1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có còn trở lại nữa không cái thời "Thi nhân Việt Nam"?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi logarit, 16/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. logarit

    logarit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Có còn trở lại nữa không cái thời "Thi nhân Việt Nam"?

    Đời sống văn học Việt Nam thời bây giờ quá trầm lặng. Phải chăng văn học không thể chung sống với nền kinh tế thị trường? Và kinh tế thị trường không thể dung hoà những cái gì phi lợi nhuận?
    Nhớ lại thời kì văn học trước đây , những năm trước cách mạng và trong kháng chiến. Văn học có một vị trí quan trọng trong đời sống. Có ai đã đọc Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh_Hoài Chân ? Ở phần tiểu luận, hai ông đã tường thuât lại không khí sôi động , găt gao của thời kì thơ mới tuyên chiến với thơ cũ. Thờ đó văn học là chủ đề của báo chí, của dư luận. Trong kháng chiến , văn học đi theo bước hành quân của anh bộ đội, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi.
    Còn thời chúng ta , văn học kể như đã "đề mốt" trong mắt các bạn trẻ. Văn học chân chính không thể khing doanh, như vậy văn học chân chính sẽ tàn lụi trong kinh tế thị trường?Không, văn học là một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần cả nhân loại , không riêng gì chúng ta. Những người yêu văn học hãy cứ hy vọng tới một " thi nhân Việt Nam " mới trong thời đại mới.
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, nếu bác nói văn học không thể chung sống với cơ chế thị trường thì chẳng lẽ mấy trăm năm nay các bác tư bản Âu Mỹ không biết đọc sách với viết sách à?
    Vấn đề ở đây theo tôi gồm có hai câu hỏi:
    1. Phải chăng (và nếu đúng thì Tại sao) văn học không còn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống người dân, ít nhất cũng là trong những tầng lớp được xem là có học, như trước kia?
    2. Văn học VN đương đại phải chăng vẫn chưa thích ứng được với những thay đổi kinh tế- xã hội trong cuộc sống ngày nay, không có các tác phẩm hay, phản ánh tinh thần thời đại? Rút cục là sự quẩn quanh, bế tắc.

    Quan quan này tiếng thư cưu
    Đôi chim quấn quýt luyến lưu chẳng rời
    Kìa nàng thục nữ xinh tươi
    Bên chàng quân tử trao lời yêu đương
  3. logarit

    logarit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cao thủ, xin cúi đầu học tập và không dám lạm bàn thêm.
  4. jlh

    jlh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0

    Nhu mot dua tre moi tap noi, luc noi dung, khi noi sai. Nguoi me doc ac qua,.Giang mot cai tat ! Dua be lang im. So hai. Khong bao goi dam noi nua!
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác logarít ơi. Bác đừng nói vậy, tôi ngượng lắm. Chẳng qua tôi chỉ bổ sung cái ý của bác cho mọi người dễ trao đổi thôi. Bác có cao kiến gì chia sẽ với mọi người nhá

