1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có hay không Phương pháp luận sáng tạo ở Việt Nam?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Kien_Lua, 04/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Có hay không Phương pháp luận sáng tạo ở Việt Nam?

    Trong xa hoi thong tin. Moi thu duong nhu da qua tai voi con nguoi. Lieu xa hoi se di ve dau neu chung ta khong biet giai quyet thong tin mot cach khoa hoc?
    Duong nhu tren the gioi co mot phuong phap de giai quyet duoc van de nay ma dich theo tieng viet co nghia la phuong phap luan sang tao. Vay ban biet gi ve Phuong Phap Luan Sang Tao. Va su that la co hay khong phuong phap luan sang tao o Viet Nam.
    Rat mong co duoc nhieu y kien dong gop cua cac ban!
  2. QuynhNguyen

    QuynhNguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, cái này có phải là ARIZ không?
    Nếu bạn ở Sài Gòn, tìm GS. Phan Dũng viện Vật Lý mà học. Mỗi cái xin tài liệu GS. không cho đâu (hồi trước tớ có xin rùi nhưng không được)
    Còn nếu bạn ở Hà Nội, tìm đến Viện Vật Lý (sau KS Deawoo) mà hỏi anh Dương Xuân Bảo. Anh Bảo thì dễ tính hơn, nhưng tài liệu thì không có nhiều.
    Còn ở trên TTVNOnline này, cũng có nhiều người biết đến nó lém. À, có thể hỏi CaChep hoặc Finlandia. Họ biết rõ là khác, có nhiều tài liệu lém..
    Thế nha.
    I was born to take care of you....
  3. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã chủ giúp. Tôi đang ở Tp HCM và tôi sẽ tìm GS Phan Dũng. Nhung liệu giữa Hà Nội và Tp HCM có tồn tại hai trường phái khác nhau không nhỉ. Vui lòng trả lời giúp. Cảm ơn nhiều!
  4. Manorex

    Manorex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2001
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì hiện chưa có trường phái nào ở VN về môn khoa học này để có thể nói về sự khác nhau cả. Nước ta hiện mới chỉ có 2 nhà khoa học nghiên cứu về môn KH này như mọi người biết, đó là kỹ sư sáng chế Dương Xuân Bảo ở HN và GS Phan Dũng trong TP HCM. Hiện nay trên thế giới có khá nhiều các phương pháp sáng tạo như phương pháp Lateral Thinking, phương pháp tập kích não - Brainstorming (Osbourne), phương pháp Syznetic, phương pháp đối tượng tiêu điểm (Focal object method)..... và được ứng dụng khá hiệu quả. Tuy nhiên ở VN hầu như chưa có một phương pháp nào riêng, hiện nay mới chỉ có phương pháp xử lý tính huống của GS Trần Văn Hà có thể coi là một phương pháp mới của VN - nhưng phương pháp này dựa trên kinh nghiệm nhiều hơn là sáng tạo. KSSC Dương Xuân Bảo và GS Phan Dũng theo tôi mới đang truyền bá môn khoa học mới này và đang nghiên cứu thôi chứ chưa có hẳn một trường phái riêng nào. Tuy nhiên theo tôi được biết thì GS Phan Dũng đã nghiên cứu và phát triển môn khoa học này khá lâu rồi so với ngoài HN, ngoài HN mới chỉ bắt đầu từ năm 1991 và đến nay có khoảng gần 30 khoá nhưng ở trong TP HCM thì đã có tới hơn 100 khoá rồi (con số 100 có thể không chính xác). GS Phan Dũng cũng đã từng được mời làm người thuyết trình chính tại một buổi hội thảo về sáng tạo tại Mỹ. Báo SV cũng đã có 1 bài nói về GS Phan Dũng đi Mỹ lần đó.

