1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có chút tâm tư khiến con người u buồn, viết ra cùng mọi người trao đổi...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 11/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Có chút tâm tư khiến con người u buồn, viết ra cùng mọi người trao đổi...

    Khoa học, trong khuôn khổ bài viết này là Vật Lý, đang ngày càng trở nên khó hiểu.
    Nó dần bỏ xa số đông đến mức trên thế giới này chỉ có vài chục người thực sự hiểu được các phép toán - mà theo họ - đó là bí quyết của tự nhiên. Và nó còn rộng lớn đến nỗi ngay cả những chuyên gia cũng không thể nắm bắt hết được lượng kiến thức trong của ngành mình.

    Càng nghiên cứu người ta càng thấy thế giới vật chất vô cùng vô tận, và người ta càng thấy còn rất nhiều việc phải làm? Có những bài toán, có những thì nghiệm mà hàng chục, thậm trí hàng trăm năm mới giải hay có kết quả được... Với sự hạn chế đó mà có một số người thực dụng, phần vì nản lòng phần vì cuộc sống thôi thúc đã bỏ ngành Vật Lý mà đi, để lại một khối lượng công việc khổng lồ cho những nhà chuyên môn cần mẫn. Một số người lại dùng đến những phát ngôn mơ hồ của tôn giáo để giải thích cho những câu hỏi chưa thể trả lời. Một số người khác khôn ngoan hơn, chọn giải pháp đợi chờ trong im lặng?

    Có một điều lý thú là hình như có một sự liên quan nào đó giữa các nghành khoa học, không chỉ đơn thuần là sự giống nhau giữa các tư duy logic của chúng, mà có một mối liên quan này thực tiễn đến mức dường như có một học thuyết có thể giải thích được cho tất cả chúng. Ví dụ như vui buồn chẳng qua là các phản ứng hoá học xảy ra ở trong não, mà các phản ứng này cũng chỉ là sự vận động của các hạt siêu nhỏ. Hay thị giác chẳng qua là phản ứng hoá học giữa võng mạc của mắt và ánh sáng, một loại sóng điện từ?

    Cứ mỗi lần phát triển được một lý thuyết mới, người ta lại đưa ra một loạt những khái niệm mới. Những khái niệm mới này có phù hợp với cái cũ hay không người ta không quan tâm, vì chúng là nghiệm của những phương trình toán học rất logic. Nghĩa là chúng được bênh vực bằng các phép toán chặt chẽ đến mức mà những người bình thường, chúng ta cần vài năm học tập để hiểu chúng. Và cứ mỗi lần như vậy, các nhà vật lý yêu cầu quần chúng phải làm quen với các khái niệm mới này... Bất kể họ lĩnh hội được đến đâu, có hiểu chúng không, hay có sự hoang mang nào chiếm lĩnh họ hay không, khi những nếp nghĩ trong lành bị đảo lộn.
    Trào lưu này đang thịnh hành như một cái mốt của thời đại.

    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 12/02/2008
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tuy đã có được những học thuyết khá đầy đủ để giải thích cho các hiện tượng xảy ra hàng ngày, nhưng các nhà vật lý học vẫn chưa hài lòng. Vẫn còn những bong bóng sủi tăm nào đó nổi lên trong lòng họ như có một vết ngứa nào đó mà không biết chỗ để mà gãi. Đó những câu hỏi chưa trả lời được, những hiện tượng chưa giải thích được, và còn nhiều những vấn đề mang tính logic khoa học rất cơ bản chưa được giải thích như tại sao các hạt cơ bản lại nặng chừng này và tại sao các lực cơ bản lại có độ lớn chừng đó?
