1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cơ chế pháp lý cho người mãn hạn tù (Tái hoà nhập cộng đồng)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi HC7376, 17/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HC7376

    HC7376 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cơ chế pháp lý cho người mãn hạn tù (Tái hoà nhập cộng đồng)

    Chào các bạn box KHPL, mình mới tham gia và cũng muốn trở thành thành viên của box này. Màn chào hỏi của mình là mở một tôpíc mới để chúng ta cùng thảo luận về vấn đề này. Admin và các thành viên của box đồng ý chứ?
    Để những người mãn hạn tù thực sự tái hoà nhập được với xã hội thì cái cần nhất đối với họ ngoài sự cảm thông giúp đỡ của chính quyền, gia đình, xã hội theo mình chính là việc làm. Mỗi năm có hàng chục nghìn phạm nhân mãn hạn tù, thêm vào đó là số phạm nhân được đặc xá ví dụ năm 2000 có khoảng 23.000 phạm nhân được đặc xá, tha sớm. Vậy những người này sẽ kiếm việc làm thế nào khi mà sinh viên ra trường còn phải chịu cảnh thất nghiệp?
    Vậy theo các bạn, nhà nước VN cần có cơ chế chính sách gì trong việc tạo việc làm cho đối tượng là người mãn hạn tù???
    - Bạn nào có cao kiến gì hoặc có tài liệu gì thì post lên chúng ta cùng trao đổi nhé.
    Mình muốn xin tài liệu về vấn đề này, ai có gửi vào email cho mình nhé, địa chỉ là: h_c7376@yahoo.com.

  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đề tài của bạn rất hay, cái này còn có thể gọi là cơ chế tái hoà nhập cộng đồng. Tớ sẽ nghiên cứu và post bài trong thời gian sớm nhất có thể.Welcome bạn hiền trở thành thành viên của KHPL. Rất vui khi có sự tham gia đóng góp của bạn.
    Các anh chị ở nước ngoài có thể trao đổi trước về cơ chế tái hoà nhập cộng đồng ở các nước anh chị sinh sống được không? Đó là nguồn kinh nghiệm mà chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều, trong quá trình xây dựng một cơ chế tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội đã mãn hạn tù.
    Đây là một vấn đề rất hay và mang tính thực tiễn rất cao, có ý nghĩa to lớn với XH cũng như đảm bảo tính nhân đạo, công bằng trong tiến trình xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân ở Việt Nam.
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Kể ra chỉ sợ anh em bảo là tuyên truyền cho 1 thiên đường !
    Chứ cái đám tù nhân ở đây khi ra tù nó được hưởng quá nhiều đặc ân .
    Màn đầu tiên là về Y tế, chưa ra khỏi tù thì đã được chuẩn bị 1 lô ... bọc cao su để tránh lây bệnh hoặc nhiễm bệnh vì ***ual transmission .
    Thời gian ở tù có vẻ quá ít so với thời gian tuyên án, nếu có người bảo lãnh về công ăn việc làm, đối với các tội lặt vặt thì 3 tháng án chỉ bị vài ba tuần là coi như rửa tội, ngoại trừ 1 số ngành nghề về an ninh, hoàn toàn không có sự phân biệt giữa người có án và người chưa từng can án . Đơn giản là khi phong vấn để tuyển nhân viên, không được đặt ra câu hỏi này và trong đơn xin việc cũng không cho phép bắt người ta khai : Tuổi tác, giới tính ( bên Mỹ áp dụng từ lâu, Canada mới vài năm nay ), tôn giáo, hoàn cảnh gia đình .
    Tù nhân mới ra đương nhiên được trợ cấp xã hội nếu không có thu nhập như người bình thường, nếu chịu đi học nghề chuyên môn thì cũng nhanh hơn lại được thêm trợ cấp đi học, tiền xăng ... có lẽ vì chính phủ sợ để " nhàn cư vi bất thiện " chăng ?
    Nói chung thì Canada quan niệm rằng chuyện phải giam 1 tù nhân là chuyện vạn bất đắc dĩ, chi phí nuôi tù tốn quá ( thống kê cho biết cả nước có 21 000 tù nhân mà tốn tới 22 000 cai tù + nhân viên vì thỉnh thoảng phải cho họ về với gia đình chơi , tù nhân vui vẻ hú hí với vợ còn cai tù canh chừng ngoài đường .... ( thống kê 1990 ) bình quân là nuôi 1 tù nhân mất tới 45 000 $ CDN / năm nên càng bớt tù càng đỡ tốn thuế . Và để tránh tùinh trạng vừa xuất khám đã lại trở về nhà giam, chính phủ bắt buộc phải tìm cách giúp tù nhân sớm ổn định cuộc sống .
    Nhưng mà vẫn có những người vừa ra là đã vào lại tù !
    Mà cũng chẳng phải Canada nhân đạo, chẳng qua là giết không được thì đành tha làm phúc, nuôi cơm tù tốn đã đành, cho họ ra mà phân biệt đối xử, để họ đói, họ đốt cháy 1 shopping center, giết nhười cướp của thì còn tốn kém hơn .
    Cũng nên nói thêm là luật ở đây : 1 người không bị coi là có tội nếu người ấy phải ăn cướp, ăn cắp để khỏi chết đói hoặc chết rét ... Những vấn đề này, thường thì toà án quy trách cho bộ xã hội chứ không truy cứu tội nhân .
    Vì thế đã có chuyện rằng : 1 cô VN khá xinh, được hưởng trợ cấp xã hội 650 $ 1 tháng ; nhưng vì đẹp lại muốn đẹp thêm, cô ta vào shopping center ăn cắp mỹ phẩm .
    Bị bắt, đương nhiên là bị truy tố, và cũng đương nhiên là dân welfare thì có luật sư chùa ... chẳng biết LS cãi hay ra sao, chỉ biêt rằng LS này đưa ra bảng chi tiêu hàng tháng và lý luận rằng cô ta còn độc thân, không thể share phòng , mà thuê riêng phòng thì đã hết 400, tiền còn lại không đủ ... Quan toà gõ cái boong, 5 năm cấm lại shopping center, ngược lại, xã hội phải bù thêm cho cô tiền thuê nhà để đủ sống .
    Ở cái xứ này, trọc đầu rất mát .
    Nhưng chỉ là thiên đường của dân giàu có và ăn bám .
    Thành phần nửa nạc nửa mỡ như tớ thì quyết chí là được chết ở VN .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 06:20 ngày 18/11/2004
  4. HC7376