    Quan quan này tiếng thư cưu
    Đôi chim quấn quýt luyến lưu chẳng rời
    Kìa nàng thục nữ xinh tươi
    Bên chàng quân tử trao lời yêu đương
  6. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    hị hị, tát thêm phát nữa đi. Văn học ( hoặc bất cứ môn nào cũng thế, trừ môn cờ bạc và ăn tục nói phét thì VN đáng được xếp hàng Top of the world ) VN không phát triển, nguyên nhân chính yếu ( ai cũng biết mà không ai mở mồm ) vì cả Xã hội đều dốt. Đồng chí Logarit sợ rì trời đất mà không hét toáng lên : Nhà Văn ( trí thức ) VN viết chán như ngựa .
    Trong cả thế kỷ nay người VN viết được bao nhiêu cuốn sách đáng để đọc và các đồng chí biết được bao nhiêu quyển.
    Hỏi trong này có bao nhiêu đồng chí đọc triết, sử của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim ( 1) hay sách triết "thật" của bác Trần Văn Thảo (2) điên. Bao nhiêu người biết ông Lê Văn Thiêm (3)
    Đấy là nói xa xôi, đọc Phan Bội Châu (4) mà qui ra : cả nước Việt Nam hồi đầu thế kỷ chỉ có khoảng một hai trăm người được đi học Tây do phong trào Đông Du, trong đó chỉ có số ít là có tài hoặc sống sót thì cũng đủ để biết trí thức của ta thời đó như thế nào. Chưa kể Pháp bịt mắt , chương trình dạy hoc của chúng nó, ngay cả "ngữ pháp tiếng Pháp chúng nó dạy cho dân bản xứ cũng là thứ ngữ pháp của một trăm năm trước đó " (5) vậy mà cũng đã đẻ ra cả một thế hệ me Tây ( nhưng mà me ngu ) cái gì cũng trọ trẹ tiếng Pháp rồi văn học Pháp, thi ca Pháp, dưng mà bao nhiêu bác hiểu nó là gì ?. Viết thì bắt chước, khổ cái cóc hiểu ngữ pháp của nó, kể cả cái ngữ pháp văn hoá thành ra vẫn phải là kẻ đi sau và đi sau rất xa như mấy nghìn năm đi theo Tàu .
    Lại dài dòng rùi, lần sau nhờ các cậu cứ khi nào thấy tớ viết dài quá 3 câu thì chửi tớ một tiếng hộ cái nhé ( nhất là những bài vô bổ kiểu này ).
    Đã lắm mồm thì thêm cho chót : Thái Lan hiện nay 1 năm có khoảng 25.000 (*) sinh viên đi du học ở Mỹ , Anh, Pháp, Đức .. mặc dù dân Thái nói không phải khinh tớ quen một số đứa đầu óc chán bỏ m., trong khi trong 10 năm nay chúng ta chỉ có 14.000 du sinh viên, trong đó rất tiếc, có lẽ có khoảng 1/3 là những thằng ngu thật ( trong khi người VN bình thường trí tuệ và đức độ cũng cao hơn ).
    --------
    (1)-không hề liên quan đến mấy vấn đề nhạy cảm vì sách của các ông ấy viết trước 45 .
    (2)-Nhà triết học được coi là giỏi nhất VN từ giai đoạn sau 45, đặc biệt về Hiện Sinh, Hiện tượng học ,ngay cả ở nước Đức thời đó các nhà triết học Hiện tượng cũng công nhận ông Thảo là một bậc thầy . Tớ nghe nói thế chứ cũng chưa đọc tác phẩm nào nên không dám dẫn chứng sâu hơn. Chuyện vui về ông ấy thì nhiều, nên tớ mới dám gọi là ông ấy Điên. Các bác nào hiểu rõ hay thần tượng ông ấy thông cảm tính em bỗ bã mà chẳng coi trời đất ra rì .
    -(3) :( nhà Toán học và Vật lý lý thuyết đầu tiên của VN nghiên cứu bom nguyên tử , ông này với Trần Đại Nghĩa do có dính dáng ít nhiều tới vũ khí thời thế chiến thứ 2 nên chắc ít người nhắc tới, , ông Thiêm thì học ở Đức, còn ông Nghĩa ở Pháp đưọc học bổng sang Đức nghiên cứu tiếp trong giai đoạn nóng ấy mà..).
    (4): Trong cuốn hồi ký : Tự Phán của Phan Bội Châu, cuốn này ngữ pháp tiếng Việt rất dở vì vào thời điểm đó ngữ pháp tiếng Ta mới manh nha và Phan Bội Châu thì giỏi tiếng Hán chứ dốt tiếng Việt .
    (5)- trích người khác -tớ không dám khẳng định , bác nào nghiên cứu lịch sử hay ngôn ngữ tiếng Việt nếu thấy em nói láo thì cứ chửi thẳng mặt, như thế tốt cả cho những người khác đọc cái bài này. Đây cũng là mong muốn chung của em, bác nào nói gì thì phải có dẫn chứng, và nếu sai thì phải chấp nhận bị ăn đòn. Vì nói sai là có ảnh hưởng đến người khác, nhất là thế hệ sau đầu óc đang còn nhỏ dại ngây ngô.
    (*) -Dẫn chứng này tớ đọc trong VNExpress thì phải. Nhưng cái ước lượng 1/3 là do tớ quan sát thôi chứ báo nào dám nói sự thật thế ( nếu nó là sự thật ) .
    The sun is gone but I have a light
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Don đúng là Tây học có khác. Cái foodnote của bác còn dài hơn nội dung chính.
    Hì hì, nhưng đang bàn vào văn học mà bác lại cứ vơ tuốt cả triết học, sử học, toán học, nguyên tử học, giáo dục học, ngữ pháp học với lại du học vào một mớ thế, trách gì chả dài hả bác. Thế mới biết các môn khoa học nó cùng một gốc mà ra các bác ạ.

