1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cơ chế "tranh cãi trước tòa"

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Hi, Kevin. Cám ơn bài viết của Kevin nhe. Theo mình nghĩ lý do vì sao bạn có thể hiểu rõ dễ dàng là vì mình viết bằng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của bạn. Điều đó cũng sẽ cho bạn thấy là việc đi học luật ở cấp bậc ra để có giấy phép hành nghề (nghĩa là không phải học kiểu master of law LLM như các bạn đi học Fullbright là chỉ để cho biết về common law system thế nào) đối với một học sinh đi du học nói tiếng Anh second language là rất khó khăn và gian khổ. Vì lẽ này, nếu bạn nhìn lại bạn sẽ thấy hầu như rất là ít sinh viên Việt Nam đi học luật ở nước ngoài theo kiểu du học tự túc vì một là họ không thể về Việt Nam ứng dụng được và hai là họ học xong tốn rất nhiều tiến khó học và chưa chắc gì họ có thể kiếm được việc làm ở nước ngoài. Học một bằng đại học luật ở nước ngoài như vậy đối với một sinh viên là tốn gần 10 năm trời so với bạn đi học một bằng bình thường chỉ có 4 năm. Mình nói ra đây là thực tế cho các bạn thấy chứ không phải mình tự khen mình. Mình không thông minh hơn các bạn nhưng mình tự hào với bản thân mình rằng mình đã có một nỗ lực rất lớn mới đạt được như ngày hôm này và tất cả các bạn cũng như mình các bạn nếu muốn đều có thể nỗ lực để làm được. Khi mình học thì mình không dùng tự điển tiếng Việt đâu vì mình học những quan niệm mới của luật pháp bằng tiếng Anh cho nên ví dụ như các bạn nói với mình standard of proof hoặc onus of proof hoặc jury pool là cái gì thì mình biết ngay nhưng nếu bạn hỏi mình tiếng Việt nó là gì thì tại vì mình không "refer" nó trở lại bằng tiếng Việt và mình tin rằng trong suốt cuộc đời còn lại của mình mình không dùng tiếng Việt để hành nghề luật cho nên mình không cần phải bỏ thời gian ra để xem nó bằng tiếng Việt.
    + Kevin không thẻ nào đọc không mà có thể hiểu được mà phải sống trong nó phải bị trường ép buộc đọc nhiều sách kiểm tra exam khó khăn phải mất ngủ vì học bài cho exam thì Kevin mới có thể "thấm" được những nguyên tắc mới đó của luật pháp vào trong đầu của mình được nhất là bằng một ngôn ngữ mà không phải tiếng mẹ đẻ.
    + Hôm qua mình có nói về examination in chief, cross examination và re examination. Để mình giải thích thêm cho rõ ràng cho các bạn. Đó là dành cho một người bị hỏi duy nhất trên toà nghĩa là ví dụ mình là plaintiff trong vụ dân sự. Luật sư plaintiff sẽ đi trước hỏi thì đó là examination in chief. Thường sure họ sẽ hỏi cho jury thấy cái có lợi cho họ không thành vấn đề đó chỉ mới là một chiều. Luật sư defendant lên hỏi. Cái hỏi này là cross examination và cái hỏi này mới là khổ vì luật sư giỏi nó sẽ bắt bẻ mình để nó show cho thấy là mình nói sạo hoặc không đúng để nó lấy lòng của jury. Luật sư giỏi về litigation nó sẽ có rất nhiều chiêu để hỏi mình lòi ra cái sạo của mình (giả sử là mình nói sạo một cái gì đó đi) và nếu vậy thì jury không có cảm tình với mình.
    còn tiếp
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Sau khi cross examination xong thì nếu luật sư nguyên thấy cần phải hỏi lại để clarify vấn đề gì cho jury thấy rõ sau khi bị "vặn vẹo" của luật sư bị thì họ sẽ re-examination lại người đó. Cứ thế tiếp tục cho đến witness cho đến khi hết thì thôi. Trong những vụ kiện phức tạp và kéo dài vài ngày thì nhân chứng càng nhiều hỏi qua hỏi lại tốn nhiều thời gian.
