá nhựa mắt nhỏ
    1 thìa nhựa
    1 miếng vải màn sạch
    Sữa tươi không đường loại túi 200gr (Nếu có sữa tươi nguyên chất thì càng tốt)
    Tỉ lệ: 2 thìa cà phê con nấm/250ml sữa
    Lưu ý:
    Con nấm rất kỵ với kim loại nên tất cả đồ dùng để ngâm và lọc sữa phải là đồ nhựa hoặc thủy tinh, sứ...Nếu dùng đồ kim loại thì con nấm sẽ bị chết.
    Tuyệt đối ko rửa con nấm bằng nước nóng hoặc ngâm trong sữa nóng thì con nấm sẽ bị chết!
    CÁCH NUÔI VÀ LỌC SỮA:
    Cho con nấm vào lọ nhựa/thuỷ tinh sạch, đổ sữa vào ngâm, lấy miếng vải màn đậy lên miệng lọ, dùng dây chun cột lại để tránh bụi và côn trùng có hại bay vào.
    Để lọ nấm sữa ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trung bình 23-25oC
    Tuy nhiên nếu nhiệt độ vào mùa hè cao hơn vào khoảng 29-30oC nấm vẫn sống nhưng nhanh lên men hơn. Nếu là giữa mùa hè thì nên cho vào ngăn hoa quả trong tủ lạnh.
    Nấm sữa bảo quản tốt thì sau khi ngâm sẽ sánh đặc, có màu trắng ngà, hoặc có thể đóng 1 lớp váng màu vàng nhạt trên bề mặt, nhưng mùi vẫn thơm ngậy.
    Sau 24 tiếng, đem lọ nấm sữa ra đổ qua rá nhựa cho sữa chảy qua rá lọc xuống 1 cái bát hứng bên dưới. Dùng thìa nhựa đảo nhẹ cho sữa chảy hết xuống.
    Phần sữa chảy xuống dưới chính là sản phẩm của nấm sữa, đem sữa đó pha thêm đường tùy theo khẩu vị để ăn cho ngon miệng. Mùi vị của sữa nấm thơm và ngậy như sữa chua.
    Phần con nấm còn lại trên rá lọc dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch và lại cho vào lọ nhựa/thuỷ tinh (đã được rửa sạch) và tiếp tục quá trình nuôi như trước.
    Lưu ý:
    Mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết. Nếu để quên không lọc thì nấm sẽ bị chết.
    Chú thích: ảnh nấm sau khi được tắm rửa và bên cạnh là sản phẩm của nấm sữa KEFIR
    Công nhận là uống rất thơm và ngon còn bổ béo thì phải chờ thực tế chứng minh nhé!
    Trích từ Chomchom''s blog: http://blog.360.yahoo.com/blog-CiB9L...g--?cq=1&p=118

Chia sẻ trang này