1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cơ hội của Chúa- Nguyễn Việt Hà

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Lissette, 24/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Thắng tiếc rẻ nhìn theo cái chai bị bay ra khỏi cửa xe. Cái vỏ chai gần hết rượu hoang mang lăn giữa những bụi cây lúp xúp. Thắng vò đầu bứt tai. Chẵn mười ngày không đặt môi vào chén. Những mẫu mã phải phục vụ cho nhu cầu dân dụng. Giản đơn như giá mắc áo hay giá để úp bát đĩa. Thậm chí cả những thứ lặt vặt hơn. Tâm tuyển thêm công nhân và vay thêm tiền ở quỹ tín dụng. Chuyện chưa đâu vào đâu thì Nguyễn Văn Mười Hai bị bắt. Ông chủ doanh nghiệp nước hoa Thanh Hương, nhà tỷ phú lộ nguyên hình là thằng vô học móc cống dám len vào điều hành kinh tế ở tầm vĩ mô. Kể từ đây, hệ thống tài chính tư nhân ăn theo nhà nước chính thức khai tử. Kèm theo với lạm phát ba con số, việc hàng loạt các quỹ tín dụng nhân dân bị vỡ là hai nét đặc thù để nhận ra diện mạo nền kinh tế đầu những năm chín mươi. Mọi người lũ lượt kéo nhau đến xem những phiên toà mà bàng hoàng cười như mếu. Ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa. Khổ thân một cô bé hoa hậu uống hai mươi sáu vỉ thuốc ngủ khi biết chồng mình, tổng giám đốc liên hiệp Sữa - Ðiện tư - Thiết bị xây dựng chưa học hết cấp một. Cô bé không phải tủi thân vì bị lừa bất cứ cái gì thuộc về trinh tiết mà tiếc tuổi thanh xuân đã phí công theo học sáu tháng rưỡi ngoại ngữ để mong được nói chuyện với chồng vì trước đấy báo hình và báo tiếng đều khen đấng phu quân biết tám ngoại ngữ và trong giao thiệp không bao giờ dùng tiếng Việt. Những ngày ấy Tâm liên tục nhai kẹo cao su cho răng hàm khỏi run. Thế nhưng, Tái ông thất mã. Nhóm trưởng nhóm đòi nợ mới được lớp nhằm hỗ trợ các quỹ tín dụng, ngày xưa học trên Tâm một khoá. "Hoá ra là cậu". Ðặc trưng của tuổi trẻ là đặt vấn đề rõ ràng và giải quyết vấn đề nhanh gọn. Cán bộ ngân hàng tăng cường thì thào vào tai giám đốc con nợ rằng sang đầu tháng hình như các quĩ được phép đảo sổ. Nghĩa là những người có tiền gửi ở các quỹ đang cầm cái sổ tiết kiệm hàng mã có quyền gạt ngang cho những đối tượng mất khả năng hoàn trả. Người duy nhất được ký hợp thức hoá việc đảo sổ trong thời điểm lộm nhộm này là cán bộ ngân hàng. Nhân viên ở quỹ chỉ lo trốn, sểnh một cái dân chộp được lập tức bị trói giật cánh khuỷu rên rao đi vòng các phố. Một cơ hội bằng vàng theo đúng nghĩa đen. Tâm thanh toán số nợ trên bốn trăm triệu của mình bằng 60 ào ào một tháng hết sạch nợ, còn dôi ra trên trăm triệu. quyền s. Cĩ quyền mua n"a giã, cĩ quyền gỈn nhÝ cho khơng. ào ào một tháng hết sạch nợ, còn dôi ra trên trăm triệu. Những điều kỳ diệu không phải là sở hữu riêng của chuyện cổ tích. Anh bạn trên lớp cùng trường ấy bây giờ là chủ của mười ba tiệm vàng lớn nhất Hà Nội. Những năm gần đây anh bắt đầu chuyển sang kinh doanh khách sạn. Bị xì xào trục khỏi cơ quan, anh bình tĩnh cười vào mũi đồng nghiệp với số vốn mươi tỷ. Kinh tế thị trường cho phép một chân lý hiện hữu, người có tiền là người thắng cuộc. Ba hôm trước, Tâm xuống Hải Phòng xem lô máy điều hoà đang dỡ ở Bến Bính, gặp anh. Tâm thực sự ngạc nhiên khi thấy anh gầy hẳn. Anh cười kêu là hay phải thức đêm. Về khoản ấy anh dữ lắm chẳng bao giờ tiếc sức. Có cái đặc biệt là ngủ bất kỳ với ai, dù thật đẹp thật trẻ, chỉ được một lần tự anh thấy chán. Nhờ thế, anh chung thủy với vợ và rất yêu các con. Anh rủ Tâm ra Ðồ Sơn, cả tuần vừa rồi anh đưa vợ con ra đây nghỉ.
    "Em bận lắm".
    "Mày đang dòm ngó bọn Vihacimex chứ gì".
    "Chịu anh".
    Tâm cảnh giác thăm dò nhìn ân nhân cũ.
    "Chú không thấy chán cái kiểu luẩn quẩn cò con mãi à".
    "Dạ, mèo nhỏ chỉ dám bắt chuột nhỏ".
    "Ði với anh, cũng có việc cho chú đây".
    Tâm gửi xe máy lại nhà Bích, bạn Hoàng, theo cái Toyota Crona đẫm mùi nước hoa Pháp vào tận bãi tắm II. Nhà anh thuê riêng cả một biệt thự có ban công phía sau trông ra biển. Xe đỗ, một con bé chừng sáu tuổi bỏ ghế xích đu chạy ra hò reo "Ba Tuấn, Ba Tuấn về". Phía sau trong khuôn viên xuất hiện một thiếu phụ ưỡn ẹo bộ váy màu lố bịch với cái cổ khoét thật rộng. Vợ và con gái út của anh Tuấn. Tâm xách va ly, theo cô người ở lên tầng hai. Cả khu biệt thự mười ba buồng phòng trống còn nhiều. Tâm thay đồ cởi trần mặc quần soọc lững thững đi ra hành lang. Những ô cửa sổ vuông to kiến trúc kiểu Pháp, ***g lộng gió biển. Bỗng gió lùa thổi hung cánh cửa buồng đối diện khép hờ. Một thiếu nữ khoả thân quay lưng về phía Tâm, lắc lắc vai trước cánh cửa tủ hình như có gương. Thiếu nữ quay lại. Với cặp mông ấy phải có khuôn mặt ấy. Tròn vo đầy đặn những nét gợi dục. Cô bé không kêu, ngạc nhiên trợn mắt nhìn Tâm. Anh sững sờ lúng túng quay lại phòng mình.
    Bữa cơm chiều toàn đồ biển, có chai Henessy. Anh Tuấn giới thiệu trưởng nữ. Mười sáu tuổi học lớp mười một đang nghỉ hè. Chắc là đúp. Tâm cắm cúi ăn cua, tránh những cái liếc nóng bỏng của cô cháu. Anh Tuấn kiếm được nhiều tiền, vợ lại đảm. Cả ba cô con gái được chiều không thiếu thứ gì. Anh sinh viên nghèo đột nhiên rơi vào sự dễ dãi kiếm tiền của thời buổi nhập nhoạng, ngổn ngang nhố nhăng, sức đâu mà quan tâm đến chuyện vặt vãnh. Cô con gái đầu lòng mới lớn có buồng riêng. Cạnh đống băng video tâm lý ngoài luồng là hàng chồng sách tiểu thuyết tình cảm. Nhiều đêm quằn quại khó ngủ bởi tiếng rên rỉ phát ra từ màn hình. Ðều đặn đi tập thể dục thẩm mỹ cũng chỉ làm tròn thêm ra những nét lồ lộ cong của sự phát dục trước tuổi. Tối hôm sau cô chị dẫn con bé em sang phòng Tâm rủ chơi bài tay ba. Tâm định từ chối khi thấy cô chị mặc bộ váy ngủ. Trông đến rõ ràng một màu hồng nhạt. Tâm nói là đang bận làm một việc cho ba Tuấn. Anh Tuấn đưa một đề nghị quyến rũ. Anh sắp xây xong một khách sạn với mặt bằng khoảng hơn năm trăm thước vuông ở Láng Hạ. Nó sẽ mang tư cách pháp nhân của Công ty Bimicô và đương nhiêu Tâm là manager. Khách sạn kinh doanh cả nhà hàng và những dịch vụ giải trí rộng rãi khác. Tâm không thấy đột ngột lắm.
