1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cơ chế "tranh cãi trước tòa"

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    cơ chế "tranh cãi trước tòa"

    Kính mời các bác MinhTrinh, Khoiks (khốt khờ), Fsai (ép sờ), bác LeVanHa, Constancy, Thuao, Kevin và những bác quan tâm tham gia chủ đề này. Cám ơn các bác.
    Em đang làm bài tập về "cơ chế tranh cãi" (adversarial approach). Tại sao cơ chế này được coi là cơ chế tốt nhất để giải quyết tranh chấp hiện nay.
    Việt Nam có được xem là đang sử dụng cơ chế này hay không.
    Cám ơn các bác đã theo dõi
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===============
    Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy nên gọi "Tố tụng tranh tụng" xác đáng hơn là "Cơ chế tranh cãi" (nghe nó hơi chói tai sao sao ấy) - nhất là trong bối cảnh cải cách tư pháp như hiện nay cụm từ này có vẻ thích hợp.
    Ở VN hiện nay, theo tôi đang theo trường phái pha trộn giữa thẩm vấn và tranh tụng chứ không hoàn toàn thiên về bên nào. (Cái này tôi nói riêng trong lĩnh vực hình sự; về dân sự thì mời TV khác có ý kiến)
    Tôi ủng hộ quan điểm cho rằng cơ chế tranh cãi - theo cách gọi của bạn - sẽ là cách tốt nhất để HĐXX đánh giá chứng cứ và đưa ra phán quyết (tức giải quyết tranh chấp) dựa trên sự lập luận và phản biện giữ các bên. Đây là xu hướng tất yếu mà chúng ta đang nhắm đến.
    Vấn đề này đang là tiêu điểm của công cuộc cải các tư pháp hiện nay. Nếu cần tài liệu thì nên tham khảo một số tạp chí chuyên ngành của Viện củ soát, Tò én theo chuyên đề gần đây.
    Nhường cho các ý kiến khác, tôi sẽ trở lại sau. Chúc làm bài tốt.
  3. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Thực tế trong các phiên tòa tranh tụng mang tính hình thức ( theo đánh giá chủ quan của LVH thì gần 70%) , phần tranh tụng hầu như ...diễn là chính , phần luận tội trước của viện kiểm sát đã thành khung ...có sẵn, còn tòa ( với vài vụ án quan trọng ) thì có chỉ đạo ngầm cho nên các luật sư có cố giở "võ miệng" cũng chỉ để làm cảnh là chính .
    Nhiều trường hợp luật sư cãi đúng luật nhưng bị tòa làm ngơ hay viện kiểm sát vẫn giữ nguyên mức luận tội , gây bức xúc rất lớn trong dư luận .
    Cái này gọi là "án bỏ túi"
    Còn ở các tòa án cấp tỉnh hay thị xã thì sự oan sai và ẩu tả không để đâu cho hết .
    Topic chỉ mới nói về tranh tụng , còn nói về thi hành án là cả một chuyện dài , tình trạng phạm nhân trong tù bị đối xử tệ hại thì có thể viết thành mấy cuốn tiểu thuyết ! ( Dĩ nhiên khó có thể viết công khai trên đây , nhưng nếu ai từng thực tế hoặc cơ hội chứng kiến thì rõ thôi )
  4. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Với cách thức tôt chức phiên toà như hiện nay và ngành toà án, VKS hoạt động theo cơ chế hiện tại- thì luật sư có tranh tụng cách nào, cải cách tư pháp đến mấy lần nữa thì oan sai vần đầy đường!. Vụ án vườn điều, vụ tai nạn giao thông tại Láng - Hoà Lạc, vụ cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương, rồi vụ án tử hình do buôn ma tuý tại Tây Ninh, vụ đất đai Đồ Sơn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.Theo tôi - hệ thống cơ quan xét xử của VN có 2 nhược điểm chí tử:
    1- Không có ai chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của bản án
