1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có còn trở lại nữa không cái thời "Thi nhân Việt Nam"?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi logarit, 16/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. logarit

    logarit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    TextTextTextThật vui vì các bác hưởng ứng tham gia đàm đạo . Bàn mọi khía cạnh tát tai tứ lung tung. Thôi thì logarit tôi tài hèn cả gan khơi mào, xin nhận tất cả. Nhưng nhìn các bác nói hăng quá tôi cũng ngứa miệng , đành khua môi múa mép cho phải phép, đồng thời cũng kéo chúng ta trở lại chủ đề chính: văn chương thời nay và thời xưa ( coi như mở rộng chủ đề" có còn trở lại nữa không cái thời thi nhân Việt Nam")
    Tôi còn nhớ hồi còn học phổ thông , nghe thày dạy văn nói một câu rất hay:"Nền văn học nươc ta so với thế giới chỉ như một chú bé con, nhưng mà chú bé ấy cũng bụ bẫm lắm đấy". Lịch sử văn học nước ta không ngắn và cũng chẳng ít biến động.Tôi không đủ tầm cỡ để thâu tóm lịch sử văn học nưoc nhà , chỉ xin hướng vào vài mảng nho nhỏ của văn học hồi đầu thế kỉ XX
    Hỡi bác Don Quixote , liệu bác có lầm lẫn giữa người và cối xay gió? Bác dẫn ra nào Phan Bội Châu , Trần Trọng Kim, Lê Văn Thiêm,..Đành rằng vị chí sĩ yêu nươc của chúng ta cũng làm thơ , viết văn.Nhưng nếu nói Phan Bội Châu là nhà văn lớn hay nhà thơ lớn thì tôi không đồng ý. Triết sử không thể xếp vào văn học. Milan Kundera , một nhà văn tiệp nổi tiếng từng nói đại ý: tiểu thuyết nói được những cái mà không khoa xã hội học , tâm lí học , triết học nào nói được ; đó là cái hiền minh siêu riêng của tiểu thuyết. Nói rộng ra , văn học khám phá cái mà chỉ có văn học mới có thể khám phá.Văn học song hành với lịch sử , không lẫn lộn với cái gì khác. Và tham vọng của tôi cũng không ngoài việc bàn về văn học .
    Tản Đà từ lâu đưọc coi là nhà thơ bản lề giữa hai thế kỉ thơ ca.Giữa cái sáo mòn tù túng với cái mới mẻ táo bạo, Mở đầu cái thời kì " một năm xứ ta bằng mưòi năm xứ người" như Hoài Thanh nhận xét.Đành rằng thơ ca trưóc cách mạng khá tiêu cực về tư tưởng, nhưng chẳng phải các nhà thơ chóp trụ thời đó như Xuân Diệu , Huy Cận. Chế Lan Viên .. sau này đã từ bỏ cái tôi để đi theo cách mạng?Vì vậy ta nên nhìn nhận phong trào thơ mới ,ở khía cạnh nào đó , như một nạn nhân của thời kì Pháp thuộc. Để mà ta có thể bình tâm thấy rằng : đây là một thời kì phát triển mạnh mẽ của thơ ca nước ta.Tinh thần dân tộc đã vưọt qua ngàn năm Bắc thuộc , nay lại vùng dậy trong vòng nô lệ phát triển tinh hoa tiếng Việt mình. Thời đó thi đàn Việt nam phát triển sôi động đến nỗi , nếu tôi hỏi: " có còn trở lại nữa không cái thời thi nhân Việt nam" thì cũng chẳng đao to búa lớn chi.
    Một lần nữa nói nới bác Don rằng : nhà văn là trí thức , nhưng trí thức chưa chắc đã là nhà văn.
    Đề cập đến văn học có nghĩa là bao gồm thơ và văn xuôi. Nhưng tôi chỉ xin nói đôi nét về thơ, văn chương theo tôi cũng sôi động chẳng kém . Qua đó để mà ao ưóc rằng : mong sẽ tìm lại được cái thời thi nhân Việt nam trong thời đại mới, và để buồn cho văn học nưóc ta hiện nay chưa có bước chuyển mình như lời bác VNHL: chưa tìm thấy sự thích ứng trong thời đại mới.