    Một tay mafia ở Mát người Nghệ An trước đây hai tháng cũng đưa ra một đề nghị tương tự. Thậm chí nói trắng là khi đi vào kinh doanh không cần bàn chuyện lỗ lãi. Tâm biết. Hệ thống buôn lậu của người Việt ở Ðông Âu, lợi dụng những xáo trộn chính trị, đã phát huy hiệu quả ghê gớm. Việc rửa sạch những đồng lãi tuy chưa cấp bách nhưng tương đối cần thiết. Tâm nói tế nhị với anh Tuấn. Anh cười cười. Hồi còn làm Ngân hàng, về nghiệp vụ, anh Tuấn được đánh giá là một chuyên gia trẻ đầy triển vọng. Tâm ưa đấu trí, nhưng chọn phải đấu thủ nặng cân quá thì cũng hơi run. Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh, tư cách trên thương trường cho đến giờ là trong sạch về mọi mặt. Anh Tuấn phá ra cười. Một doanh nghiệp lớn chưa bao giờ được xét theo tiêu chuẩn đạo đức. Anh Tuấn nói Tâm bị khái niệm này quấy rầy. Và đạo đức có phải là kiềm chế trước cái váy ngủ này không. Con bé em ngáp vài cái rồi bỗng lăn ra giường. Nó phúng phính giống con Búp. Cô chị tựa sát ngực vào tay Tâm, kêu anh chơi ăn gian nên phải ngó xem lại bài. Tâm cắn ria. Cô bé chị hổn hển chợt mất đà vì chỗ trũng đệm mút đổ vào người Tâm. Anh đứng lên ra mặt tủ tìm gói thuốc hút dở. Tâm nói là phải xuống ba Tuấn bàn nốt phần việc. Ðến lưng chừng cầu thang, anh nghe tiếng đập cửa buồng cô chị đánh "sầm". Tâm lững thững đi dọc bờ biển hút liên tục ba điếu thuốc rồi đi về. Mở cửa buồng, anh thấy con bé út mồm nún nún ngủ say. Tâm bỗng nhớ con bé Búp đến cồn cào.
    Ở dưới nhà con bé Búp khanh khách cười. Chắc Hoàng về, anh có thói quen hay cù chân cháu. Bé Búp tình ngủ bi bô hỏi bác Hoàng sao không cho chị Phương "béo" qua chơi. Tiếng Hoàng hứa là chiều tối nay đưa cả hai chị em đi ăn kem và con bé Búp lạch bạch chạy lên xin phép bố mẹ để làm vì. Tâm bế bé Búp đi xuống. Hoàng mặt tai tái ngồi khoanh chân tròn bên mâm cơm mọi người để phần.
    - Lúc nãy anh có qua chị Nhã không?
    - Anh chưa qua.
    - Tầm chiều thường thường chị ấy ở đâu.
    - Chắc ở nhà.
    - Thế lát nữa em với anh qua chị ấy trả cái phone.
    - Lại có chuyện gì à.
    - Vâng, em có mấy chuyện muốn hỏi chị Nhã.
  2. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Nhã mấy năm vừa rồi làm ăn có lộc. Vốn đã lớn lại còn hên. Ðầu tư bất cứ cái gì cũng ra nhiều lãi. Tiền vào mênh mang như nước. Nhưng hình như càng kiếm nhiều càng thấy chán. Ðấy là "hình như" thôi. Tâm chưa bao giờ thấy ai mệt mỏi vì có nhiều tiền. Tâm bế bé Búp lên lầu, nó lại gật gà ngủ. Hoàng ngồi ăn một mình, nhai kỹ, thói quen ăn uống mới có chừng hơn năm nay. Nhệu nhạo nuốt, thấy chay mồm lưỡng lự định làm ly rượu. Nghĩ ngợi thế nào, Hoàng để nguyên mâm đi lên phòng mình. Ðến chỗ ngoặt cầu thang gặp út Phượng nửa đi lên nửa đi xuống.
    - Anh Hoàng...
    - Mày nghỉ làm à?
    - Em muốn hỏi anh một xíu.
    Hoàng đi vào phòng út Phượng.
    Giường kê lại cho xa ánh đèn, trước đây Hoàng nằm hay đọc sách đêm. Chăn chiếu lộn xộn và trên tường vô số ảnh tài tử Hồng Kông. Hoàng châm thuốc dịu dàng nhìn em gái, quá lâu rồi hai anh em không ngồi với nhau. Phương ngồi nhấp nhổm trên ghế mây giả kiểu salon, chợt nhổm người đột nhiên hỏi.
    - Chị Thuỷ có viết thư cho anh không?
    Mọi người thường tránh hỏi Hoàng về Thuỷ. Là tế nhị hay là nhân hậu. Chịu. Hoàng rít hơi thuốc dài, em gái của anh là đứa thật thà.
    - Không.
    - Thế còn anh.
    - Anh cũng định tới một lúc nào đó.
    - Anh Hoàng này...
    - Em cứ nói đi.
    - Anh có biết chuyện chị Thuỷ với anh Bình không?
    Hoàng dụi điếu thuốc dở vào góc tờ báo cũ, không để ý đến môi em gái run run khi hỏi.
    - Cũng có.
    - Chị Thuỷ kể à.
    - Cũng không hẳn vậy.
    - Thế là thế nào?
    Giọng Phượng chợt vẻ khó chịu.
    - Tại sao lại có chuyện ấy. Anh là đàn ông phải biết giữ người mình yêu.
    Hoàng ngẩng nhìn em gái. Có cái gì đó khang khác ngày thường. Anh định nói đùa chuyển đề tài, lưỡng lự lại thôi. Bé Phương thương Hoàng lắm.
    - Anh có lỗi, những ngày tháng ấy anh không được bình tĩnh. Suy cho cùng anh không biết cách giữ Thuỷ.
    - Thuỷ là đứa không tốt.
    - Em đừng nói vậy. Phán xử là chuyện của Chúa.
    Thật ra trong nhà chỉ còn Hoàng và mẹ là đi lễ nhà thờ đều. Nhiều rằm và mồng một Huyền rủ út Phượng, hai chị dâu em chồng đi chùa.
    - Có bao giờ anh nói chuyện riêng với anh Bình không?
    - Có một lần.
    - Thế còn chị Thuỷ nói với anh là chị ấy yêu anh Bình.
    - Không bao giờ. Anh tin là Thuỷ yêu anh.
    - Thế sao chị ấy bỏ đi.
    - Anh không rõ lắm.
    - Anh ngớ ngẩn thực. Thuỷ nó bỏ anh để yêu anh Bình.
    Hoàng châm điếu thuốc mới, lấy làm lạ vẻ khăng khăng của Phượng.
    - Tại sao em cứ phải đề cập đến Trần Bình?
    - Thế tại sao anh lại không quan tâm đến điều đó?
    - Anh yêu Thuỷ và Thuỷ yêu anh. Anh không quan tâm đến bất cứ chuyện nào khác; ở đây không có sự tranh giành. Anh có lỗi và đã làm Thuỷ mệt mỏi. Giống như em, Thuỷ còn ít tuổi. Khi người ta trẻ mà lại chán người ta thường mắc sai lầm.
    - Thôi, em chả hiểu cái quẩn quanh của anh. Nghĩa là như anh lý luận anh Bình chẳng có vai trò gì trong chuyện này. Nếu Thuỷ có chọn Trần Bình, đơn giản là cậu ta đáp ứng vài điều kiện nào đó. Nghĩa là anh Bình chủ động chạy theo chị Thuỷ.
    Hoàng nhả khói thuốc, hơi ngạc nhiên vẻ găng gổ của em gái.
    - Có nghĩa là anh Bình yêu Thuỷ?
    - Ðúng, Bình có nói điều đó với anh.
    Phượng bật khóc. Hoàng bối rối lại gần ôm đầu em gái. Phượng bám lấy tay anh nấc lên.
    - Có chuyện gì vậy em?
    - Nói dối.