    Quan niệm về tự nhiên thì mỗi người có cách khác nhau. Quan niệm này được xây dựng trên kiến thức, suy nghĩ và tình cảm của họ, đã có tình cảm thì phần nào đã mang tính phi khoa học rồi, bởi tình cảm thì không thể xác định chính xác được và tình cảm không ai giống ai... Hẳn nhiên, hiểu biết về tự nhiên của một nhà bác học thì đúng đắn hơn những người thường, nhưng như thế không có nghĩa là ông ta lại đi áp đặt quan niệm của mình cho người khác, nhất là trong điều kiện của nền Vật lý hiện tại, càng phát triển người ta lại càng phát hiện ra các hiện tượng ly kỳ, các đại lượng mới? không thể ngày một ngày hai giải thích được. Phải chăng đó chính là lý do mà tôn giáo và nghệ thuật tồn tại?
    Tôn giáo thì lại là một vấn đề của đức tin thuần tuý. Một nhà bác học vẫn có thể tin vào Chúa mà không lo ai đó báng bổ gì mình. Một nhà nghệ thuật có thể tuỳ ý sáng tác một tác phẩm viễn tưởng, khác xa thực tế mà anh ta có thể lý luận rằng, trong một trường hợp lý thú nào đó thế giới do anh ta sáng tạo ra cũng có thể có thực.
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Các bước nghiên cứu và tổng quát hoá các hiện tượng của chúng ta từ trước tới nay là từ những chiêm nghiệm của nhà nghiên cứu -> tổng hợp lại để trước hết phát biểu một lý thuyết -> dùng thí nghiệm kiểm chúng nó theo trình tự thí nghiệm, xác định các đại lượng, lập công thức quan hệ giữa chúng, lý thuyết hoá? -> đem so sánh lại với lý thuyết ban đầu. Nguyên tắc này không sai nhưng chưa đầy đủ, người đề xướng ra nguyên tắc này là Newton cộng thêm với đề ra các công cụ toán học như: lực, quán tính, vận tốc, gia tốc?
    Sở dĩ tôi nói nguyên tắc này chưa đầy đủ là ở chỗ trong những câu hỏi bắt buộc của con người khi nghiên cứu khoa học, nó chỉ trả lời được câu hỏi ?onhư thế nào?? Còn câu hỏi tại sao - câu hỏi trước tiên và là quan trọng nhất - thì nó lại chưa trả lời được một cách thấu đáo. Ví dụ: quả táo rơi xuống đất. Tại sao quả táo rơi? Do lực hấp dẫn của trái đất hút nó. Quả táo rơi như thế nào? Rơi thẳng đứng với gia tốc g=9,8m/s2? Thế tại sao lại có lực hấp dẫn?
    Lực hấp dẫn, hay tất cả các loại lực nói chung là do con người đặt ra dùng để giải thích các hiện tượng, theo họ nó là nguyên nhân gây ra mọi sự vận động. Đây là một khái niệm mang đầy tính lý thuyết, là vấn đề của ngữ nghĩa ngôn từ, và nếu các bạn đặt thêm câu hỏi ?otại sao lại có lực hấp dẫn?? Thì các bạn sẽ thấy, về mặt bản chất, lực cũng chỉ là một hiện tượng, người ta không thể dùng một hiện tượng để giải thích cho một hiện tượng khác. Xin trả lời rằng quả táo rơi là để giải phóng năng lượng, giải phóng thế năng, vì trong trường hợp này đơn giản là không khí không nâng đỡ nổi nó nữa.
    Nghĩa là Vật lý cổ điển quan niệm lực là nguyên nhân của vận động là chưa đúng, lực chỉ là mô tả hiện tượng. Không phải lực hấp dẫn hút quả táo xuống đất mà quả táo rơi xuống để giải phóng thế năng. Nguyên nhân là để giải phóng năng lượng, còn lực chỉ là một biểu hiện của hiện tượng, lực bản chất là do năng lượng hao phí mà thành. Nó được con người cảm nhận trong ý niệm.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 14:58 ngày 12/02/2008
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Theo trình tự này ta chỉ nghiên cứu những hiện tượng có nguyên nhân và kết quả, còn nhưng hiện tượng không nêu nguyên nhân hay nghiên cứu không tìm ra kết quả ta không nghiên cứu. Một thí nghiệm giả tưởng mà không tuân theo quy luật này là một thí nghiệm không có tính khoa học, nó phần nhiều mang tính biện bạch cho những lý thuyết của họ.