  2. Kim_Nhue_new

    Kim_Nhue_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Logarit đã đưa ra chủ đề khá hấp dẫn với những người quan tâm tới đơi sống Văn chương, nói chung và lĩnh vực lí luận văn học nói riêng. Đây là chủ đề lâu nay không còn mới, nhưng lại tốn khá nhiều công sức, thời gian...Mà xem ra cái đích để đến lại chưa hiện lên rõ ràng
    Một nền Văn học phát triển không thể không tính đến hai yếu tố: Lí luận -Sáng tác. Hai yếu tố nay có quan hệ biện chứng. Do vậy, nếu chúng ta có cái "TÂM" với nền Văn học nước nhà, thì theo tôi nên lấy chủ đề ra để bàn, chứ không nên lấy cái riêng tư của nhau để bình giá. Có như vậy chúng ta mới tránh được" vết xe đổ" của những người trước... Mà tự làm cho cái TÂM của mình thêm trong sáng.
  3. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Đề tài này tưởng là dễ nói, văn học mà, nhưng thực ra khó nói bỏ xừ. Thế này nhé, chúng ta không nói đến chuyện so sánh trình độ Việt Nam và thế giới, cái này khập khiễng và không phải nội dung trao đổi. Bởi vấn đề mà bác logarit thân mến đưa ra là "liệu có trở lại hay không một thời..." . Thế có nghĩa là ít ra cũng đã từng có một thời "thi nhân Việt Nam" rồi (tớ chẳng ưa Hoài Thanh lắm ), tức là cũng không phải là vấn đề con người hay tố chất hay gì gì đó lại loại liên quan đến nội dung. Mà vấn đề là: 1/Nguyên nhân gì làm "thời đó" (tương đối tốt đẹp, sôi nổi, phong phú, sáng tạo... hay gì đó như thế) kết thúc? 2/Biết được nguyên nhân rồi thì bây giờ còn cái nguyên nhân đó không, nếu ít nhiều còn thì làm thế nào để dẹp nó đi để "trở lại ngày xưa", làm lại từ đầu ?
    Ấy nếu thế thì cái vấn đề đấy khó nói rồi đấy. Làm sao các bác có thể nói rành rẽ ở đây được. Tớ nói đến cái gọi là "vị nhân sinh", cũng chỉ tương đối thôi. Các bác cũng hiểu thừa nguyên nhân đi, nhưng nói vòng vo những gì gì đó chẳng liên quan gì. Thế nào là chưa tìm thấy thích ứng trong thời đại mới? Rồi kinh tế thị trường ư? Cái gì làm cho không thích ứng được thế? Và thời "thi nhân" các bác Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... không viết vì tiền hay sao?
    Nhưng nếu câu hỏi khác đi một chút, nghĩa là "thời đó" ở Việt Nam thực ra cũng chẳng sáng sủa gì mấy. Thì vấn đề lại khác. Bởi vì này nhé, nền văn học Việt Nam hải ngoại tớ thấy cũng lởm khởm chẳng có gì đặc biệt, mặc dù chẳng có nguyên nhân gì cản trở. Vì thế tớ mới đưa ra thêm khía cạnh "không có sự liên tục".
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  4. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Rookie cần gì phải mổ xẻ từ ngữ thế nhỉ. Với lại, kiểu này thì cũng mỗi người nói một phách thôi. Chẳng biết là nên nói về văn học hay văn hoá cả. Thôi, thử nói cả hai xem sao.
    Nếu nói riêng về văn học, thì đúng là cái thời kỳ Thi nhân VN được xem là một thời kỳ vàng son của thơ ca nói riêng cũng như văn học nói chung ở Việt Nam, có những ảnh hưởng lớn trong hơn nửa thế kỷ sau đó. Tại sao văn học VN ngày nay không thành công được như thời gian đó, không có đột phá được. Phần nào lý do đã được bác jlh nêu ra (bác logarit đừng hiểu nhầm, đây không phải là sự đả kích cá nhân đâu). Các bác học triết học thì cũng thấy rằng cái thời kỳ triết học TQ phát triển nhất chính là cái thời kỳ hỗn độn, bách gia chư tử khi mà không có một học thuyết nào được coi là chính thống, các học giả, biện sỹ được tự do tư tưởng và kiếm cơm được nhờ sự tự do đó. Cho đến giai đoạn độc tôn Nho giáo thì các triết học TQ gần như dẫm chân tại chỗ, thậm chí đi vào ngõ cụt, giáo điều, tôn giáo hoá còn tầng lớp trí thức thì bị quan liêu hoá nặng nề. Một khi đã có một triết thuyết (hay là tư tưởng, hình thức thể hiện ....) được xem là chính thống thì tất cả những cái gì khác (chứ chưa cần nói là ngược lại) với cái chính thống thường sẽ bị đả kích, tiêu diệt, chết yểu, hay không thể phát triển cho tới khi bản thân cái chính thống bị khủng hoảng.