    + Trong adversarial, chúng ta thấy nếu có jury thì jury sẽ là judge of the facts trong khi quan toà là judge of the law nghĩa là vấn đề gì về luật pháp là chỉ có quan toà mới có quyền quyết định không ai dám xen vào nếu không thôi luật sư bên thua chắc chắn sẽ kiện lên toà án tối cao bãi bỏ quyết định của toà primary judge vì làm sai quy định. Chuyện này khi học bạn sẽ đọc rất là nhiều cases về việc này. Vì có jury cho nên phần lớn chúng ta sẽ thấy quan tòa trong đó cứ ngồi nghe mà thôi chuyện cãi nhau là do luật sư hai bên làm. Khi nào quan toà cần phải giải thích vấn đề gì về luật pháp bằng ngôn ngữ đơn giản cho jury hiểu (vì jury là dân thường không được phép học luật) ví dụ tội này có bao nhiêu yếu tố nếu muốn biết thì sẽ thế nào. Lấy ví dụ rape thì quan trọng nhất là consent thì quan toà sẽ giải thích cho jury hiểu làm sao để biết được consent hay không consent.
    + Vì những lẽ này cho nên vai trò quan tòa mình nhìn ở ngoài thấy là him rất là thụ động nhưng mà thật sự không phải như vậy. Ông phải thể hiện là một người không thiên vị biased với bất cứ bên nào nếu không luật sư một bên sẽ kiện lên toà cấp cao vì ông thiên vị. Vì lẽ đó chúng ta mới thấy trong toà common law system quan toà bất chấp hai bên là ông kẹ nào (bất chấp là con ông này cháu ông kia cậu ông nọ hoặc bất chấp là Bill Gates quá giàu đi chăng nữa). Vào trong toà mọi người bình đẳng như nhau không phải có tiền thuê luật sư giỏi là sẽ được coi trọng. Quan toà chỉ dựa vào bằng chứng để quyết định bên nào thắng bên nào thua. Nếu như quan toà thiên vị hoặc nể mặt hành pháp thì không thể nào có case US Supreme Court ra phán quyết rằng chính phủ Mỹ (kiện Rumsfeld) đã vi phạm hiến pháp Mỹ trong vụ kiện Guantanamo Bay (xem trong findlaw.com).
    + Sau khi luật sư hai bên hỏi xong thì họ sẽ kết luận lại vấn đề cho jury rõ ràng và sau đó là đến phần jury họp với nhau (jury deliberation) để cho ra quyết định là phạm tội hay không phạm tội.
    Muốn biết sự thật tiếp theo adversarial điều khiển luận tội của jury thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ.
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, các bạn hôm nay chúng ta nói đến phần jury deliberation để cho ra phán quyết bị cáo hoặc defendant có tội hay không có tội vi phạm hay không vi phạm.
    + Như các bạn đã biết quá trình này diễn ra sau khi luật sư hai bên đã cung cấp facts cho jury theo dõi để tự họ có thể nhìn ra được đâu là sự thật của vấn đề theo BOD hay theo BOP standard. Họ sẽ được đưa vào trong phòng riêng thảo luận với nhau để đưa ra phán quyết về facts của vấn đề. Vì tính BOD của hình sự cho nên khi đưa ra phán quyết họ phải là hoàn toàn nhất trí khi định tội. Trong vụ án dân sự thì họ có quyền dùng majority vote. Như đã nói, jurors không được phép thảo luận bất cứ vấn đề này (nếu họ có thắc mắc hay không hiểu) với ai trừ hai người là jurors khác và với quan toà. Nếu họ làm sai mà thực tế đã có thì thường là luật sư bên thua sẽ kiện lại về làm sai thủ tục khi phán quyết.
