1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có được chuyển nhượng dự án đầu tư từ BOO sang cho nhà đầu tư khác theo hình thức BOT

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi seabird_1612, 15/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, tôi hiểu ý của bạn rồi. Nếu bạn không muốn chuyển nhượng dự án, tiếp tục thực hiện dự án ấy với (i) tư cách là chủ dự án; và (ii) có bên nước ngòai tham gia. Như vậy bạn chỉ còn hai cách:
    1. Công ty bạn (nếu là CTCP) có thể tăng vốn, và bên nước ngòai mua phần vốn tăng ấy và tham gia cùng công ty bạn với tư cách một cổ đông mới. Tuy nhiên theo cách này bạn bị hạn chế bởi danh mục theo Quyết định số 260/2002/QĐ-BKH ngày 10/05/2002 của BKH&DT.
    2. Tham gia vào BCC và bạn vẫn phải đăng ký với BKH&DT phê chuẩn hd này. Khi BCC đã được phê chuẩn rồi, việc chuyển tiền vào để thực hiện và chuyển tiền ra khi có lợi nhuận là chuyện nhỏ.
    Dự án của bạn không thể làm theo cách BOT, BTO hay BT được, chắc chắn là như vậy. Bởi vì những lọai trên bắt buộc phải có 1 bên là cơ quan Nhà nước, hơn nữa, cách thức của nó hòan tòan khác với BCC.
  2. hatcatden

    hatcatden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0

    Gửi Seabird
    Về vốn cho vay thì các nh không thiếu, nếu vượt mức phát quyết của từng nh thì các nh sẽ đồng tài trợ, chủ yếu là cái dự án đó ntn, khả năng thu hồi vốn từ dự án ra sao. Nếu có thể được thì bạn gửi cho tôi dự án của Bạn, tôi sẽ giúp Bạn trong khả năng có thể.
    Chúc vui
    Hạt cát hatcatden71@yahoo.com
  3. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Chào bạn, tôi hiểu ý của bạn rồi. Nếu bạn không muốn chuyển nhượng dự án, tiếp tục thực hiện dự án ấy với (i) tư cách là chủ dự án; và (ii) có bên nước ngòai tham gia. Như vậy bạn chỉ còn hai cách:
    1. Công ty bạn (nếu là CTCP) có thể tăng vốn, và bên nước ngòai mua phần vốn tăng ấy và tham gia cùng công ty bạn với tư cách một cổ đông mới. Tuy nhiên theo cách này bạn bị hạn chế bởi danh mục theo Quyết định số 260/2002/QĐ-BKH ngày 10/05/2002 của BKH&DT.
    2. Tham gia vào BCC và bạn vẫn phải đăng ký với BKH&DT phê chuẩn hd này. Khi BCC đã được phê chuẩn rồi, việc chuyển tiền vào để thực hiện và chuyển tiền ra khi có lợi nhuận là chuyện nhỏ.
    Dự án của bạn không thể làm theo cách BOT, BTO hay BT được, chắc chắn là như vậy. Bởi vì những lọai trên bắt buộc phải có 1 bên là cơ quan Nhà nước, hơn nữa, cách thức của nó hòan tòan khác với BCC.
    [/quote]
    Bác thuao nói nghe hợp lý đấy.
    Việc 1 bên có dự án (hay giấy phép) và 1 bên có tiền hợp tác với nhau theo BCC là khá phổ biến (đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông) và dự án điện ở đây có thể áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên có điều công ty của seabird đang đứng tên chủ đầu tư, nay muốn chuyển chủ đầu tư sang BCC thì ngoài việc phải đăng ký với MPI còn phải được ý kiến chấp thuận của cơ quan cấp phép trước.
    Việc bán cổ phần cho bên nước ngoài cũng có thể xem xét được. Hiện tại Bộ TC đang soạn dự thảo QĐ cho TTg để huỷ QĐ260, theo đó chỉ một số ngành bị hạn chế 30% vốn góp của NĐT nước ngoài, còn các ngành nghề khác NĐT nước ngoài được góp vốn không hạn chế. Nếu thuỷ điện không nằm trong diện bị hạn chế 30% thì có thể bán cổ phần trong công ty của seabird cho nước ngoài, các cổ đông hiện tại chỉ giữ lại phần tương ứng với số tiền và công sức đã bỏ ra để chạy dự án thôi, tất nhiên là cộng thêm ít lãi. Nếu thuỷ điện bị hạn chế 30% thì có thể xem xét cho công ty cổ phần phát hành cổ phiếu trên thị trường CK, khi đó tỷ lệ sẽ được nâng lên 49%. Tuy nhiên phương án này tốn thời gian và còn tuỳ thuộc việc QĐ mới quy định chặt chẽ đến đâu.
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ góp ý ngắn gọn thế này thôi :
    Cái chỗ tớ bôi vàng trong bài viết của bạn thuao ấy, dường như có một chút lẫn lộn trong phân biệt giữa :
    1 - Nhà đầu tư VN đầu tư dự án trong nước; và
    2 - Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VN;
    Hai nội dung này áp dụng 2 chế độ pháp lý cực kỳ khác nhau trong thời gian trước khi luật đầu tư 2005 có hiệu lực (trước 1.7.2006).
    Với 1 -, nhà đầu tư VN (các đối tượng ngoài quốc doanh nhé) chỉ cần lập doanh nghiệp bằng đăng ký kinh doanh là bắt đầu hoạt động mà không cần dự án. Nếu có dự án và thực hiện dự án, như dự án thủy điện nêu trên, chả cần cóc gì phải duyệt hay xin phép ai cả, ....
    Có chăng là xin cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và UBND tỉnh có thể cấp giấy chứng nhận này cho dự án có quy mô dự án 1000 tỷ đô la Mẽo cũng được.

