1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có hay không khái niệm Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi kyhieuhoager, 08/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kyhieuhoager

    kyhieuhoager Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Có hay không khái niệm Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh?

    Có hay không sự phân biệt lớn lao giữa hai truờng phái văn học lớn vào nhưng năm 50 của thế kỷ hai mươi trong nền văn học Việt Nam?Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường tôi thực sự tin vào sự phân biệt rạch ròi đó giữa hai trường phái này,hay nói cách khác tôi nghĩ rằng những gì mà một tác phẩm văn học mang lại: hoặc là phục vụ cuộc sống con người trần tục và thô ráp hoặc là phục vụ nghệ thuật xa rời thực tế.Nhưng càng lớn tôi càng cảm thấy có gì đó ko ổn trong sự phân chia này.
    Trước tiên hãy định nghĩa thế nào là nghệ thuật và người nghệ sĩ?Theo tôi nghệ thuật và người nghệ sĩ là một bậc thầy khéo léo trong lĩnh vực của họ(hội hoạ,thi ca....).Họ dùng ngôn từ,màu sắc,âm thanh đã được chọn lọc qua tâm hồn nhạy cảm ,tinh tế của mình để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật.Nghệ thuật không nhất thiết phải giống hoàn toàn thực tế,nhưng nó là một sản phẩm tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ qua những trải nghiệm của cuộc sống.Vì vậy thực ra không có khái niệm về một nghệ thuật của chỉ nghệ thuật mà thôi,vì thật ra nghệ thuật không bao giờ tồn tại một mình mà thiếu đi xúc cảm và âm hưởng của cuộc sống dội thẳng từ tâm hồn con người.Nếu không có những rung cảm đó thi không có nghệ thuật.Có người nói rằng những vần thơ của thời kỳ thơ văn lãng mạn đầy màu sắc tiểu tư sản là những bài thơ chỉ phục vụ cho nghệ thuật ,cho tâm hồn lãng đãng bay bổng mà không mang lại bất cứ ý nghĩa gì cho cuộc sống nghèo khổ hay cơ cực của những đồng bào xung quanh.Nếu nói như vậy là chưa bao giờ hiểu thơ và yêu văn.Con người ta sống không phải chỉ là một cố máy,chỉ cần đỏ xăng và thay dầu nhởt.Con người cũng không chỉ sống với những lo toan hay tranh đấu vụn vặt trong đời.Có một thứ cao hơn cả một bữa cơm no,hay một manh áo đẹp,đó là sự no ấm về tinh thần.Có những lúc trong tâm hồn con người có một cảm giác thạt trộng trải,cảm giác này khác với khi bạn mất ngủ vì cái bụng trống rỗng.Bạn không có ăn và bạn biết mình đói,nhưng thứ đói khát về tâm hồn đó thì không phải ai cũng nhận ra.Và cũng chính vì vậy mà người ta phủ nhận giá trị của nhũng bài thơ,bai văn phục vụ tinh thần.Những tâm hồn yêu văn,một ngày mưa ngồi bên ấm trà,cùng nhau đọc những vần thơ như:
    Bèo dạt về đâu,hàng nối hàng
    mêng mông không một chuyến đò ngang
    hay sự nuối tiếc trong lòng chàng trai của.....
    Bao cô thôn nữ hát trên đồi
    hổn hển như lời của nước non
    ngày mai trong đám xuân xanh ấy
    có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
    Có thật những vần thơ trên không mang lại gì cho cuộc sống vốn nhọc nhằn ,gian truân của chúng ta không?Xin những bạn yêu văn tự trả lời câu hỏi này .Xin trả cho nghệ thuật và văn học những thứ mà nó đáng đưọc nhận.Đừng ép nghệ thuật phải xa rời nghệ thuật,bởi khi thi nhân phải làm công việc của một nhà báo thì đó là giết chết văn học.Từ những ngày mà trường phái vị nghệ thuật bị bóp chết bằng "vị nhân sinh",thì những vần thơ của các nhà thơ việt nam cũng giống như con diều bị đứt dây.Văn học Việt nam đã không còn sản sinh ra nổi những Xuân Diệu,Lưu Trọng Lư,Nguyễn Bính củng nhũng năm 30,40 nữa rồi.Ôi tiếc làm sao nhưng vần thơ vị nghệ thuật và vị tâm hồn như vậy
    Một chút lãng đãng nhớ thi nhân xưa,viêt vài dòng giải khuây mà thôi............