    Trong văn học VN đương đại, chúng ta thấy một Nguyễn Huy Thiệp phải giấu mình trong ngòi bút, một Vi Thuỳ Linh bị đối xử với thái độ hằn học, chế nhạo hay hiếu kỳ... Cái mới không được chấp nhận với một tinh thần khoan dung, coi đó là một hiện tượng bình thường ngược lại bị phân tích, mổ xẻ từng ly để rồi bị đẩy tới các trạng thái cực đoan. Mà cực đoan thì cũng dẫn đến tiêu cực, từ chỗ không giống tới chỗ đối đầu, trái ngược là một khoảng cách không xa lắm.
    Về vấn đề liệu sự phát triển không liên tục của văn hoá VN là tốt hay xấu thì bác Tri và bác Rúc có hai quan điểm trái nhau. Đúng là người VN do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử của mình, thưòng xuyên phải tiếp xúc với các nền văn hoá lớn nên thường có tâm trạng tự ti, dẫn đến choáng ngập và "sính" văn hoá nước ngoài. Thế nên Trịnh Công Sơn mới bảo: "Gia tài của Mẹ (VN), một lũ lai căng" mà lại.
    Chúng ta có xu hướng phủ định sạch trơn quá khứ, một phần cũng bởi một cái mặc cảm cho rằng chúng ta chẳng có cái cóc khô gì cả, vì các giá trị văn hoá không có tính original (hì hì, lại lai căng rồi) lại thường được du nhập một cách cưỡng ép bởi những kẻ xâm lược ngoại bang nên nếu phá sạch, đốt sạch thì cũng là góp phần tiêu huỷ văn hoá lai căng, ngoại bang, để xây dựng nền văn hoá mới, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Thế cho nên 40 năm trước thì người ta phá chùa làm trường học còn bây giờ nhiều nơi lại phá trường học để làm chùa!.
    Bác Rúc cũng chẳng nên tiếc cái chữ Nôm ấy làm gì. Các cụ ba thế kỷ trước chắc cũng có cách nghĩ tương tự như người TQ thôi, sao thâm thúy bằng chúng ta ngày nay với khả năng tư duy
  5. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    bác VNHL viết bài này không đọc được.
    The sun is gone but I have a light
  6. logarit

    logarit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Từ đầu đến giờ , hình như tôi đọc hơi bị nhiều cái ý kiến kể như cho rằng văn học(rộng fa là văn hoá ) ta chẳng có cái quái gì cả. Bác DON nói rằng bài của VNHL đọc không đưọc tôi không biết bác có phần nào nghĩ như tôi? CÁc bác có khi nào tháy rẵng sự tự ty dân tộc nó chẳng ở đâu xa mà ở trong chính mỗi ý nghĩ của chúng ta. Nào là văn hoá Việt nam không liên tục, do hoàn cảnh này nọ, liệu có quá nặng lời không? Cái thời văn học xưa không còn , chẳng lẽ cái tinh thần tự tôn dân tộc rất đáng quý thời ấy cũng mất theo sao? Các bác hẳn chưa quên đôi câu thơ của Chế Lan Viên:
    "Nguyễn Huệ Cưỡi voi , Ngô Quyền đánh giặc
    Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn"
    Đó chính là sự liên tục , đó là tinh thần dân tộc không hề bị lai căng , không chắp vá . Các bác có tìm thấy sự chắp vá nào trong văn học , tôi muốn nói dòng văn học đã qua sự phán xét của thời gian. Tôi e tinh thần dân tộc mất đi chúng ta sẽ mất tất cả không chi riêng gì văn học. Hiện tại tuy không có gí suôn sẻ , nhưng ta có quyền , có thể nhìn thấy một ngày mai .