    Theo luật tố tụng hiện hành, hội đồng xét xử trong tất cả các phiên toà tại Việt Nam đang hoạt động theo 1 nguyên tắc không ra xét xử trực tiếp, cũng chẳng phải là bồi thẩm đoàn; không ai chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của bản án. Điều này đẩy các bị cáo hoặc nguyên đơn, bị đơn luôn phải đứng trước 1 cán cân công lý được cầm nảy bởi những người không bao giờ bịt mắt- cực kỳ rủi ro. Bản án do HĐXX nghị án và tuyên, nhưng cái HĐXX đấy lại được cấu thành bởi vài ông hội thẩm nhân dân không hơn gì bù nhìn giữ dưa, và 1 &2 ông thẩm phán thường là ranh hơn cáo. Trong số 99% trường hợp, các ông bù nhìn này thường gật đầu theo sự giật dây của ông thẩm phán, việc này biến bản án, quyết định của toà án thành một thứ quyết định nhân danh tập thể nhưng lại theo ý chí của 1 cá nhân. Điều tệ hại nhất ở đây là, nếu cái quyết định đấy sai- thì đấy là cái sai cùa tập thể. Một cái hội đồng đầy quyền lực, nhân danh nhà nước có thể định đoạt thắng thua, tước đoạt tự do, thậm chí trong trường hợp của công dân Hùng tại Tây Ninh- họ còn có quyền tước bỏ quyền thiêng liêng nhất của 1 con người, đó là quyền được sống mà lại được tổ chức như vậy thì oan khuất của dân lành chắc còn cao như núi.
    2- Cơ quan công tố- Toà án không có điều kiện để thực thi nguyên tắc "độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"
    Còn nữa, nếu hệ thống tổ chức Đảng trong các cơ quan xét xử và công tố còn được duy trì như hình thái hiện nay- thì đến thế kỷ sau chưa chắc thẩm phán đã được xét xử "độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Luật bất thành văn, nhưng cực kỳ ngặt nghèo là các chánh án TA, viện trưởng VKS nhân dân các cấp bắt buộc phải có chân trong cấp uỷ địa phương. Chính vì vậy mà vụ đất đai ở Đồ Sơn- Chánh án TA HP gan to đến đâu cũng không dám cưỡng lại ý kiến của Thành uỷ HP; dù chỉ là ý kiến miệng. Lơ mơ đến kỳ đại hội lại bị gạt ra khỏi danh sách thành uỷ viên thì chỉ có nước về bám váy vợ!. Hiện nay vấn nạn lớn nhất đối với cơ quan xét xử và công tố là cơ chế song trùng trực thuộc về chuyên môn- đảng!.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cần nhìn vấn đề theo chiều hướng lịch sử, tố tụng hình sự thực chất là con đường với những cách thức, biện pháp để xác định chân lý - sự thật khách quan. Như vậy, quan niệm cơ bản của tố tụng hình sự là ai tuân thủ chính xác và đầy đủ các thủ tục (cách thức, biện pháp đã được định sẵn ) thì người đó dúng hơn và chân lý thuộc về người đó.
    Về các biện pháp trước cái cách thức : thẩm vấn hay tranh cãi thì chúng ta đã từng có :
    - Các biện pháp mang màu tôn giáo - thần thánh : dìm nước, cầm than, hỏa thiêu, ... ;
    - Thẩm vấn xét hỏi và tra tấn nhục hình để xác định sự thật;
    Và hiện nay là thẩm vấn xét hỏi.
    Trong giai đoạn hiện nay, thẩm vấn vẫn giữ vai trò chủ đạo với ngài Tòa cũng là một thành viên trong lực lượng đấu tranh với tội phạm (luật Tổ chức Tòa án) và là một trong những người có quyền nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để xây dựng niềm tin nội tâm vững chắc trước khi xét xử.
    Rõ ràng, để quan niệm cách thức nào, biện pháp nào là tốt hơn cho tố tụng hình sự thì cần quay trở về gốc rễ của nó, tức là quay về với bản chất chính trị và giá trị đạo đức xã hội của vấn đề : cứ nhìn vào quan niệm : tra tấn nhục hình là một biện pháp đúng đắn để xác định chân lý mà ngài Bao Công quý hóa (của chế độ phong kiến) thừa nhận và hay thực hiện trong các bộ phim thì sẽ hiểu thui.
