1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cơ chế giảm giật của súng bộ binh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ducsnipper, 08/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thực ra mấy thằng súng này dạng như pháo phản lực hay B40 nghĩa là ở trước đạn đi tới còn phía sau nòng súng thì có các lổ trích khí thuốc để khí thuốc thoát về sau tạo cân bằng lực nên chả giật gì cả khi bắn ,còn sứng trên xe tank hay súng bộ binh thì bịt kín ở phía sau nòng nên mới giật.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    HP đã post seri súng này rồi. Trong T-95 và AT-14.
    Đây không phải là súng trường không giật. Đó là đại bác không giật (tên Việt Nam), bệ phóng tên lửa (đầu đạn lựu và xuyên), (tên Nga), Bazoka (tên Mỹ).
    Khẩu trên ảnh bắn mũi tên xuyên sát thương.
    Loại súng này do Mỹ phát triển khoảng giữa WW2 và Triều Tiên. Đạt được những ưu điểm lớn, nhiều nơi học theo và đến nay còn dùng. ĐKZ 75mm Việt Nam và Trung Quốc chẳng hạn.
    Cấu tạo súng tên kỹ thuật là bán khí động. Vỏ đạn có nhiều lỗ khoan, nòng xoắn. Tuye thoát xoắn, cân bằng với áp lực đầu đạn đè lên nòng. Không giảm giật triệt để nên khá nặng, không có bản vác vai. So với các kỹ thuật phóng tên lửa khác, đầu đạn có sơ tốc tốt hơn.
    Được RandomWalker sửa chữa / chuyển vào 04:58 ngày 20/09/2003
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Về đạn AK, bất chấp các nghiên cứu lý thuyết, thực tế vẫn chứng minh lỗ phá của nó rất lớn, so với M16.
    Thực tế qua mô phỏng trên máy tính, đạn phá do quán tính xoáy của nó, điều đó khì khỏi so sánh AK và M16. Khi viên đạn đi vào phần mềm, nó bị nghiêng đi, không phải lật lộn nhào như trong hình. Mà nó đảo xoáy rất phức tạp. Hình trên chỉ đúng đoạn đầu, khi xoáy chưa mạnh. Sau đó, viên đạn đảo rất mạnh, hầu như không lật (thường chưa lật được một vòng đã dừng, ngược với hình vẽ). Chính ngoáy đảo tạo ra mộ ổ phá hình phễu (không bầu dục như hình vẽ).
    Đạn AK 7.62mm bắn 200 met vào phía trước, thì phía lưng to như cái bát.
  4. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Tớ bổ sung thêm tý:
    Bạn biết vì sao một con chim bé nhỏ khi bay ngược chiều va vào dộng cơ một máy bay khỏng lồ cỡ A-320 hay Boeing -777 thì ko chỉ con chim chết mà cái máy bay kia cũng có thể rớt vì động cơ bị phá hỏng ko? Điều này chứng tỏ sức công phá của một vật thể chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ của nó, hay nói cách khác là do động năng tỷ lệ thuận với bình phương của tốc độ.
    Động năng của một viên đạn do khối lượng và tốc độ của nó quyết định.Với AK, do viên đạn có khối lượng lớn hơn đạn của M-16, lực đẩy viên đạn cũng lớn hơn M-16(M-16 thời kỳ đầu và AR-15 đạn chỉ bắn được ba trăm mét là đã chệch quỹ đạo chuyển động và rơi rồi), do đó động năng của nó là rất lớn, sức công phá cao.
    Sau khi viên đạn bay ra khỏi nòng, nó tự xoay quanh mình với tốc độ lơn(vài chục vòng/s), giữ cho đường dạn đi thẳng và ổn định, khi găm vào cơ thể người, viên đạn gặp phải một môi trường có độ đậm đặc về vật chất lớn gấp nhiều lần không khí, lực cản cao, điều này làm cho nó ko giữ nổi quỹ đạo vốn có mà bị giảm lực xoáy, đầu đạn bị xoay theo các hướng khác nhau, dẫn đến là vết thương ở đầu ra thường có kích thước lớn hơn nơi viên đạn găm vào. Mặt khác, bản thân viên đạn khi tiếp túc với mật độ vật chất dày đặc trong cơ thể người đã giải phóng mọt phần năng lượng của nó ra ngoài, làm thể tích khối chất dịch tăng vọt trong khoảng thời gian rất ngắn, gây sóng áp lực(hay tác dụng thủy động lực) lên các cơ quan cơ thể, gây thương tích.