    Manorex
  5. BESTFRIEND

    BESTFRIEND Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn.
    các bạn có thể cho mình biết chính xác nơi học PPLST(viện vật lý học) ở TP HCM được không.(địa chỉ chính xác)
    ghi danh học như thế nào,có điều kiện tuyển sinh gì không?
    rất mong được sự giúp đỡ của các bạn!
    đang cần rất gấp.
    muốn làm bạn với tất cả!
  6. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Theo Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, giáo dục Việt Nam cần phải quan tâm nhiều đến khoa học tư duy sáng tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học kết hợp giữa các trường đại học, phổ thông và cả tiểu học chính là cách thực hành tư duy sáng tạo.
    Cuộc cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ hiện nay trên thế giới là một cuộc thi Olympic về tư duy sáng tạo. Ai giỏi về tư duy sáng tạo thì người đó sẽ thắng trong cuộc đua.
    Kể từ Nghị quyết II của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (ra đời cách đây đã bảy năm), Đảng ta, trong nhiều Nghị quyết về giáo dục, đều đề cao việc rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Nhưng, cho đến nay, nhìn chung, việc học hành vẫn còn chìm đắm trong việc luyện thi, nhồi nhét kiến thức.
    Ngày xưa, nói đến sáng tạo là người ta nghĩ ngay đến năng khiếu bẩm sinh, ai không may không có gen sáng tạo thì đành chịu; người ta cho rằng sáng tạo chả theo một quy luật nào cả, thường là ngẫu hứng, nên khó có thể rèn luyện được. Ngày nay, trong khi vẫn thừa nhận năng khiếu bẩm sinh, người ta đã dần dần khái quát nên được những quy luật về tư duy sáng tạo và một khoa học mới đã hình thành, đó là khoa học về tư duy sáng tạo (creatology). Quả thật có nhiều quy luật về sáng tạo rất đơn giản mà vì thiếu chú ý, có những người học đã nhiều và đi dạy người khác cũng đã nhiều, vẫn không biết. Có lần, tôi hỏi các giáo viên dạy toán đã nhiều năm về học cao học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. "Có bao giờ các anh, các chị dạy cho học sinh của mình rằng một tam giác vừa là tam giác, vừa là tứ giác (có một cạnh bằng không) hay chưa? - Chưa ai làm như vậy cả vì chưa ai thấy rõ làm như vậy thì có ích gì. Tôi mới nói cho họ biết đó chính là phủ định luật bài trung: A (tam giác) vừa là A, vừa không phải là A (tứ giác); mấy chữ "vừa không phải là A" chứa mầm mống của một sự sáng tạo hứa hẹn đưa chúng ta vượt ra khỏi giới hạn của A để đến những chân trời mới. Nói vậy họ vẫn còn bán tín, bán nghi. Đến khi tôi lấy nhiều thí dụ cụ thể ra minh họa thì họ mới thật sự được thuyết phục rằng có những điều rất đơn giản có thể giúp người ta "học một biết mười" mà họ làm thầy đã nhiều năm vẫn không hay biết. Sau ba năm làm chuyên đề này cho cao học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhiều người đề nghị tôi viết thành sách để bồi dưỡng cho đông đảo giáo viên dạy toán, chứ không riêng cho số ít ỏi được về học cao học. Sách đã viết xong và Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội đã xuất bản thành hai tập, ngót 350 trang. Lúc đó, Viện khoa học giáo dục và Vụ giáo viên của Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng nhất trí là nên lấy sách này làm tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên toán, nhưng chủ trương này không thành vì vấp phải quy định sau đây: quỹ bồi dưỡng giáo viên của Nhà nước có thể dùng để mua sách cho giáo viên học nâng cao trình độ nếu sách đó là của Nhà xuất bản Giáo dục. Nếu là sách của Nhà xuất bản khác thì giáo viên phải bỏ tiền túi ra mua. Nhưng như vậy thì khó quá với đồng lương của đa số giáo viên, nhất là khi người ta chưa hiểu mô tê gì về nội dung sách. Vướng mắc này đã được phản ánh lên các cấp có thẩm quyền để tháo gỡ nhưng không có hồi âm. Tôi cũng có viết một quyển sách khác với tinh thần tương tự nhưng cho đối tượng là học sinh. Lúc đưa bản thảo đến Nhà xuất bản Giáo dục các đồng chí rất ngại là sách sẽ rất khó bán vì nó chả phục vụ "luyện thi" tí nào mà còn đi ngược hẳn với cách ra đề thi hiện hành (cả quốc tế và quốc gia). Nhưng, để ủng hộ cái mới, sách vẫn được xuất bản với giấy rất xấu (để hạn chế bớt lỗ). Rồi dần dần người ta cũng mách cho nhau đọc và đến nay sách đã tái bản đến lần thứ ba. Nhưng nó vẫn chưa vào được nhà trường dù là vào để phục vụ ngoại khóa.
    Gần đây, tôi có đến thăm trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật (TSK) của Giáo sư Phan Dũng ở TP Hồ Chí Minh. Giáo sư, lúc còn ở nước ngoài đã tiếp thu được khoa học tư duy sáng tạo. Về nước, ông đã mở nhiều lớp đào tạo được xã hội hưởng ứng nhưng nội dung của khoa học này vẫn nằm ngoài nhà trường dù cho TSK nằm ngay trong một trường Đại học lớn nhưng nó vẫn bị coi như ở nhờ (trong một diện tích rất chật hẹp) và thỉnh thoảng lại bị đe dọa đuổi.
