1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có chút tâm tư khiến con người u buồn, viết ra cùng mọi người trao đổi...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 11/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng thấp nó ổn định hơn.
    Vật chất, cụ thể là vật thể (trong VL không có khái niệm vật chất), là biểu hiện của năng lượng. Phản vật chất cũng có năng lượng.
    Định luật bảo toàn năng lượng.
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Trên tinh thần tâm sự đó, cùng với sự trao đổi của một số bạn quan tâm, bây giờ, với kiến thức hạn hẹp của mình, tôi xin mạnh dạn nói ra quan niệm về tự nhiên lạc hậu của mình:
    Toàn bộ vũ trụ này được cấu tạo lên bởi các hạt siêu nhỏ. Chúng nhỏ tới mức khi con người, với phương tiện KHKT hạn chế của mình, phát hiện ra các hạt nhỏ mà theo con người là cơ bản, thì sẽ có các hạt nhỏ hơn cấu tạo lên chúng. Tuỳ vào số lượng và trang thái của các hạt cơ bản này, chúng liên kết với nhau tạo ra các hạt cơ bản mà ngày nay con người có thể biết được. Về thang vĩ mô, vũ trụ là vô cùng lớn, không có biên về mặt không gian. Thời gian thì như tôi đã quan niệm, nó chỉ là một đại lượng tưởng tượng do con người có trí nhớ. Vấn đề này tôi xin đề cập lại sau.
    Các lực cơ bản có nguyên nhân từ sự chuyển động, cụ thể ở đây là chuyển động quay. Tuỳ vào khối lượng, tốc độ và trạng thái chuyển động của vật thể (được cấu tạo từ các hạt cơ bản) mà nó tạo ra 04 lực cơ bản khác nhau: hẫp dẫn, điện từ, mạnh và yếu. Ta hãy hình dung vấn đề này như một vũng xoáy nước khi ta rút bịt cái bịt đáy của chậu rửa bát, cơn gió cuốn-lốc xoáy, hay đơn giản như tàu hoả chạy nhanh cuốn các vật nhẹ gần đường ray theo nó, các thiên hà hay toàn bộ vũ trụ này cũng như thế. Quan niệm vũ trụ là một cơn lốc xoáy đã có từ thời cổ đại, tôi khôi phục lại vì ngày nay KHKT chứng minh cho tính đúng đắn của nó.
    Trái đất quay cuốn không gian quanh nó quay theo và xoắn đi theo chiều quay của nó, nghĩa là có sự trễ pha của chuyển động với những điểm cách xa mặt đất. Ở thang ngắn, các vật thể bị rơi xuống theo đường thẳng, nhưng khi trên cao, đường rơi xuống của nó sẽ là đường cong, cong theo sự trễ pha, sự xoay của không gian, trực quan là không khí quanh trái đất. Đó là góc xiên của lực cuốn mà Einstein gọi là đường trắc địa. Trái đất này vẫn nặng bằng ấy, nhưng khi nó quay nhanh hơn, chắc chắn lực cuốn (theo con người là hấp hẫn) sẽ mạnh hơn, g sẽ lớn hơn 9,8m/s2 và ngược lại. Hay nó vấn quay với tốc độ này nhưng khi nó lớn (nặng) hoặc nhỏ (nhẹ) hơn thì mọi việc cũng khác đi rất nhiều.
    Sở dĩ độ cong trơn của thang vĩ mô không thể thống nhất được với sự hỗn độn hú hoạ của thang lượng tử và-hay không thể thống nhất các lực của tự nhiên đơn giản bởi vì kích cỡ (thô thiển là mức độ tập trung các hạt cơ bản) và trạng thái chuyển động của chúng. Lực hấp dẫn chỉ có ở thang vĩ mô với những vận tốc quay nhỏ của các vật thể lớn, khi vật càng nhỏ, tốc độ quay của nó càng lớn, do đó lực điện từ lớn hơn lực hấp dẫn rất nhiều.