    Tuy nhiên, nói như thế thì không có nghĩa là mún làm gì thì làm vì dự án phải thực hiện trên đất, mà quy mô giao đất - cho thuê đất thực hiện dự án thì có phân cấp hẳn hoi rùi.
    Bên cạnh đó, đương nhiên để được giao - thuê đất, nhà đầu tư phải trình dự án cho cơ quan NN duyệt.
    Huề vốn cả làng nhé ...
    Thêm nữa, BTO hay BT hay BO gì gì đó cũng có thể vận dụng cho đầu tư trong nước mừ.
    Với 2 - phân cấp theo từng dự án ở :
    - Quy mô vốn;
    - Ngành nghề;
    Đương nhiên, với 2 - việc thực hiện theo BTO hay B gì gì đó được hoan nghênh cả chân lẫn tay.
    Tuy nhiên, do vật đổi sao dời, bi chừ, luật đầu tư 2005 bắt đầu có hiệu lực rùi. Như vậy, về nguyên tắc, chỉ những dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn trên 300 tỷ đã thực hiện mới không quay trở lại bước thẩm tra dự án còn lại thì ....
    Nghiệp chướng .... nghiệp chướng .... Tham sân si để khổ cho đời.
  5. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn sự góy ý của bác. Nhưng b ác fsai nì, bác cũng lạc quan tếu wá, nhà đầu tư nào có vốn 1000 tỷ nhỉ ... chết cười bác a
  6. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Nói năng luyên thuyên quá . Cả đống quy định về quản lý đầu tư xây dựng để làm mắm à??? Có khách hàng của tôi đầu tư vào vài cái nhà máy thuỷ điện rồi bác ạ. Bọn nó phải xin đủ thứ phê duyệt đấy.
  7. seabird_1612