    Tất nhiên một lý thuyết đúng thì nó phải giải thích đúng tất cả các hiện tượng, dù là giả tưởng nhưng với điều kiện là khi dùng trực giác đặt ra các thí nghiệm giả tưởng phải có lý, phải tồn tại trong thực tế nếu nó xảy ra?và cũng dùng trực giác để nghiên cứu (theo nguyên tắc nhân-quả) ra các kết quả, các trực giác này phải ?otoàn diện? thì các kết quả mới đúng, từ đó kết luận của ta mới đúng.
    Tôi phản đối việc nghiên cứu hiệng tượng mà không quan tâm đến nguyên nhân ban đầu và kết quả cuối cùng của nó. Tức là không trả lời một cách thấu đáo câu hỏi tại sao. Hay không quan tâm đến kết cục hiện tượng là gì? Cách tiếp cận này sẽ làm cho nhà quan sát không thể nghiên cứu được hiện tượng, như thể ta đi xem một trận đá bóng mà không có thông tin gì về hai đội trên sân hay đội nào thắng, đội nào thua cũng không quan trọng.
    Nghiên cứu bất cứ một hiện tượng nào, dù có nhỏ bé đến đâu, ta cũng phải hiểu rằng toàn bộ vũ trụ này là một vật. Sự vận động của đối tượng ta nghiên cứu chỉ là sự vận động cục bộ của vũ trụ, là sự thay đổi thế năng (trạng thái hình dạng) của vũ trụ mà thôi, không thể có chuyện vật ở vị trí này cũng như vị trí khác vì từng vị trí đó thế năng của vũ trụ là khác nhau Khi nhìn nhận vấn đề như thế ta mới nắm được bản chất, hiểu được vấn đề, sau đó mới phân ra thành các đại lượng, lập công thức quan hệ và lý thuyết hoá chúng.
    Ngày nay ta đã biết không hề có chân không tuyệt đối, chân không không phải là không có gì mà là môi trường sôi động chứa đầy những thăng giáng lượng tử. Điều này làm sáng tỏ cho ta một điều đó là không có chuyển động đều tuyệt đối, vì chuyển động nào cũng có ma sát, nếu không được cung cấp lực, vật sẽ chuyển động chậm dần đều. Trong một trường hợp nào đó đúng là có chuyển động thẳng đều, nhưng khi đó một phần khối lượng của vật phải chuyển thành năng lượng và phải hao phí để cân bằng với cản trở do ma sát tạo ra.
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Các khái niệm cơ bản:
    Thời gian
    Theo ý niệm của con người thì thời gian là một đại lượng có thực mà họ có thể cân đong đo đếm được. Nó có độ lớn, có thứ nguyên và xuất hiện nhiều công thức khoa học. Thời gian có thể đo đếm được bằng các dùng các dụng cụ chuyên dụng như đồng hồ, nến cháy, hương cháy, trái đất quay? Tức là người ta lấy sự vận động của một loại năng lượng làm chuẩn rồi so sánh các quá trình vận động khác với nó, cái này? được bao nhiêu thì cái kia? được bao nhiêu. Ví dụ: bè trôi được 10km thì hương cháy được 10cm, hay một ngày trôi qua thì kim đồng hồ quay vòng được hai vòng, trái đất quay được một vòng quanh mình, cháy hết 11 ngọn nến hay 6 nén hương?Thời gian chỉ tồn tại trong ý niệm của con người, nó chỉ có khi con người hiện hữu. Kỳ thực bản chất của thời gian là sự so sánh giữa các quá trình vận động (hấp thụ hay giải phóng năng lượng).
    Để ý một chút bạn có thể thấy rằng mọi thứ dụng cụ đo thời gian đều là những vật đang hấp thụ hay giải phóng năng lượng, chúng là những vật được đem ra làm mẫu để có những đơn vị đo thời gian thống nhất của con người.