    Các vật hút hay đẩy nhau là do trạng thái chuyển động của nó và các các hạt cơ bản tạo lên nó, các vật quay cùng chiều thì hút nhau, và quay ngược chiều thì đẩy nhau. Hai cực nam châm tích hiện trái dấu thì hút nhau và cùng dấu thì đẩy nhau, bản chất là do các hạt cơ bản cấu tạo lên hai cục nam châm này đang quay, khi ta hướng hai đầu mà các hạt cơ bản quay cùng chiều vào nhau thì nó hút nhau, hai đầu mà các hạt cơ bản quay ngược chiều vào nhau thì nó đẩy nhau. Ta thấy rằng các lực cơ bản, gọi như vậy vì con người thấy tự nhiên nó có, cũng không còn là cơ bản nữa, vì để có nó, vũ trụ đã phải thay đổi trạng thái, mà bất cứ vật nào thay đổi trạng thái cũng thay đổi mức năng lượng, nghĩa là các lực cơ bản có do vũ trụ vận động, con người nên tận dụng loại lực này (năng lượng). Tôi xin nói vấn đề này ở phần sau.
    Năng lượng tối, hay vật chất tối chỉ là bức xạ của của thế giới năng lượng mà thôi. Tất cả các vật thể, năng lượng có nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đề bức xạ. Toàn bộ vũ trụ như một cơn lốc xoáy, cuốn vào điểm tâm lốc nhưng bức xạ của vật chất lại đấy chúng ra xa nhau.
    Theo quan niệm này thì bản thể là của thế giới vật chất là năng lượng, nguyên lý của nó là mọi năng lượng luôn muốn giải phóng mình và hiện tượng của nó là các hiện tượng vật lý, các hiện tượng tự nhiên. Thông tin mới nhất về KHKT cho đến thời điểm này là: sau khi quan trắc các bức xạ nền vụ trụ, người ta thấy rằng không gian của vũ trụ là đẳng hướng và phẳng. Điều này thật tốt vì nó như những gì ta vẫn hình dung về nó. Tức là có thể có không gian tuyệt đối đứng yên hay ête như Newton quan niệm.
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Sở dĩ tôi đưa ra quan niệm của mình là muốn chia sẻ cùng các bạn giải quyết vấn đề lớn và thực tiến của loài người của thế ký 21, vấn đề năng lượng. Như chúng ta đều biết, con người chia năng lượng ra làm hai loại: năng lượng tái sinh và năng lượng không tái sinh. Năng lượng tái sinh là các sự vật, hiện tượng như: nắng, mưa, gió, sét, sóng? tức là các năng lượng của tự nhiên, sinh ra từ tự nhiên và con người có thể khai thác vô tận vì nó gần như vĩnh cửu. Năng lượng không tái sinh là các loại năng lượng có số lượng nhất định, con người dùng nó đến một giới hạn nào đó sẽ hết: chất phóng xạ, chất đốt, oxy, hydro, rừng, năng lượng hoá thạch: dầu mỏ, than đá, khí đốt? Xăng bây giờ 15.000/lít và 40 năm nữa con người sẽ sử dụng hết dầu mỏ. Từ giờ đến lúc đó, nước nào KHKT tiến tiến hơn, khai thác được năng lượng mới hơn, sạch hơn chắc chắn nước đó sẽ là một hùng cường.
    Năng lượng thì đa dạng như thế, vậy con người khai thác sử dụng nó như thế nào? Hãy nhìn vào mục đích cuối cùng cho khỏi nhầm lấn: con người sử sụng năng lượng để phục phụ cho các hoạt động sống của mình, cụ thể như: tạo ra lương thực, thực phẩm, của cải vật chất, đi lại, sản xuất, vui chơi?