    - Anh không hiểu.
    - Nói dối.
    - Từ từ nào, Phượng, tại sao anh lại phải nói dối em.
    Hoàng hơi nghiêm giọng, ngửa mặt em gái nhìn thẳng vào mắt. Quanh mắt Phượng, một vệt rộng đen sẫm do mất ngủ. Ðuôi mắt phong rộp, chứng tỏ cô bé khóc nhiều.
    Hoàng nhíu mày:
    - Em với Trần Bình có chuyện à?
    Phượng không nói, gật gật đầu rồi khóc tướng lên.
    Tim Hoàng như có gì chạy ngang. Phía sâu chồi ngược uất nghẹn dâng lên cổ. Một linh cảm đen.
    - Thằng Bình nói yêu em.
    - Em với anh Bình yêu nhau.
    - Từ khi nào.
    - Lâu rồi.
    - Sao em không nói.
    - Anh Bình không cho em nói. Anh ấy bảo yêu em gái của bạn nên hơi tự ty. Anh ấy muốn có thời gian rồi mới thưa chuyện.
    - Thằng khốn kiếp.
    - Anh ấy không có lỗi.
    Hoàng đẩy tay em gái xăm xăm đi ra cửa. Phượng hét gọi.
    - Anh Hoàng...
    - Ðể anh đi tìm nó.
    - Anh Hoàng...
    Hoàng hoang mang dừng ở cửa. Mọi chuyện không thể vội, anh lầm lỳ vòng lại ngồi xuống giường.
    - Em xin anh. Em tin anh em mới kể.
    - Thế hồi xin phép nhà đi Sầm Sơn với cái Tú là đi với thằng Bình phải không?
    - Vâng, em rủ anh ấy...
    Hoàng vò nát điếu thuốc đang hút dở. Tàn thuốc còn đỏ đau nhói trong lòng bàn tay.
    - Chị Thuỷ đến sau em, cũng có thể chị ấy không biết, nhưng chị ấy có lỗi...
    - Em im đi...
    Phượng lại khóc, đôi vai mảnh khảnh quay lại. Hoàng lẩy bẩy. Hoàng đứng dậy thở thật sâu, anh cầm tay em gái. Lạỵ Chúa, sao mà non nớt.
    - Thôi, anh xin em.
    Phượng ngừng khóc, quay lại chăm chăm nhìn anh giai. Hoàng gầy gò trán thêm những nét hằn mờ. Cô bé đột nhiên tỉnh táo.
    - Anh Hoàng, anh Bình rất yêu em. Anh yên tâm, lúc yêu đến nay anh ấy chưa bao giờ cầm tay em.
    - Anh không tin.
    - Anh Hoàng, anh lại méo mó chuyện của anh sang chuyện của em rồi.
    - Cũng có thể, em gái của anh ơi.
    Hoàng cay đắng.
    - Nghĩa là tuyệt vời cao thượng.
    - Không phải thế. Anh Bình biết anh Tâm, sợ là đằng khác. Mà anh Tâm tính như thế nào thì anh với em đâu có lạ.
    Hoàng lập cập châm điếu thuốc, hoang mang hút.
    Cũng có thể thằng ấy nó sợ, làm sao nó đủ liều lĩnh đến vậy. Mà còn hơn thế, phải rất đểu giả rất đê tiện. Khuôn mặt thằng Bình chưa đạt đến tầm ấy.
    - Anh Bình nói với em là tuần sau phải sang Châu Âu. Chiều hôm kia chị Hạnh gọi em ra kể.
    - Hạnh nó đâu biết gì.
    - Vâng, chị ấy cũng bảo vậy. Chị ấy kêu là nhiều chuyện chị ấy đoán...
    Hoàng thả người xuống giường mệt mỏi. Anh lơ mơ nhìn em gái đi đi lại lại vừa vung tay vừa nói câu được câu chăng. Mọi chuyện đều là Chúa định. Cố cương cũng không được. Chuyện của anh và Thuỷ là vậy. Ai đúng, ai sai. Chỉ có Chúa mới là người phán xét. Hoàng xót xa thương em gái. Kiểu gì thì kiểu cũng phải gặp thằng Bình. Có tiếng gõ cửa, Tâm trịnh trọng mặc complé bước vào. Tâm rủ Hoàng đến nhà Nhã. Anh ngạc nhiên nhìn những vệt nước mắt đọng muội trên má cô út. Chắc con bé có chuyện, và nó có chuyện gì cũng chỉ tâm sự với Hoàng.
  3. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Tiết trời giữa thu lá cây rừng đẫm ướt. Thanh thản của im lặng, nghe rõ những giọt nước sót nhỏ xuống nền lá rụng dầy. Vầng nhật đã ngang tan cây nhưng sương đêm bảng lảng còn nặng. Hai tiểu đồng, một nam một nữ, nét mặt cũng kính đồng cầm một cây nhang đại, nghi ngút hương, đi chầm chậm về núi.
    Nắng loáng qua tán lá thưa, nhợt chiếu Dưỡng chân trang, thiền xá riêng của Tuệ Trung thượng sĩ. Ðây nguyên là đất ấp Tịnh Bang thuộc Yên Quảng, sau khi chính thức lui về ở ẩn, hết độ sứ hải đạo Thái Bình Trần Tung đổi tên thành làng Vạn Niên, dựng trang viện chênh chếch ép sát vào chân núi. Ðến gần thảo am, tường đá ong lợp cọ, hai tiểu đồng cắm nhang vào một lư đồng lớn, lùi ba bước khoanh tay đồng thanh thưa.
    - Bẩm Ðức ông, có khách.
    Mùa kết hạ cách đây tám năm, Hưng Ninh Vương Trần Tung phát hạnh nguyện thọ Bồ tát giới lấy pháp hiệu Tuệ Trung, nhưng không xuất gia. Gia nhân trong nhà thường mặc gấm hoặc lụa Tầu xưng hô vẫn theo truyền thống Hoàng thất. Dưỡng chán trang đông phụ nữ và cứ sau rám tháng giêng người ta hạ thổ hàng trăm hũ rượu lớn ở toàn bộ góc phải hậu đường. Thảng trong nhà có người mướn duy trì ngũ giới thì tuỳ tâm; sinh hoạt thường nhật không xa xỉ nhưng không thể nói là đạm bạc. Hồi Ðức ông Hưng Ðạo Vương chơi thăm, trang viện tổ chức một cuộc săn lớn. Thú săn được quay ngay trước sân, mùi thịt thơm lừng chập chờn quyện lửa đỏ trong buổi chiều tà. Bữa rượu tàn, ca nhi hát xướng. Tuệ Tung mặc áo đạo sĩ thân cầm trống chầu. Hưng Ðạo Vương lấy làm lạ và trọng lắm.
    Cửa gianh kẹt mở, thượng sĩ Tuệ Trung bước ra. Dong dỏng gẩy loà xoà muối tiêu quanh vai. Ông để quyển Tuyết Ðậu Ngư Lục xuống thềm cửa khẽ khàng hỏi.
    - Ai vậy?
    Tiểu đồng nam thưa.
    - Bẩm, Ðức ông Nhân Huệ và Ðức ông Hưng Nhượng.
    Tuệ Trung thượng sĩ hít một hơi chân khí, mắt bừng sáng có lẽ ông vui.
    - Các con dọn vườn xong thì đem níp sách về thư trai cho ta.
    Khách hai người đang chờ chủ nhân, ngồi trên bồ đoàn. Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nét thô dữ dội, mặt đầy dục vọng. Vương mặc võ phục, kiếm vừa cởi chuôi cẩn ngọc dựng sát vách. Mảnh khảnh ngồi cạnh Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng cũng trong bộ võ phục, nét vẻ đầy quí phái của một công tử đại gia. Cả hai thấy Thượng sỹ đều đổi tư thế đứng dậy ôm quyền khom mình. Tuệ Trung cười, đơn sơ đáp lễ. Trong tộc hệ, so với hai người, ông thuộc hàng trưởng thượng. Sau tuần trà đầu, Trần Khánh Dư vào chuyện:
    - Vương huynh, hôm nay em lại có việc quấy rầy Vương huynh đây.
    Tuệ Trung nhấp trà.
    - Chú khách sáo quá.
    Trần Khánh Dư thưa.
