1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có bằng hữu nào thích Tiểu Đoạn ca không??? Bơi vào đây nhé! :D

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi sondinhcao, 27/04/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sondinhcao

    sondinhcao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là tiểu đệ thích đọc Tiểu Đoạn ca từ lâu rồi, mà hiềm nỗi sở học có hạn, tiếng Trung nó nhận ra đệ mà đệ không biết mặt nó.. :(, thế nên đành nhặt nhạnh, đọc các bản dịch trên mạng của các sư huynh, sư tỉ dịch lại như "Lạc Dương nữ nhi hành", "Khai Đường" :D. Gần đây, tiểu đệ có quen một chị bên một NXB, nghe đồn là sắp có một cuốn của Tiểu Đoạn ca được mua bản quyền, phát hành chính thức tại Việt Nam (Nghe bảo của Dinhtibooks thì phải, nhà này đệ ấn tượng bởi giấy in sách là giấy Phần Lan, đẹp mà nhẹ lắm :x ). Nghe chị ấy bảo hình như là Bôi Tuyết thì phải:D. Không biết huynh đệ tỉ muội nào nghe qua chưa? :D.

    Đây là bìa gốc cuốn sách tiểu đệ nhờ người quen tìm được. :D

    [​IMG]

    Huynh đệ tỉ muội nào yêu thích Tiểu Đoạn ca thì hóng tác phẩm đầu tiên của anh được xuất bản tại VN nhé!!

    Giới thiệu một chút về người đứng đầu trong "Tân ngũ đại tác gia" của tiểu thuyết võ hiệp Tân phái nhé!

    [​IMG]