    Ta nói qua một chút về bản chất của các loại năng lượng (theo quan niệm cũ), nó được các lực cơ bản tạo ra thế nào, và thế nào là một cái máy. Ví dụ điển hình nhất là việc tạo ra điện năng từ nhà máy thuỷ điện. Trái đất quay quanh mình cuốn các vật quanh nó dính chặt vào và cố định quay theo. Nước bị cuốn vào nên nó có thế năng, thế năng này có do vị trí tương quan của nó so với mặt đất, nói thô thiển là nó ở trên cao nên sẽ có xu hướng ?orơi? xuống đất. Nước lại là chất lỏng nên người ta hướng nó chảy vào các ống làm quay tua-bin. (Ở đây theo quan niệm cũ thì là lực hẫp dẫn gây ra thế năng cho nước). Người ta gắn các nam châm vào trục quay, từ trường quay thì tạo ra dòng điện, dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. Nếu ta để ý một chút thì toàn bộ quá trình này chỉ là sự khéo léo sắp sếp tạo ra sự tương tác giữa các lực cơ bản của tự nhiên, trong trường hợp cụ thể này là lực hẫp và lực điện từ, hẫp dấn trái đất tác dụng lên của nước tạo ra chuyển động quay của tua-bin tạo ra dòng điện. Các quá trình tạo ra năng lượng khác cũng có bản chất từ sự tương tác giữa các lực cơ bản với nhau. Nhiệt năng, sức gió, sức sóng có bản chất từ sự vận động của vật thể, mà vận động này có bản chất là sự tương tác, thay đổi vị trí của các hạt cơ bản cấu tạo lên.
    Bây giờ là cấu tạo của một cái máy. Những vật mà vừa hấp thụ năng lượng vừa giải phóng năng lượng là một cái máy. Như chúng ta đều biết, mọi sự thay đổi trang thái đều cần đến năng lượng: muốn nâng một hòn đá lên cao cần có lực, lực do năng lượng hao phí mà ra, CaO muốn thành CaOH cần có nhiệt độ?
    Ngọn lửa là một cái máy, cái máy của tự nhiên, ngọn lửa cần nguyên liệu là O2 và vật liệu cháy, giải phóng ra năng lượng là nhiệt năng và tro. Lửa là phát minh cổ xưa nhất và là đầu tiên của loại người. Cái máy này kích thích cái máy khác, do con người tạo ra, hoạt động. Rất nhiều máy móc của con người phải được kích thích từ lửa: máy hơi nước, động cơ đốt trong?
    Về mặt lý thuyết con người có thể tận dụng các loại lực cơ bản để đi lại. Xe chạy bằng năng lượng điện, có bản chất từ lực điện. Còn lực hẫp dẫn thì con người có thể tận dụng bằng cách xây một cột tháp rất cao, gắn một cái ôtô buýt vào một sợi cáp, đầu kia sợi cáp gắn với đỉnh ngọn tháp. Các bến xe buýt lúc này ở trên cao. Khi thả sàn làm ôtô buýt tự do trong không khí, hấp dẫn sẽ hút ôtô xuống, cáp thì giữ lại làm ôtô văng đến bến bên kia, cần thêm một chút lực để thắng hao phí do ma sát mà thôi. Các vấn đề khó ở đây là: vận tốc lớn, rung, ồn, nguy hiểm? Thực ra khai thác như thế này đã được Tác-Răng thực hiện ra từ lâu.
  4. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Mình vừa đọc xong mấy trang bạn viết, phần đầu cũng thấy hợp lý nhưng phần sau không ổn. Mình cũng đồng ý với bạn rằng vật lý hiện đại đang sa vào những phương trình lý thuyết vô cùng rắc rối mà SV đại học mới ra trường có khi còn không hiểu nổi, hệ quả là tính trực quan bị hạn chế nặng. Còn nhớ khi cơ học lượng tử ra đời, những người tìm ra nó tự hào là đã thoát khỏi tính trực quan thông thường để có thể tận lực lao vào toán học như là một công cụ vạn năng( và Einstein vĩ đại không mặn mà lắm với cơ học lượng tử cũng chính vì điều này, ông từng nói một câu nổi tiếng " tôi không tin vào toán học" ) Tuy nhiên không thể nói thời gian là động năng còn không gian là thế năng được vì nói như thế là quá cơ học. Không gian và thời gian là hai thuộc tính hiển nhiên của vật chất, không thể có vật chất ngoài không gian và thời gian cũng như không thể tồn tại không gian hay thời gian riêng biệt, tuyệt đối. Hơn nữa, các lý thuyết vật lý ngày nay đều dùng rất phổ biến các phép gần đúng, đặc biệt trong