  7. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Um, bác lại không hiểu ý tớ. Theo quan điểm của tớ "sính văn học nước ngoài" chẳng có gì là xấu, mà ngược lại là tốt. Thậm chí cần được khuyến khích, nước nào cũng có sự giao thoa văn hoá, nếu không có thì sẽ xơ cứng và rất đơn điệu. Nhưng khái niệm "sính văn hoá nước ngoài" với khái niệm "không có sự liên tục" là hoàn toàn khác nhau. Anh học sinh, để trở thành tiến sỹ, ngoài việc bản thân mình tự tư duy, có thể cần phải học các kiến thức khác nhau, đó là điều tốt và cần thiết, nhưng anh không thể luôn bỏ dở phát triển lại từ số không hay nhảy cóc, tức là anh ấy phải học "một cách liên tục". Nếu không như thế trình độ của anh thấp là phải, chẳng bao giờ viết được một bài báo có đủ kiến thức, nói chi đến luận án tiến sỹ. Thời "thi nhân VN" có rực rỡ đôi chút, là vì nó đã có đôi chút phát triển, có một trình độ hơi hơi, đủ để có mặt những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân,... tiếc thay nó không được tiếp tục phát triển.
    Còn với bác logarit, thanks bác vì chủ đề đưa ra, mới đầu đọc có thể cảm thấy chẳng có gì để nói. Nhưng khi mở rộng ra, lắm thứ phết. Vì thế tớ không tham gia nó từ đầu. Có điều tớ nghĩ ý kiến cho rằng văn học hay văn hoá của ta chẳng có quái gì cả, là một chủ đề khác, không liên quan mấy đến ý kiến của bác đưa ra, như là ông nói gà bà nói vịt vậy. Ý của bác là, theo tớ hiểu, dù sao nó cũng đã có một cái gì (một thời), nhưng bây giờ thì nó đuội lắm, và câu hỏi của bác rõ ràng để mọi người tranh luận xem cái gì là nguyên nhân, bác bâng khuâng tự hỏi "có còn trở lại", đúng không nhỉ? Hiển nhiên có một điều rất rõ mà mọi người không muốn nói, là ngay cả bây giờ, thời mà mọi người đều đồng ý là văn học VN chẳng có sản phẩm gì ra hồn. Thì những sản phẩm được coi là làm gơn sóng nhất, tức là ít ra cũng hay nhất trong đám có mặt, lại "lao đao" nhất. Trong số đó có các tác phẩm của Tô Hoài, của Bùi Ngọc Tấn là chúng ta còn biên biết. Và ngay cả hai quyển được nhiều người chú ý là "Chân dung và đối thoại" và "Cơ hội của chúa", mặc dù nội dung chẳng có gì mấy, cũng rất lao đao khi nó ra đời, CHCH còn suýt bị toi. Vậy thì thử hỏi những tác phẩm hay hơn số phân sẽ thế nào, hiển nhiên là những gì chúng ta đọc được sẽ chỉ rất mờ nhạt thôi. Chuyện văn hoá chúng ta chẳng có gì, hay rất yếu, nó cũng đúng, nhưng mâu thuẫn với chủ đề của bác đưa ra, là chúng ta đã có một thời "thi nhân VN", vì thế bàn vào nó rất trái khoáy, tớ chỉ bàn ở khía cạnh "không liên tục" của nó là phù hợp mà thôi.
    Chuyện tớ "mổ xẻ" thì không đó phải là mổ xẻ ý đâu (câu hỏi đó của tớ thuộc loại câu không cần trả lời), mà cả câu đó ý của tớ muốn nói rằng cách tranh luận của chúng ta không có chủ ý rõ rệt, loanh quanh.