    + Sau khoản sáu giờ thảo luận thì jury sẽ cho quan toà biết có phán quyết hay chưa. Có những trường hợp xảy ra là cãi nhau trong deliberation lâu như vậy nhưng jury leader vẫn không thể nào convince jurors ra số phiếu đồng ý hoàn toàn. Trong lúc này, quan toà sẽ giữ quyền discretionary power hoặc là giải tán jury làm lại jury khác nếu thấy case này phức tạp quá và làm như thế sẽ không công bằng với bị cáo. Hoặc là quan toà sẽ công nhận phán quyết majority và xem đó là phán quyết cuối cùng của jury. Vì quy định về jury deliberation là quy định cấp tiểu bang cho luật mang tính tiểu bang (ví dụ hình sự, ví dụ Torts) cho nên ở mỗi tiểu bang khi chúng ta hành nghề chúng ta sẽ phải biết những thủ tục này.
    + Sau khi có phán quyết của jury thì jury giải tán lúc này jury không còn có vai trò nữa. Quan toà sẽ bắt đầu xem xét định hạn tù cho bị cáo. Khi định hạn này thì họ sẽ bắt đầu xem những extrisic material khác và họ cũng xem Victim Impact Statement show cho thấy nạn nhân đã bị ảnh hưởng như thế nào. Sau đó họ xem lại lịch sử và tư cách của bị cáo rồi xem lại khung hình phạt của tội đó và cho ra phán quyết về số năm ngồi tù hoặc probation hoặc community service và luôn cả phán quyết về parole nếu có.
    + Sau khi có phán quyết xong thì lúc này vai trò của tư pháp đã kết thúc và nhường lại cho vai trò của hành pháp trong việc thực thi bản án này như đem vào nhà tù nào làm ở đâu parole thế nào trình báo ở đâu vân vân.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 07:53 ngày 25/08/2007
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Tất nhiên trong bản án luật sư bào chữa sẽ được quyền khiếu nại. Khi khiếu nại thì chúng ta có hai cái là muốn khiếu nại lên toà án cao hơn phải xin được phép khiếu nại (leave to appeal). Toà án cấp cao hơn trong hierarchy sẽ xem case đó trên bề mặt dựa vào giấy tờ của luật sư biện hộ sẽ cho phép được khiếu nại hay không. Nếu có thì họ sẽ xem và sẽ quyết định. Vì lẽ đó khi đọc một case về khiếu nại của toà án (say Court of Appeal) thì chúng ta sẽ thấy là "allow leave of appeal but appeal dismissed" nghĩa là case này cho phép appeal nhưng quan toà cao hơn thấy rằng phán quyết của primary judge là đúng. Sau đó lại tiếp tục cho lên toà cao hơn nữa cho đến đỉnh của nó luôn và lúc nào cũng phải xin "leave to appeal". Muốn xin phải có lý do hợp lý và thường là luật sư biện hộ sẽ ghi ra những điểm sai về luật pháp (error of law) mà primary judge đã phạm phải.
    + Chúng ta kết thúc bài viết này về hệ thống xử theo adversarial và cám ơn các bạn đã theo dõi.
    + Trước khi kết thúc, tớ nói lại quan điểm của tớ về việc này là adversarial hay không không phải là quan trọng mà quan trọng là có làm theo "the rule of law" hay không hay là nghĩ rằng luật pháp phải nằm dưới một ai đó thì mới là công bằng xã hội. Khi nào các bạn rảnh hãy vào trong legal journal và đọc những bài viết của các justice của toà án cấp cao nhất của các quốc gia liên bang mà họ viết về the rule of law trong xã hội của họ trong đó họ luôn nhắc nhở với hành pháp rằng đừng nghĩ rằng mình có power là hành pháp thì mình không làm theo the rule of law. The rule of law là gì. Nó là bất chấp bạn là ai trong một xã hội đó, nếu bạn muốn làm gì bạn phải được quyền ghi rõ ràng trong luật pháp. Nếu không có văn bản support là bạn không được quyền. Khi bạn là dân thường bạn bị xử sai ví dụ hành pháp làm việc không đúng quyền hạn được cấp (improper use of power) thì quyền của quan toà sẽ phán quyết hành pháp và hành pháp nếu sai phải bãi bỏ quyết định của mình. Đối với adversarial trong toà, vào toà quan trọng nhất phải là bằng chứng chứ và chỉ có quan toà mới có quyền phán bạn phạm tội hay không phạm tội hình sự chứ không phải là prosecutor. Mình thấy cái này cứ bị sai hoài hễ là prosecutor cứ ngang nhiên nói người ta phạm tội này phạm tội kia. Ai cho bạn cái quyền nói người ta phạm tội trong toà?
