1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cơ Học Tương Đối Tính.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NguyenVanTeo, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Cơ Học Tương Đối Tính.

    Chào các nhà Vật Lý ! Tớ có câu hỏi cho các bác:
    Nếu như một người chuyển động (trên một phương tiện nào đó) với một vận tốc bằng vận tốc ánh sáng và người đó để một cái gương trước mặt mình thì người đó có nhìn thấy mặt mình trong gương không? Nếu không thì bạn hãy phân tích cụ thể là tại sao? Nếu có, cũng xin bạn phân tích cụ thể là tại sao?
    (Câu hỏi này không phải tớ nghĩ ra nhá. Tớ dốt nên không biết mới phải vào đây hỏi các bạn!)
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
    Được sửa chữa bởi - nguyenvanteo vào 14/06/2002 08:30Được sửa chữa bởi - dr_slums vào 17/06/2002 16:46

    Được nguyenvanteo sửa chữa / chuyển vào 30/06/2002 ngày 08:59
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Ta đã biết là vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào hệ quy chiếu !
    Nếu bạn nhìn thấy ảnh của mình trong gương tức là ánh sáng từ người bạn đi đến gương rồi phản xạ trờ lại và mắt bạn .
    Kết hợp 2 đều trên suy ra bạn sẽ không thấy gì cả vì ánh sáng từ người bạn đi được bao xa thì cái gương cũng đi được từng đó và như vậy cái gương sẽ không có ánh sáng từ người bạn đến thì lấy cái gì mà phản xạ ====> Không thấy cái gì hết . Tớ cũng chỉ nghĩ thế thôi ! không biết có đúng không ?
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  3. tieunguyen

    tieunguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Thế này nhé: khi bạn chuyển động với vận tốc ánh sáng, thì thời gian đối với bạn là ngừng lại, dt = 0. Bạn sẽ chẳng cảm nhận thấy gì cả, nghĩa là cũng chẳng thể nhìn thấy bạn trong gương.
    tieunguyen
  4. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn tiếp tục thảo luận. Đây là một vấn đề lý thú, đặc biệt những bạn nào nghiên cứu về Vật Lý Năng Lượng Cao (High Energy Physics) và nghiên cứu phần tử chuyển động với vận tốc cực cao (hơn hẳn vận tốc thường ngày ta thấy).
    Có những điều không giống như ta tưởng tượng bởi hàng ngày ta chỉ được tiếp xúc với những phần tử chuyển động với vận tốc thấp (khoảng dưới 1000 Km/giờ).
    Nào, mời các bạn tiếp tục trả lời câu hỏi.
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
  5. Quen_mang_kinh