    Thân mến.
    ---
    fsaiiiiiiii - thầy cãi số 1 về ly hôn
  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Lão phò sai
    Theo tớ hiểu thì "trong giai đoạn hiện nay" ở các xứ tư bản khốn khiếp việc "đấu tranh với tội phạm " thuộc thẩm quyền của hành pháp . Trách nhiệm của toà án (thuộc về tư pháp) là bảo đảm việc "đấu tranh với tội phạm " được diễn ra một cách văn minh dân chủ công bằng cho cả hai bên luận tội và bào chữa để tránh trường hợp phe luận tội quá nhiệt tình trong công tác mà .... bịt miệng phe bào chữa chẳng hạn
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =========================
    - Cái thứ hai chấp nhận được. Cái này sẽ khắc phục khi chuyển đổi theo mô hình tố tụng theo khu vực.
    - Cái thứ nhất là điển hình kiểu cách phát ngôn của báo giới: quá hời hợt và chỉ nắm bắt sự kiện theo dư luận một cách mơ hồ. Phạm vi Topic này được hiểu là TRANH LUẬN TRƯỚC TOÀ, thế nên những cái như là chế độ hội thẩm/bồi thẩm... tôi không muốn làm loãng chủ đề. Chỉ riêng chỗ bôi vàng, tôi nhắc riêng bạn Kiu Lơ, nên thật cẩn thận trước khi đưa vào bài viết!
  8. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    - Cái thứ nhất là điển hình kiểu cách phát ngôn của báo giới: quá hời hợt và chỉ nắm bắt sự kiện theo dư luận một cách mơ hồ.
    Thế nào là hời hợt?- Cậu làm ơn chỉ cho tôi biết di!. Tôi mới theo dõi 5-6 chủ đề cậu tham gia trong thời gian gần đây, cái mà tôi thấy là cậu rất hay kết luận người khác là đười ươi, hời hợt ..vv. Làm nghề luật, tối kỵ nhất là phát ngôn theo kiểu văng miểng tứ tung như cậu. Nói có sách mách có chứng, thay vì ăn nói lung tung- cậu hãy cố phân tích vấn đề 1 cách từ tốn. Như thế sẽ tạo ấn tượng hơn.
    Còn về nghề nghiệp, tôi ko là nhà báo, mà làm chính nghề luật. Xét về đẳng cấp và kinh nghiệm nghề nghiệp, chưa chắc cậu đã hơn được tôi đâu!.
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =======================

    Thứ nhất: tôi k nói ông là nhà béo, mà nhấn mạnh: đây là cách nói của báo giời.
    Thứ hai: bác làm nghề gì, đó là việc của bác. chẳng lý do gì mà tôi phải đi quan tâm cả
    Thứ ba: đẳng cấp hay không tùy thuộc vào thực tế công việc và cuộc sống chứ chẳng phải thế giới ảo này! Tôi sẵng sàng công nhận đẻng cấp cao của bác; cũng như bác có quyền tủm tỉm và tự sướng với y nghĩ mình thuộc hạng "Có kinh nghiệm nghề nghiệp", nhé!
    Thứ tư: hơn thì có nhiều loại lắm. Chỉ cần gắn trước đó một từ thì người ta có thể thay đổi thái độ từ thái cực này sang thái cực khác rồi. Bác thít từ nào?
    Túm lại, như đã nói ngay từ đầu: cần làm rõ "Cơ chế tranh cãi" cho Kiu Lơ làm bài cái đã. Bác nào thít bàn về vấn đề bản án, Bồi thẩm.. thì nên tạo cái tốp píc cho mọi người cùng tham gia!
    Ps: em k văng miểng, mà nó muốn tìm đến đúng nơi mà đáng lý ra tự nó phải ở đó đấy ạ!
  10. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Cậu vẫn chưa giải thích cho tôi xem thế nào là hời hợt?; tôi nghĩ cậu đã là người trưởng thành, có não bộ phát triển rồi thì mỗi khi nói, đặc biệt là viết về 1 điều gì đó thì phải hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình viết chứ.

Chia sẻ trang này