việc giải các phương trình vi phân của cơ học lượng tử, như vậy không thể có một lý thuyết nào là hoàn hảo mà chỉ có thể nói có một lý thuyết tốt mà thôi. Thực tiễn là thước đo của mọi chân lý, nếu lý thuyết phù hợp với thực tiễn, đó là một lý thuyết tốt.Còn trong quá trinh fnhận thức tự nhiên, triết học Mác đã chỉ là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Trong quá trình tư duy trừu tượng thì hình thức cơ bản đầu tiên là khái niệm, con người dùng khái niệm để mô tả một hiện tượng bắt gặp trong thực tiễn. Nếu khái niêm đó mô tả chính xác thì lý luận dựa trên các khái niêm ấy phù hợp tương đối với thực tiễn. Các khái niêm trong vật lý như nguyên tử, phân tử, eletron, notron...đều là do các nhà bác học đưa ra để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Thậm chí có những khái niệm trên một phương diện nào đó còn bị "mờ" nữa là đằng khác, chẳng hạn khái niệm về spin, "momen quay riêng" của hạt vi mô, các nhà vật lý nói rằng hạt vi mô "quay" theo một cách nào đó, không phải như một con quay thông thường. Con đường nhận thức chân lý là vô tận, không có điểm dừng. Không nên quá cầu toàn để rồi bi quan theo tâm lý bất khả tri. ( mình cũng nghĩ rằng, một lý thuyết mới khả dĩ giải quyết được các vướng mắt hiện nay cũng nên là một lý thuyết "tương đối đơn giản" một chút nếu không chúng ta phải mất vài năm học toán thì...chết)
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Rất vui khi có người để cùng tâm sự!
    Đồng ý!
    Cái này thì chỉ là cách quan niệm, vấn đề của lý luận và của ngôn từ.
    Theo quan niệm của tôi thì thời gian chỉ là sự thay đổi của không gian mà con người có thể hiểu và cảm nhận được (do có sự hiểu biết và có trí nhớ).
    Nói thế nào cho dễ hiểu nhỉ? Ví dụ thô thiển vậy: trên mặt trăng tách ra một thiên thể, nó sẽ bay về trái đất và huỷ diệt sự sống trong vòng 15 ngày. Các nhà khoa học trên thế giới tập trung lại và tính toán quỹ đạo, vận tốc, khối lượng, lượng thuốc nổ cần thiết để tiêu diệt nó...
    Sẽ như thế nào nếu không tồn tại loài người trên trái đất? Nó vẫn lưỡng lờ trôi và va chạm vào trái đất sau 15 ngày, nhưng thử hỏi cái 15 ngày này có còn ý nghĩa gì?
    Đó mới là không có con người thôi đấy, khái niệm thời gian đã gần như vô nghĩa rồi. Còn không gian: trái đất có một kích thước, mặt trăng có một kích thước, khoảng cách giữa chúng (không gian) là xác định, và cả cái vũ trụ này cũng là xác định. TĐ, MT và khoảng không gian đó là một phần của VT. Mà hình hài của một vật là thế năng của nó, (hình hài của vật thể cũng là không gian đấy nhé). Thế nên không gian là thế năng, thế năng của vũ trụ.
    Mà đó cũng chỉ là một cách quan niệm, vì khái niệm thời gian vô nghĩa thì không gian tự nhiên cũng vô nghĩa. Tức là về mặt thực tế: không gian là thế năng, nhưng nếu ta quan niệm nó vô nghĩa thì nó phải vô nghĩa. Anh ta có thể coi tất cả là vô nghĩa cơ mà. Nhưng người khác lại không thế.
    Tại sao lại có cái môn học gọi là: Nhiệt động lực học? Tại vì người ta thấy rằng nhiệt năng cũng là cơ năng. Nó có bản chất là các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể chạy rối tung lên làm nóng vật mà thôi.
    Có một điều rất hay thế này: các nhà khoa học thì rất ngờ nghệch, nhìn vấn đề rất ngây ngô, thậm trí như một đứa trẻ. Các nhà triết học dựa vào khoa học để viết ra các học thuyết của mình, nhưng dường như họ lại muốn "bày" cho các nhà khoa học phải nghiên cứu thế nào... Đó là một điều vô lý! Nhưng chúng ta đừng nghĩ các nhà KH không thực tế, họ rất thực tế với thế giới tự nhiên vì họ hiểu chúng nhưng lại rất "ngây ngô" trong cuộc sống thường ngày, (có một điều hay là họ ít vô lý, vì họ thường làm theo logic và nguyên tắc).
