1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cơ chế "tranh cãi trước tòa"

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. busicare

    busicare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    Xoá vì phê bình cá nhân , đi ra ngoài phạm vi thảo luận .
    TM
    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 01:04 ngày 14/04/2007
  2. roll

    roll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    adversarial approach= ? ? ="cơ chế tranh cãi"
  3. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Xoá vì đi ra ngoài phạm vi thảo luận .
    TM
    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 14/04/2007
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị các TV tránh bàn và phê phán cá nhân . Xin thảo luận chung quanh chủ đề .
  5. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Mod phải chỉnh đốn tình trạng này!. Làm sao diễn đàn phải là nơi thảo luận- chia sẻ quan điểm và phổ biến kiến thức cho đông đảo mọi người; đừng để đây biến thành nơi độc quyền của mấy ông kẹ chuyên nhiếc móc người khác. Dần dần sẽ chẳng ai còn dám vào nứa. Còn cái ông Khois- tớ cũng xin thua ông này luôn!
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    "adversarial approach" em cũng không hiểu nghĩa rõ lắm. Không hiểu nó có tương đương với tố tụng tranh tụng trong hình sự của nước mình không. Điều lạ là em tưởng cơ chế này cũng sẽ dùng trong dân sự, tuy nhiên lại không tìm thấy chứ nào trong phần dân sự nói về "adversaria approach". Hình như nó lại dùng một cơ chế khác nữa.
    Cho em hỏi tố tụng dân sự thì có giống phần tố trụng tranh tụng trong hình sự không ?
    Về cơ chế "adversarial approach" hay là "adversary system"(cơ chế tranh cãi ? hay tố tụng tranh tụng ?), nó đối lập với "inquisitorial systems" (cơ chế thẩm vấn).
    Trong cơ chế "adversarial approach", việc tìm sự thật là việc của các bên, bên công tố và bị cáo, tòa không nhúng tay vào quá trình tìm ra sự thật. Tiến trình tố tụng cũng được thực hiện bởi công tố và bị cáo chứ không phải là quan tòa. Cụ thể như sau:
    Các bên tòan quyền chọn những luận cứ và trình bày, quyết định chọn vật chứng nào sử dụng, gọi nhân chứng nào ra đối chất, dùng luận điệu để bảo vệ mình và bẻ gãy luận điệu đối phương.
    Về phía quan tòa, quan tòa đóng vai trò trọng tài một cách thụ động, cụ thể là:
    Tòa không điều khiển những vấn đề mà các bên đưa ra, chọn để nói, những câu hỏi mà các bên hỏi, những chứng cứ được sử dụng, những nhân chứng được gọi
    Tuy vậy, tòa có quyền đánh giá chứng cứ, điều khiển phiên tòa, hay cũng có quyền gọi nhân chứng, hỏi câu hỏi.
    Đối lập với "adversarial approach" là "inquisitorial approach". Ở cơ chế này, tòa đóng vai trò chủ động trong việc tìm ra sự thật, tòa chứ không phải các bên là người tìm vật chứng, gọi nhân chứng...
    Ở mỗi cơ chế đều có những điểm tích cực và hạn chế. Ở cơ chế "adversarial approach" thì có những điểm tích cực sau
    1-sự linh động của chứng cứ, chứng cứ có thể là nhân chứng, vật chứng, hay những thứ khác trong khi ở cơ chế kia thì chứng cứ chủ yếu phải được cung cấp bằng văn bản
    2-Nhà nước giữ quyền công tố với vai trò là 1 bên. Nghĩa người đại diện công tố không có quyền hạn gì đặc biệt hơn 1 người công dân bình thường. Người đại diện nhà nước giữ quyền công tố không có bất cứ quyền hạn đặc biệt nào tác động đến tòa, quyền gọi nhân chứng không khác gì những người đi kiện.
