1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÔ ĐƠN - Đọc và suy ngẫm, biết đâu một ngày hết mê, thôi đau tình...

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi BlueBay, 18/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BlueBay

    BlueBay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    CÔ ĐƠN - Đọc và suy ngẫm, biết đâu một ngày hết mê, thôi đau tình...

    CÔ ĐƠN

    (Thượng tọa Thích Chân Quang thuyết giảng)

    Hôm nay chúng ta nói về CÔ ĐƠN. Đề tài hôm nay xuất phát từ câu nói của một nhà văn, than thở rằng: ?oTôi đi giữa rừng người mà giống như đi trong sa mạc.? Sự cô đơn của con người khủng khiếp là vậy!

    Cô đơn là nỗi đau mà thú vị, cho nên có nhiều tác phẩm nghệ thuật nói về điều đó. Có gì có vẻ như không đau đớn, tàn tạ, oằn oại như những nỗi đau khác, mà cô đơn là nỗi đau dịu êm. Ở đây, ai đã cô đơn thì biết nỗi đau dịu êm. Chúng ta nói đến đề tài cô đơn thì đụng đến nhiều bài thơ, bản nhạc. Ví dụ như có bài gì đó ?ođời tôi cô đơn nên?" đến bà già còn thuộc bài này đúng không?

    Chúng ta hay dùng lẫn lộn từ cô độc với cô đơn. Sự thực hai nghĩa này khác nhau, nó liên quan đến quan hệ xã hội người với người. Cô độc có ý nghĩa thể chất, còn cô đơn có ý nghĩa tinh thần.

    Ví dụ, một người ít giao du bạn bè. Nếu người này không thích đi lại giao du thì gọi là cô độc. Nếu người này không thích chia sẻ, tâm sự, trò chuyện thì gọi là cô đơn. Nếu không thích cả hai thì vừa cô độc, vừa cô đơn.

    Có những trường hợp mà hai vai trò này lẫn với nhau. Nên bài hôm nay nói đến sự cô đơn nhìn theo phật pháp để hiểu cuộc sống của chúng ta, để điều chỉnh lại cho đúng? Và hiểu nỗi đau của người khác như thế nào để mình giúp phần xoa dịu lại?

    1. Cô Độc:
    Cô độc là nói về thể chất. Ví dụ, một người theo đạo phật đến thời kỳ phải nhập thất. Họ đóng cửa lại, không nói chuyện, tiếp xúc với ai, chỉ có một người hộ thất, tới bữa thì mang cơm nước vào rồi lui ra, cũng không được nói chuyện với người hộ thất, thì đó là đời sống cô độc tình nguyện, trong đạo phật gọi là sống độc cư, ngoài đời ta không có nói là độc cư.

    Còn một người vì hoàn cảnh sống mà mình không đến với ai, hoặc không ai đến với mình thì gọi là sống cô độc. Mà sống cô độc trong hoàn cảnh bắt buộc, như con cái thoát ly đi xa, họ hàng, hàng xóm không lui tới thăm, như bây giờ còn có từ gọi là ?oneo đơn?, người già neo đơn cần người chăm sóc, phải nói đó là một thảm trạng khi tình trạng văn minh lên.

    Vậy thì cô độc: một là bắt buộc, hai là tự nguyện.

    Được BlueBay sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 18/10/2008
  2. BlueBay