    HC7376 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn các bác đã quan tâm, tuy nhiên tớ cũng lưu ý là vấn đề tái hoà nhập cộng đồng là một vấn đề rất rộng. Tớ chỉ xin ý kiến về một vấn đề theo tớ là có tính mấu chốt trong đó là vấn đề cơ chế pháp lý tạo việc làm cho người mãn hạn tù thôi. Xin các bạn tập trung vào phạm vi tớ đã khoanh lại nhé.
    To bác Minh Trinh: Vấn đề xã hội ở Canda thì lý tưởng quá rồi, nếu có thể được thì bác nói thêm về những vấn đề mang tính pháp lý trong việc tạo việc làm cho đối tượng là người mãn hạn tù nhé, ví dụ ngoài hỗ trợ tiền học nghề... chính phủ có chính sách ưu đãi gì đối với những doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ, tiếp nhận các đối tượng này vào làm việc..v...v
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Khi ở trong tù, tù nhân được coi là mất quyền công dân !
    Quyền công dân ở đây nó cũng có vẻ mù mờ lắm đấy :
    1/ Quyền bầu cử và ứng cử ....
    2/ Quyền đi ra nước ngoài .
    2 cái quyền trên mất mát cũng chẳng hề hấn gì .
    Nhưng cái quyền đóng thuế thì mất đi lại SƯỚNG vô cùng, thuốc lá tha hồ hút với gía gốc ( Ba6y giờ thuốc đắt quá, gần 8$ 1 bao, vào tù chỉ trả có hơn 1 $ ) .
    Vậy thì khi ra tù coi như được lại các quyền này ( Quyền đi lại thì hơi bị hạn chế mà không thông báo đấy , thí dụ như qua biên giới Mỹ, nó chỉ click 1 cái là phát hiện có tiền án , mời lái xe trở về ) .
    Vì cấm kỳ thị nên tù nhân hết án coi như thường dân và nếu là dân " đầu trọc " thì lại trở về với " trọc đầu ", nghĩa là lãnh welfare hàng tháng và hưởng tất cả quyền lợi như dân ăn welfare . 1 năm được đi rửa răng 2 lần , chi phí y tế, thuốc men hoàn toàn free .
    Chính sách chung của chính phủ là đưa dân welfare đi làm cho đỡ tốn và đỡ phá , cứ tưởng tượng nơi tôi ở, có tới 25% ăn welfare, đầu tháng lãnh cheque, ( Ngày 1 đầu tháng đừng ai dại mà đi ra ngân hàng, họ xếp hàng dài lắm ) đổi tiền xong, họ mua bia về nhậu vui như ngày hội lớn, trong khi các người có công ăn việc làm đang làm việc thì ngoài đường toàn dân welfare nhậu !
    Và để giúp đỡ các Cty tuyển dân ăn welfare làm việc, chính phủ sẵn sàng trợ giúp các công ty tới 60% tiền lương kéo dài đến 1 năm nếu thuê mướn các người này vào làm việc . ...
    Việc được trợ giúp này không được các Cty hoan nghênh lắm đâu vì :
    1/ Các consellors hay đến xem xét tình hình làm việc, tiếp họ mất thì giờ .
    2/ Vì biết được chính phủ trợ cấp, " tiến vi ... công nhân , thoái vi ... welfare " dân welfare không qúy công việc , đi làm trễ nãi nêu gương xấu cho nhân công khác .
    3/ Trong các việc có tính chuyên môn, máy móc đắt tiền hay sản xuất sản phẩm đắt tiền, đem những người này vào làm có khi lại thiệt hơn !
    Túm lại là tù nhân khi ra khỏi nhà tù thì cũng hưởng quyền lợi và được chăm sóa y hệt dân ăn welfare nếu là người nghèo khó,
    Còn người đã có công ăn việc làm từ trước ? việc có được trở lại làm việc hay không chắc là tùy ở người chủ .
  6. HC7376

