1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cô giáo đánh học sinh ở thành phố lớn nhất Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi CoDep, 26/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. liemdng

    liemdng Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này còn là chuyện lương tâm của người giáo viên nữa, ông giáo làng ngày xưa tuy đánh đau nhưng cái tâm lại rất sáng, đánh để học sinh nên người, còn bây giờ nhiều giáo viên đánh chỉ để thoả mãn bản thân của họ mà thôi. Vậy chuyện đánh hay không không quan trọng mà quan trọng là ở cái tâm của người giáo viên.
  2. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    [QUOTE=lonesome:
    Mục đích của pháp luật là gì? là điều chỉnh quan hệ xã hội. Điều chỉnh theo hướng nào? ý chí giai cấp và xã hội. ý chí giai cấp thì tạm chưa bàn đến, nhưng ý chí xã hội thì sao? có phải xét đến khía cạnh văn hóa, một phần của ý chí xã hội không?
  3. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59

    Thêm nữa này Bác: mới cvà nóng hổi đấy
    Cô giáo đập bầm ngón tay, gõ chảy máu đầu học sinh lớp 1
    Trường Tiểu học Phú Xuân 2.
    (Dân trí) - Tuy chỉ mới vào lớp 1, nhưng em Nguyễn Thị Thị Thanh Liên, học sinh Trường Tiểu học Phú Xuân 2, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) đã bị cô giáo tên Bình dùng thước đập bầm các đầu ngón tay, liên tiếp gõ vào đầu của em đến sưng vù và chảy máu, khiến em phải bỏ ăn bỏ uống cả mấy ngày.
    Sau khi sự việc xảy ra, gia đình ông Nguyễn Quang Thìn, phụ huynh em Liên, chỉ nhận được một lời xin lỗi hời hợt.
    Và mới đây, em Trần Văn Tuấn, học sinh lớp 5/A cũng bị cô giáo tên Mười đánh bằng một dụng cụ bằng nhựa. Mặc dù sự việc đã xảy ra được non 10 ngày, nhưng hậu quả từ những vết quất của cô giáo Mười đến nay vẫn còn trên đôi chân của em Tuấn, với những vết bầm tím chi chít từ đầu gối trở xuống.
    Đây không phải là trường hợp cá biệt của trường này vì trong những năm qua, tình trạng giáo viên đánh học sinh ở đây vẫn thường xuyên xảy ra. Chỉ khi nào phụ huynh quá bức xúc, viết đơn phản ánh hay đến tận trường đối chất trực tiếp thì hoạ hoằn mới nhận được lời xin lỗi từ phía giáo viên.
    Được biết, đã có nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc về tình trạng này nhưng xem ra cung cách dạy dỗ học sinh của một số giáo viên của trường tiểu học Phú Xuân 2 này đến nay cũng chẳng có biến chuyển gì.
    http://www17.dantri.com.vn/Sukien/2006/12/156384.vip
    ...................................................................................................................
    Tôi đọc báo và coi thông tin thấy rất nhiều trường hợp chỉ "xỉ lí nội bộ" chưa thấy ai ra toà vụ này cả...hay là Gia đình học sinh không dám kiện?