    - Thứ nhất là em mang sang biếu anh ít chè Vân, đặc sản của đảo Cái Bàn. Hai nữa là cháu Quốc Tảng mới từ Thăng Long xuống muốn yết kiến anh.
    Nhân Huệ Vương cười khuôn mặt vuông trông đỡ thô hơn.
    - Tình hình nước sôi lửa bỏng mà thằng này nó cứ băn khoăn những là khai tâm mới ngộ đạo. Em chẳng hiểu gì sất, thôi thì cứ dẫn luôn sang anh.
    Tuệ Trung để chén trà xuống kỷ, tế nhị tránh nhìn Quốc Tảng. Nhân Huệ Vương chợt trầm giọng.
    - Thứ nữa, có vài ba việc quân cơ cũng muốn anh góp ý.
    Phó đô tướng quân Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư có tiếng là ăn nói bạo. Hung thần trấn giữ suốt hải lộ Ðông bắc không bao giờ dấu diếm chuyện mình ghét sư sãi. Chẳng qua cũng chỉ là ********* cái thái độ sùng mộ đạo Phật thái quá của cả Vương Triều. Quan gia nhiều lúc cũng phật ý. Nhưng biết làm sao được, Ðức ông Hưng Ðạo từng nói: "Tướng đánh thuỷ không ai hơn được Khánh Dư". Có lẽ là người duy nhất cho đến giờ vẫn xưng hô với Tuệ Trung Thượng Sĩ bằng ngôn từ trường tục.
    - Uống rượu nhớ?
    Thượng Sĩ hồn hậu mời Khánh Dư và Quốc Tảng.
    Nhân Huệ Vương cả cười.
    - Ðệ xin vâng. Anh còn gì tươi tươi bảo dưới nhà làm đồ uống luôn, đi ngựa suốt từ Chí Linh sang đây đói quá thể.
    - Hôm qua có người từ biển vào mang cho mớ sò huyết. Ðể anh bảo mấy đứa nhỏ nướng ăn chơi.
    Trần Quốc Tảng suốt từ đầu vẫn im lặng, trầm ngâm nhìn quanh. Hai dãy nhà song song tường đất lợp bằng lá gianh già móng nện đá hộc. Phòng khách không hoành phi, không bàn thờ, duy nhất một lư trầm toả ngan ngát khói lên bức lụa vẽ Ðạt Ma ***** lướt cành sậy qua sông.
    Quốc Tảng nhấp một ngụm trà nhỏ. Hôm rời kinh, biết Quốc Tảng có ý đến thăm Tuệ Trung, Quan gia cho người vời vào. Mong manh thì hình như Nhân Tông Hoàng đế bái Tuệ trung làm thầy. Cả nửa buổi chiều vị Vua trẻ ngồi luận bàn thiền lý với Hưng Nhượng Vương, người được coi là một trong vài ba nhân vật thông minh nhất thành Thăng Long. Chốc chốc mấy tên tùy hiệu của đội Thánh Dực lại quì ngoài cửa chờ xin thẻ quân lệnh. Vua Nhân Tông vừa đọc lướt những tờ trình vừa điềm đạm giải thích ý của mình về câu "Cảnh cảnh tòng tâm xuất". Thực ra hai người đã đâm đạo với nhau nhiều lần và Quốc Tảng môn trội hơn về biện luận. Nhưng hôm đó, Nhân Tông Hoàng đế có đưa một kiến giải rất lạ về tội, phúc. Quốc Tảng thật lòng không nịnh "Với pháp nhân này, Thánh thượng quả là nhục thể của biến chiếu tôn Phật". Hoàng đế cười mà rằng chính mình cũng chưa hiểu lắm, mặt pháp siêu việt này được truyền từ Tuệ Trung và hàng ngày vị Vua trẻ vẫn cố hết sức tham chiếu. Hưng Nhượng Vương đã tiếp xúc nhiều với các bậc cao tăng, tất thảy đều khâm phục đạo hạnh của thượng sĩ. Hồi ở chùa Báo Ân, Hưng Nhượng Vương có đến nghe Tuệ Trung thượng đường giảng kinh Bát Nhã, không cảm thấy có sức thuyết phục. Uống rượu, ăn thịt, tham thiền. Chàng thanh niên chăm chú nhìn ông bác ruột. Giáo lý nào, giới luật nào cho phép ông già gầy gò có cái vẻ hồn nhiên từ tại quái lạ này. Câu trả lời với Hoàng hậu Thiên Cảm là một nghi án hay công án. Là Ðạo hay là tục. Là sự siêu thăng hay là sự giả dối thượng thặng. Năm ấy nhân được mùa to, Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, em gái Tuệ Trung thượng sĩ làm tiệc lớn tại cung riêng ở Tây nam Thăng Long thành. Khách mời nhiều, cả tăng lẫn tục. Vương hầu áo tía ngồi lẫn thiền sư áo thâm.
    Trên bàn la liệt các món mặn và đương nhiên phái có món chay. Tuệ Trung ăn một ít xôi xong, quay sang uống rượu với nem nai. Tảng bò thui để cạnh ông bị vẹt từng miếng lớn. Trụ trì chùa Quỳnh Lâm, người trường chay suốt mười bẩy năm đang nuốt dở miếng cơm, nghẹn đến nỗi suýt viên tịch. Hoàng hậu sửng sốt hỏi: "Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được?" Tuệ Trung cười: "Phật là Phật, anh là anh, anh không cần thành Phật, Phật không cần thành anh. Em chẳng nghe cổ đức nói, văn thù là văn thù, giải thoát là giải thoát đó sao".
    Trần Quốc Tảng hơi nghiêng người để cô nữ tỳ xinh như hoa đặt bình rượu men ngọc lên mặt án thư bằng gỗ trắc. Rượu ngan ngát thơm mùi nếp cái. Hết tuần đầu, Trần Khánh Dư vào chuyện.
    - Em có vài tin mới. Nói thì đơn giản vậy, nhưng mỗi tin em phải mua bằng ngàn rưỡi lượng bạc qua bọn thương nhân Liêm Châu, toàn tiền túi em cả. Soái thuyền thằng Ô Mã Nhi đi trước, còn toàn bộ lương thảo theo sau.
  4. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Nhân Huệ Vương hơi cao giọng.
    - Anh có biết ai làm đô đốc bọn vận lương không?
    Tuệ Trung thượng sĩ lắc đầu:
    - Tướng đánh thuỷ của nó duy nhất anh có đụng là Lưu Thế Anh.
    Trần Khánh Dư không nén phấn khích.
    - Có lẽ thật may mắn cho riêng em, và ơn trời, họ Ðông A nhà mình còn nhiều hồng phúc. Quái quỉ như thằng ô Mã Nhi lần này lại lẫn. Nó chọn Trương Văn Hổ làm phó tướng chỉ huy đoàn thuyền lương. Một trăm lẻ hai chiếc và bẩy mươi vạn hộc. Những toán dũng thủ tinh nhuệ nhất đều đi theo đoàn chu sư của soái thuyền.
    Nhân Huệ Vương tu một hơi dài cạn chén.
    - Thằng Hải khấu họ Trương này em thuộc lắm. Em sẽ dìm cổ nó xuống đáy bể Vân Ðồn.
    Sò huyết tươi được bưng lên cùng một lò gốm da chu ủ than hoa. Người bưng là một nữ tỳ khác xinh đẹp không kém cô bé trước. Trần Quốc Tảng định nói gì rồi thôi. Cô nữ tỳ vén khéo thân vạt áo sau dịu dàng quạt than. Nhân Huệ Vương cho tay vào phía trong áo trường bào lấy ra một tấm hải đồ bằng lụa.
    - Thuyền lương chắc chắn phải qua Ðồn Sơn. Vì vậy trước khi nó vào Hạ Long em cho dân binh ra đánh dử. Làm sao cho nó giết được khoảng bẩy phần, Trương Văn Hổ say máu sẽ ham. Khi nó lọt vào đây, toàn bộ khinh chu cánh én của phong đội trạo nhi Vân Ðồn sẽ nướng sống nó.