    Tôi nêu lên những điều trên đây và tự hỏi tại sao nhà trường ta lại kỵ với tư duy sáng tạo làm vậy? Phải chăng cái nếp luyện thi, học nhồi nhét, dạy thêm, học thêm tràn lan đã làm tê liệt sự nhạy cảm với cái mới? Điều lạ nữa là khoa học về tư duy sáng tạo lại có cơ sở triết học là phương pháp luận duy vật biện chứng mà chế độ ta lại lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng thì chúng ta phải vồ vập lấy khoa học này, coi đây là thế mạnh của mình mới phải. Sáng tạo là sự vận động đi đến cái mới, cái tiến bộ hơn cái cũ mà vận động phải đi đôi với phép biện chứng. Nhưng ở các trường đại học của ta, việc dạy triết học duy vật biện chứng vẫn chưa gây được hứng thú, tự giác của sinh viên, họ chỉ mới học để đối phó với thi cử. Mong rằng mỗi khoa đại học sẽ có một tổ chuyên nghiên cứu và đưa vào giảng dạy việc vận dụng triết học duy vật biện chứng vào các lĩnh vực chuyên môn của khoa mình và vào cả việc rèn luyện tư duy sáng tạo.
    Việc rèn luyện tư duy sáng tạo vừa đòi hỏi lý luận, vừa đòi hỏi thực hành. Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) chính là thực hành "tư duy sáng tạo". Để cho đông đảo người có thể tham gia thời gian NCKH nhằm thực hành "tư duy sáng tạo" thì cần có một số châm chước chung quanh các yêu cầu đề ra cho một hoạt động NCKH chẳng hạn như yêu cầu "mới" (chỉ cần mới đối với người nghiên cứu là được là đã có tác dụng giáo dục rồi). Khi có châm chước, sẽ gọi là tập dượt NCKH (TDNCKH). Ta có thể đưa TDNCKH vào nhà trường phổ thông như trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã làm cách đây hơn ba thập kỷ: hồi đó trường chủ trương lấy học sinh phổ thông làm cộng tác viên ở những khâu thích hợp cho các đề tài của trường đại học. Một số thầy đại học đã nhờ sự cộng tác này mà hoàn thành luận án tiến sĩ, tiến sĩ khoa học của mình. Rõ ràng cả đại học và phổ thông đều có lợi: Đại học (kể cả viện nghiên cứu) được nối thêm tay, thêm óc của hàng triệu học sinh phổ thông có tổ chức sẵn ở khắp nơi, Phổ thông được tiếp cận với khoa học hiện đại, được rèn về tư duy sáng tạo và tác phong công nghiệp một sự hỗ trợ quan trọng cho việc đổi mới cách dạy, cách học hiện nay. Cả đại học (và viện nghiên cứu) và phổ thông sẽ có sức mạnh hơn công việc gắn hơn với xã hội, phục vụ cho CNH, HĐH. Không chỉ riêng Đại học Sư phạm nhiều đại học khác cũng có thể gắn với phổ thông về một mặt nào đó của cuộc sống. Nếu làm tốt, sẽ có viễn cảnh là, không chỉ các trường đại học mà ngay một trường phổ thông, cũng sẽ vừa là trung tâm giáo dục, vừa là trung tâm khoa học của địa phương trường đóng. Trong chiến tranh nhân dân, ta biết kết hợp tên lửa với tên tre, máy bay phản lực với ong bò vẽ thì trong một nền giáo dục nhân dân, ta phải biết kết hợp ông giáo sư đại học với nhiều học sinh phổ thông, một trường đại học với nhiều trường phổ thông, kể cả trường tiểu học.
    NGUYỄN CẢNH TOÀN
    (Báo Văn nghệ)
    Xin đưa bài viết này lên để các bạn cùng tham khảo
  7. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp luận sáng tạo KHKT bắt nguồn từ 1 GS Liên-xô Genrick Saulovic Altshuller (gốc là người Do Thái). Ở VN ta có 6 người được thọ giáo trực tiếp từ vị giáo sư này (TS. vật lý Phan Dũng, TS. cơ học Thái Bá Cần, ..., tính đến thời điểm tôi theo học 1996) từ những khoá đầu tiên do chính vị này GS dạy. Nhưng thực tế triển khai ở VN có bài bản, tài liệu sách vỡ, nghiên cứu khoa học bài bản là GS Phan Dũng từ năm 1977 với giáo án 60 tiết, giáo trình là Phương pháp luận sáng tạo KHKT. Người học khi học xong không phải thi mà làm 1 tiểu luận trên cơ sở TRIZ (Lý thuyết giải các bài toán sáng chế). Học phải nói đúng là có những cái mới, nhưng quan trọng nhất là nó giúp bản thân người học có được 1 suy nghĩ mới không bị tù túng, có được 1 phương pháp luận để có thể giải bài toán sáng chế hay phát triển sáng chế hoặc nói nôm na là giải quyết các bài toán nghiên cứu của chính mình.
    Về tài liệu thì bạn mua hoặc xin hoặc photcopy cũng dễ dàng. GS Dũng không phải là khó khăn đâu nhưng nếu bạn không tham gia học thì tài liệu đối với bạn là vô nghĩa, đọc "hơi bị chán" và gần như không hiểu gì. Hơn nữa tham gia học bạn sẽ nhận được các tài liệu cập nhật từ GS, hướng dẫn và góp ý cho bạn cách tiến hành giải quyết bài toán theo TRIZ.
    Năm tôi theo học 1996 (hoặc 1997, không nhớ rõ lắm vì cũng khá lâu rùi) GS đã ứng dụng khá nhiều phương tiện giảng dạy mới và rất thành công (so sánh với thời điểm đó). Vào thời điểm đó môn học phương pháp luận sáng tạo KHKT đã là môn bắt buộc ở chương trình đào tạo cao học 1 số trường rồi.
    Địa chỉ thì tôi chỉ bạn chung chung như sau: đại học KHTN ở đường Nguyễn Văn Cừ (kế trường chuyên Lê Hồng Phong). Vào đến đó bạn học bộ môn vật lá hoặc hỏi chỗ GS Phan Dũng dạy phương pháp luận sáng tạo KHKT là bạn sẽ được chỉ dẫn ngay.
    Trên đây là 1 số thông tin tôi còn nhớ được xin giúp bạn 1 chút. Nếu bạn còn cần thêm thông tin về nó và nếu tôi còn biết sẽ cố gắng giúp bạn.
    Được nguyenthien2003 sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 13/12/2003
  8. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên có lỗi chính tả, đến hôm nay đọc lại mới phát hiện nên xin đọc lại giúp như sau:
    Địa chỉ thì tôi chỉ bạn chung chung như sau: đại học KHTN ở đường Nguyễn Văn Cừ (kế trường chuyên Lê Hồng Phong). Vào đến đó bạn học bộ môn vật lá hoặc hỏi chỗ GS Phan Dũng dạy phương pháp luận sáng tạo KHKT là bạn sẽ được chỉ dẫn ngay.
    Địa chỉ thì tôi chỉ bạn chung chung như sau: đại học KHTN ở đường Nguyễn Văn Cừ (kế trường chuyên Lê Hồng Phong). Vào đến đó bạn hỏi bộ môn vật lý hoặc hỏi chỗ GS Phan Dũng dạy phương pháp luận sáng tạo KHKT là bạn sẽ được chỉ dẫn ngay.
  9. ntth