    seabird_1612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Rỏ ràng rồi. Việc bây giờ xin phép đều tư dự án phải cần nhiều cơ quan có thẩm quyền phê duyện. Đâu phải dễ như bạn đã nói
  8. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Thôi, bỏ qua cho, tính bác fsai thế, cứ ăn nói hơi bị ... lung tung. Nói thật bác fsai nhé, trong chủ đề này, bác nhận xét về nhầm lẫn về đối tuợng giữa đầu tư trong nước và nước ngòai thì em xin nhận. Nhưng cách trình bày của bác về thực hiện dự án thì .. em e rằng, bác chưa bao giờ thấy mặt mũi của một dự án đầu tư xây dựng nhỉ, chứ đừng nói tới dư án thủy điện như sea-bird đề cập.
  9. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    He he ...
    Ta nói chuyện dự án đầu tư trong nước do đơn vị ngoài quốc doanh lập và làm chủ đầu tư trước khi có luật đầu tư 2005 nhé.
    Xin hỏi các quy định về quản lý đầu tư xây dựng mà bạn ltv - dhl luật đề cập là về cái gì.
    Nếu liên quan đến vốn ngân sách thì oki, không nói, nhưng nếu không có liên quan, he he ... Bạn ltv - dhl chứng minh đi.
    Tớ chả cần cãi chuyện tớ có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng mời bạn ltv cứ thể hiện rõ ra vấn đề hơn là nói bâng quơ như thế.
    Bi chừ nhé ....
    Bạn là nhà đầu tư VN (có bao gồm cả mấy chú Việt kiều) và bạn mún làm dự án thủy điện. Oki ? Mời bạn lập cty theo luật doanh nghiệp. Nếu đã có cty, khỏi lập, đăng ký bổ sung ngành nghề.
    Tiếp theo, bạn lập dự án.
    Dự án là gì nào ? Là một tập hợp các đề xuất về tài chính và kỹ thuật.
    Tiếp theo, bạn mời ai duyệt dự án ... ? Chả có ai cả ngoài người bỏ tiền ra làm vì người ta phải tự mình tính toán hiệu quả kinh tế của đồng tiền mình bỏ ra, tức là họ phải tự cân nhắc.
    Bước này gọi là ra quyết định đầu tư.
    Nếu cơ quan NN hay ông trời đi chăng nữa, can thiệp vào bước này thì ... Thua.
    Đương nhiên, vì không phải cứ có tiền là mún làm gì thì làm. Không được, phải xét ảnh hưởng đến môi trường và xã hội nên mới có vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, cái này hiếm, và theo từng ngành, lĩnh vực. Và đương nhiên, tại bước ra quyết định đầu tư này, chưa ai làm được gì ngay cả khi dự án của bạn có thể gây ô nhiễm.
    Ở bước này, bạn chim gì gì đó bẩu là dự án của tớ được UBND tỉnh duyệt.
    He he .... Thua.
    Cái giấy gì gì của bạn chim ấy về duyệt dự án, nếu có, xin kính thưa là có 3 dạng về hình thức:
    - Công văn đồng ý về chủ trương mời CTy xyz đầu tư;
    - Công văn báo nhận được dự án, đề nghị gặp Sở ban ngành để làm việc típ;
    - Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (theo luật khuyến khích đầu tư trong nước).
    Xin hỏi bạn là UBND tỉnh nhà bạn có bỏ tiền ngân sách vào cho bạn không ? có chịu trách nhiệm về dự án của bạn không mà đòi duyệt với chả ký.
    Sau khi có mấy cái nhăng cuội ở trên rùi ...
    ---
    Ghi chú:
    Tớ gọi chúng là nhăng cuội vì chúng chỉ là giấy lộn theo đúng nghĩa của nó đấy vì 2 lý do :
    - Công văn là hình thức trao đổi;
    - Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư bị văn bản thuế (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) vô hiệu hóa phần lớn.
    ---
    Bạn phải bắt đầu hành trình xin giao thuê đất và lúc này, có chăng, người ta mới bắt đầu quay lại với dự án của bạn.
    Và đến lúc này, các vị quan chức mới nhảy vào và mọi việc cần phê duyệt mới bắt đầu.
    Trước hết là liên quan quy hoạch.
    Sau đó, là liên quan chính quyền địa phương nếu phải đẩy người dân ở đó ra khỏi nơi họ canh tác, cư ngụ.
    Cuối cùng là thủ tục giao thuê đất ( có nội dung thu hồi đất ).
    Kết thúc sự nghiệp trần ai này là Quyết định giao đất hoặc Hợp đồng thuê đất và Biên bản cắm mốc thực địa.
    He he ...
    Đến bước này, thì mấy cái văn bản quỷ sứ về quản lý đầu tư xây dựng mà bạn ltv-dhl kia mới bắt đầu có chỗ để hoạch họe khi nhà đầu tư chuẩn bị khởi công xây dựng
    Hy vọng là các bác vỡ ra vấn đề về sự khác biệt trong quản lý đầu tư và từ đó, hiểu tại sao một đạo luật đầu tư thống nhất 2005 ra đời.
    Và đã có bác nào tự hỏi, tại sao trong luật đầu tư mới, báo chí làm ầm ĩ lên chuyện doanh nghiệp trong nước đầu tư trên 15 tỷ cũng phải đăng ký đầu tư chưa ? Vì hồi giờ, mún làm quái gì thì làm, có ai cấm cản đâu.

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 01/09/2006
  10. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    1. Nói được như đồng chí này thì chắc không cần phải trình bày với đồng chí quy định về quản lý đầu tư xây dựng nó gồm những cái gì. Nhưng đồng chí đọc lại NĐ52 hay NĐ16 đi, xem có dám khẳng định lại là bọn nó không áp dụng với các dự án sử dụng vốn tư nhân không nhá.
    2. Đồng chí càng nói càng làm người ta khó hiểu. Ở trên thì nói ?oNếu có dự án và thực hiện dự án, như dự án thủy điện nêu trên, chả cần cóc gì phải duyệt hay xin phép ai cả?, ở dưới thì trình bày một loạt các thủ tục xin phê duyệt này nọ. Ở trên thì ý là quy định quản lý đầu tư xây dựng chỉ liên quan tới vốn ngân sách, ở dưới thì trích toàn quy định trong đó ra mà trình bày. Tự mình mẫu thuẫn với mình à?
    3. Người ta lập topic này ra để hỏi xem có cách nào để giải quyết vướng mắc cho công việc kinh doanh của người ta không, có thì nói, không có thì thôi. Mấy thông tin nhăng cuội như đồng chí người ta chả dùng làm cái gì cả. Đọc lại cái bài người ta trả lời cậu đi nhá.
    4. Đồng chí không cần khoe kiến thức về mấy cái luật mới của cậu đâu. Nghe đồng chí nói là người ta tự biết rồi. Có phát hiện gì hay thì mở topic mới rồi cùng thảo luận.

Chia sẻ trang này