    HC7376 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Minh Trinh, thông tin bác đưa ra quả thật rất quý đối với em. Nhưng em muốn xin bác cung cấp nguồn tài liệu ví dụ những trợ giúp của chính phủ thì được quy định ở văn bản nào, nếu có thể được em muốn xin bác cung cấp toàn văn những quy định đó (nếu có bản dịch tiếng Việt thì quý hoá quá).
    TO CÁC THÀNH VIÊN KHÁC
    Nếu các bạn có ý tưởng gì về vấn đề xây dựng cơ chế pháp lý tạo việc làm cho người mãn hạn tù thì post lên để chúng mình cùng trao đổi hoặc cho mình xin tài liệu nhé. Mình thực sự đang cần tài liệu về vấn đề này.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 05/12/2004
  7. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Cái này trước đây nhà văn Nam Cao đã phát hiện rồi: "Quyền được làm người lương thiện". Tiếc rằng chẳng có luật gia nào phát triển xa hơn. Bạn cố gắng phát triển nó nhé.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 22/11/2004
  8. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    nếu mình nhớ ko nhầm thì đã có một cái nghị định nào đó về ?ochính sách đối với người mãn hạn tù?. để lúc nào rảnh rỗi sẽ kiếm thử hay ai đó search thử xem đi.
    Còn về vấn đề bạn thắc mắc là làm sao cho người mãn hạn tù nhanh chóng tái hoà nhập với cộng đồng thì ngoài chính sách như mình nói (nội dung thì phải chờ ), thì sẽ có một số vấn đề tồn tại như sau:
    1. Sự tiếp nhận của cộng đồng chung: gia đình, bạn bè, ? Điều này thì ko một chính sách nào có thể viết được, nó phụ thuộc vào sự tuyên truyền giáo dục của xã hội và ý thức của chính người dân.
    2. Quá trình đào tạo trongthời gian trong trại giam: không thể nào suốt ngày bắt phạm nhân trồng cỏ, làm rẫy?, vì cái họ cần, ko hẳn là lao động, mà là học được một nghề nào đó. Bây giờ các trại giam cũng đã cónhiều tiến bộ với các mô hình dạy nghề khác nhau như mộc, may? nhưng thực sự, những điều đó chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhà nước ít ra cũng phải có điều tra xem ngành nào bên ngoài đang cần, đáp ứng được đến đâu và nhu cầu tuyển dụng của địa phương. Đào tạo những gì xã hội cần chứ ko fải những gì trại giam đang có.
    3. Giáo dục ý thức cho phạm nhân: điều này rất quan trọng, nếu phạm nhân ko được ?ocải não? khi còn trong tfu thì khi ra ngoài ko có gì đảm bảo họ ko quay về đường cũ dù họ có được học một nghề chu đáo.
    4. Cơ chế pháp lý đối với các doanh nghiệp: ví dụ như hiện tại là DN bắt buộc phải tiếp nhận ~3% người lao động là người tàn tật. Vậy thì nhà nước cũng nên đề ra một cái quy định tương tự với người đã mãn hạn tù (chẳng biết có chưa nữa)
    5. Ngân sách dành cho người mãn hạn tù: cho vay vốn ưu đãi?
    đại khái thế.
  9. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    ?oNghề? ngồi tù
    Những ai đã từng phải trả giá cho sai lầm của mình bằng những năm tháng ngồi bóc lịch dài đằng đẵng trong nhà đá đều không muốn quay lại nơi này một lần nữa. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, nhiều người đã thất bại khi trở về hòa nhập với cộng đồng, phải liên tục ra - vào trại giam, thậm chí có người đã tự nhận nghề nghiệp của mình là... "nghề ngồi tù"!
    Lê Nga - Quang Duẩn- Báo Thanh niên ngày 07.01.2005
    Xem toàn văn trên báo Thanh niên>>

Chia sẻ trang này