    BlueBay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0

    2. Cô đơn:
    Cô đơn là hàm ý tinh thần. Ví dụ, một người sống giữa đông người nhưng điều tốt, thiện chí, tâm tư của họ ít được ai hiểu, thông cảm, chia sẻ, nặng hơn thì bị nghi kỵ, ganh ghét. Đó là người cô đơn. Hoặc người không bày tỏ tâm tình cuộc đời của mình cho ai biết thì người này cũng cô đơn.
    Vậy thì cô đơn cũng có 2 hàm ý:
    - Họ tự nguyện, tự giữ lấy cuộc đời mình, giữ tâm tình của mình như một ốc đảo, mình không đi vào cuộc đời của ai, không tâm sự với ai và cũng không để cho ai đi vào cuộc đời mình. Đó là tự nguyện, những người như vậy thì người ngoài không hiểu họ như thế nào.
    - Hoặc có khi người cô đơn cũng muốn tâm sự, chia sẻ tâm tình của mình nhưng không ai thèm quan tâm, ngược lại, bị ghét bỏ, đây mới là nỗi đau. ?oNỗi cô đơn nào không đau? là chỗ này.
    Nói về cô đơn là nói về ý tốt, chỉ có điều là họ cố giấu diếm điều gì của riêng mình, điều này là trong sáng, chứ còn người có âm mưu đen tối, người sống hai mặt, người có tỳ vết muốn che đậy.v.v? mà không ai hiểu mình thì người như vậy không gọi là cô đơn. Khái niệm cô đơn chỉ hàm ý cho những điều trong sáng, lành mạnh.
    3. Tri kỷ:
    Ngược với cô đơn là người có nhiều tri kỷ. Bây giờ chúng ta nói qua khái niệm tri kỷ một chút. Tri kỷ là người hiểu được cái hay của mình và ủng hộ, đồng tình với mình. Chữ Tri là Biết, chữ Kỷ là Mình. Người nào hiểu được mình, hiểu những điều tốt, họ trân trọng, thông cảm với mình, họ quý mến riêng tư của mình thì gọi là Tri kỷ.
    Chúng ta nói đến tri kỷ là nói đến tầm cỡ lớn. Còn những điều lặt vặt, con người tầm thường, không mơ mộng gì nhiều, sống qua ngày đoạn tháng, chỉ có ước mơ nhỏ nhặt như đi đánh số đề mà cũng có bạn ủng hộ, tin tưởng thì cái đó có nên coi là tri kỷ không? Không nên! Cho nên tri kỷ không phải là những điều lặt vặt nhỏ mọn thường ngày, mà nó thường gắn với ước mơ, hoài bão, chí nguyện lớn.
    Được BlueBay sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 18/10/2008
  3. BlueBay