    Trần Khánh Dư thoải mái nhai miếng sò tươi vừa tái. Khuôn mặt như đá hơi ửng. Ông chợt đưa tay vuốt dọc tấm lưng ong của cô nữ tỳ, có lẽ là thói quen. Cô bé hơi du người, vẫn quạt than, khe khẽ nhìn lên. Tuệ Trung điềm đạm nhấp ngụm rượu nhỏ. Khánh Dư ngồi thẳng người dậy, chắc đói, ông ăn tiếp cả cặp sò lớn.
    Nhân Huệ Vương đánh trận có tiếng là dùng tốn binh nhưng kết cục phần thắng bao giờ cũng thuộc về ông.
    Quốc Tảng bỗng rùng mình nhìn mầu đỏ tươi của con sò, Khánh Dư ha hả vỗ vai.
    - Nào thằng công tử bột, cạn chén đi. Ðừng nghĩ lung tung. Khi lâm trận tướng là chim ưng, dân lính là vịt. Dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ. Phải vậy không Vương huynh?
    Tuệ Trung cười cười quay sang Quốc Tảng.
    - Dạo này ở kinh thành có chuyện gì không?
    Quốc Tảng sửa lại áo, nhíu mày nghĩ cẩn thận, thưa:
    - Bạch Thượng sĩ, theo mắt kẻ tục nhân này thấy nhiều biến đổi nhưng chắc dưới mắt Tuệ của Thượng sĩ mọi vật như như không khác.
    Tuệ Trung nhấp ngụm rượu nhỏ, lấy đôi đũa son gắp miếng sò nướng vừa được gỡ chấm nhẹ vào đĩa muối chanh.
    - Ta cũng như cháu. Mùa xuân thì thấy chồi đâm hoa nở. Ðông tới thì thấy lá rụng cỗi cành. Sinh thì là sinh, diệt thì là diệt, cớ sao cháu nghĩ là ta không thấy khác.
    Trần Quốc Tảng ngờ vực mắt nhìn thẳng.
    - Kinh có nói: "Không sinh không diệt". Lại nói: "Không tức là sắc, sắc tức là không". Kẻ tục nhân này tuy chưa đọc hết ba tạng nhưng một chân lý hiển nhiên như vậy chẳng nhẽ lại không tin.
    Tuệ Trung thượng sĩ im lặng, ánh mắt xa xăm lộ thoáng buồn. Trần Khánh Dư ngáp dài đứng lên lững thững đi ra ngoài sân tìm nhà sau. Thêm một tuổi Ðức ông Nhân Huệ lại thấy thận mình thêm một yếu. Có lẽ phải bớt rượu và đàn bà. Tuệ Trung quay lại nhìn vẻ hau háu của Trần Quốc Tảng điềm đạm hỏi.
    - Cháu đã thực hiểu câu ấy chưa?
    - Dạ.
    - Thế cháu có sắc thân không?
    - Dạ có.
    - Vậy sao nói Sắc tức là Không. Một tấm thân đường đường trượng phu cha mẹ chín tháng mười ngày vất vả sinh thành sao lại nói là "Không" được. Rồi nữa, cháu có nhìn thấy cái "Không" có trạng mạo gì không.
    Trần Quốc Tảng ngần ngừ.
    - Dạ thưa, không.
    - Vậy sao nói "Không tức là Sắc". Bây giờ thế nước nhưng trứng để đầu gậy. Quan gia và bách tính ngày đêm tìm cách chống giặc. Một số kẻ cao đàm khoát luận coi mọi chuyện là huyễn hoặc, là hư vô, như vậy có nên không.
    Trần Quốc Tảng hơi đỏ mặt nhưng vẫn hỏi.
    - Vậy rốt cục là thế nào ạ?
    Tuệ Trung thong thả.
    - Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Tam thế Như Lai nói điều ấy theo lẽ quyền biến. Cháu hãy nghe kỹ lời ta: "Không bản vô Sắc, Sắc vô Không". Cái gọi là thể tính không có được không có mất.
    Trần Khánh Dư vào giục Trần Quốc Tảng xin phép cáo lui. Vương đã rượu hơi say say thì thường tìm chỗ ngủ và đã ngủ thì ít chịu ngủ một mình. Trần Quốc Tảng đột nhiên sụp lạy xuống chận Thượng Sĩ.
    - Xin người tha lỗi cho con.
    Tuệ Trung tiễn khách ra cửa, âu yếm nhìn Quốc Tảng mạnh mẽ nhẩy lên lưng ngựa. Khánh Dư vòng tay bái, Quốc Tảng không quay đầu lại, Tuệ Trung dõi theo đám bụi hồng mà vó ngựa cuộn lên dần dần tan. Ông quay vào vẻ mặt tươi ngồi uống trà một mình. Qua khung cửa sổ tre nhỏ, vài vệt khói mỏng bay lên từ lơ thơ dăm ba mái nhà bên triền núi. Giữa thu trời trong mây cao xanh. Thiên nhiên muôn đời vẫn vậv.
  5. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Hôm Thuỷ đi xa, tôi biết. Tôi còn biết chuyến bay của Aeroflot sẽ cất cánh vào khoảng hai giờ chiều. Tôi cũng biết số người ra tiễn Thuỷ ngần nào là bạn, ngần nào là người thân. Tôi nằm một mình không hút thuốc, không uống rượu. Cả người nhiều đờ đẫn. Có một mảng vôi lở ở trên trần lớp loè hiện hình quái dị. Tôi lấy làm tiếc là tôi vẫn ở Hà. Nội. Nằm bâng quơ một lúc lâu, tôi lấy làm may là tôi không bỏ đi xa. Hai tháng trước tôi vào Huế, chơi lang thang. Tạp chí Sông Hương cho tôi một cái giải nho nhỏ, truyện ngắn hay trong tháng. Tôi đã đến Huế một lần, thuở vời vợi năm cuối sinh viên.
    Cũng chẳng nhớ nhiều vì nhập nhoạng ở chưa hết một ngày. Ang áng thấy Sông Hương là hiền và con gái Huế là dịu dàng. Nói vậy để khỏi phụ thơ phú tiểu thuyết chứ hôm ấy tôi uống nhiều, từ sáng đến tối chỉ gặp duy nhất hai phụ nữ: một bà già bán cơm hến và bà kia còn già hơn bán bún bò giò heo. Tôi đứng cửa ga lưỡng lự hỏi thăm đường. Tôi không quen ai ở Huế, trong túi chỉ bơ vơ có cái địa chỉ toà soạn của tạp chí nọ. Lúc tôi lên tầu, sân ga Hà Nội có mưa rào. Lúc tôi xuống tầu, Huế ảm đạm trong cái mưa nổi tiếng. Tôi ở Huế một tuần và Huế mưa đủ bẩy ngày. Tôi ích kỷ như bao kẻ lãng du cưỡi ngựa xem hoa? tôi thấy mưa Huế là đẹp. Anh bạn nhà thơ mới quen ngồi đối ẩm trầm ngâm lắc lắc đầu.