    ntth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn!
    Các bạn có thể vào xem thông tin tuyển sinh PPLST ở TP HCM tại đây:
    1.Trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật ( TSK )- Trường Đại học KHTN - TP.Hồ Chí Minh
    Địa chỉ : 227 Nguyễn Văn Cừ, Q5, TP. HCM
    Điện thoại : 08 830 1743
    Fax : 08 835 4009
    Email : tsk@hcmuns.edu.vn
    Website : http://www.hcmuns.edu.vn/cstc/Home-v.htm
    Ở Hà Nội tại đây:
    VFST
    TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
    VIETNAM FOUNDATION FOR SCIENCE AND TECHNOLOGY
    CHIÊU SINH LỚP PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO CÁC KHOÁ
    (Chương trình sơ cấp dành cho người bắt đầu)
    * Mục đích: Khoá học 60 tiết (20 buổi học) trang bị cho học viên các thủ thuật, phương pháp sáng tạo tiên tiến và các kỹ năng thực hành cần thiết nhằm phát huy khả năng sáng tạo của người học, có hiệu quả ứng dụng trong thực tế mang tính đa nghành (cho khõi tự nhiên, khối kinh tế và khối xã hội và nhân văn).
    * Đối tượng theo học: Chiêu sinh theo cách ghi danh tự do. Trình độ văn hoá: THPT, sinh viên, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sĩ, viện sĩ, không hạn chế về tuổi, giới và chuyên môn.
    * Thời gian, địa điểm:
    +Ngày giờ học: từ 18h00 đến 20h30 các ngày thứ hai, thứ tư, thứ năm.
    +Địa điểm học:
    + Học phí: đ/học viên/khoá.
    +Tài liệu phục vụ học tập: Có bán ở nơi ghi danh.
    Lưu ý: Bạn có thể chọn những buổi lẻ để học.
    Đăng ký và hỏi chi tiết tại VP Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam: 100B Ngọc Hà, Hà Nội.
    Liên hệ ĐT: 7.340645 hay E-mail: Clbkhoahocsangtao@hotmail.com
    Và có riêng một Forum về PPLST của Ban liên lạc các cựu học viên PPLST:
    http://www.trizvietnam.com/forum/default.asp
    Mời các bạn tới chơi
  10. PTNK_TriZ

    PTNK_TriZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    dung roi , PPLST duoc xay dung tu triz , ariz
    han hanh lam quen voi cac ban

Chia sẻ trang này