1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cơ chế giảm giật của súng bộ binh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ducsnipper, 08/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Thực ra cũng không phải là súng M-16 nó làm một khối liền như vậy, mà nó cũng giống như AK thôi, tức là có một ống chứa thoi đẩy song song với nòng súng và nằm phía trên nòng súng. Nhưng bên ngoài có một ống bao bọc lấy nên trông có vẻ đẹp hơn thôi ạ.
    Em tiếp tục phân tích cơ chế giật lại của khẩu AK
    Như hình trên, các bác thấy có hai trục màu đỏ là 1 và 2. Trục 1 chính là tâm của nòng súng.
    Nếu gọi khối lượng của súng là M, khối lượng của đầu đạn là m, thì trước khi bắn và sau khi bắn, tổng moment phải cân bằng. Chọn hệ quy chiếu trùng với súng, thế thì
    MV + mv = 0
    Trong đó v là vận tốc đầu nòng của viên đạn, hướng ra phía trước (mang dấu dương), còn V là vận tốc giật lùi của khẩu súng, hướng ra phía sau (mang dấu âm).
    Nếu không có mấu giảm giật lắp ở bên dưới bệ khoá nòng, cả khẩu súng sẽ lùi lại dọc theo trục 1, khi gặp báng súng, lực sẽ truyền theo trục 2, tuy nhiên ta phải tưởng tượng là lực ấy được phân tích thành 2 thành phần. Một thành phần tiếp tục đi dọc theo trục 1, màu xanh hướng ra sau, còn một thành phần thì đi vuông góc với trục 1. Chính thành phần lực này làm súng giật.
    Muốn làm giảm lực giật của súng, người ta thường làm triệt tiêu vận tốc V, hoặc là chỉ cho một bộ phận của súng giật về phía sau, ở đây sẽ là cái bệ khoá nòng.
    Một cách nữa để giảm giật, là tạo một lực đẩy lên súng, hướng về phía trước. Lực này sẽ cân bằng với lực giật ra phía sau dọc theo trục 1. Người ta thường sử dụng một phần khí thuốc để làm việc này. Với nguyên lý này, người ta lắp một tấm chắn giảm giật, kiêm chụp chắn lửa đầu nòng lên nòng súng. Khí thuốc phụt ra khỏi nòng súng sẽ đập vào tấm chắn, đẩy súng về phía trước, cân bằng với lực giật về phía sau. Em đã từng xem một đoạn video, một người sử dụng tấm chắn giảm giật này, lắp vào đầu nòng khẩu M-16, và bắn khẩu súng đó bằng một tay như bắn súng ngắn, ở chế độ Full Auto, bắn một lèo hết sạch băng đạn mà súng không hề giật. Để lúc nào em tìm thấy ảnh của tấm chắn này, sẽ bốt lên để các bác xem.
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Có phải bác đang nói về cái miếng móng ngựa trích khí thuốc để giảm giật ,xem tấm hình về nó lâu rồi nhưng quên mất ,đại loại nó sẻ làm khí thuốc bị xì lên trên 1 phần làm cân bằng lực giật lên ngoài ra chính các mấu lồi cản phần nào khí thuốc đi về trước nên tạo lực cân bằng .Lý do nó là móng ngựa thì nó cần làm khí thuốc phụt về trên chứ súng không giật xuống nên không cần phụt xuống.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Không phải là xì lên trên, mà là xì ra đằng trước. Nó trông gần giống cái chắn lửa của khẩu M82-A ấy
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Nó chỉ bị xì 1 phần lên trên mà thôi,phần nhỏ,bác xem kỷ lại bài của em tý ạ ,nhưng bác xem tấm hình đó khi nào và ở đâu thế,em xem trong sách ,bây giờ ngồi không biết cuốn nào và liệu cuốn đó còn trong đống sách của em hay không ? Chán thật bác ạ.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  5. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Em xin giải thích lại một chút cho chính xác nhé.
    Khi viên đạn được kích nổ, tao ra một lực đẩy rất lớn viên đạn ra khỏi nòng. Theo Đl 3 niu tơn, một lực tương ứng được tạo ra có vetơ ngược với lực đẩy đầu đạn tác động thẳng lên báng súng. Về mặt nguyên tắc, khẩu súng sẽ giật thẳng về phía sau( chứ không có lực đẩy hất súng lên) nhưng vì báng súng có xu hướng cong xuống phái dưới, trọng tâm dồn lực không đúng vào trọng tâm chân đế nên khẩu súng có xu hướng bị đẩy lên trên. ( nếu ta quay nược báng xuống, súng sẽ lại giật xuống cho mà xem)
    Lỗ trích khí thuốc có tác dụng đẩy piston qui lat, móc vỏ đạn cũ ra và lên viên đạn mới đồng thời lên cơ bẩm.
    Khuyết đầu nòng thì bác Randomwalker giải thích đúng luôn.
    Em giải thích thì chính xác hiện tượng đấy, nhưng từ ngữ vật lý lâu không dùng nên có vấn đề, mong các bác thông cảm
    Đời lộc cộc!
  6. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Em xin giải thích lại một chút cho chính xác nhé.
    Khi viên đạn được kích nổ, tao ra một lực đẩy rất lớn viên đạn ra khỏi nòng. Theo Đl 3 niu tơn, một lực tương ứng được tạo ra có vetơ ngược với lực đẩy đầu đạn tác động thẳng lên báng súng. Về mặt nguyên tắc, khẩu súng sẽ giật thẳng về phía sau( chứ không có lực đẩy hất súng lên) nhưng vì báng súng có xu hướng cong xuống phái dưới, trọng tâm dồn lực không đúng vào trọng tâm chân đế nên khẩu súng có xu hướng bị đẩy lên trên. ( nếu ta quay nược báng xuống, súng sẽ lại giật xuống cho mà xem)
    Lỗ trích khí thuốc có tác dụng đẩy piston qui lat, móc vỏ đạn cũ ra và lên viên đạn mới đồng thời lên cơ bẩm.
    Khuyết đầu nòng thì bác Randomwalker giải thích đúng luôn.
    Em giải thích thì chính xác hiện tượng đấy, nhưng từ ngữ vật lý lâu không dùng nên có vấn đề, mong các bác thông cảm
    <P><FONT face="Kiểu chữ" color=saddlebrown size=5>Đời lộc cộc!</FONT></P>
    [/quote]
    Bác CS đúng là cựu quân nhân dùng súng nhiều rồi có khác, giải thích đâu ra đấy. Thực tế tại thời điểm kim hoả đập vào viên đạn sẽ kích nổ, trong một khoản thời gian cực ngắn lượng không khí sẽ bị giãn nở tối đa, xuất hiện một áp suất cực lớn tạo lực đẩy đầu đạn bay rời ra khỏi Cactut, đồng thời phát sinh một lực đẩy ngưọc lại cân bằng với áp suất đẩy viên đạn đi. Do cấu tạo nòng súng hở, viên đạn bay ra khỏi nòng==>lực đẩy viên đạn gần như bị triệt tiêu ngay sau đó, viên đạn chỉ bay theo quán tính.Điều này giải thích vì sao bình thường nòng súng càng dài==>tầm bắn càng cao. Còn lực đẩy ngược lại do cấu tạo phần sau khẩu súng là kín nên tác động trực tiếp đến thân súng, làm súng bị giật ra sau.Năm 1883, nhà phát minh vũ khí người Mỹ Macxim đã nghĩ ra cách tận dụng lực phản hồi này, trích một phần để thực hiện các thao tác đẩy Pittong và quy lát về phía sau,tự động thực hiện thao tacmở khoá nòng, đẩy vỏ đạn,nạp đạn, khóa nòng, từ đó đã trở thành loại vũ khí tự động và giảm đưọc lực giật khi bắn của súng.
    Em thắc mắc một chút: Như bác CS nói là súng giật lên do lực phản hồi tác dộng lên báng súng, vậy những loại súng ko có báng như AK báng gấp, MP-5 hay UZI... có giật lên khi bắn ko ạ, hay mấy loại B-40,B-41,DKZ ko có báng mà chỉ có hình dạng ống khi bắn em vẫn thấy hình như nó vẫn giật lên mọt chút đấy chứ.
    To bác CS; BÁc lan man gì ở đây thế, về box LS-VH kể chuyện tiếp đi, bọn trẻ con nó đang dài cổ chờ bác đấy.