    Tiểu Đoạn, hay còn gọi là Đoạn tử, tên thật là Đoạn Ngân (còn có tên là Lý – Lý Nãi), đã làm rất nhiều việc, “nhảy cóc” nhiều nơi, hiện giờ (hay ít nhất là cuối năm 2008) đang là cây bút tự do. Tiểu Đoạn là người đắm chìm trong cô độc, tự cho thế là làm hổ thẹn bố mẹ, nên lấy cái bút danh như trên.
    Tiểu Đoạn sinh năm 1973, sinh ở Tề Tề Cáp Nhĩ – Hắc Long Giang, quê ở Tùy Châu Hồ Bắc, thỉnh thoảng tạm cư ở Thẩm Quyến, hay đi chu du tứ phương.
    Tác phẩm đại biểu của Tiểu Đoạn có Bôi Tuyết (còn gọi là Loạn Thế Anh Hùng truyện), Lạc Dương nữ nhân hành, Trường an cổ ý, Ma đồng, Thạch Lưu ký, Cung Tiêu duyên, Long thành, Khích Trung câu, Tá hồn đăng…
    Văn phong của Tiểu Đoạn được mệnh danh là từ thơ hóa thành văn, biểu hiện sự vật ở mức độ nhân tính hóa cao độ. Cách hành văn của Tiểu Đoạn mang phong cách của bậc đại gia, mạch lạc rõ ràng, câu chữ lưu loát trôi chảy, múa bút là như vẽ ra từng đóa hoa, chịu ảnh hưởng thâm sâu của cách hành văn cổ xưa.
    Quan niệm sáng tác của Tiểu Đoạn rất cao xa bay bổng, thể hiện ẩn bên trong Tác Phẩm Tập Từ của anh.
    “Tỉnh bạn thanh ti liễu; Đáo như kim, giang hồ khư tán, khích trung câu tẩu. Tịnh thế kỉ nhân ca cổ ý, lục lục trường an hồ khẩu, sám đối nhĩ, thanh đồng như cựu. Dịch ngoại kiều biên nhân tự ngữ, tưởng chi kiếm kì tăng quy viễn tụ. Bình sanh thứ, phao đắc phủ?
    Lạc dương tiêu tức kim xuân hựu. Đạo như kim: nữ nhân bất tái, thạch lưu khai thấu. Trần kính chu liêm tự cố lại, nhất tự lan tẫn lạc hậu, phiêu tà đích, thả do thiêm tân trứu. Dục bả cung tiêu hành đại mạc, nại long thành cổ tắc kim hà hữu? Đãi hạo tuyết, ấp bôi tửu.”
    Hai câu trên như hai vế đối, vừa ẩn trong đó tên những tác phẩm mà anh đã (định) viết, vừa thể hiện quan niệm làm văn: trong như giếng nước có thể soi rõ từng sợi tóc xanh, hoài cổ nhưng không tự tách đời, có ý chê bai thế gian danh vọng phù phiếm, nhưng không than thân trách phận hay tự cô lập, thể hiện ý chí bao la…
    Phải chăng đây là tâm tình rắc rối của một người chưa cảm thấy mình trọn vẹn, sống hơi thiếu thực tế?
    Có thể!
    Nhưng nhìn vào lượng tác phẩm “dày cộm” của Tiểu Đoạn, nhìn vào danh vọng đứng đầu “Tân Ngũ Đại Tác gia” trong văn đàn kiếm hiệp Trung Quốc, có thể thấy quan niệm trên chẳng phải là ý nghĩ biến thái suông!
    Năm 2001, Tiểu Đoạn bắt đầu viết tiểu thuyết, hoàn thành ba bộ trước của tác phẩm Bôi Tuyết, đó là Dạ Vũ Đã Kim Hà, Đình Vân, Tông Thất Song Kỳ được khởi đăng trên bản võ hiệp của tạp chí Kim Cổ Truyền Kỳ.
    Năm 2002, Tiểu Đoạn sáng tác các tiểu thuyết ngắn, ví dụ như Truyền Thuyết Giếng Thanh Ti, Thứ (Thích khách, Đao), Khích Trung Câu. Sáng tác “Dư Quả lão”, “Đồ Đao”, “Thương Thường nhân” trong Trường An Cổ Ý hệ liệt. Các tác phẩm này đều đăng trên Kim Cổ Truyền Kỳ – võ hiệp bản. Ngoài ra, anh còn hoàn thành tiểu thuyết dài “Chi kiếm kỳ tăng lục” đăng trên Võ Hiệp Cố Sự, hoàn thành hai phần sau của Bôi Tuyết là “Truyền bôi” và “Mạt Lăng đông” đăng trên Kim Cổ Truyền Kỳ – Võ hiệp bản.
    Năm 2003, Tiểu Đoạn viết xong hai bộ sau trong Trường An Cổ Ý hệ liệt là “Can Đảm” và “Đăng Đàn” đăng trên Kim Cổ truyền kỳ; Sáng tác tiểu thuyết vừa “Cung Tiêu Duyên”; Hoàn thành tiểu thuyết dài “Lạc Dương nữ nhân hành” sang năm 2004 đăng nhiều kỳ trên Kim Cổ truyền kỳ – võ hiệp bản.
    Năm 2004: Sáng tác tiểu thuyết vừa “Thạch Lưu Ký”, “Đồng”, “Tinh Sa Tiên”
    Năm 2005: Nhà xuất bản Tân thế giới xuất bản tiểu thuyết vừ “Thứ” và tiểu thuyết dài “Bôi Tuyết” của anh. Tiểu Đoạn lại sáng tác thêm các truyện vừa khác như “Trần Kính Chu Liêm”, “Long Thành”, “Sám”…
    Năm 2006: Nhà xuất bản Tân Thế Giới xuất bản tiểu thuyết trường thiên “Trường An Cổ Ý”, “Ma Đồng”, “Lạc Dương Nữ Nhân Hành” của anh. Tiểu Đoạn còn sáng tác Bôi Tuyết Hậu truyện mang tên “Lạc Dịch”; Hoàn thành tiểu thuyết vừa “Tá Hồng Đăng” đăng trên tạp chí Kim Cổ Truyền Kỳ.
    Năm 2008: Nhà xuất bản Văn nghệ Hoa sơn xuất bản tiểu thuyết vừa “Khai Đường giáo phường.”
    Năm 2009: Chưa thể tổng kết được, chờ xem [​IMG]
    Nhìn chung, văn của Tiểu Đoạn được nhiều người đánh giá rất cao. Ví dụ như lời bình luận của các tác giả hay các nhà phên bình nổi tiếng sau:
    Ôn Thụy An: Vô cùng cao minh nhưng lại trung dung, vừa xa rộng nhưng rất tinh vi. Tiểu Đoạn là một vị tông sư chân chính. Anh thuận tay viết ra mà bao hàm văn của các nhà các phái, dung hợp với nhau có tình có lý. Do đó, Tiểu Đoạn có thể tự lập ra “Đoạn phái”.
    Trịnh Bảo Thuần: Màu vàng úa Kim cổ đã bị rửa sạch trơn bỡi một người tên Đoạn! Đó là một nhân vật dẫn đầu phong trào võ hiệp mới ở đại lục. Tác phẩm võ hiệp của anh xuất bản ra đã cải biến bản đồ sáng tác võ hiệp của người Hoa, đã gánh vác sứ mệnh “Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân” (câu nói nổi tiếng của Chu Hy – ông tổ của Tống Nho – hay còn gọi là phái Tân Khổng giáo- NeoConfucianism, dựa trên nền Nho học cũ để cải tiến, sáng tạo ra cái mới cho Nho giáo tiếp tục phát triển) để tiếp tục phát triển nền văn hóa võ hiệp thế kỷ 21 của Trung Quốc sau khi Kim Dung phong bút, Cổ Long qua đời.
    Thương Nguyệt: Từ khi bị một kiếm của Kim Hà trong “Bôi Tuyết” đánh động, thì từng đợt cảm xúc không ngừng trào dâng, nào là sự thảm liệt của “Thứ”, sự mênh mang của “Trường An Cổ Ý”, sự sâu xa của “Lạc Dương”… khiến tôi đọc không thể chợp mắt. Kế đó, tôi không thể không thở dài tự hỏi, sao lại có một thiên tài như vậy – một cây bút cùng thời cùng đại, thế mà một mình anh đã viết vượt xa hơn tất cả chúng tôi gộp lại.
    Đằng Bình: Văn của Tiểu Đoạn là chút sắc thái dị dạng trong trào lưu văn học đương đại, tôi bội phục sát đất khả năng này của anh.
    Phong Tòng Hổ: Cứ mãi cảm động về mị lực đặc biệt của Tiểu Đoạn. Đó là một thứ xa xỉ từ cách gieo vần cổ xưa. Trong xã hội hiện tại thô bỉ và điên loạn này, thứ tôn sùng nền văn hóa phù phiếm hoa lệ không thực chất này quả là một trận gió mang đầy hoa đồng cỏ nội.


    (Sưu tầm, tổng hợp và dịch)
  2. shopytenet

    shopytenet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2013
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    3
    Mình cũng thích!

Chia sẻ trang này