1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có hay không trọng lực trái đất .?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 04/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bạn thế này nhé:
    1- xin nhắc lại tôi sẽ không nhắc đến thuật ngữ "áp suất" ở đây, tôi chỉ nói về các lực
    2- Với quả khí cầu, bạn tự giải thích rồi còn gì, do sự chênh lệch về khối lượng riêng của khí trong quacảu và khí ở ngoài mà nó bay, nguyên lí không khác gì quả bóng bay cả, khối khi khi bị đốt nóng sẽ nở ra, và khối lượg riêng của nó giảm, cái này tôi nghĩ không cần bàn cãi
    3- Máy bay trực thăng hay phản lực thì thạt ra nói theo ngôn ngữ vật lí đều là dùng phản lực, nguyên lí của nó chính là định luật bảo toàn động lượng (chắc bạn đã biết), con chim cũng thế
    4- Không thể so sánh tốc độ động cơ của 2 loại máy bay mà bạn nói, không lẽ máy bay phản lực mà động cơ bị cũ, quay chậm đi thì người ta quay ra gọi nó là máy bay trực thăng à. Cấu tạo động cơ của 2 loại máy bay này hoàn toàn khác nhau.
    5- Vật nặng chìm, vật nhẹ nổi là một câu e rằng không được vật lí chấp nhận. Nặng hơn cái gì và nhẹ hơn cái gì hả bạn?
    Tóm lại tôi vẫn chưa hiểu vat_ly_vui có ý định gì khi mở các topic này, liệu đây là một trò chơi, một sự thử kiến thức hay là bạn đang muốn lật đổ vật lí thế giới?
  2. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Câu này "tầm bậy" (sorry) nhất box Vật lý từ trước đến giờ đó nhé. Áp suất bên trong quả bóng hay khí cầu bao giờ cũng cao hơn áp suất không khí bên ngoài (nếu không thì quả bóng không còn gọi là quả bóng nữa bởi vì nó không căng phồng). Và cái việc quả bóng bay lên, rơi xuống hay đứng im hoàn toàn không phụ thuộc vào áp suất bên trong quả bóng cao hay thấp hết cả.
    Hồi trước đã cãi nhau chán cái gọi là "thuyết năng lượng" rồi, giờ lại đẻ ra thêm "thuyết áp suất".
    YOU HAVE JUST INVENT THE WHEEL.
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Sorry, cáu quá viết sai chính tả tí.
    YOU HAVE JUST INVENTED THE WHEEL.
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Học thuyết "áp suất" này còn chưa dám nói đến một yếu tố quan trọng: điểm tựa. Lực thì tất nhiên có điểm tựa rồi, vậy áp suất có điểm tựa hay không?
  6. vantrongkiet

    vantrongkiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    bac vat ly vui nói may bay , chim, khinh khí cầu bay lên duoc la do lam thay doi ap suat khong khi thi dung roi nhung gop ca ten lua vao la phai ban them o dien dan nay day vi theo em biet thi ten lua bay bang phan luc hay chinh xac hon là dinh luat bao toan dong luong co dung khong ho bac
  7. sunny_boy

    sunny_boy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    1.088
    Đã được thích:
    21
    chắc vật lý vui đang học lớp 7 hả hì
    vậy thì vât lý vui phải hiểu là mình bị nhầm nặng rồi hì hì .Thử suy nghĩ cái này xem nhé:
    Không khí chẳng ảnh hưởng đến trọng lực đâu , bằng chứng là trên mặt trăng không có không khí nhưng vẫn có trọng lực
  8. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0

    Không khí chẳng ảnh hưởng đến trọng lực đâu , bằng chứng là trên mặt trăng không có không khí nhưng vẫn có trọng lực
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Nói bạn nghe cái này nhé. Tôi đưa bạn 1 quả cam.
    Tôi hỏi bạn đây là quả gì.? bạn sẽ trả lời đó là quả gì.?
    Newton nói có trọng lực thì bạn cũng chỉ biết là có trọng lực, chứ bạn biết trọng lực là cái khỉ mốc gì.?
    Nhưng bây giờ có 1 công thức. Nó nói, các hành tinh hay trái đất, tất cả đều không có trọng lực. Và công thức này cũng chứng minh được vì sao đất đá trên mặt trăng không có không khí mà vẫn nằm trên mặt trăng chứ không bay lung tung trong vũ trụ. Nếu bạn muốn biết rõ về công thức này, liên hệ với báo Tuổi Trẻ, hỏi về Áp Suất Chất. Sau đó vat_ly_vui sẽ giải thích cho bạn. Ok nhé.!
  9. vantrongkiet

    vantrongkiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    theo tớ thì ''cậu bé mặt đất'' nói đúng đấy,không khí không ảnh hưởng tới trọng lực đâu. nhớ lại công thức trọng lực p=mg ta thấy trọng lực chỉ phụ thuộc khối lượng m (o phụ thuộc không khí) và gia tốc g (cũng không phụ thuộc nốt)
    chiếc cân lò so ta cân chỉ cho kết quả tương đối, không phải trọng lực cũng chẳng phải khối lượng
  10. HemakA

    HemakA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    0
    Tôi ko phải là chuyên gia vật lý như các bạn ở đây nhưng đọc nội dung trong chủ đề này tôi thấy bạn vat_ly_vui chỉ quan sát hiện tượng và hiểu vấn đề theo quan điểm chủ quan.
    Bạn thử làm ngược lại là bỏ vật hay đại loại gì đó hình cầu vào một cái nồi chân không tuyệt đối hình cầu (hình cầu cho dễ tưởng tượng) và đem đến một nơi mà ko có lực hấp dẫn (hoặc lực hấp dẫn cân bằng nhau theo mọi hướng), theo bạn vật đó sẽ rơi về hướng nào trong cái nồi đấy (bạn nghĩ là nó sẽ lơ lửng giữa nồi đúng ko?), và nếu di chuyển cái nồi đấy về nơi có trọng lực (tác dụng có hướng lên một phía nồi) thì vật đó sẽ còn lơ lửng nữa ko?
    Nói chung là để hiểu được tại sao lực hấp dẫn lại hút các vật thật ko đơn giản (*) mà nếu nghe cách giải thích của bạn thì lại khá bùi tai cho những ai ko hiểu chút gì về vật lý.
    (*) Có một số giả thuyết giải thích điều đó; một trong số đó vd như: ko có lực hấp dẫn mà trọng lượng của vật chất làm cong không gian khiến các vật chất khác "lăn" về phía đó; tương tự như bạn căng một tấm vải bạt (ko gian 2 chiều) và đặt lên đó một viên bi sắt nặng và một đống bi ve, tất nhiên viên bi sắt sẽ làm lõm tấm vải và những viên kia sẽ lăn theo độ dốc về chỗ lõm đấy, bản thân mỗi viên bi ve cũng tạo lõm nhưng quá nhỏ để thu hút viên bi sắt kia, những viên bi kia có thể có thể tích bằng hoặc lớn hơn viên bi sắt nhưng trọng lượng nhỏ hơn. Điều đó có thể giải thích tại sao hố đen nhỏ mà có thể hút cả hệ những ngôi sao có thể tích to hơn hàng vạn lần và dù xa mấy thì "lực hấp dẫn" giữa vật này với vật kia vẫn tồn tại dù giảm dần theo khoảng cách.
    Tất nhiên đấy mới chỉ là giả thuyết mà con người chưa có cách nào kiểm chứng ngoài sự tính toán.

Chia sẻ trang này