    Quen_mang_kinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    1
    Theo tớ thì nếu con người không được chuẩn bị về mặt sinh học để chuyển động ở vận tốc quá cao.
    Tớ nghĩ nếu chuyển động ở vận tốc ánh sáng thì chúng ta sẽ bị tách ra thành năng lượng. Và kết quả là: chẳng còn khái niệm nhìn thấy gì nữa.
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Bài này tôi viết về không gian chiều thứ tư ( đăng lại bài viết của tôi bên TVH nhưng do lâu quá rồi nên nó mới tụt xuống dưới nay tôi đem nó sang đây ) .
    Trong bài viết này tôi chỉ xét không gian đơn thuần tức là các không gian vật lý đơn thuần không kể dến những không gian toán học ( như trong quyển Đại số tuyến tính của Tống Đình Quỳ người ta xét những không gian có số chiều tuỳ ý ) .
    Chúng ta xây dựng không gian mà các trục của nó tuân theo toạ độ Dề các trực chuẩn tức là các điểm chia bằng nhau và các trục vuông góc với nhau nếu có từ 2 trở lên , Trên đó ta chỉ có phép tịnh tiến và tịnh tiến mà thôi !( sử dụng liên tiếp các phép tịnh tiến ta dược các phép di chuyển trong không gian kể cả phép qoay cũng chỉ là sử dụng liên tiếp các phép tịnh tiên nhiều lần mà thôi ) .
    * Trước hết ta xét không gian có số chiều là 1 ,Tại dó chỉ có các điểm , đoạn thẳng , hoặc các véctơ ... trong không gian chật chội này các " sinh vật " của chúng ta chỉ có hai hướng di chuyển đó là chuyển động tịnh tiến sang trái hoăc sang phải vấn đề đặt ra là làm sao có thể chuyển các véctơ đang ở trạng thái hướng sang bên trái lại quoay sang phải được mà chỉ dùng các phép biến đổi tịnh tiến đơn thuần ?? Câu trả lời là không thể .
    * Mở rông không gian ta xét sang không gian có 2 chiều : Bây giờ các sinh vât của chúng ta có thể chuyển động thoải mái hơn ngoài viêc có thể sang trái hoặc sang phải chúng còn có thể lên trên và xuống dưới bài toán của không gian 1 chiều có thể giải được một cách đễ dàng với không gian chiều thứ 2 . Ta xét 1 cư dân sống trong mặt phẳng này giả sử có 1 sinh vật muốn đi đoạn đưòng 50 Km nhưng vận tốc của nó chỉ đạt 1 Km trong 1 năm thì nó sẽ phải cần ít nhất 50 năm mới thực hiện được điều nó mong muốn ở trong không gian này ta thừa nhận đường ngắn nhất nối giữa 2 điểm là đường thẳng và như vậy không còn cách nào khác là sinh vật kia phải cặm cụi di hết quãng đưòng của mình . Hay có 1 cái mặt đồng xu đang sấp làm thế nào mà chỉ trong khong gian này với các phép tịnh tiến ( chỉ tịnh tiến mà thôi ) ta có thể cho nó ngửa lên được ? câu trả lời là không thể !!
    * Mở rộng không gian để nó có 3 chiều bài toán của không gian 2 chiều 1 làn nữa đặt ra và sẽ được giải dễ dàng chúng ta thừa nhận là nếu gấp 2 điểm A B của sinh vật 2 chiều sao cho nó chỉ cần cách nhau 1 khoảng cách là 1 Km thi sinh vật phẳng kia chỉ cần 1 năm để đi hết quãng đuờng của mình ( thật kỳ lạ )còn đồng xu thì quá đơn giản , nhưng đến dây chúng ta lại có 1 cái găng tay ( bên phải chẳng hạn ) là thế nào để có 1 cái găng trái ? đương nhiên không phải bằng cách lộn nó từ trong ra ngoài mà chỉ dùng các phép tịnh tiến mà thôi ? câu trả lời lại 1 lần nữa là không .
    Đến dây người ta nghĩ đến không gian có 4 chiều nếu tồn tại không gian đó thì con người có thể di chuyển trong nháy mắt từ đây lên chòm sao Thiên Nữ chẳng hạn giống như việc di chuyển của sinh vật hai chiều trong không gian 3 chiều và con nguời sẽ có chiếc găng tay trái từ chiếc găng phải và ngược lại . Nhưng điều gì sẽ xảy ra với không gian có 4 chiều ?
    Với không gian 4 chiều ta có thể di chuyển tức thời trong không gian biết bao nhiêu ưu điểm nhưng ( tiếc rằng lại có nhưng ) người ta nhận thấy rằng khi số chiều tăng lên thì chuyển động trở lên kém ổn định , nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong không gian 2 chiều khi một vật thể quoay xung quanh 1 vật thể khác theo 1 quỹ đạo khép kín thì không 1 nhiễu lực nào phá vỡ được sự cân bằng của nó và đẩy nó ra xa vô cực . Trong không gian 3 chiều những sự khống chế này tuy có yếu hơn nhưng ở đây quỹ đạo của 1 vật thể đang chuyển động không di xa vô hạn trừ phi nhiễu lực quá lớn .
    Với không gian 4 chiều , bất kỳ quỹ đạo vòng nào cũng không bền vững . Các hành tinh sẽ không chuyển động quoanh mặt trời mà sẽ rơi vào nó , hoặc ra xa vô hạn . Khi đó người ta chứng minh được rẳng một nguyên tử hidro sẽ không tồn tại bền vững trong không gian có quá 3 chiều eletron sẽ phải rơi vào trong hạt nhân nguyên tử.
    Bây giờ ta xét 1 hình phẳng như 1 đa giác chẳng hạn và ta đang xét nó trong 1 hệ toạ độ trực chuẩn và vì vậy ta có thể chia đa giác này thành các hình vuông con bằng cách qua các điểm chia đơn vị trong hệ ta kẻ các đường song song với hệ trục còn lại vô hình chung ta được 1 hình giống như mạng lưới đặc biệt . Khi ta thực hiên 1 phép biến đổi hình học nào mà khi chuyển từ hệ toạ đọ này sang hệ toạ độ khác mà các hình bị biến đổi vẫn giữ nguyên các góc của nó thì ta gọi dó là phép biến đổi hình bảo giác , nếu góc của hình đa giác vẵn giữ nguyên thì ta sẽ được 1 phép biến đổi bảo giác như việc chuyển mặt cầu vào trong 1 mặt phẳng ( thường dùng để vẽ bản đồ) là 1 thí dụ về phép biến đổi bảo giác . Ngay từ thế kỷ XIX B.Riman đẫ chứng minh bất cứ hình phẳng nào nguyên vẹn tức là không có lỗ ở bên trong thì đều có thể biến đổi bảo giác thành hình tròn .Nhung sau đó không lâu G.Luivin đã chứng minh thêm không phải bất cứ 1 vật thể 3 chiều nào cũng có thể biến đổi bảo giác thành 1 hình cầu ?? ==> trong không gian 3 chiều phép biến đổi bảo giác bi hạn chế hơn trong không gian 2 chiều .Phải chăng điều này giải thích tại sao không gian của chúng ta không phải chỉ có 2 chiều hay 4 ,5 thậm chí là 6 chiều ? vì không gian 2 chiều thì quá " tự do " còn không gian 5 , 6 chiều thì quá " chặt cứng " . Thế còn 4 chiều thì sao ? Aritôt khẳng định thế giới là hoàn hảo và chỉ có 3 chiều mới đảm bảo sự hoàn hảo đó song ông không thể giải quyết những vấn đề vật lý cụ thể nào bằng phương pháp nói trên . Galile đã tiến thêm 1 bước khi ông nhận thấy 1 sự kiện có tính chất khiểm nghiêm là : Trong thế giới của chúng ta chỉ có thể tồn tại nhiều nhất là 3 chiều vuông góc với nhau . Tuy nhiên ông cũng không nêu rõ nguyên nhân của sự việc này .Laibơnit đã tìm ra lời giải đáp bằng phép chứng minh hình học thuần tuý nhưng con đường này tỏ ra ít hiệu quả bởi phép chứng minh đã là tự biện do ông xây dụng lên không gắn với thế giói bên ngoài . Tóm lại tính chất 3 chiều của không gian là tất cả nền tảng của lý thuyết vật lý hiện có , chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề này trong 1 phạm vi lý thuyết tổng quát hơn nhưng hiện nay chưa đạt đến lý thuyết đó nên chúng ta đ ành phải công nhận không gian chỉ có 3 chiều duy nhất .
    Cuối cùng còn 1 vấn đề nữa cần phải xem xét đó là thuyết tương đối rộng đề cập đến một không gian đặc biệt đó là không - thời gian nhưng đây không phải là không gian 4 chiều mà tôi nói tới trong bài viết này đó là chiều thứ 4 là trục thời gian theo đó hai điểm A và B sẽ gặp nhau khi hình chiếu của chúng đồng thời gặp nhau trên cả 3 hệ trục toạ độ hay nói cách khác hình chiếu của chúng gặp nhau trên cả 4 trục toạ độ .Ta không thừa nhận đây là 1 trục không gian vì trục này khác với 3 trục kia , mô hình không - thời gian chỉ là 1 thủ pháp toán học nhằm mô tả các hiện tượng hiên thực khách quan của vật lý dưới dạng tiện dụng hơn mà thôi . Nói theo cách nay thì chúng ta đang sống trong 1 không gian 4 chiều theo nghĩa các sự việc sảy ra không chỉ trong không gian mà con trong cả thời gian nữa . Tóm lai không gian đơn thuần chỉ có"3 chiều duy nhất " .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    theo tôi câu hỏi trên là vô nghĩa về mặt thực tế cũng như về mặt triết học. Về mặt thực tế các bạn khác đã nói, về mặt triết học, xem xét một sự vật hiện tượng đã được chứng minh là không có là vô nghĩa. Vì ta thừa nhận tiên đề là không có dạng vật chất có khối lượng nghỉ nào có thể chuyển động bằng vận tốc ánh sáng trong chân không nên việc xét câu hỏi trên là vô nghĩa. Tỷ như mệnh đề sau đây: A => B, A sai, vậy B đúng hay sai đều được cả. Nếu đúng hay sai đều được cả thì tranh luận có ý nghĩa gì? Nói "không có ý nghĩa" không phải là công kích người ra câu hỏi. Ra được một câu hỏi "không có ý nghĩa" cũng rất thú vị
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 28/06/2002 ngày 12:13
  8. SHIROTACamile