  2. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Box Văn học dạo này vắng, đâm ra lại hay!
    Trước khi bi bô, em giới thiệu một bài viết hay về đề tài này, do em mới gúc được: http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/Vanhoc/vh-vietnam/tacgia/tienboi/haitrieu-2.htm
    Trong bài viết này, có đoạn nói: ?oÐứng trên bình diện lịch sử lý luận, phê bình văn học ta nên xem đó còn là cuộc đụng độ giữa quan điểm xã hội học và mỹ học văn học, giữa cách hiểu văn học nghiêng về tiểu thuyết (như Hải Triều) và cách hiểu văn học nghiêng về thơ (Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư), cách hiểu văn học của nhà chính trị và cách hiểu văn học của nhà nghệ sĩ tại thời điểm lúc ấy. Hải Triều đã nhấn mạnh đúng lúc vai trò xã hội của văn học, còn Hoài Thanh nhấn mạnh tới đặc trưng của văn học?. (xin để ý chữ ?ođúng lúc?).
    Em tán thành chữ ?ođúng lúc? của tác giả bài viết. Xảy ra cuộc tranh luận này ?ovị cái lọ - vị cái chai? này, hơn nữa lại còn lưu truyền cho tới ngày nay trong các SGK, là bởi mâu thuẫn giữa hai đám văn sĩ: một đám thích phê phán xã hội thối nát và một đám suốt ngày mơ mộng quên đi nhân dân lầm than cơ cực. Kết quả đã rõ, bên nào tính Đảng cao hơn bên đó được SGK bảo là đúng. Nếu cả hai bên đều không có tính Đảng, em cam đoan giờ chả ai nhắc tới làm gì, quên từ lâu lắm rồi. Bởi vì đó là một cuộc tranh luận rất dở hơi và lạc hậu so với thời buổi bây giờ.
  3. 2ukifek

    2ukifek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    0
    nghệ thuật vị nghệ thuật ?
    nghệ thuật vị nhân sinh ?
    không !
    nghệ thuật là gia vị
    nêm vào nồi canh Vô Vi !

    đấy là câu trả lời của em...
  4. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    nghệ thuật là gia vị
    nêm vào nồi canh Vô Vi !
    đọc lại thấy 2 câu này
  5. kyhieuhoager

    kyhieuhoager Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    mình rất vui vì có bạn cùng yêu văn tranh luận về vấn đề này.Trước tiên để giải thích cho cách hiểu :
    "văn học nghiêng về tiểu thuyết (như Hải Triều) và cách hiểu văn học nghiêng về thơ"
    thì mình xin nói thẳng đó là văn học tuyên truyền cách mạng và văn học không mang tư tưởng chính trị.Nói như vậy thấy rõ bản chất của vấn đề hơn nhiều.Đã từ lâu rồi trong nền văn học Việt Nam người ta quen gán cho tất cả những bài thơ,những tiểu thuyết cái định hướng chính trị.Văn thơ và nghệ thuật được nhìn dưới một góc độ,mình xin lỗi nhé,rất tầm thường giống như một công cụ chính trị.Thử nhìn lại văn học Viẹt Nam được gì và mất gì sau thời kỳ "văn học nghiêng về tiểu thuyết " đó? Thời gian gần đây trong văn đàn Việt Nam xôn xao chuyện tác phẩm "Cánh đồng bất tận" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị một số " người quản lý văn nghệ" phê bình cảnh cáo vì nó "tả thực quá", nhiều cái xấu quá,mà ít cái tốt.Thật sự nền văn học VN đang đi về đâu? Đã qua rồi cái thời thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ và cũng chính vì vậy cũng qua luôn cái thời " văn học vị nhân sinh ",cái thời nói về cái xấu trong xã hội chăng?Phải chăng xã hội bây giờ không còn cái xấu?Phải chăng đã hết những chị Dậu,anh Pha,hết luôn cái thời Người ngựa,ngựa Ngưòi,cũng hết sạch những kẻ nhờ "số đỏ" mà làm giàu,ăn trên ngồi tróc ,hơm hĩnh?Thưa bạn là không,nhưng mà chúng ta không còn đủ nhưng tên tuổi làm nên những tác phẩm như vậy mà thôi.Chúng ta thiếu thứ văn học phục vụ cuộc sống,thiếu luôn thứ văn học phục vụ tâm hồn,và quá nhiều thứ văn ( nếu mà có thể gọi là văn?) sáo rỗng và nhạt như nước ốc,đọc xong chẳng đọng lại gì.
