1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có hay không trọng lực trái đất .?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 04/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Có hay không trọng lực trái đất .?

    1 quả táo, đã rơi trên cây xuống đất. Và rơi ngay trước mặt Newton. Newton nhận ra rằng, do có lực hút của trái đất nên trái táo đã rơi xuống thay gì bay lên. Và ông đã cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn rất nổi tiếng.

    Nhưng nay cũng với chủ đề quả táo, tôi muốn hỏi lại.?
    Tại sao quả táo lại rơi xuống đất thay gì bay lên.?

    Trọng lực đã không tác động đến quả táo làm cho quả táo rơi xuống mà có 1 tác động khác đã làm cho quả táo rơi xuống thay gì bay lên.
    Câu trả lời đó chính là áp suất không khí.
    Ai quan tâm đến vấn đề này, hãy trao đổi ý kiến tại đây.
    Đề nghị phát biểu đóng góp lịch sự. Cám ơn

    Lâm.
  2. brandnew_me

    brandnew_me Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Hì cái bác này hỏi đến ngây ngô! Thế theo bác thì áp suất không khí là do cái gì? Không phải do lực hút của Trái đất lên không khí thì là gì?
  3. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Thoạt tiên, khi nhìn nic của bạn và xem nội dung bài viết, tôi đã nghĩ bạn rất hài hước. Tuy nhiên đến câu cuối, tôi đoán bạn đặt vấn đề một cách nghiêm túc, vậy xin trao đổi với bạn thế này:
    Trước hết, câu truyện về quả táo của Newton chỉ là giai thoại, không hơn. Thực ra để đi đến những phát kiến vật lý quan trong của mình (và của nhân loại), Newton đã tư duy và miệt mài làm việc quên mình trong nhiều năm trời, xây dựng nên cả một bộ môn toán học mới (toán học giải tích) để giải các bài toán vật lý. Đồng thời với ông, có nhiều nhà vật lý và thiên văn khác cũng có ý tưởng về lực hấp dẫn giữa các khối lượng như Harley và Hook ... Họ còn biết rằng lực này tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các khối lượng đó. Duy chỉ có điều họ không có một công cụ toán học thích hợp để chứng minh và giải các bài toán quỹ đạo mà thôi. Công cụ toán học kỳ diệu đó chính là môn giải tích mà Newton đã phát minh ra.
    Về vấn đề áp suất không khí thì thế này: chất khí và chất lỏng tạo ra áp suất tĩnh (tức là khi không có dòng chuyển động) có giá trị đều theo mọi hướng và có chiều vuông góc với bề mặt chất rắn. Như vậy, nếu quả táo ở trong khí quyển và gần mặt đất, nó chịu áp suất đều theo mọi hướng bằng xấp xỉ 1 kgf/cm^2. Do lực tác động đều theo mọi hướng nên tổng hợp lực bằng không, và quả tao không thể tự chuyển động do áp suất. Nếu tính toán thật chính xác thì áp suất khí quyển thay đổi theo độ cao: càng lên cao thì áp suất càng giảm. Vì thế, thực ra áp suất khí quyển còn có tác động nâng quả táo lên chứ không dìm nó xuống (khá giống hiện tượng quả bóng bị dìm sẽ nổi lên trên mặt nước), việc nó rơi xuống chắc không thể nhờ áp suất. Vả lại, nếu trên mặt trăng không có không khí, lẽ nào đát đá trên đó sẽ bay tứ tung ra ngoài vũ trụ do chúng không bị cái gì ép xuống bề mặt của mặt trăng?
    Do đó, tôi thấy định luật hấp dẫn của Newton là một công trình nghiên cứu rất công phu và vẫn đúng trong tuyệt đại đa số các bài toán kỹ thuật và cơ học thông thường.
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    1- Bạn hiểu áp suất không khilá cái gì?
    2- Cú cho có một lực khác, thì bạn đã làm thế nào để nghĩ thế và phủ định hấp dẫn? phải có lí giải chứ nói theo kiểu phát kiến đó thì ai cũng có tể phát biểu được hàng ngàn lời phản bác
  5. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Hi,
    Tôi nghĩ bạn vatly _vui có thiện chí giảm bớt không khí ngột ngạt của chúng ta thôi, không có gì đáng trách cả. Hãy nhìn nick của bạn ấy thì biết.