    Các bác thứ lỗi, tớ dạo này chỉ có thể vào TTVNOL một cách thoáng qua, và tốc độ truy cập vào trang TTVNOL đuội kinh khủng mà "Văn học" lại nằm hơi thấp. Với lại tranh luận cái này hơi khó viết với tớ. Nên có thể tớ viết không rõ ràng, đọc cũng vậy. Nhưng tớ rất ghét cái thói này, mỗi lần phải viết lại những gì mình đã viết cho nó rõ nghĩa ra chán lắm, với lại cũng mất đi sự hài hước, tớ không muốn thế tẹo nào, nhưng viết tránh ra thì người ta lại phản đối một cái không trúng ý. Vì thế có lẽ để lúc khác tớ tham gia tranh luận tiếp với các bác vậy, sẽ có thời gian nghĩ cách viết rõ ràng đến mức chấp nhận được mà không bị đánh giá là nhạy cảm. Người Việt mình, theo tớ quan sát, khả năng communication rất kém và cẩu thả. Sự cẩu thả trong tranh luận, trong giao tiếp đầy rẫy. Người viết cũng viết dở chính ý mình định nói, người đọc đọc lại còn dở hơn, nên các cuộc tranh luận thường là tùm lum. Ai cũng chăm chăm ý của mình và sẵn sàng phản đối nếu ý người khác được phát biểu không giống, thực ra nhiều khi chúng rất gần nhau, hoặc chí ít thì cũng không đối nhau. Tớ cũng không nằm ngoài quy luật này, chán thế
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
    Được sửa chữa bởi - rookie vào 19/01/2002 22:16
  8. hosynhu

    hosynhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Van hoc hom nay tram lang u?Toi chua dong y.Cac ban co biet cac cay but dang dong gop nhung tac pham cua minh tren cac tuan san hay khong?Toi theo gioi sat sao va thay van con co hy vong,mac du minh chi la mot nguoi lam viec khong lien quan den van chuong.Nhu la xa hoi hoa van hoc,chung ta phai biet chia se va dong vien cac tac gia.Biet nhap tam vao tac pham,cung von song cua minh ma khen che tac pham.Tao nen mot lan song thoi thuc cac van si phai co trach nhiem truoc ban doc.
    Ban song o Hue,co biet DONG HA ,LE TAN QUYNH,TRAN THANH HA(hien o Ha Noi)LE THI MY Y?
    Noi hien tai dung nen sa vao qua khu.
    [red]
  9. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Um, trầm lặng thật bác ạ. Tất nhiên chỉ là ý kiến cá nhân của tớ mà thôi. Những cái gì tớ đọc của các cây bút mới, hiển nhiên là không nhiều vì tớ ở nước ngoài, về nghệ thuật nếu hay thì không mới và mới thì không hay, về nội dung còn buồn hơn, không có được sự từng trải trong đó, nói thẳng ra là thiếu vốn sống. Thực ra nói thế thôi tớ chẳng biết rõ lắm, nhưng mà nếu văn của họ gây xôn xao bảo đảm tớ sẽ tìm hiểu kỹ hơn, tính tớ là như thế, chắc chắn không thể bỏ qua. Bạn có thể mô tả rõ hơn được không, có thể tớ sẽ tìm thấy là tớ sai toét rồi và tìm hiểu kỹ hơn. "Động viên" là thế nào nhỉ? Tớ cũng muốn "động viên" họ lắm, nhưng theo tớ thì nguyên nhân của sự trầm lắng không đến từ bản thân con người, nên chẳng dính gì đến những người viết, tớ có bảo là lỗi của họ đâu. Hehe, chợt nghĩ không biết ai hồi xưa động viên Vũ Trọng Phụng (mất trong nghèo đói), với ai đã từng động viên Bảo Ninh (tác phẩm bị đình bản) gần đây để họ cho ra những tác phẩm kha khá nhỉ.
    Nếu năm 2001 trong đời sống văn học của Việt Nam có cái gì gây ấn tượng thực sự thì là... văn học dịch, chủ yếu là các tác phẩm của Trung Quốc. Sự thật thì vẫn là sự thật.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  10. hosynhu

    hosynhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Toi cung tung dien kien voi nhung cay but duoc coi la "sung so" nhat bay gio,ho cung co nhieu tran tro,thuong hay so sanh hoat dong van chuong voi cac loai hinh nghe thuat khac.Toi cung thuong goi y cho ho nhung y tuong tao bao,nhung ho dieu cho la mo mong hao huyen.Tren bao chi,neu toi doc duoc mot tac pham hay thi nhat quyet phai tim cach lien he voi tac gia de noi len cam nhan cua minh.Noi chung ho khong du ta`i de lam nen nhung tac pham de doi,lai nua,ho do cho nguoi doi khong hieu ho.Toi cung da tung hy vong NGUYEN T THU HUE,Y BAN,NGUYEN BINH PHUONG,PHAN T VANG ANH,PHAN TRIEU HAI,TRAN THANH HA,NG T CHAU GIANG,NG NGOC TU,...Lieu sau 15-20 nam sau con chau chung ta hoc duoc gi o thoi diem giao thoi Thien Nien Ky nay.
    [red]

Chia sẻ trang này