    Chúng tôi mồi bằng cật dê và uống nguyên một chai Martel. Tôi cạn chén nhắc lại, nếu Huế không mưa Huế sẽ tầm thường như bất cứ một thị xã lẻ nào. Anh bạn nhà thơ khoát khoát tay không hiểu phủ nhận hay đồng ý. Tôi muốn ngày mai đi lăng Minh Mạng. Anh bạn góp ý đấy là lăng ỏ xa nhất thường thường người ta hay đi vào ngày cuối. Tôi không thích giống các đoàn du khách, trong ba hoặc bốn lăng đáng thăm, tôi sẽ lần lượt theo chiều dọc của lịch sử. Anh bạn nhà thơ chiều tôi gật đầu. Những người biết làm thơ hiền và lành nhất trên cái quả đất mà. "Mấy giờ thì Hoàng phải về khách sạn". Tôi nói là đêm đầu tiên ở xứ lạ bao giờ tôi cũng overnight_ ở ngoài đường. Anh bạn nhà thơ rủ đến nhà một người bạn thơ, ở Huế trời ẩm nên đông người làm thơ. Anh bạn cười. Thật hạnh phúc khi được uống rượu với những người thông minh mà không độc ác. ơn Chúa, chúng tôi mới quen nhau lúc buổi chiều. Tôi ở khách sạn số 5 Lê Lợi. Một tổ hợp dịch vụ với giá bình bình. Ðợt này đi, Nhã đưa tôi nhiều tiền. Tôi ngần ngừ cho xếp đô xanh vào túi ngực. Nhã hỏi "đã đủ chưa", giang hồ vặt như thế 1à là quá nhiều. "Tôi không dám nhìn thẳng, tôi đã nhìn thấy vài sợi bạc trong mái tóc dầy của bạn. Nhã nói thêm "Không tiễn nhớ". Tôi ừ. Cái truyện ngắn tôi được giải lần này lấy bút danh là Phương Nhã. Cái truyện ngắn duy nhất Nhã thích. Khi toà soạn gửi báo biếu kèm một trăm ngàn nhuận bút, Nhã và tôi đủ ăn chả cá. Con bé Phương Phương tôi không bế nổi nữa rồi và nó vẫn ngồi đằng trước xe. Tôi phải hơi ngước nhìn để cám khỏi đụng vào đầu nó. Nhã đợi lấy bằng xong thì mua ô tô. Chả cá Lã Vọng tối thứ bẩy đông chật khách du lịch. Nhã không ăn mấy ngồi đọc lại truyện. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vẻ háo hức ở Nhã "Chính tay cậu đánh bản thảo cơ mà". Nhã tự đánh bản thảo trên Computer đời mới nhất, bốn tám sáu. Nhã bảo "truyện này lạ lắm, cậu không làm nổi cái thứ hai đâu". Tôi cũng thấy thế, vài năm gần đây tôi hay chua chát nên làm gì cũng ngấm đôi phần cay đắng còn truyện này, theo như Nhã, nó dịu dàng và có hậu. Anh bạn nhà thơ đưa tôi qua nhà, một khu tập thể sẫm vào nền trời đen vì mất điện, chạy vội lên khoảng tầng ba chắc báo vợ đêm nay không về Anh bạn nhà thơ hơn tôi chừng chục tuổi vẻ khắc khổ. Khi gõ cửa phòng tôi ở khách sạn rụt rè tự giới thiệu. Tôi thật mừng. Vừa nẫy tôi có gọi phone cầu âu tới toà soạn. Tôi trân trọng mời anh vào và thật sự thấy cảm động. Truyện ngắn đầu tiên ở một tạp chí lạ. Tôi chả là cái gì cả. Anh nói là rất thích truyện đó và hình dung tôi khác. Tôi hỏi anh xem đây có quán nào uống được không. Anh và tôi vào cái quán có vẻ nghèo. Rượu đế ngai ngái và đồ mồi thì thật dở. Tôi hơi cố vì gần đây tôi hay được uống rượu ngon. Uống chừng hết một tuần tôi rủ anh về khách sạn, uống ở quầy bar. Anh không quen ngồi ghế cao, tôi kêu kê một bàn ra ngoài sân. Chúng tôi uống ly, linh tinh Cognac lẫn Whisky và tôi thấy rượu ly ở Huế thật rẻ. Khoảng bẩy giờ chúng tôi thành bốn người, thêm hai thằng Tây tôi quen trên tầu khi nằm cùng Comparterment_. Một là Pháp, một là Hà Lan đều kém tuổi tôi. Ðang trầm trầm uống tôi bỗng giật nảy người vì cái vỗ mạnh hai bên má liên tiếp nhận những cái hôn bạo. Hóa ra cả Giắc và Vanh đều thuê cùng khách sạn nhưng ở loại buồng tồi hơn tôi. Tôi lấy khăn ướt chùi kỹ má, có lẽ hai thằng này đã nốc tới vài lít. Lúc trên tầu có bốn cái giường, duy nhất tôi là Việt. Còn một nàng tóc hung hung đỏ quốc tịch Mỹ. Marry đi suốt vào Nha Trang vì đã đi Huế rồi. Tầu chạy chúng tôi bắt đầu làm quen, tôi nói cho oai là đi công tác, đi tổ chức một hội nghị Quốc tế to đùng về kỹ thuật ủ nấu rượu theo phương pháp truyền thống thuần Việt. Mọi người khi biết tuổi tôi đền kêu là trẻ. Marry chân thành khen tiếng Anh của tối. Cô ta mặt tròn nhiều tàn nhang nghiên cứu dân tộc học và bập bẹ chút tiếng Việt. Cô ta cũng biết Hai Bà Trưng. Tôi hỏi trong lịch sử Mỹ có những phụ nữ vĩ đại nào không. Marry nghĩ một lúc và lắc đầu. Giắc quay sang tôi nói về Jane da. Tôi mở ba lô lấy chai rượu Hà Bắc tôi thửa từ nhà. Tôi mời, vì theo truyền thống của dân tộc tôi khi nói về các nữ anh hùng người ta thường uống mừng. Các bạn nước ngoài trân trọng tán thành và đồng thanh coi đó là tập tục đáng kính. Hóa ra Giắc và Vanh là hai con sâu rượu, tửu lượng không thua tôi một ly nào. Tôi giới thiệu anh bạn nhà thơ. Giắc nói, năm năm gần đây anh chỉ kính trọng hai loại người, thi sĩ và Bartender. Tôi diễn nôm cho bạn tôi hiểu, đó là người pha rượu ở các tiệm chuyên nghiệp.
    Bạn tôi bắt chặt tay Giắc nhờ tôi dịch hộ, khen ý kiến lỗi lạc. Giắc chạy đến quầy lấy thêm một chai Lúa mới rút tiền trả trước. Vanh cao hứng đọc một bài thơ tiếng Hà Lan cổ rồi dịch sang tiếng Anh. Trong bài thơ có rượu có tình yêu. Ðột nhiên tôi nhớ Thủy. Tôi đi xa lần này em không biết. Trước lúc lên tàu tôi đi ngang qua ngõ nhà em. Cái ngõ nhỏ rất nhiều lần tôi đã đưa em về và là đầu tiên em cho phép tôi hôn ở chỗ khúc rẽ vắng người có tán cây si già mọc thấp. Bar rượu càng về tối càng đông khách. Tôi không muốn ồn ào nữa lấy cớ là phải đưa anh bạn về nhà, và tôi với nhà thơ đi uống tiếp. Ðã đến tăng ba phải uống cho tử tế. Tôi hỏi có quán nào sang trọng không. Nhà thơ của tôi cười, anh không biết.
    Tôi chưa đọc thơ anh nhưng biết chắc là anh nghèo. Chúng tôi mò mẫm quanh cửa Thượng Tứ rồi cũng vào một quán sáng choang. Quán có bàn ghế đẹp và thưa khách. Cô bé đứng sau quầy trạc ngoài hai mươi, khuôn mặt mỏng, kiểu mặt tôi không thích. Tôi hỏi đấy có phải tiêu biểu của gái Huế không. Anh bạn lắc đầu, nếu tôi muốn, chiều thứ bẩy đi bọ dọc sông Hương nhìn nữ sinh trung học tan trường. Những tà áo trắng đến nao lòng.
    Tôi cười và lẩm bẩm áo em trắng quá nhìn không ra". Cảnh cổ điển, mà đã Clacssic thì ở đâu cũng vậy. Một ông già bạc bưng ly tới. Chai Martel cả chai tính đắt hơn Hà Nội chừng vài ba chục ngàn. Chúng tôi yên lặng uống. Nhiều khi uống với Thuỷ chúng tôi cũng yên lặng.
    Những lúc hạnh phúc nhất là Thuỷ để yên tay trong tay tôi và khe khẽ hát. Những hôm như thế không nhiều lắm. Những hôm như thế uống rất khó say. Tôi lang mang ngắm cái mũi hơi hếch của Thủy ở giữa chân mày phải, có một nốt ruồi đậm. Thuỷ cười vô cớ he hé hàm răng ngà ngà màu tetracylin. Những năm chiến tranh trẻ con không có loại kháng sinh nào khác. Tôi thì thầm "Anh yêu đôi hàm răng của em, nhất là mấy cái răng cửa". Thuỷ nhìn tôi đầy cảnh giác
  6. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    "Lại bắt đầu giở trò đấy".
    Anh thề trong hội hoạ mầu vàng là gam mầu sang trọng. Và đâu phải ngẫu nhiên mầu vàng là mầu riêng của hoàng gia cả Ðông lẫn Tây".