    The Observer
  7. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về cái vụ giật lên thì để giải thích ta lấy lại tấm hình của bác RW xem tí ,bác ấy phải cất công dùng photoshop chỉnh sửa lại tấm hình anh lính bắn AK:
    [​IMG]

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thứ nhất ta thấy : lực giật về sau là đi dọc theo chiều dài nòng súng do khí thuốc tác động về phần phía sau nòng.
    Thứ 2: điểm tựa vào vai của súng thấp hơn lực này .
    Kết quả lực giật sẻ tạo nên 1 moment quay xung quanh trục là điểm tựa vào vai.Và moment này làm súng quay lên chứ không phải giật lên xuống mà đơn giản là cả khẩu súng bị quay lên trên với tâm quay là điểm tựa vai .Không phải giật lên như là có ai đó nắm cây súng ta đang cầm giựt lên phía trên.
    Lý do tại sao thiết kế như vậy là do sự ngắm ,vai không thể cao hơn mắt người do đó nòng thường có độ cao ngang mắt trong khi bá súng tựa vào vai.Kết quả là ta phải thiết kế cái vành của bá súng sao cho nó tiếp xúc tốt với vai và làm điểm tựa quay tốt .Quay ngược bá lại chỉ làm đau vai khi bắn chứ không làm súng giật xuống.
    Thế các loại súng khác thì sao:
    dù là loại tiểu liên trong WW2 Mp40 của Đức xài không có tay cầm nhưng nòng súng vẩn nằm cao hơn tay cầm ,kết quả là lực giật về sau vẩn có xu hướng làm súng quay lên ,tương tự với súng lục .Cả đại liên đặt bệ thì bệ vẩn thấp hơn nòng ,nên lực giật vẩn có xu hướng làm quay nó lên quay bệ.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  9. KuJa

    KuJa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Xin nói thêm một chút luôn , thật ra thì do ta cầm súng bằng tay phải nên khi bắn súng vừa giật lên trên vừa giật chếch sang phải , vì vậy miếng vát của AK không phải nằm ngay chính giữa mà cũng lệch sang phải 1 góc tương ứng để giảm giật . Cái này là hồi học QS lớp 12 các bác bộ đội dạy như thế đấy .
  10. lekien

    lekien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Thế các bạn nói gì về AK-107, AK-108 và AN-94
    AK-107
    AN-94

Chia sẻ trang này