    Tôi không báng bổ hay bênh vực gì ai cả. Tôi chỉ kể ra để nói lên ý kiến của mình: trực quan sinh động là gì? Tư duy trừu tượng là gì? Tôi không quá tin Mác, hay chí ít là người dịch Mác!
    Theo tôi thì ta phải có ngũ quan tinh tế trên nền tảng của một sự hiểu biết sâu rộng và (cái trọng nhất) là không vụ lợi. Nếu làm khoa học mà ham (cái này khó nói, xin được nói thực!) mang về cái lợi thì khó mà hiểu đúng được tự nhiên. Tự nhiên thì nó có cái lý của nó và lúc nào nó cũng tuân theo cái lý ấy. Nó là như thế, ta nhìn thế nào thì nhìn, quan niệm thế nào thì nó thế ấy... Đến bây giờ mà ông anh dưới quê tôi còn hỏi: "Không biết trên Cung Trăng chú Cuội lấy nước ở đâu mà uống nhỉ" cơ mà?
    Nước thì chảy chỗ trũng (Lão Tử). Còn cái việc nó chảy làm ngập lụt xóm làng lại là cái việc khác rồi. Bom nguyên tử thì nổ rất lớn, còn cái việc dùng nó để giết người thì là tội ác rồi!
    Việc "tri" là việc của "tri" còn việc "quan niệm" là việc của "quan niệm". Theo tôi thì con người có thể "tri" được hết, nhưng đến thời điểm này, chỉ biết được chừng ấy thôi... Thế nên mới phải quan niệm, mới phải đưa ra thuyết.
    Tôi thì tôi cũng không tin vào Toán học, thậm trí là cả Vật lý học. Tôi tin vào trực giác của con người. Xa xưa tôn giáo ức chế khoa học KH. Sau khi KH giải phóng được mình và giải phóng được nhân loại, rồi lại làm tốt cuộc cách mạng KHKT thì KH đã có được một niềm tin tuyết đối từ con người. Nhưng dường như con người tin vào KH quá, có những thứ KH nói xa thực tế, sai với trực giác, ra nghich lý... nhưng con người vẫn tin, vì nó là nghiệm của các phương trình mà.
    Con người đã đặt ra các công cụ để nghiên cứu tự nhiên, nhưng hình như các công cụ này có vấn đề nên đã hiểu sai nó.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 23:04 ngày 16/03/2008
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Thú thật là để hiểu kĩ hơn về những tâm sự của tôi, các bạn nên có một nền kiến thức cơ bản về: Vật lý cơ học, Vật lý lý thuyết... Nếu có thể, tốt hơn nữa, thì đọc qua các cuốn như: Thuyết tương đối cho mọi người, Lược sử thời gian, ABC về thuyết tương đối hay Vũ trụ trong một hạt dẻ... vì tôi thường đi theo các vấn đề chúng gợi ý và tìm câu trả lời cho những câu hỏi trong đó. Thú thật là hai cuốn sau tôi chỉ nghe giới thiệu và đọc lõm bõm trên mạng. Tôi phản đối quan niệm cho rằng: "kiến thức hạn hẹp thì không nên đọc các cuốn này" vì bản thân đầu đề của cuốn đầu tiên đã toát nên điều tác giả nó muốn nói. Hãy cứ đọc, nhưng đừng tin chúng quá. Chỗ nào không hiểu bỏ qua, chỗ nào mâu thuẫn thì ghi lại ra giấy, lúc nào rỗi bắt bẻ lại sách.
    Theo tôi thì cách tiếp cận vấn đề của VLCĐ mà muốn tìm ra thuyết M thì giống như việc: một người đứng trên cái ghế lại loay hoay muốn nhấc cái ghế đó lên. Không có điểm tì: Newton bảo các vật có khối lượng thì hút nhau, nhưng không tìm ra được tại sao và các vật có khối lượng đó cấu tạo từ các nguyên tố khác nhau thì hút nhau khác nhau thế nào? Einstein thì có nghịch lý anh em sinh đôi, đưa ra khái niệm hằng số vũ trụ rồi lại bỏ đi... Nếu không có CHLT, và thuyết dây thì chắc chắn rắc rối còn nhiều, nhất là từ khi phát hiện ra vật chất tối, năng lượng tối và bức xạ nền vũ trụ.