    Ví dụ: viên bi rơi 10 giây đồng hồ thì chạm đất, ở đây đồng hồ là thứ dụng cụ ta chọn để đo thời gian, kỳ thực cót đồng hồ cũng đã giảm một đơn vị thế năng. Giả sử độ cao ban đầu của viên bi là 10m và trạng thái của cót đồng hồ khi viên bi rơi thay đổi với đường kính 1mm thì hai khoảng không gian này cũng là đang được so sánh với nhau.
    Như thế có nghĩa là thời gian chỉ là đem hai quá trình vận động so sánh với nhau. Bản chất của đơn vị đo thời gian mẫu là một loại năng lượng đang vận động, nghĩa là nó đang giải phóng hay hấp thụ năng lượng. Tự nhiên quanh ta vận động nhưng không hề có ý niệm gì về thời gian vì chúng đâu có biết suy nghĩ?
    Nói thời gian gắn liền với vật thể là câu nói không đơn thuần mang tính lý thuyết, mà nó gắn liền với sự vận động (hấp thụ hay giải phóng năng lượng) của vật thể đó. Khi vật thể đó không vận động, thời gian của nó vô nghĩa, khi nó vận động nhanh, thời gian của nó diễn ra nhanh và ngược lại?
    Thời gian của nhà du hành trên con tàu vũ trụ chạy đều gần với vận tốc ánh sáng so với thời gian của người đứng dưới mặt đất hẳn nhiên là khác nhau, song tuổi thọ của nhà du hành trên con tàu vụ trụ đó cũng tương đương với tuổi thọ của người đứng trên mặt đất. Vì quá trình vận động của các cơ quan nội tiết trong cơ thể con người là bằng nhau, và thời gian cục bộ của hai người này là như nhau.
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tức là một giây của hai người là như nhau, họ cùng chuyển hoá hết bao nhiêu năng lượng từ thức ăn. Một giây tàu vũ trụ chạy được bao xa (chuyển hoá được bao nhiêu nhiêu liệu để thay đổi vị trí), một giây tia sáng đi được 300.000km.
    Thời gian được chia ra làm hai loại thời gian nội và thời gian ngoại vi. Thời gian nội tại là thời gian gắn liền với quá trình vận động của vật. Hình thành khi vật xuất hiện, diễn ra khi vật vận động và mất đi khi vật chuyển đổi thành vật khác. Thời gian ngoại vi là thời gian gắn với quá trình vận động của những vật khác ngoài những vật được ta chọn làm hệ quy chiếu.
    Thời gian vỗ nghĩa khi toàn bộ cả thế giới dừng lại không vận động, khi không có con người (không có sự so sánh) và khi chỉ có một vật thể vận động (không có cái gì vận động khác để so sánh với nó).
    Thời gian có hai nghịch lý thời gian dừng lại (bằng không) ?" vũ trụ dừng hoạt động mãi mãi và có nhiều thời gian trong một không gian, các thời gian trôi đi với các vẫn tốc nhanh chậm khác nhau.
    Ví dụ: khi một nhà bác hoạt nhanh đến mức có thể thấy hoạt động sống của chúng ta chậm đến mức như đờ đẫn, thì sẽ có hai thời gian trong một không gian. Mọi sự thay đổi vị trí của nhà bác học đó đều cần phải hao phí năng lượng, do sự thay đổi vị trí này là rất nhanh nên quá trình hấp thụ hay giải phóng năng lượng của ông ta cũng rất nhanh. Vận động nhanh, các quá trình nội tiết của ông ta diễn ra rất nhanh, làm cho thời gian riêng của ông ta trôi nhanh nên ông ta già đi rất nhanh.
    Thời gian là năng lượng, cụ thể là động năng, khi không có sự vận động thời gian vỗ nghĩa -> mà mọi hình thái của vận động đều bắt nguồn từ chuyển động của các hạt cơ bản trong vật thể. Tùy vào chuyển động là tịnh tiến, zíc zắc hay quay của các hạt cơ bản trong vật thể mà các dạng vận động có hình thái khác nhau.