  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Chưa nói tới góc độ pháp luật, theo quan điểm của tôi thì chỉ có giáo viên tồi mới phải dùng phương pháp giáo dục bằng cách đánh học trò. Mà đã là giáo viên tồi thì không nên tham gia giảng dạy nữa. Hành vi này không phù hợp với xã hội văn minh.
  5. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
  6. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    "thương cho roi cho vọt" nó khác với "bạo hành". Cái này thì ai cũng rõ cả bác ạ
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bác lonesome vào đây có đưa ra cái link này rất đáng tham khảo. Trước khi bàn vào chi tiết tui muốn nói quan điểm của tui về vấn đề "phạt roi cho học trò thiếu bổn phận" này cái đã.
    Trên hết, tui quan niệm là không nên, không được ngược đãi, bạo hành trẻ em. Tuy nhiên đôi lúc có những tình huống mà không xử dụng hình phạt tức thời thì không được. Tui có con nhỏ, nhiều lúc chúng rủ nhau nghịch bậy như chơi với lửa, đùa giỡn với nhau có thể gây tai nạn nguy hại tới thể xác, không vâng lời dù đã có cảnh cáo v.v.. thì tui bắt buộc phải phạt roi. Phạt roi là hình thức cuối cùng để lập lại trật tự, nề nếp trong gia đình, chứ không phải luôn luôn dùng nó để khủng bố con trẻ. Huống chi trẻ con vốn hay mau quên, không dùng roi đe nẹt thì chúng không nhớ. Lại nữa, bởi vì thực tâm là mình không muốn chúng bị đòn đau, nên sau khi đánh chúng nó, mình nhìn chúng nó khóc rồi mình cũng buông roi mà ôm chúng nó khóc theo. Ngày xưa hồi còn bé tui cũng từng bị mẹ đánh đòn, rồi mẹ tui cũng khóc theo với tui, tui thấy tui thương mẹ tui hơn và tui biết nghe lời hơn. Vậy thì, "phạt roi" nếu biết dùng đúng liều lượng, đúng chỗ luôn luôn có hiệu quả chứ không hoàn toàn đáng lên án. Người thầy thời tiểu học mà tui kính trọng nhất, nhớ nhất cũng là ông thầy vốn phe phẩy cái roi thường xuyên nhất. Phe phẩy roi thường xuyên nhất không có nghĩa là chúng tôi bị đòn thường xuyên nhất.
    http://www.cpv.org.vn/details_cd.asp?topic=52&subtopic=150&id=BT2050456718
    Bây giờ trở lại với văn bản "Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" của nước CNXHCNVN thì ta thấy rằng đó là văn bản được QH thông qua vào tháng 6 năm 2004. Luật này thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991. Không biết luật năm 1991 có cấm việc "phạt roi" học trò hay không nhưng chúng ta cứ lấy văn bản luật mới nhất để nói về vụ việc phạt roi của cô giáo Hà vào tháng 10 năm 2006.
    Đọc qua văn bản luật này thì trong Chương I Điều 7 không cấm cụ thể việc "phạt roi", ngoại trừ Mục 9 của Điều 7 có đề cập việc cấm "áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật". Vậy thì, "phạt roi" có thể được coi là "xúc phạm nhân phẩm" hay "hạ thấp danh dự" của trẻ em hay không? Nếu là có thì tại sao ta lại chấp nhận việc cha mẹ phạt roi con cái mà không cho phép thầy/cô (là người thay mặt cha mẹ giáo dục con cái họ) làm việc này? Nếu cấm thì phải cấm luôn cả cha mẹ, là phải giống như luật của Tây, Mỹ nghĩa là con trẻ bị đòn roi là chúng có quyền gọi cảnh sát bắt cha mẹ. Bằng như không thì hình phạt nào mới được coi là xúc phạm danh dự, là hạ thấp nhân phẩm? Tui để phần các câu hỏi này cho các bác thảo luận, nhất là chờ câu trả lời của bác lonesome.
    Lại nói đến văn bản luật này có đề cập tới "Các Quyền Cơ Bản và Bổn Phận của Trẻ Em" trong Chương II, trong đó Điều 16 có nói rõ:
    Trích:
    Điều 16. Quyền được học tập
    1. Trẻ em có quyền được học tập.
    2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
    Ngưng trích.
    Tuy nhiên, vừa qua ông Bộ Trưởng bộ Giáo Dục Nguyễn thiện Nhân lại nêu vấn đề tăng học phí gấp 4 tới 10 lần ở các cấp. Và thực tế thì trẻ em tiểu học VN vẫn phải tốn tiền cho cái "quyền được học tập" này. Như vậy thì tuyên bố của ông Nhân "vi hiến", hay là quyền của trẻ em VN đang bị xâm phạm trầm trọng? Tui lại đế câu hỏi này cho các bác bàn thảo.
    Trở lại vụ việc của cô giáo Hà thì bản tin có nói rõ là "buổi họp PHHS đầu năm, cô Hà đã xin ý kiến phụ huynh cho được phạt bằng? roi nhưng BGH nhà trường không đồng ý." Như vậy thực sự là cô Hà có xin nhưng không được phép, tức là cô Hà có ý thức được việc phạt roi là phải có sự chấp thuận của phụ huynh. Nhưng tại sao cô "xin ý kiến phụ huynh" mà BGH nhà trường lại trả lời? Chúng ta không biết có văn bản chính thức nào của BGH cấm hoặc không cho phép cô Hà hay không, nhưng nếu phụ huynh đã chấp thuận thì BGH không thể nói ngược lại.
    Tui có nhận xét bên lề là cô giáo Hà phạt hết cả lớp chứ không thiên vị trò nào. 37/40 đứa đều bị roi, 3 đứa còn lại bị hăm đuổi học (hình phạt đuổi học tất nhiên tệ hơn đánh roi tuy nó không hạ thấp hay xúc phạm gì cả)
    Mà trong Chương II Điều 21 (Bổn Phận của Trẻ Em) của link đã dẫn thì các bác thấy hình phạt nào thì thích đáng nếu các "Bổn Phận" này không được chu toàn? Tui trích ra đây để các bác thảo luận và cho ý kiến, nhất là ý kiến của bác lonesome.
    Trích:
    Điều 21. Bổn phận của trẻ em
    Trẻ em có bổn phận sau đây:
    1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình
    2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường
    3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình
    4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
    5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
    Ngưng trích.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 04:54 ngày 09/12/2006
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bạo lực hay roi vọt là một hình thức xử phạt cổ điển có từ thời cổ đại - phong kiến và còn vẫn còn lưu luyến đến ngày nay trong quan niệm : hình phạt nặng nề và hà khắc thì người ta sợ mà theo (pháp gia).

    Trong pháp luật hiện tại, các biện phát xử phạt bằng bạo lực : dùng roi (tên cổ : suy, trượng, ...) hoặc khắc chữ lên mặt, ... đều không còn vì nó là những hình phạt xâm phạm danh dự nhân phẩm con người mà đã có những kiểu hình phạt khác thay thế.
    Với giáo dục, cũng tương tự như vậy, có nhiều biện phát xử phạt mà không dùng roi vọt, chẳng qua người ta không biết vận dụng mà thôi.

  9. fightclub

    fightclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    không thể tưởng tượng có những suy nghĩ thuộc dạng bán khai như trên vẫn còn tồn tại ! việc bạo hành trong trường học chỉ gây các chấn thương tâm lý nặng nề cho trẻ em và ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi bạo lực ở giai đoạn trưởng thành. điều này hẳn nhiều người đã nghe và đọc qua. trẻ bị nhận sự bạo hành nhưng thông qua đó chính chúng HỌC sự bạo hành- xin hãy nhớ cho.
    ở 1 số nước phương Tây, nếu giáo viên tấn công bằng vũ lực với học sinh thì trong vòng 5 giây đầu tiên em học sinh có quyền đáp trả 1 cách bình đẳng.
  10. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Phỏng chừng hồi nhỏ anh bạn fightclub mỗi lần bị ba mẹ bảo nằm xuống đét đít là gọi điện báo 113. Dân Á Đông chúng tôi còn bán khai hơn bạn fightclub nhiều thật, chả trách chưa biết xách súng vào trường nã ầm ầm.

Chia sẻ trang này