  6. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    1- cái bạn gọi là áp suất là do đàn hồi của môi trường, quả bóng bay trong không khí, nó chịu sự đàn hồi của không khí. Vì hấp dẫn tác động lên nó nhỏ hơn tác động lên khối không khí có cùng thể tích nên nó bị đẩy lên trên (lực Acsimet), lực đàn hồi là một bộ phận của tương tác điện từ, nó độc lập với hấp dẫn (độ lớn, loại hạt truyền tương tác).
    Trong thí nghiệm của galileo, ông dùng 2 vật khối lượng khác nhau nhưng có kích thước tương tự nhau, do đó sức cản của môi trường lên chúng là tương tự nhau, điều đó đã cho thấy hấp dẫn tác động lên các vật với lực khác nhau nhưng gây ra những gia tốc như nhau.
    2- Hiển nhiên chỉ nhờ có hấp dẫn thì mọi thứ mới nằm im trên mặt đất được
    3- Tôi không biết cái phòng vô trọng lực bạn nhắc tới có tồn tại không hay nếu có thì nguyên lí của nó ra sao, nhưng dù nó co chăng nữa thì cũng chỉ là 1 hình thức gây ra 1 quán tính chống lại quán tính rơi tự do, còn gọi là vô trọng lực thì chắc chắn là sai, không có thứ gì có thể ngăn cản được tương tác hấp dẫn
    Tóm lại: tôi nghĩ bạn chưa có điều kiệnđọc nhiều về các loại tương tác, bạn nên tìm hiểu thêm thì hơn. hơn nữa khi nói về các tương tác vật lí thì dù là áp suất hay cái gì bạn cũng nên nghĩ xem nó loại lực gì, vì áp suất, nhiệt độ hay 1 vài dặc tính khác suy cho cùng chỉ là biểu hiện của lực thôi.
    Theo tôi bạn có thể tìm đọc cuốn "các lực trong tự nhiên" sẽ tự lí giải được nhiều điều hơn
  8. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Bạn đã lập luận rất nhiều điều không chặt chẽ nhưng tôi không đủ thời gian để dẫn giải ra đây. Tuy nhiên với kết luận trên thì hoàn toàn sai lệch vì vậy tôi xin được trả lời : Không bao giờ có kết luận là môi trường chân không thì không có trọng lực, nói như vậy là môi sai lầm lớn. Chắc tại bạn chưa bao giờ làm việc với môi trường chân không ??? còn tôi thì thường xuyên làm việc với nó, từ chân không thấp khoảng 10 mũ -1 mmBar đến chân không cao cỡ 10 mũ -7mmBar. Ở trong những môi trường đó mọi vật vẫn bị trái đất hút và có trọng lượng thậm chí nếu kiểm tra kỹ càng sẽ thấy trọng lượng của chúng lớn hơn trong môi trường không khí. Kể cả chân không siêu cao cỡ 10 mũ -10mmBar cũng vậy ! Và cũng xin lưu ý với bạn là với công nghệ hiện nay các bơm hút chân không, các kỹ thuật hút chân không tuyệt diệu nhất cũng chỉ đạt được cỡ 10 mũ -11mmBar thôi, không có môi trường tuyệt đối không có không khí.
    Đó là thực tế không phải bàn cãi, còn vấn đề lý thuyết hấp dẫn thì mong bạn hãy tìm hiểu kỹ lại xem trong đó có nhắc tới lực hấp dẫn chỉ tồn tại trong môi trường có KHÔNG KHÍ hay không ?
    Theo tôi chúng ta nên giải quyết thật chậm từng vấn đề chứ không nên lập luận vòng vo thiếu thuyết phục.
  9. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    quote-NoHellandHeaven viết lúc 14:00 ngày 06/04/2006:
  10. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Theo như vat_ly_vui thì, kinh khí cầu, máy bay bay, tên lửa, chim bay được, chẳng qua là vì làm thay đổi áp suất không khí để bay lên. Cũng giống như con người bị chìm trong nước, con người đã làm thay đổi áp suất nước bằng cách bơi lội để nâng cơ thể nổi lên. Nếu ngưng bơi, tức là ngưng làm thay đổi áp suất, cơ thể con người nặng hơn nước nên người ta thường hay chết đuối.
    Áp suất bên trong quả bóng bay cũng có tác động đến áp suất môi trường không khí bên ngòai, cho nên nó không thể bay lên mãi được, mà nó chỉ có thể bay đến 1 áp suất môi trường bên ngòai nào đó ngang bằng nó.
    Xuân Lâm.

Chia sẻ trang này