    Thời gian luôn gắn liền với vận động, với một vật không vận động (không bao giờ có), thời gian của nó vô nghĩa. Sự vật hình thành thì thời gian của nó hình thành, chính xác hơn là năng lượng xuất hiện (từ sự chuyển hoá sang của năng lượng khác) thì thời gian xuất hiện. Thời gian là từng điểm dừng của không gian ghép lại.
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Không gian
    Không gian chính là thế năng. Thế năng của vũ trụ. Khi ta coi toàn bộ vũ trụ là một vật thì không gian này là hình hài của nó, mà hình dáng của một vật chính là thế năng của nó. Một vật khi bị biến dạng hay vận động (kể cả là có chuyển động hay không) là nó thay đổi thế năng.
    Tập hợp những điểm dừng của không gian lại thì thành thời gian và một điểm dừng của thời gian là không gian.
    Không gian được chia ra làm hai loại không gian nội tại và không gian ngoại vi. Không gian nội tại là hình dáng của vật. Không gian ngoại vi là phần còn lại của vũ trụ liên quan đến vật. Hai không gian này quan hệ chặt chẽ với nhau, thứ này thay đổi thì thức kia thay đổi theo.
    Nghịch lý của không gian diễn ra khi có hai trường hợp không gian bằng không nhưng thời gian vẫn trôi (hố đen hay bigbang) và không gian bằng vô cùng nhưng thời gian bằng không ?" vũ trụ dừng lại không vận động.
    Không gian và thời gian dường như là một, chúng liên hệ chặt chẽ với nhau tới mức khi ta bỏ một đại lượng đi, thì đại lượng khi vô nghĩa. Theo một nghĩa thô thiển thì không gian và thời gian chỉ là một, chúng được con người tách thành hai do hai góc độ nhìn nhận vấn đề của họ, chúng là khoảng chênh giữa hai mức năng lượng (thế năng) mà khoảng chênh này được sinh ra khi có sự vận động có bản chất là động năng (chuyển động thay đổi vị trí của các hạt cơ bản).
  8. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    bác viết xong chưa? Nếu xong rồi thì làm ơn viết cho cái kết luận. Thanks
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hệ quy chiếu
    Có bản chất là tập hợp những vật (hay hệ vật) có cùng một mức năng lượng của một loại năng lượng, chúng được chọn để nghiên cứu về những hiện tượng khác.
    Hệ quy chiếu theo quan niệm thông thường của chúng ta là hệ trục toạ độ. Ba đường thẳng vuông góc với nhau trong không gian, chỗ giao nhau của chúng là gốc toạ độ. Gốc này đặt vào vật được chọn làm mốc khi nghiên cứu hiện tượng, lúc này thời gian trôi đi. Khi ta nói hệ quy chiếu thì ta sẽ ngầm hiểu là đã chọn ba thứ loại năng lượng của nó, không gian (thế năng) của nó và thời gian của nó.
    Khi chọn một hệ quy chiếu để nghiên cứu quá trình vận động của một vật, thì không gian là không gian riêng của hệ quy chiếu, còn thời gian thì lại là thời gian riêng của vật được nghiên cứu - tức là mức độ vận động (nhanh hay chậm) của vật đó.
    Hệ quy chiếu quán tính chỉ là một hệ quy chiếu lý thuyết, không bao giờ tồn tại trong thực tế. Nghiên cứu nó làm chúng ta hiểu nhầm tự nhiên.
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Quán tính:
    Quán tính là hiện tượng vật lý đặc trưng cho khả năng cản trở sự biến đổi năng lượng của một loại năng lượng. Nó chỉ xuất hiện khi có các năng lượng tương tác với nhau, và kết thúc khi năng lượng này chuyển hoá hoàn toàn thành loại năng lượng kia.
    Khi một thế năng bị một động năng tác động, không những nó cản trở xu hướng của động năng muốn biến nó thành động năng, mà có còn xu hướng biến động năng này thành thế năng như nó. Ví dụ: một sức nóng khi bị một sức lạnh tác động, không những nó cản trở sự biến thành lạnh mà nó còn muốn sức lạnh đó phải nóng như nó.

Chia sẻ trang này