    Tôi tâm niệm thế này: rủi các vấn đề của tôi đúng thì tôi cũng chỉ là cái thằng "khôn ăn khéo nói" mà thôi, chứ còn nghĩ ra các vấn đề này, có người nghĩ ra lâu rồi, có điều họ không khéo trong cách nói cho người khác hiểu mà thôi.
    Tôi cũng muốn khuyên các bạn trẻ rằng: cho dù lý thuyết có thế nào đi chăng nữa thì thực tế hãy làm một điều gì đó thiết thực vào. Hãy kiếm thật nhiều tiền vì cái thứ của nợ đó nó làm cho cuộc sống của ta tốt hơn.
    Và cuối cùng, tôi xin được trích ra một vài điều hay:
    - Trí tưởng tượng quan trọng hơn sự hiểu biết.
    - Tôi cao vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ.
    - Tôi chỉ như người vô tình đi trên bãi biển rồi nhặt được viên đá đẹp hơn mọi người thôi.
    - Các học thuyết mới thường là mở rộng các học thuyết cũ.
    Và cuối cùng nữa :-)-) - Nhờ các bạn hãy truy cập vào website của thằng cu em tôi, để lăng-sê cho nó tí, vì tôi thấy nó bỏ nhiều công sức tâm huyết cho nó mà: http://www.diachiso.com
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Những người không vụ lợi (vô tư) yêu thiên nhiên thì lại dễ hiểu được tự nhiên. Ngẫm ra thì đó cũng là cái lẽ thường tình. Khổng Tử có câu: "Vui mà học thì hơn biết mà học". Tối thấy rất chí lý!
    Tôi đang nghĩ về những nghịch lý do Einstein tạo ra và việc mà 30 năm cuối đời Ông muốn làm, thống nhất lực hấp dẫn và lực điện từ.
    Về điểm kỳ dị: tôi chưa nghĩ ra!
    Về nghịch lý anh em sinh đôi. Vì thời gian vỗ nghĩa nên điều này vô nghĩa. Sự thật nếu nó diễn ra thì sẽ như thế nào tôi cũng chưa hình dung nổi, nhưng tôi cảm thấy về mặt Toán học, nó giống như một bài toán chia cho 0 - vô nghĩa!
    Trong toán học, phép nhân có bản chất từ phép cộng:
    2x3 = 2+2+2 (ba lần hai) nhưng phép nhân có tính giao hoán nên:
    2x3 = 3x2 = 3+3 (hai lần ba).
    Sẽ như thế nào nếu là nhân với 0:
    2x0 = ? không lần hai, hai thì là hai, nhưng "không lần hai" thì vẫn là không.
    0x2 = hai lần không, hai lần không thì đương nhiên vẫn là không rồi!
    Tiếp là phép chia:
    6:2 = 6-1/2x6 tức là: sáu trừ đi "một nửa" của sáu (vì 1/2 băng một nửa).
    Thế 6:0 = 6-0/0x6 sáu trừ đi không lần lần 0 của sáu, không lần không của sáu là gì, chịu - vô nghĩa.
    Nói nôm na theo nghĩa giải thích là: có sáu cái kẹo, chia cho không em (chẳng có em nào cả), thì mỗi em được không cái!
    0:6 = 0-1/6x0 = 0, 0 trừ đi 1/6 lần không, cái này chắc đơn giản rồi.
    Không cái kẹo chia cho 6 em thì mỗi em được không cái, hay không được cái nào. Chẳng ai được cái gì cả.
    Bạn nào hứng thú với mấy cái này, giải thích ngọn ngành giúp nhé!
    Theo tôi, các câu hỏi cơ bản bây giờ là:
    Tại sao các vật hút nhau?
    Tại sao các vật đấy nhau?
    Chúng hút nhau ntn? Và phụ thuộc vào những yếu tố gì?
    Chúng đẩy nhau ntn? Và phụ thuộc vào những yếu tố gì?
    Trước hết ta cứ giải quyết mấy câu hỏi cơ sở này để tìm ra bản chất của các lực cơ bản trong tự nhiên. Sau đó mới bước sang giải quyết các vấn đề khác, khó hơn như: điểm kỳ dị, nghịch lý AESĐ, bức xạ nền, VCT, NLT...
