1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có bác nào rành .....

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi kbigbang, 20/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kbigbang

    kbigbang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào rành .....

    Có bác nào rành những nhân vật đã làm lên truyền thống khoa bảng của đất Kinh Bắc, xin chỉ giáo giùm em với!

    Có một chàng trai quê Kinh Bắc
    Thích tìm hiểu truyền thống cha ông!
  2. samhoi

    samhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bắc Giang có hai Tiến Sĩ:
    + Đào Sư Tích - quê ở Lạng Giang
    + hổng nhớ tên (hihi...chỉ nhớ là có hai người) - quê ở Yên Dũng
    Còn Bắc Ninh ..... để cho mấy bác BN viết
    Được samhoi sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 20/01/2004
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Đất Kinh Bắc xưa có nhiều tiến sĩ lắm, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo quê ở Hoài Thượng (quảng cáo tý: làng của em đấy các bác ạ), chức cao nhất mà ông đã giữ là Tể tướng. Còn muốn biết tên các tiến sĩ thì các bác có thể vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám, mình nhớ là ở đó có danh sách đấy. Mà cái Văn Miếu của Bắc Ninh (ở Đại Phúc thì phải nếu mình nhớ ko nhầm ) không biết có cái gì nhỉ, chỉ nghe tiếng chứ chưa vào bao giờ , đã bác nào vào đó chưa???
    Chúc cả nhà ăn tết vui vẻ
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Các vị nổi tiếng từ xưa đến nay của quê hương KB đây
    Le Van Thinh, Nguyen Quan Quang, Nguyen Dang Dao, Nguyen Dang Cao, Nguyen Gian Thanh, Hua Tam Tinh, Nguyen Nghieu Tu, Thai Thuan, Nguyen Gia Thieu, Nguyen Quang Bat, Nguyen Tien Tung, Nguyen Thien Tich, Nguyen Cao, Ly Cong Uan, Ly Dao Hanh, Ngo Gia Tu, Nguyen Van Cu, Hoang Quoc Viet.
  5. kbigbang

    kbigbang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    em không cho rằng ông Nguyễn Đăng Đạo lại là người nổi tiếng nhất đâu. Theo thiển ý của cá nhân em thì Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh mới là người nổi tiếng nhất. Sở dĩ em cho như vậy là vì, trong các tài liệu lịch sử lưu truyền và trong dân gian biết đến Lê Văn Thịnh nhiều hơn. Nếu bác đã từng đọc cuốn sách về 1000 nhân vật nổi tiếng nhất Trung Hoa, hay bảo tàng các cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất mọi thời đại, hay những người được tạp chí WHO bình chọn, ... tiêu chí đầu tiên của họ đều là người tiên phong. Về mặt này thì Lê Văn Thịnh đáng ở vị trí số 1. Còn về công lao đóng góp đối với đất nước, em cũng cho rằng Lê Văn Thịnh hơn hẳn Nguyễn Đăng Đạo; sở dĩ như vậy là vì khi đưa ra ý kiến can ngăn vua, vua đã muốn nhổ cái gai trong mắt, nhưng vì uy tín của ông trong quần thần và nhân dân quá lớn nên hoàng đế nhà Lý đành đầy ông đi biên cương mà không thể chu di tam tộc hay cửu tộc được.
    Có một chàng trai quê Kinh Bắc
    Thích tìm hiểu truyền thống cha ông!
  6. thelocbkhn

    thelocbkhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    441
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý với ý kiến của bác.
  7. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Bác nói về việc "tiên phong" thì em nghĩ phải quy cho người mở khoa thi(tức là nhà vua) mới đúng bởi trạng nguyên Lê Văn Thịnh chỉ là người đỗ đầu kì thi đầu tiên thôi. Em ko thấy vai trò tiên phong nổi bật ở điểm này Những đóng góp của lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo cũng ko phải là nhỏ đâu, ông đóng góp cho đất nước trên cả hai phương diện là đối nội và đối ngoại, ngoài ra thời gian đóng góp của ông cũng lâu hơn.
    Nhưng cũng phải công nhận là là trạng nguyên Lê Văn Thịnh là một người rất giỏi, cũng có lẽ vì giỏi quá mà bị ghen ghét và hãm hại chăng. Tuy vậy số của ông "đen" quá, không có thì sự nghiệp của ông sẽ hiển hách hơn rất nhiều. Gần đây dựa vào các tư liệu sử học và suy luận logic các nhà sử học mới minh oan được cho ông trong vụ án hồ Dâm Đàn .
    VỤ ÁN LÊ VĂN THỊNH
    Năm Canh Tuất (1070) vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở ngay thủ đô Thăng Long. Nho học bắt đầu có địa vị trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước nhà kể từ đó. Đến năm Ất Măo (1075), vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho mở khoa thi nho học đầu tiên ở nước ta. Đó là khoa minh kính bác học, người có vinh dự đỗ đầu kỳ thi này là Lê Văn Thịnh.
    Khởi đầu, Lê Văn Thịnh được vào giảng học cho Vua, sau Ông đuợc giữ chức thị lang bộ binh rồi thăng dần lên đến chức Thái sư của triều đ́ình quyền uy một thời lừng lẫy thiên hạ. Nhưng đến tháng 3 năm Bính Tư (1096), Lê Văn Thịnh phạm tội, bị bắt đi đày (có sách nói là ở Vĩnh Phú nhưng cũng có sách nói là ở Thanh Hoá ngày nay). Vụ án này thoạt nghe cứ như là chuyện đùa nhưng lại là một vụ án có thật, được sách Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 4, tờ 1 và 2) ghi lời như sau :
    "Trước, Văn Thịnh có một tên gia nô người nước ĐƠi Lư (vùng Vân Nam, Trung Quốc ngày nay - NKT). Tên này có pháp thuật lƠ, nhân đó, Văn Thịnh manh tâm mưu sự khác. Bấy giờ, Nhà vua chơi hồ Dâm Đàm (Hồ Tây, Hà Nội - NKT), đi chiếc thuyền con xem đánh cá. Bổng nhiên hồ nổi sương mù, rồi có chiếc thuyền từ trong đám sương mù ấy lao tới, sát đến thuyền ngự. Nhà vua cầm giáo phóng tới th́ đám sương mù tan đi, trong thuyền hiện ra một con hổ. Mọi người s, hăi. Ông chài Mục Thận quăng lưới chụp lấy thì té ra lƠi là Thái sư Lê Văn Thịnh. Nhà vua cho rằng Văn Thịnh là bậc đƠi thần có công lao nên không nf giết, chỉ b¡t đi an trí ở trƠi Thao Giang (vùng Vĩnh Phú - NKT). Vua thưởng quan tước cho Mục Thận và ban cho đất Dâm Đàm để làm thái ấp".
    LỜI BÀN - Tháng 3 ở Hồ Tây, sương mù có bỗng chốc xuất hiện th́ cũng là điều dễ hiểu. Nay hiện tượng này thỉnh thoảng vẫn có huống chi là ngót ngàn năm trước, quanh hồ cây cối c̣òn hoang vu. Giữa đám mây mù, vua quan nhìn gà hóa cuốc, Văn Thịnh bởi thế mà mang tội trong chỗ không ngờ chăng ?
    Dân gian kể rằng Ông biết hóa hổ từ hồi còn là học trò và đã có lần mẹ Ông chết ngất khi thấy Ông hóa hổ ở ngay trong phòng học. Lê Văn Thịnh khác người ở chổ giỏi hơn người, vì thế mà Ông mang tội cũng phải khác người chăng ? Không thấy sử chép là Ông đă nói gì khi bị bắt, nhưng chắc là khó nói, bởi vì Vua đã quyết, có nói cũng bằng thừa thôi.
  8. kiss_me_now

    kiss_me_now Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Ôi đọc mấy bài viết này của các bác mà lòng em lại thấy yêu mảnh đất Hà Bắc biết bao. Cảm ơn các bác nhiều nha
    Thú thật em không biết nhiều về các Danh nhân lịch sử quê mình lắm. Hồi xưa học sử kém nhất mà.






    Đánh vợ là thể dục thể thao
    Quẳng vợ xuống ao là phong trào bơi lội
  9. kbigbang

    kbigbang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, em chỉ khẳng định tiên phong về thi cử thôi chứ, bác T_N_T nhà ta lại hiểu tiên phong chung chung.
    Việc vua nhà Lý là vị vua đầu tiên mở khoa thi thì tiên phong rồi. Nếu bác T_N_T quan tâm đến việc đúc tượng ở Văn Miếu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thì 3 người được đúc tượng có 2 người là vua nhà Lý cho ý tưởng mở khoa thi.
    Tư duy lại tương lai

Chia sẻ trang này