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Một lần nữa kevin rất cảm ơn những vấn đề analys nêu trên, có thể nói đọc vài bài post của analys như vừa học xong 1 khoá luật về hệ thống xét xử phiên toà Mỹ vậy. thục tình một người tay ngang như tôi muốn tự tìm hiều vấn đề này có lẽ phải mất vài ba tháng. Cũng nhờ phần hệ thống rõ ràng vắn tắt của bạn mà tôi được sáng ra.
    Tôi không có iến thức để tiếp bàn với bạn về vấn đề này chỉ có những thắc mắc và câu hỏi thôi.
    Mong bạn tiếp tục truyền những vấn đề luật Mỹ cho chúng tôi thêm mở mg kiến thức.
  6. vithanh00

    vithanh00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thía anh kevin học xong khóa nào của hệ thống xét xử phiên tòa VN chưa dzị. Anh vẫn hok trả lời cầu hỏi của iem về nghĩa vụ của người được xem là có hành vi phạm tội chứng minh mình vô tội tại tòa (cả anh thongtue nữa).
    Vãn bối như bọn Iem thì cực nóng lòng mún bít tại seo các bậc cao niên như anh sai cơ bản thía
    ps: văn phòng các anh ở North hay South thế, có thể ch em một chân TT được hok dzậy?
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    - Kevin có biết gì về luật đâu, từ lúc học luật đến giờ toàn học hỏi anh em trên diễn đàn này không đấy, kevin coi diễn đàn này như cái lớp học vậy. Thành thử nhiều lúc kiến thức cơ bản nó phụ bạc kevin lắm.
    - Còn vấn đề mình nói hôm trước "nghĩa vụ của người được xem là có hành vi phạm tội ( nếu họ cho rằng mình vô tội thì phải) chứng minh mình vô tội tại tòa" , là lẽ đương nhiên. Có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như : Nhờ người bảo vệ quyền lợi cho mình (Luật sư, trạng sư, thầy cãi...) Tự mình bào chữa cho mình v.v.v Nếu kevin nói sai căn bản thì mong bạn chỉ giúp thêm.
  8. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin nói rõ thêm:
    1. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra và công tố. Điều này xuất phát từ 1 nguyên tắc pháp lý, nguyên tắc suy đoán vô tội. Bị cáo được giả định là không có tội và cơ quan điều tra, công tố phải chứng minh là bị cáo có tội. Một người chỉ bị coi là có tội khi mà bản án của toà có hiệu lực pháp luật.
    2. Việc tự bảo vệ mình trước pháp luật của bị can, bị cáo là quyền của họ, không phải là nghĩa vụ. Họ có quyền làm việc đó, một số trường hợp không thể tự thực hiện được quyền này, Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ thực hiện (chỉ định luật sư bào chữa...). Nếu cơ quan điều tra, công tố không chứng minh được là họ có tội, cho dù họ không thực hiện việc tự bảo vệ mình thì đương nhiên họ vô tội.
  9. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
  10. vithanh00

    vithanh00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Cái này. Nghiã vu chứng minh trong DS hay cuả BC trong HS?
    được fsai sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 28/08/2007

Chia sẻ trang này