    BlueBay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0

    Ví dụ: Tình tri kỷ nổi tiếng trong lịch sử là Thúc Nha với Quản Trọng. Hai người này là bạn với nhau và phò hai ông chúa khác nhau. Sau đó, ông chúa của Thúc Nha đánh trận, thắng ông chúa của Quản Trọng. Khi Tề Hoàn Công lên ngôi vua đã hỏi Thúc Nha tìm một người tài có thể làm tể tướng. Thúc Nha đã tiến cử bạn là Quản Trọng làm tể tướng, mặc dù trước kia Quản Trọng phò chúa cũ là kẻ thù của Tề Hoàn Công, vậy mà vua nghe lời.
    Mấy quan triều đình ngạc nhiên và hỏi Thúc Nha: Tại sao ông lại tiến cử? vì tui thấy người đó hễ mà đi đánh trận là đi sau lưng anh! Hễ mà chiến thắng đi về là chạy trước anh! Hễ mà lĩnh thưởng thì chia phần nhiều hơn anh! Một con người như vậy mà tại sao anh lại tiến cử?
    Thúc Nha có trả lời rằng, ông ta muốn bảo toàn thân mạng vì ông ta còn mẹ già ở nhà, ông ta không muốn chết sớm, nên ông ta đi đánh trận là đi đằng sau không phải vì hèn nhát mà vì còn mẹ già, còn phải báo hiếu. Khi thắng xong trận thì ông ấy chạy về trước là để về với mẹ già. Đó là Hiếu! Khi lĩnh thưởng phần nhiều là vì ông ấy muốn dâng về cho mẹ, chứ không phải ông ấy tham, muốn ích kỷ hưởng thụ cho bản thân.
    Một người mà hiểu bạn như vậy thì có quý không? Quá quý đúng không? Đó, tức là những hình thức biểu hiện dường như là xấu nhưng mà sự thật động cơ rất là tốt. Mà những động cơ bên trong thì ai hiểu dùm cho mình, phải không? Chứ còn, đa phần tâm lý con người chỉ thích nghĩ xấu về người khác. Có khi không biểu hiện xấu mà người ta vẫn muốn bẻ cong thành xấu, huống hồ đây là có sự biểu hiện xấu ra hình thức. Người nhìn thấy cái xấu mà vẫn hiểu được cái tốt tiềm ẩn bên trong thì thật là một người tri kỷ tuyệt vời nhất trong những người tri kỷ trên thế gian này. Chết cũng đáng, vì cái hạnh phúc này rất lớn lao.
    Cho nên chúng ta tạm hiểu thế này, cô đơn đau khổ thế nào thì ngược lại, tri kỷ sung sướng, hạnh phúc chừng nấy. Người tri kỷ có một đặc điểm là hiểu được khuyết điểm của bạn mình nhưng thông cảm và vẫn tin tưởng, trân trọng, bởi họ nhận thấy bạn mình có ưu điểm lớn hơn khuyết diểm, vả lại họ tin khuyết điểm đó sẽ được khắc phục. Nên người tri kỷ không chê khuyết điểm của bạn mình. Người độ lượng với bạn như vậy, người sâu sắc với bạn như vậy thì gọi là tri kỷ. Không dễ gì kiếm được một tri kỷ như thế.
    Ví dụ, mình có cái tật kiêu ngạo, thì ai cũng ghét. Nhưng có một người nhận thấy cái kiêu ngạo của mình sẽ có lúc sửa chữa được, vì người đó hiểu rằng, bây giờ mình chưa suy nghĩ tới nơi nên sinh tật kiêu ngạo, sẽ đến lúc mình biết suy nghĩ sâu sắc thì sẽ đến lúc sửa chữa được tật kiêu ngạo. Nghĩa là, mình được người bạn tha thứ, độ lượng, tin tưởng cái thiện trong tâm mình lớn hơn khuyết điểm đó. Đó cũng là yếu tố của tri kỷ, hiểu được mình, biết điều hay của mình vốn đã khó rồi, vậy mà hiểu và tin tưởng cả khuyết điểm của mình thì thật là tri kỷ vĩ đại. Trên cuộc đời khó kiếm được tri kỷ như vậy lắm! Mà kiếm được thì đó là hạnh phúc lớn không thể nói được. ?oCó những niềm riêng làm sao nói hết? là ở chỗ đó.
    Thường thường trong lịch sử nhân loại có những tài năng lớn mà không ai hiểu được, cho đến khi họ chết rồi thì con người mới hiểu được đôi chút về họ. Những người như vậy là những vĩ nhân cô đơn.
    Như danh họa Van Gogh, người Hà Lan, lúc ông sống thì bức tranh bán không ai mua. Có một lần ông gây lộn với một bác sỹ, lý do vì sao thì không biết, ông đánh ông bác sỹ đó. Sau đó, ông hối hận và đem một bức tranh vẽ chân dung của mình đem tặng ông bác sỹ. Mà người họa sỹ đem bức tranh chân dung tự họa chính mình thì có ý nghĩa tinh thần rất lớn. Nhưng ông bác sỹ nhìn bức tranh không ra, chỉ thấy bợt bợt từng cục. Cái trường phái vẽ của Van Gogh là đi từng bợt từng cục, nhưng ghép nhiều cục lại thành hình rất hay, mà rất khó bắt chước. Ông bác sỹ thấy tranh của người khác vẽ mịn màng, tô đều đều từ đậm dần tới nhạt dần, còn tranh của Van Gogh thì từng cục từng mảng. Sẵn có cái chuồng gà đang bị trống một chỗ, mấy con gà chui qua chui lại, thế là ông ta đem bức tranh ra chuồng gà chặn lại?
    Van Gogh đấy! Hồi đó thì không ai để ý đến Van Gogh, ông chết trong cô đơn và nghèo khổ, bệnh tật. Mà thời bây giờ, người ta đi tìm bức tranh chân dung đó để mua với giá khoảng 5-7 triệu $ gì đó.
    [
  4. BlueBay