    Theo tôi:
    Hút nhau: do có chuyển động quay cùng chiều.
    Đấy nhau: do có chuyển động quay ngược chiều hoặc không có chuyển động nào hết.
    Hút nhau phụ thuộc vào: khối lượng, vận tốc quay, phương của hai chuyển động quay, mức độ tập trung của vật chất cấu tạo nên chúng (hình hài) và phần còn lại của vũ trụ tác động nên hai vật thể. (Nguyên tố cấu tạo nên vật thể có lẽ có bản chất nằm trong yếu tố khối lượng, vì nguyên tố đó nên nó có sức nặng đó).
    Hút nhau là một quá trình liên tục, chứ không phải một hiện tượng xảy ra tức thì xong thôi nên:
    Hai vật càng lớn (nặng) hút nhau càng nhẹ, vì lý do bức xạ. Hai vật càng quay nhanh cùng hướng thì hút nhau càng mạnh. Phương của hai chuyển động quay càng "gần" nhau thì chúng hút nhau càng mạnh. Hai vật càng nhỏ (so với cùng khối lượng nhưng lớn hơn) khi quay thì hút nhau càng nhẹ vì khoảng cách giữa chúng lớn.
    Trường hợp đấy nhau khi quay ngược chiều thì ngược lại với các yếu tố trên. Còn với trường hợp hai vật đứng yêu so với nhau, chúng càng lớn chúng càng đẩy nhau mạnh.
    Tức là vũ trụ là một môi trường hỗn độn với các thành phần cục bộ giằng xé, đùn đẩy nhau hết sức phức tạp. Các không gian cục bộ khi có độ cong này, khi có độ cong khác, khi âm, khi dương... tuỳ thuộc vào mức độ tập trung vật chất, năng lượng hay các trang thái vận động của chúng của chúng.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 19/03/2008
  8. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Trong toán học( ở đây là số học) người ta yêu cầu tính đơn nhất của phép toán, nghĩa là một phép toán chỉ có thể có một đáp số. Một phép toán cơ bản sẽ có phép toán ngược lại với nó (cộng có trừ, nhân có chia, luỹ thừa có khai căn...) Trường hợp 0:0 có vô số đáp án a là số thực bất kỳ nhân với 0 để thành 0, vì vậy phép toán này trở nên vô nghĩa. Cũng như vậy, phép 6:0 không thể có đáp án vì không có số nào nhân 0 lại bằng 6, có thể xem 0 là một "điểm kỳ dị" so với các số khác. Nghịch lý anh em sinh đôi thực ra đã được giải quyết từ lâu vì HQC gắn với trái đất là hệ khách quan hơn so với hệ gắn với con tàu vũ trụ(không bị đổi chiều khi con tàu quay về). So với nghịch lý đó thì nghịch lý ông nội khi xét đến khả năng đi ngược thời gian còn vui hơn nhiều.
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    À! Ra là số học giải thích như thế, cám ơn bạn! Đó cũng là một cách đặt vấn đề khá hợp lý.
    Tôi thì tôi cứ nôm na dùng trực giác cho nó tiện... Vì số học cũng là do người ta dùng trực giác để xây dựng nên. Hay chắc tôi chưa nghiền ngẫm đủ độ để đi đến tận gốc rễ của vấn đề.
    Còn cái nghịch lý anh em sinh đôi, tôi cho rằng giải thích theo lối đó là không thuyết phục, phần nào mang tính biện bạch... Người ta mang cái khái niệm hệ quy chiếu này, hệ quy chiếu nọ, đổi chiều ngược, đổi chiều xuôi đó ra tôi thấy không ổn... Vì kỳ thực, bản chất của hệ quy chiếu là gì, người ta đã hiểu đâu? Bản chất của thời gian là gì, người ta đã hiểu đâu?
    (Đấy là theo quan điểm của riêng tôi thôi đấy nhé!)
    Còn cái nghịch lý Ông nội, tôi cho đó là một hệ quả dẫn đến sai lầm tất yếu của cách đặt ra, hiểu và sử dụng các công cụ của khoa học khi nghiên cứu tự nhiên. Cách đặt vấn đề ban đầu sai đã dẫn đến cái hệ quả khi tất yếu sẽ có người nghĩ ra và đặt ra vấn đề đó.