    Thuỷ cấu tay tôi, cấu li ti rất đau như ong đốt. Tôi vô tình cho tay ra ngoài cửa sổ Mưa Huế về đêm nặng hạt hơn, nhàn nhạt lạnh chảy ngược vào trong ống tay áo. Hết chừng nửa chai chúng tôi đi ra mưa. Anh bạn nhà thơ đèo tôi bằng cái xe Phượng Hoàng xích chùng.
    Huế muộn đường phố càng trầm. Cả một đoạn dài hầu như không quán xá. Chúng tôi lại đi qua cầu mới. Ðến đầu đường Lê Lợi tôi vẫy cái xích lô đạp ngược. Chúng tôi cất cái xe Phượng Hoàng được gia cố quá nhiều những phụ tùng Sài Gòn vào chỗ gửi xe của khách sạn.
    Anh nhà thơ đập tay vào thành xích lô. Chiếc xe đỗ trước nhà có vườn rộng đường đất lép nhép ướt vào căn phòng ồn ào đông ngươi. Mọi người reo lên khi thấy nhà thơ và ngỡ ngàng lịch sự nhìn tôi. Chiếu rượu đang dở bữa. Hai đĩa nhôm to đầy nem lụi và nhiều mực khô.
    Quanh tường treo lộn xộn tranh sơn dầu và thuốc nước, đa phần vẽ hoa. Anh bạn nhà thơ giới thiện tôi, tôi trân trọng uống một ly đầy rượu thuốc của một anh áng chừng chủ nhà. Chiếu rượu tiếp tục mọi người đang bàn chuyện thơ. Thơ miền Trung mang một tâm thế lớn trong nền thơ dân tộc. Ðấy là nghe nói vậy, chứ thơ tôi không rành. Một đôi nam nữ còn trẻ hăng say đọc Nguyễn Tết Nhiên hay Phạm Thiên Thư, tôi không rõ.
    Trong các nhà thơ của miền Nam trước bẩy nhăm, có dạo tôi rất thích Nguyên Sa. Hồi chơi nhạc ở ban Sóng đêm, thằng Bích kiếm đâu được tập thơ Bùi Giáng. Tôi đứng đọc dưới hiên vỉa đường Cô Giang, từ đó thấy cũng bớt nhiều ác cảm với những ai là thi sĩ. Tôi rút chai Martel dở ở phía trong áo khoác ra góp vui. Thiếu nữ tóc thề vừa đọc thơ vừa khẽ liếc tôi, con gái Huế đa tình đã được ghi vào sách. Tôi vừa ăn nem vừa nghe một anh trạc ngoài bốn mươi nói giọng Bắc bình luận giải thưởng của Hội nhà văn năm ngoái. Tạp chí Sông Hương mấy số vừa rồi đăng nhiều bài phê bình văn học bị coi là có vấn đề. Người Huế hiền, nhưng khi bàn học thuật, cũng khá là ác khẩu. Anh chủ nhà bê ra thêm bình rượu. Mọi người ngất ngư uống và bắt đầu đọc thơ mới sáng tác.
    Tiếng Việt có nhạc điệu cao, nhiều nhà ngôn ngữ nổi tiếng bảo vậy, nên dân tộc ta ưa làm thơ. Chuông đồng hồ đánh một hay hai tiếng gì đấy. Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy trong khách sạn, chịu không thể nhớ mình về bằng cách nào. Ðầu ê ẩm, người bị cắt khúc từng mảng. Chắc là có ngã. Trang Tử bảo: "Người hòa với rượu khi ngã không đau". Tôi vào toillete, cái gương hình bầu dục có khuôn mặt nhợt nhạt phía dưới cổ áo là vệt nôn đậm chưa khô hẳn. Tôi đánh răng lau mặt kỹ và tắm. Người ơn ớn lại thấy nôn nao. Tôi lảo đảo ra bàn uống hết chai nước khoáng. Ðây là kinh nghiệm của riêng tôi đúc kết qua nhiều lần quá chén. Bị lại rượu và buồn nôn cứ cho dạ dày ngập nước. Tôi để lại cái bô nhựa đỏ đựng bã trà ra trước mặt bình tĩnh chờ. Tới rồi. Tôi thắt người ra mà nôn, nước mắt nước mũi ứa nhoè nhoẹt. Một nhịp, hai nhịp cơ hoành bẻ gập xương sống. Bây giờ mới thật ra hết. Tôi ngồi thằng lưng thở dốc, thấy ân hận chuyện rượu chè quá. Từ mai nhất quyết không đụng đến ly cốc nữa. Trong cái đám nước sùng sũng nhờ nhờ mấy giọt quánh mầu nâu. Ðúng là ra mặt xanh mặt tím. Các cụ nhà mình thật giỏi. Tôi tỉnh hẳn. Lại xúc miệng cẩn thận rồi mềm mại thả lỏng chân tay nằm dềnh dang cả giường. Tôi nằm dài xem báo đến chừng mười một rưỡi trưa thì kêu xích lô tìm quán bún bò giò heo. Tôi mê phở Hà Nội, yêu bún Huế và thích hủ tiến Sài Gòn. Hồi còn trong Nam, mấy anh em chơi nhạc khuya về, kéo nhau ra đường Paster ăn phở. Phở Sài Gòn lạ miệng cũng thật ngon. Miếng gầu miếng nạm bản to thái hơi dầy. Có thêm giá và vài nhánh mùi tầu. Tôi thòm thèm làm trọn một bát nhưng bắt tối nào cũng ăn liên miên thì chịu.
    Phở bò Hà Nội nước trong hơn nên đỡ ngấy. Hàng phở ngon cũng chỉ còn một vài. Giữa phố Bát Ðàn và đầu phố Lý Quốc Sư. Nắng hiếm hoi ửng nhạt qua rèm cửa. Một tuần ở Huế có cái may là ít gặp nắng. Nhiều ngươi kêu ca mưa Huế, nhưng tôi thích. Cũng có thể do tâm trạng lúc này.
    Tôi xuống ga Hà Nội và đi thẳng đến nhà Nhã. Hôm ở Huế tôi có phone ra. Nhã nói là tự nhiên thấy sốt ruột. Tôi bảo không có chuyện gì đâu, Huế hiếu khách và thật đẹp. Rồi đùa thêm, ở Huế chưa có bia ôm. Nhã kêu, qua phone nghe thấy nhiều tiếng ồn. Tôi giải thích là mình đang ở trong một vũ trường xinh xắn và giá thật rẻ. Nhã bảo là hãy cẩn thận với Sông Hương. Dòng sông thơ mộng đã nhấn chìm biết bao sĩ phu Bắc Hà. Tôi cười. Thứ nhất tôi không phải là kẻ sĩ. Thứ hai là tôi đã được mời đi nghe hát ca Huế ở trên thuyền rồng. Không giống người ta đồn.
    "Thế nó giống cái gì".
    "Nó giống quảng cáo".
    "Không được uống rượu à?
    "Mình say thiếu điều lộn cổ.
    "Uống vừa thôi nhớ".
    "Chủ nhật tới mình ra, thấy nhớ bé Phương Phương lắm".
    "Chú Hoàng ơi, con đây".
    "Chú chào con. Muốn cái gì nào".
    "Chú đợi con, con ị xong đã".
    "Cậu không đi Sài Gòn nữa à"
    "Chán rồi"
    "Cậu đừng về Hà Nội vội".
    "Sao vậy".
    "Cứ nghe mình đi".
    "Chuyện của Thuỷ à"
    "Hai hôm trước Thuỷ nó có qua nhà mình, Thuỷ đến vì biết cậu ở Huế".
    "Bẩy tháng rồi chúng mình không gặp nhau".
    Hoàng này, Thuỷ sắp đi Tiệp, có lẽ tuần sau. Mọi giấy tờ xong hết rồi chỉ chờ ngày có vé".