    Quan quan này tiếng thư cưu
    Đôi chim quấn quýt luyến lưu chẳng rời
    Kìa nàng thục nữ xinh tươi
    Bên chàng quân tử trao lời yêu đương
  8. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Hềhề, nói leo phát.
    Có thể tại cái "vị nhân sinh" nó làm giảm bớt tính nghệ thuật đấy, tớ nghĩ thế thôi. Kể ra mà nói thì đến cho đến gần 45 nền văn học nghệ thuật nước nhà cũng có đến nỗi nào. Đọc những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng... cũng thấy nhiều tài hoa. Như tớ bây giờ đọc "Số đỏ" cũng thấy ghê gớm, cố tý nữa thì Vũ Trọng Phụng có thể đạt tầm thế giới (nói vậy cho an ủi thôi). Đấy là thời gian ấy ấy chữ quốc ngữ còn chưa chuẩn hóa và thông dụng nhé, ***** còn viết "đường kách mệnh", một số tiểu thuyết tớ đọc bây giờ còn thấy câu cú và xưng hô rất buồn cười, như cái quyển "châu về Hợp phố" chẳng hạn, một số thì bắt chước phương tây cũng rất buồn cười, kể cả về câu cú và áp đặt văn hoá, như Thế Lữ với những truyện trinh thám đặc chất... Conal Doyle của ông. Thi ca + âm nhạc thời ấy cũng thế, mọc ra rất nhiều tài năng và cố gắng tìm tòi phong cách mới, dám bước ra khỏi những thể thơ truyền thống xưa nay. Sau 45, chủ trương "vị nhân sinh" lên ngôi, không còn chỗ cho lãng mạn và hiện thực phê phán nữa, phê phán cái gì cơ chứ. Còn lại là nghệ thuật vì cuộc sống và con người, cụ thể là cổ động tuyên truyền (rất cần thiết, nhưng... stop here, nói cái này nhạy cảm lắm, tớ phải ra sức lựa lời đấy).
    Thực ra sau một thời gian dài, đến những năm cuối 80 đầu 90, có một thời gian mở cửa văn nghệ, cụ thể là tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu với "nói và làm", có cho ra đời một làn sóng mới. Các văn nghệ sỹ, nhiều người còn khá trẻ, hý hửng cho ra một loạt tác phẩm với phong cách mới, táo bạo hơn, dù thực ra mới chỉ thiên về... trình bày hoàn cảnh, điển hình lúc này có mọc ra Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Mạnh Hảo... Tớ nhớ thời kỳ này bắt đầu với "Mùa lá rụng trong vườn" của Ma Văn Kháng, lúc ấy còn đang học phổ thông, đi đâu cũng thấy người ta nói về truyện này, thậm chí dựng thành kịch nói. Ngay sau đó là "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp, "Những thiên đường mù" của Dương Thu Hương, các vở kịch gây xôn xao dư luận của Lưu Quang Vũ như "tôi và chúng ta", "Hồn Trương Ba da hàng thịt"... Nhưng rồi tiếp theo, có lẽ nhiều tác giả được thể to mồm quá, nên chính sách nhà ta có vẻ như quản lý chặt hơn, từ đấy các nhà văn cũng biết điều hơn, đến mấy năm bây giờ nổi nhất chỉ thấy "Chân dung và đối thoại", "Cơ hội của chúa" (pheccc), thế mà khi ra đời cũng liêu xiêu. Còn mấy quyển của các nhà văn Tô Hoài, Bùi Ngọc Tấn thì còn lao đao hơn.