    BlueBay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0

    Quay lại khái niệm cô đơn, có những trường hợp cô đơn như thế này:
    - Do tư tưởng vượt trước thời đại, không có người hiểu kịp.
    - Hoặc là do nghiệp cũ của mình, kiếp trước mình ít thông cảm với ai, mình chủ quan, kiêu ngạo, ít chia sẻ điều hay, điều đúng với người khác. Cho nên đời này ít ai thông cảm với mình, mặc dù những điều mình đưa ra là đúng.
    Định lý đảo, khi một người rất giỏi, đi trước thời đại nên người ta không hiểu, không ủng hộ. Và ngược lại, khi một người bình thường đưa ra một vấn đề mà không ai ủng hộ, chưa chắc đã là cô đơn. Trường hợp nào là cô đơn? Trường hợp nào không phải là cô đơn? Mình đưa ra có biết chắc đúng không mà mình kêu là cô đơn?
    Vì vậy, chúng ta phải khách quan, biết đánh giá bản thân mình trước. Nếu như thấy người ta không ủng hộ mình thì phải xem xét mình sai chỗ nào? Mình có ý tưởng lập dị, hay kiêu ngạo không.v.v? Làm sao để tự biết mình đúng hay sai? Mình đừng bênh vực mình, đừng tự ái khi người khác phủ nhận, đồng thời mình phải cầu Phật gia hộ, để giúp mình khả nặng nhận biết đúng về mình. Đây là điều bí mật đó!
  5. BlueBay

    BlueBay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Nếu mình gặp cô đơn như vậy thì phải làm sao? Có những người không vững lòng, bị lung lay và đầu hàng công việc/ cuộc sống. Bạn có xử lý như vậy không? Vì lúc đó, sự cô đơn làm cho mình thất vọng. Thái độ đúng là khi mình gặp cô đơn thì phải kiên nhẫn chứ không nên bỏ cuộc.
    Chúng ta hiểu từ Kiên nhẫn khác với Nhẫn nhục một chút:
    - Nhẫn nhục hiểu theo đạo phật là: khi người ta nói nặng, xỉ vả, xúc phạm, mưu hại mà mình không giận hờn, không oán thù thì gọi là Nhẫn nhục.
    - Còn chữ Kiên nhẫn trong cô đơn, nghĩa là mình có mục đích công việc, công trình, dự án, kế hoạch ở phía trước, nhưng gặp sự chống đối, cản trở thì phải Kiên nhẫn vượt qua khó khăn để làm cho bằng được.
    Kiên nhẫn gần giống với Nhẫn nhục, nhưng trong nó hàm chứa cả ý chí, nghị lực lâu dài để theo đuổi mục tiêu tốt. Chỗ này là chỗ tế nhị, chúng ta phân tích chút xíu:
    - Điều tế nhị thứ nhất là, khi mình bị chống đối một việc, mình rất kiên nhẫn. Nếu ta kiên nhẫn với động cơ vì danh, vì lợi thì ta đang gieo nhân xấu, đến một ngày nào đó, chính nhân xấu, chính sự kiên nhẫn này mang lại kết cục xấu cho ta, sự việc sụp đổ có khi rất thê thảm.
    - Điều tế nhị thứ hai là, không cần mưu cầu, tìm sự ủng hộ. Mặc dù việc ta muốn làm là lớn lao, rất cần sự ủng hộ, nhưng ta không cố ý, chủ tâm đi tìm sự đồng tình, ủng hộ. Thái độ này có vẻ hơi bất cần nhưng giá trị của nó ở chỗ khác, cái bất cần này khác với ngang tàng, lì lợm, mà là cái bất cần của một quân tử không thủ đoạn, toan tính. Nghĩa là ta vẫn quyết tâm làm việc đó, nhưng ta không cần sự ủng hộ, đồng tình ?" đây là thái độ lạ của phật pháp. Tại sao có thái độ lạ như vậy? Bởi vì chúng ta phải để sự ủng hộ tự đến bởi những điều chân chính, bởi con người chân chính, họ ủng hộ tự nguyện, chứ không phải do ta thuyết phục, lôi kéo.
    Do đó, chúng ta cứ bình thản, kiên nhẫn đi trên con đường cô đơn của mình, đồng thời ta phải chú ý ?ocột chặt? động cơ thiện sâu thẳm trong tâm của ta, thì tự khắc sẽ được người khác công nhận điều đúng mà ủng hộ ta.
    Bây giờ ta nói về sự cô độc một chút, thường thường người tu tinh tấn theo đạo Phật ưa thích sự cô độc. Bởi vì họ cho rằng, sự tiếp xúc với đông người thì bị bận tâm, mà bận tâm thì sẽ không nhiếp tâm được, điều này phá vỡ mất công phu tu tập. Đây cũng là nét đặc biệt của đạo Phật. Khi người đó tu hành đắc đạo, công phu cao độ, thì không câu nệ chuyện bận tâm nữa, đến giai đoạn này lại có thể dấn thân ra đời giúp người mà tâm vẫn thanh tịnh.
    Còn bình thường, đa số chúng ta đều thích tiếp xúc với người khác, đa số đều ngại đời sống cô độc. Nếu một người sống mà không tiếp xúc với ai, không có ai trò chuyện, chia sẻ thì sẽ dẫn đến sự chán nản, thất vọng, thậm chí tự tử. Nhu cầu quen biết người này, trò chuyện với người kia là một nhu cầu rất lớn, một bản năng tự nhiên của con người. Trong con người của chúng ta có rất nhiều bản năng, trong đó có bản năng tiếp xúc, thúc đẩy con người hợp quần thành nhóm, xã hội. Do bản năng này có sẵn trong tâm nên không thể sống một mình. Còn người tự giam hãm mình sống một mình thì phải là hạng cao thủ võ lâm gì đó. Tức là họ đắc cái định rất sâu, họ không tiếp xúc với loài người nhưng họ vẫn tiếp xúc với chư thiên thần thánh, chứ không có ai không hoàn toàn tiếp xúc đâu, chịu không nổi.
    Được BlueBay sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 18/10/2008
  6. BlueBay