    Điều cuối cùng mình muốn nói ở đây là minh đã coi tuyển tập 100 bài thơ hay nhất thế kỷ 20,và nói thật,dù rất cố gắng thì rất nhiều trong số đó mình không thể gọi là thơ được.Một bài thơ như vậy,liệu có đáng được vinh dự đó hay không?
    Phạm Ngọc Cảnh
    Sư đoàn
    Sẽ có những sư đoàn thép
    Bất kỳ nơi đâu
    Không khuất phục tù đầy chém giết
    Nơi đâu
    Người sống nợ nần người đã chết
    Bất kỳ nơi đâu, từ một cây ?omút nhét?
    Một sải xuồng bơi
    Một nọc ong châm góp làm sự nghiệp
    Gốc tre xanh thắng trận cả ba đời
    Ba mươi triệu tấm lòng xông ra tuyến lửa
    Vạch lối điều quân
    Vai cháy xe thồ
    Trồng cây xanh che chở
    Mỗi bước quân đi
    Đánh trận trường kỳ
    Đêm trước nấp trong lùm bắn tỉa
    Sớm sau dàn trận chính quy
    Đến trận bão hiệp đồng cả nước
    Mỗi sư đoàn mang gió lốc bay đi
    Đất giải phóng thênh thang
    Sẽ cho ta dàn đội ngũ sư đoàn
    Phía trước gọi ta
    Những Điện Biên, vòng đai thép tung ra làm chiến dịch
    Đòn gánh hậu phương vượt đèo đi phản kích
    Hành quân
    Hành quân
    Trùng điệp những sư đoàn
    Đi lên phía bắc
    Tràn xuống phía nam
    Những vị tướng lại cầm quân đi đánh giặc
    Trải bản đồ
    Còn nguyên
    Vạch chì đỏ thắt quanh hầu giặc Pháp
    Bài học chiến tranh nhân dân
    Lại tiếp
    Trang Ấp Bắc, Plâyme
    Và chiến công trên ngực áo những binh nhì
    Đất nước sẽ cho ta
    Những chùm con số đẹp
    Làm tên gọi khai sinh sư đoàn thép
    Này đây
    Doi cát Cửu Long xanh
    Sư đoàn Châu thổ
    Giữa bãi sú, rừng tràm
    Vụt đứng dậy sư đoàn Nam bộ
    Sư đoàn Tây Nguyên
    Từ hầm chông bẫy đá chông tên
    Này đây Cực Nam, Phan Rang, Phan Thiết
    Này đây Quãng Ngãi, Phú Yên
    Trên nguồn xa Ô Lâu, Thạch Hãn
    Sẽ tiến về
    Sư đoàn Trị Thiên
    Lại có một ngày
    Mọi cửa ô xanh Sài Gòn hớn hở
    Như Hà Nội đã từng
    Ba mươi sáu đường hoa tung sóng đỏ
    Phất rừng cờ thổi hồng ngọn gió
    Đón con em
    Đón những sư đoàn
    Mang chiến thắng trở về
    Rập bước
    Ca vang!
    1966
    Bạn tự phán xét,riêng mình thì không đủ kiên nhẫn đọc những câu thơ thế này,lại càng không thể thông cảm cho những người,vì bất kỳ mục đích và lý do chính trị nào đưa một bài thơ thế này vào tuyển tập 100 bài thơ hay nhất thế kỷ 20.Buồn thay cho thơ Việt.