    (Đây vẫn chỉ là quan điểm của riêng tôi thôi nhé!)
    - Thứ nhất: thời gian là vô nghĩa, nó là một đại lượng không có thật, không tồn tại.
    - Thứ hai: kể cả nhìn theo quan điểm thời gian cũ, nó cũng chỉ là đại lượng một chiều. Như kiểu hòn đá rơi từ trên cao xuống, chứ không bao giờ hòn đá lại bay từ dưới thấp lên. Thời gian là thứ người ta ước đoán với nhau (so sánh) giữa hai quá trình năng lượng. Đơn vị thời gian mẫu thường là một đơn vị thời gian, khi một vật được chọn làm mẫu đang giải phóng năng lượng (cót đồng hồ giải phóng thế năng) không bao giờ cót lại tự tăng thế năng lên cho nó được. Thời gian là tập hợp những điểm dừng, khi không gian vận động ghép lại. Mà khi vận động, mọi vật thể luốn chỉ vận động xác định một chiều. Nếu không có gì tác động, nó giải phóng năng lượng, khi bị năng lượng khác tác động đúng cách, nó mới nâng mức năng lượng của nó lên.
    Đó là kể cả trong trường hợp thời gian có nghĩa, theo cách nhìn nhận để đặt ra vấn đề của con người, một cách nhìn nhận sai lầm!
    Thú thật là tôi muốn dùng trực giác nói chuyện với nhau cơ, chứ không muốn bạn dùng những lý thuyết có rồi. Chắc không có ai đồng cảm, tôi xin tạm thời vắng bóng một thời gian.
  10. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Không nên tuyệt đối hoá vấn đề trực giác như vậy, trực giác có thể đúng mà cũng có thể sai, nó chỉ có thể là ngọn đèn, chứ không thể là con mắt thay ta được. Thời gian là một điều tất yếu trong nhận thức của con người, không thể loại bỏ nó ra khỏi khoa học , loại bỏ thời gian tức là loại bỏ mối liên hệ giữa các đối tượng vật chất và các quá trình liên tục trong tự nhiên luôn vận đông không ngừng. Vật lý học nghiên cứu thế giới mà không dùng HQC thì dùng cái gì? 1 HQC được cấu thành từ 3 trục toạ độ và một trục thời gian nói cách khác đó chính là không gian và thời gian. KHi thuyết tương đối rộng ra đời, Einstein và các học trò của mình từng cho rằng cuộc tranh cãi giữa Kopecnik và Proteme về hai hệ thống vũ trụ là không còn ý nghĩa, chẳng qua là cách chọn HQC khác nhau. Nhưng từ đó sinh ra một nghịch lý: nếu lấy trái đất làm trung tâm, thì những vì sao sẽ xoay quanh TĐ theo những vòng tròn có bán kính rất lớn, đến 1 khoảng cách nào đó vận tốc góc của chúng sẽ lớn hơn cả vận tốc ánh sáng Để giải quyết vấn đề này , nhà vật lý A.Fôk người Nga đã khảo sát tính hợp lý của hai HQC. Trong HQC gắn với mặt trời, không-thời gian bị uốn cong ở tâm trước, sau đó ngày càng "phẳng " hơn khi đi xa tâm, còn hệ quy chiếu gắn với trái đất, không thời gian, lại bị uốn cong khi tiến xa tâm, tức là khi đi tới mặt trời. Như vậy HQC gắn với mặt trời là hệ ưu tiên-khách quan hơn so với hệ gắn với trái đất. Giải thích bằng HQC như vậy theo mình hoàn toàn hợp lý và không có gì đáng phàn nàn cả. Khi thời gian chậm lại, dĩ nhiên các quá trình xảy ra trong vùng bị ảnh hưởng đó sẽ xảy ra chậm hơn và điều đó đã được kiểm chứng trong thực tế. Còn nghịch lý ông nội lại là chuyện khác, vẫn còn đang trong giai đoạn tranh cãi gay gắt nên tạm thời chưa có ý kiến thống nhất. Cái đó xin được bàn đến sau.

Chia sẻ trang này