    The Observer
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Đạn xoáy được là nhờ các rảnh xoáy ở phần đầu của nòng súng ,trước khi ra khỏi nòng đạn miết vào rảnh và xoáy tít ,tốc độ xoáy của AK-47 là 3000vòng/giây thì phải chứ vài chục vòng trên giây thì chưa thể làm đạn giử đường bay tốt được.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Khương tuyến nòng súng thường làm viên đạn xoay được khoảng 1/3 đến 1/2 vòng.
    Tính ra với tốc độ trung bình trong nòng khoảng 400m/s, độ dài nòng khoảng 0,5m, suy ra viên đạn xoay 1/2 vòng trong khoảng 1/800s, suy ra tốc độ xoáy của viên đạn quãng 1600 vòng/s
    Đại khái thế
    Còn việc xoáy chủ yếu để giữ trục viên đạn theo đúng đường đạn, không đảo lộn khi bay -> sức cản không khí nhỏ nhất -> tăng tầm.
  7. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Bác nào thạo về tiểu liên MP5 thử phân tích nguyên lý giảm giật của nó cái nhẩy. Hình như MP5 cũng có hệ thống trích khí thuốc giống súng trường tấn công.
  8. toan12c

    toan12c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    hồi học ở trường bài súng bộ binh tôi được biết súng AK47và AK74 hệ thống giảm giật chỉ có hai hệ thống thoi đẩy ngược về vừa có tác dụng lên đạn vừa có tác dụng giảm giật (AK47 có một hệ thống thoi đẩy,)
    còn đầu vát và các loại cải tiến tương tự chỉ có tác dụng làm cho đường đạn đi chính xác hơn và xa hơn vì khi ra kkhỏi đầu nòng lực tác dụng đầu tiên lên viên đạn là trọng lực và lực hút của trái đất
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tốc độ đạn miệng nòng AK47 là 620m/s.
    AK 47 được chế tạo theo truyền thống thiết kế vũ khí cầm tay Nga: độ dơ giữa các bộ phận lớn. Như lực trích khí thuốc chỉ đập mạnh vào mặt thoi đẩy, sau đó thoi đẩy giật về theo quán tính. Không hoạt động như một chiếc piston thật sự nên không cần kín khít.
    Lực giật được sinh ra do:
    1-sự thay đổi vị trí tay khi bóp cò.
    2-rung động do cò đập vào kim hoả.
    3-rung động của súng sau khi viên đạn đầu bắn.
    Do, phần lớn chỉ có viên đầu tiên vừa ý người bắn, nên trái với nhiều nhầm lẫn, lực rung 3 ít hảnh hưởng đến chính xác. Vì vậy, độ chính xác viên đạn đầu chủ yếu do hình dáng tay cầm, báng súng, cò.
    Ôi chao, ở đây khó đọc thế, 12 máy ính 1 đường điện thoại. Xin đóng góp chút nhé, gõ 3 lần mới xong.
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Hôm trước em vừa được đọc một tài liệu về cái khuyết giảm nẩy của súng trường. Giải thích chính xác là như sau:
    Sau khi viên đạn bắn đi, chuyển động về phía trước bao gồm 2 thành phần với động năng tương ứng :
    1. Khí thuốc cháy - P1
    2. Đầu đạn. -P2
    Như vậy động lượng phản hồi sẽ là : P = P1 + P2 với hướng ngược lại.
    Như trên em và một số bác đã phân tích: P1 được tách làm 2 phần : P1_lui + P1_tien
    Trong đó P1_lui là phần khí thuốc trích ra để đẩy lùi khoá nòng, khuyết giảm nẩy của AK có tác dụng hất khí P1_tien lên trên để cân bằng với moment tác dụng lên điểm tỳ trên vai.
    Tuy nhiên bản chất thật sự không hẳn như vậy. Theo thiết kế, P1_tien chỉ cần được chuyển hướng không song song với trục nòng súng, như vậy cũng làm giảm khá lớn lực giật. Như vậy, chỉ cần chuyển hướng khí thuốc thoát ra ở miệng nòng súng, không nhất thiết phải hất khí thuốc này lên trên.

Chia sẻ trang này