    BlueBay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nói về điều đúng, điều sai của bản thân: Trên cuộc đời này, tâm lý con người ai cũng cho mình là đúng, không ai cho mình là sai hết bởi mình đâu phải là vĩ nhân, thiên tài! Tại sao mình tưởng mình đúng, trong khi mình đang sai trong cuộc sống này? Vậy thì mình dựa vào đâu để nhận biết đúng, sai?
    Nhiều khi sự nhận ra kết quả đúng, sai như có cái may rủi. Cái may rủi này tận trong sâu thẳm tâm của mình, khiến cho mình tìm ra đáp số đúng, quyết định đúng, hoặc khiến mình nhận ra cái sai để điều chỉnh kịp thời. Nếu là phật tử, tu tinh tấn thì hay được kiểm chứng sự may rủi này. Dường như, nhiều lúc sự việc bế tắc, khó nắm bắt đúng sai ở phía trước, mà mình được Tam Bảo gia hộ khiến mình quyết định đúng hướng, chứ không phải tự mình giỏi mà tìm hướng đúng.
    Người đời, họ không giải thích được Nhân quả do nhân duyên kiếp trước, họ không biết có sự gia hộ, bây giờ họ thành công mà lầm tưởng bản thân họ làm nên thành công đó. Cái Tài còn thua cái May! Có những người rất giỏi mà không thành công. Có những người không giỏi nhưng gặp cơ hội đến thì cũng thành công. Cơ hội và thành công ở đây phải hiểu như thế này: một là do phước nhân quả của mình để lại từ kiếp trước. Hai là do sự gia hộ của Tam bảo. Vì vậy, đừng ai nói mình có tài, có trí thì được thành công, nói như vậy là rất chủ quan!
    Khi mình tích cực, chân thành cầu Phật gia hộ thì mình cũng hạn chế được cái sai. Ví dụ mình đi sai, làm sai thì Phật ngầm tác động vào tâm, mình nhận ra mình đang sai mà làm lại cho đúng, mà điều đúng ấy thường là có lợi cho mình và cho người.
    Nếu mình làm đúng mà ít ai ủng hộ, ví dụ mình yêu thương con người, giúp đỡ người mà ít ai ủng hộ, người ta ích kỷ nói mình đạo đức giả, hoặc người ta cho việc mình làm là rỗi hơi, thậm chí người ta nghĩ mình đi vận động quyên góp tiền từ thiện để rồi ăn bớt xén? tức là trong thâm tâm của người ta rất ích kỷ. Cái tâm của mình trong sạch mà vẫn bị người ta nghi ngờ, nghĩ xấu thì đích thực là cô đơn rồi.
    (Còn nữa)
    Được BlueBay sửa chữa / chuyển vào 16:43 ngày 18/10/2008
  7. bupbebang

    bupbebang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2005
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    chưa đọc và cũng chưa kịp ngẫm! Chỉ nghĩ 1 chút,
    cô- là cô gái
    đơn- là 1 mình
    => cô đơn là cô gái ở 1 mình! Báo cáo hết ạh!

Chia sẻ trang này