    Nhìn sang Trung Quốc cũng vậy, sau thời Lỗ Tấn, một thời gian dài người ta đọc Mao Tuyển và Lôi Phong. Đến thời kỳ mở cửa, dạo này văn học TQ lên hương ầm ầm, mà TQ hình như... mở rộng hơn mình, có lẽ do TQ không bị... thế lực hải ngoại chống đối mạnh như Việt Nam hiện nay, dân Hoa đoàn kết hơn.
    Túm lại, nhân tài thời nào cũng có thể có thôi, cho dù nhận thức và trình độ chung có như thế nào. Xã hội Pháp thời Nhũng người khốn khổ, Nga thời Chiến tranh và hoà bình, Mỹ thời Cuốn theo chiều gió...
  9. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Đoạn lịch sử văn học bác Rookie vừa viết tớ cũng không phản đối, thực ra thì tớ cũng chẳng biết gì nhiều mà phản đối. Cứ cho là những sự kiện bác nêu ra là đúng đi. Nhưng sao bác còn gắn vào đó chữ "vị nhân sinh" - lại thêm cái nháy kép nữa? Hì, hình như bác đang làm cho từ "vị nhân sinh" hơi bị lệch lạc thì phải. Cho dù ai đó đã từng bóp méo nó hay hướng nó đi một hướng khác trong quá khứ nhưng cái "vị nhân sinh" đích thực thiết tưởng cũng không nên bị hắt hủi mới phải. Cứ giả sử "vị nhân sinh" và "vị nghệ thuật" là 2 mặt đối lập đi (mặc dù tớ chẳng đồng ý chút nào) thì làm như vậy hoá ra phủ định sạch trơn huh bác?
    Hì, sao mình lại viết nóng nảy thế nhỉ? Có một cái topic bên Thảo luận về cái gọi là "vị nghệ thuật" và "vị nhân sinh" nhưng tớ thấy nó bàn chưa thoả đáng lắm (ngay cả tớ viết vào đó cũng dở hơi), vậy xin các bác thống nhất cho 2 cái definitions "vị nhân sinh" và "vị nghệ thuật" rồi chúng ta chiến tiếp. Ơ, bi giờ mới chợt nhớ ra, bác Cuoihaymeu đâu rùi, bác còn nợ tui vụ Hoài Thanh với mấy cái "vị nọ vị kia" này đấy nhá.
    Còn bác Sốt nữa, bác vào cứ nổ bùm bùm, dẫn chứng pằng pằng thế thì như tớ không có (1), (2), (3) với cả (*) thì đành tịt họng sao?
    Tomorrow never dies
  10. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    À, đấy là tớ nghĩ thế thôi. Có thể bạn nghĩ khác, tớ cũng đã viết như vậy. Tuy nhiên giải thích rõ ràng ra hơi khó chịu. Đại khái bạn cứ coi là tớ nghĩ thế này. "Vị nhân sinh" và "vị nghệ thuật" về nghĩa đúng của nó hiển nhiên là bình thường như bạn nói, nó là hai mặt song song và có thể đi cùng nhau, tớ cũng không phản đối. Nhưng khi áp dụng cách giải nghĩa vào hoàn cảnh cụ thể, nó đã trở thành vũ khí lợi hại, và lúc này nghĩa của nó có thể không hoàn toàn chỉ là như thế. Cuộc bút chiến hồi ấy và việc những tác giả "vị nhân sinh" lên ngôi đã làm cho nó trở thành như thế, hai cái đã không đội trời chung với nhau. Vì thế tớ coi nó là một trong những nguyên nhân có thể có. Thực ra chỉ là cách nói khác đi thôi.
    Có điều trong việc nói chuyện trên diễn đàn, thỉnh thoảng tớ cố gắng nói tránh đi một chút. Hoặc thỉnh thoảng bông đùa tý chơi. Bạn cứ bắt tớ phải nói thẳng ra chẳng tiện chút nào.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>

Chia sẻ trang này