    SHIROTACamile Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Về mặt thực tế, anh ko nói vì chẳng ai biết cả,nhưng về mặt triết học thì anh chưa hiểu cậu muốn nói gì. Ai bảo cậu ta phải thừa nhận phát biểu sau:
    là tiên đề ?

    Mười năm chân bước trên đường dài .
    Gặp nhau không nói không nụ cười .
    Chút tình dường như hiu hắt bay .
  9. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    ý lộn, đó không phải là tiên đề, nhưng là hệ quả từ các tiên đề Einstein. Vì m = m o /(1- v2/c2)1/2
    nên nếu v = c thì m bằng vô cực, suy ra năng lượng bằng vô cực. Việc này vô lý.
    còn về mặt triết học em nói hơi lung tung. Ý em là thảo luận về hệ quả của một điều không có thật là vô nghĩa. Cái vô nghĩa này không phải là ý kiến của riêng em mà. được phát biểu trong logic hình thức như sau
    A =>B
    A sai
    ----------------
    B có thể đúng hoặc sai
    tranh luận để xem ai đúng ai sai, chứ tranh luận để rút ra B có thể đúng hoặc sai thì tranh luận làm gì?
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 28/06/2002 ngày 18:49
  10. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi:
    Liệu chúng ta có thể làm cho một chùm ánh sáng chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng thông thường (tức là V0 = 300 000 000 m/giây) không? Nếu có thì nó theo nguyên lý nào? Nếu không thì tại sao lại không thể?
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------

Chia sẻ trang này