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 01:07 ngày 14/04/2007
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    ở đây hiểu từ adversarial approach là cơ chế tranh cãi thì không hợp lý lắm, trong ngôn ngữ của U!c theo kevin biết thì adversarial approach có nghĩa là quá trình của luật sư vận dụng chuẩn bị gì đó để biện hộ (hoặc tấn công đối phương) chứ dịch là cơ chế tranh cãi thì tiếng việt nam hòan tòan không có từ này.
    tại việt Nam nếu nói "cơ chế" tranh cãi trong phiên tào thì có lsẽ sát thủ hiểu theo kiểu quá trình xừ án:
    - Xét hỏi
    - Tranh Tụng
    - Luận cứ
    - Kết luận..
    Đó là những quá trình, hay còn gọi là những phần trong phiên tòa mà luật sư phải tuân thủ bất di bất dịch, không được xem kẽ các phần này lộn xộn vào nhau.
    còn từ adversarial approach thì kevin nghĩ nó tương tự như "TRIAL PROCEDURE AND TACTICS "
    vấn đề này trong website của Tòa tối Cao Viện Úc có hướng dẫn rẩt cụ thể.
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Theo em đây không phải là cơ chế tốt để áp dụng vào Việt Nam. "Cơ chế tranh cãi" (tố tụng tranh tụng) có nhiều điểm rất bất lợi khi áp dụng ở nước ta:
    1-Quá tốn kém, không thích hợp với người nghèo. Kết quả thắng thua dựa vào kết quả tranh cãi. Người nghèo thì làm gì có tiền thuê luật sư?. Họ cũng quanh năm làm quần quật, khả năng tranh cãi sẽ không bằng những người chuyên học về luật, bảo vệ cho những người giàu.
    2-Quá tốn thời gian: Trong cơ chế này, quá trình tố tụng không phụ thuộc vào phiên tòa mà phụ thuộc vào các bên. Như vậy, 1 bên (ở tình trạng bất lợi hơn) thông thường tìm mọi cách để trì hoãn việc đưa ra kết luận cuối cùng. Và như thế, tiến trình xử án ở nước ta thông thường đã kéo dài lại càng kéo dài
    3-Không công bằng. Ở cơ chế này, những người tìm sự thật không phải là quan tòa mà là các bên. Quan tòa giữ một vị trí trọng tài thụ động. Vậy ai sẽ là người tìm ra "sự thật" theo ý của họ, đó là những người có đủ tìm lực thuê luật sư giỏi, đủ nhân lực tìm chứng cứ...và họ không phải là những người nghèo
    Vậy cái gì sẽ bảo vệ những người nghèo ở "cơ chế tranh cãi" này ?
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 18/04/2007
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Để giải quyết tranh chấp trong dân sự, kinh tế có nhiều con đường :thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án. Toà án thường hoạt động bởi 2 cơ chế "cơ chế thẩm vấn" và "cơ chế tranh tụng" mỗi nước áp dụng cơ chế khác nhau.
    Theo em, cơ chế "tranh tụng tại tòa" không phải là cơ chế tốt nhất để các bên giải quyết tranh chấp trong dân sự. Con đường thương lượng hòa giải là tốt nhất. Vô phúc đáo tụng đình, dù là tòa hoạt động theo cơ chế nào đi nữa.
    So sánh riêng giữa "cơ chế thẩm vấn" và "cơ chế tranh tụng", Ở "cơ chế tranh tụng", quan tòa có vai trò thụ động để giữ sự công bằng. Nhưng sự công bằng theo em, không chỉ hiểu ở vai trò thụ động của tòa, mà còn là làm thế nào để bảo vệ người nghèo hơn tại tòa nữa
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 23:08 ngày 18/04/2007
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Vậy theo satthu thì hình thức tố tụng thẩm vấn (xét hỏi) có những ưu điểm gì ?
    (chắc là ít tốn kém, nhanh gọn và công bằng hihih.. )

Chia sẻ trang này