  6. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    xét trên vị thế dân tộc mình, đúng là cần có một định hướng về Nghệ thuật nói chung để từ đó trở thành công cụ tuyên truyền cho xã hội. Còn bài thơ trên, tôi thấy hay đấy chứ, bạn hãy xem lại thời điểm sáng tác bài thơ này, nó có tính khích lệ rất lớn, và không hề non về bút pháp, hình tượng....Nhạc đỏ cũng vậy, nó sẽ luôn là một phần không thể thiếu trong trang sử NT của dân tộc mình, và không ai dám phủ định đó không phải là NT cả!!!
    Không dám phủ định cần lắm những vần thơ, những bài hát, trang văn lãng mạn, thể hiện nội tâm của con người, và hiện giờ Nt đâu có bị kìm kẹp nhiều như mọi người hay độc đoán, vẫn có những nghệ sỹ được phép thể hiện bản năng của mình một cách tự do, và họ phải chịu trách nhiệm trước dư luận về cách thể hiện của họ, chứ không phải hoàn toàn là Nhà nước!
    Khái niệm Văn học vị Nghệ thuật hay vị Nhân sinh giờ đã lỗi thời, có lẽ sẽ chỉ là một giai đoạn nhất thời, và xin lưu ý là nó chỉ diễn ra trước cách mạng Tháng 8, nghĩa là sự tác động của Đảng hầu như không có. Vì thế, các bác không nên lái sang hoạt động quản lý của Nhà nước đối với vấn đề này nữa.
  7. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Cái gì là phán xét ? Cái gì là phán xét? Ai có thẩm năng phán xét? Phán xét điều gì?. Phán xét là một sự xa xỉ vô lối của nghệ thuật.
  8. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật mà cũng cần có định hướng sao?
  9. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Các bác viết bài gì mà toàn quote, viết được một câu mà bài thì dài ngoẵng, cứ phải vê chuột liên hồi. Đọc bài các bác, chắc em phải mua cái màn hình 54".
    Thực tình vấn đề này là vấn đề rất lạc hậu, bởi như bác gì ở trên có nói, nó là cuộc cãi nhau từ trước CMT8. Vì thế cho đến bây giờ, em nghĩ chúng ta không nên thắc mắc một vấn đề đã quá cũ như thế nữa, vì rất là dở hơi biết bơi.
    Thưa các bác, tình hình văn hoá văn nghệ nước nhà hiện nay đang trong thời kỳ đổi mới toàn diện, cứ khoảng 2-3 tháng là văn học nước nhà lại bước lên thêm một tầm cao mới! Hiện nay, theo như em thấy, trường phái chủ đạo bây giờ chả phải vị nghệ thuật vị nhân sinh gì nữa cả, bây giờ là thời của "Nghệ thuật vị nghệ sĩ".
  10. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Nếu một nghệ sỹ hoạt động nghệ thuật mà không màng đến sự phán xét thì đó cần được gọi như thế nào? Nghệ sỹ trước hết phải là một con người, hơn nữa là một con người sống đến tận cùng những trải nghiệm của một đời người, nếu vứt bỏ mọi sự phán xét để sáng tác những tác phẩm xa rời thực tiễn thì đó không khác gì hơn là một quái thai!!!
    Một ca sỹ chẳng hạn, khi thể hiện một bài hát cần phải có rung động, nhưng rung động đó phải hoà hợp và tạo rung động cho khán giả, chứ vừa hát vừa uốn éo, méo mó, lẩm bẩm...thì phải gọi cho đúng là "thủ d..." chứ nghệ thuật gì...
    Mỗi một nghệ sỹ cần tạo ra một lớp khán giả cho mình, chứ không ai lại cần một nghệ sỹ hoang tưởng với cái tôi của mình, với tôn chỉ nghệ thuật riêng bất cần mọi quy tắc, chuẩn mực mà một loại hình nghệ thuật cụ thể đặt ra.

Chia sẻ trang này