  7. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Tôi cúp máy. Nói cho thật đúng là tôi không đủ sức cầm phone nữa. Em không tha thứ cho tôi. Cái điều bất hạnh tôi linh cảm đã tới. Tôi có lỗi và lạy Chúa, sao Người thật nặng nề với con. Tôi đi dọc theo đường Lê Lợi. Anh yêu em mà, bình tĩnh đi em. Chẳng nhẽ anh phải chịu một hình phạt kinh khủng thế saO.Không có em, anh còn biết làm gì. Từ Bưu điện đến nhà thờ Phủ Cam có đường ngắn hơn kia. Loanh quanh rất lâu dưới trời mưa tôi không tìm thấy nhà thờ. Mà tôi cũng cóc cần nhà thờ. Tôi chẳng tin ai cả, tôi chẳng tin vào một cái gì cả. Tất cả chỉ lừa dối. Càng dịu dàng càng nhân ái lại càng lừa dối. Càng xinh xắn lại càng lừa dối. Ðâu có phải lỗi tại mình tôi. Ðập vỡ, cứ đập vỡ đi. Sao em ác độc vậy Mình điên rồi. Mình phải đi xích lô thôi. Sẽ đi qua một nhà thuốc. Tôi lập cập trèo lên một cái xích lô. Mình mua một vỉ hay hai vỉ sédulxen. Thực ra sédulxen là thuốc an thần. Mình có anh bạn mất ngủ tối nào cũng uống bốn viên, tôi đưa cả nắm tiền lẻ vò nhàu trong túi quần ẩm. Ðứa bé gái đang mải chơi bài rút đại mấy vỉ đưa tôi. Bình tĩnh đi. Tôi mở khóa phòng lơ mơ leo cả giầy lên giường. Tôi nhớ ra chưa trả tiền xích lô. Tôi chạy xuống nhảy ba bậc một suýt đâm phải hai nàng nhân viên đang khanh khách cười đi ngược cầu thang. Ông xích lô vẫn chờ. Tôi rút tờ tiền chẵn đưa ông ta máy móc đợi trả lại. Ông xích lô loay hoay không có tiền lẻ. Tôi bỗng thét lên giọng căm giận vô cớ. "Tôi cho ông đấy". Ông xích lô vội vã đạp, đến ngã tư còn ngoái cổ lại.
    Tôi lên phòng mở một chai bia trong tủ lạnh. Tôi thong thả uống từng viên sédulxen. Ðếm đúng viên thứ năm là ngừng. Tôi chậm chạp đặt mình xuống giường. Chân tay như giãn hết cỡ. Bỗng tôi lẩm nhẩm. Tôi cầu gọi Ðức Mẹ. Hình như tôi cũng khóc. Tôi lơ mơ nhớ những khuôn mát quen, lạ. Ơn Chúa, tôi đã ngủ.
    Sáng hôm sau tôi dậy rất muộn, người tỉnh táo. Cửa sổ gió lùa thổi tung, máy điều hòa vẫn chạy. Ngoài trời tiếp tục mưa. Mọi vật ảm đạm nhưng rõ nét. Tôi tháo giầy ra khỏi chân đi tìm cái gì uống. Hết sạch rượu nhưng bia thì còn nhiều. Tôi cũng cảm thấy đói. Thấy thèm một cái gì đó có nước và nóng. Bát mỳ vằn thắn chẳng hạn. Tôi ngồi thừ một lúc lâu. Trên mặt bàn, dưới cái gạt tàn, một bức thư tay của ai gửi. Anh bạn nhà thơ rủ tôi đi nhậu. Anh hẹn sáu rưỡi tối qua đón. Từ giờ cho đến lúc ấy thời gian còn rất dài. Theo kinh nghiệm những lúc như thế này không nên uống rượu một mình. Tôi tắm nước nóng thật kỹ, rồi đi qua ga hỏi mua vé tàu về Hà Nội. Vé nằm phải ba ngày nữa mới có. Bây giờ ở đâu với tôi cũng vậy. Về sớm mà làm gì. Tôi mua vé chuyến bảy giờ. Tôi ung dung quay về khách sạn. Khi ngang qua mấy quán quen cắm đầu đi thẳng. Tôi ở Huế ít ngày, những đến quán nào cũng kêu Henessy cả chai nên được thuộc mặt. Tôi không cầm ô, mưa phùn bám đầy tóc và môi tôi ngòn ngọt.
    Tôi uống bia Hà Nội có cơn mưa rào bất chợt. Cụ bà nằm cùng buồng nhờ tôi xách hộ hai can nước mắm. Suốt đêm qua tôi mất ngủ vì cái mùi nặng. Bà cụ hơn sáu mươi đi thăm con trai làm ở sở Hoả xa Ðà Nẵng. Tầu đỗ. Một ông già thắt cà vạt đỏ tóc khó tả màu vì thuốc nhuộm phai, giơ tay vẫy bà già "mình ơi, tôi đây".
    Bà cụ nở nụ cười móm tình tứ, rồi giới thiệu tôi với phu quân. Tôi nhẹ người khi ông Quý tộc già nói merci và bảo tôi chuyển hai can nước mắm cho một thằng nhỏ chừng mười ba, mười bốn. Thằng bé nhìn hai can nước mắm bằng đôi mắt mang hình viên đạn. Hai ông bà già quen dùng bữa ở tiệm, còn đây 1à thức ăn khô trong vòng vài tháng của nó. Tôi đi xe ôm, ướt lướt thướt bấm chuông nhà Nhã. Bạn của tôi không có nhà. Bà U đi kiếm bộ pjama tôi vẫn để ở đây vì có những lúc dăm bẩy ngày tôi trông nhà, khi Nhã đi vắng. Tôi tắm xong, bà U nấu cho bát cháo nhiều thịt gà. Tôi uống hai lon bia tiger, tiện tay mở tủ thấy chai Gordon lưỡng lự uống thêm mấy ly. Tôi bật ti-vi, Giám đốc Ngân hàng mặt xấu giai đang giải thích về lãi xuất tiết kiệm, lại tắt. Lơ mơ, tôi với tờ báo Lao động xem chuyên nục thể thao. Có một bài cằn nhằn về giải bóng đá quốc gia ký tên Tường Vi, anh chàng này tôi thích vì cái giọng gay gắt gần văng tục. Lật mặt kia tôi xem mục tản mạn cuối tuần, tâm trạng của tác giả áy náy mặc cảm với lương tâm khi uống hết lon bia thứ hai thì trông thấy một bà già ăn mày hao hao mẹ mình.
    Tôi vứt tờ báo xuống nền nhà. Trời vẫn day dứt mưa và rượu trong chai trắng đáy. Tôi thấy bơ vơ và ngẩn ngơ - tôi thiêm thiếp trên divang. Bừng mắt dậy thấy Nhã ngồi đối diện, mạc bộ váy ở nhà có hoa tím rất to.
    - Trông cậu mệt lắm.
    - Nhã về từ lúc nào".
    - Lâu rồi, cậu ngủ ngon phát khiếp".
    "Mình tu hết cả chai rượu"
    "Chiều nay mình mua thêm. Cậu thử uống Remy Martin xem, rượu mới quảng cáo đấy".
    "ở Huế rượu ly rẻ, nhưng nói chung dân Huế không nghiện.
    "ở Huế cũng mưa à"
    "Nhiều lắm"
    Tôi đi vào toillette rửa mặt. Nhã pha cho tôi một cốc cam vắt. Tôi đùa.
    "Tái ngộ là phải uống rượu".
    Còn nửa chai Gordon cậu uống hết rồi. Cứ nghĩ vài tuần nữa cậu mới ra, hôm nọ có chai "giôn" đen, cầm đến biếu thầy Phi".
    "Chết rồi, quên không mua cái gì cho bé Phương".
    "Cậu chết, biệt tăm mấy hôm không phone ra, hai mẹ con lo phát khóc".
    "Mấy giờ đi đón bé Phương".
    "Chìa khóa xe kia kìa, chừng nửa tiếng nữa".
    Tôi im lặng, cố nén không hỏi chuyện về Thuỷ.
    Nhã nhìn tôi.
    "Lúc nãy cậu mơ nói".
    "Có văng tục à".
    "ác khẩu thế, cậu gọi tên mình".
    Mặt Nhã sẫm buồn. Hình như chỉ có một lần tôi thấy Nhã khóc. Tôi không muốn bạn tôi xót xa nhưng không hiểu sao không thể đùa nổi. Tôi thở dài. "Mình chỉ còn vài ba người mà bây giờ đặc biệt là cậu".
  8. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Cũng có một lần uống rượu nhiều Nhã nói trên đời này Nhã còn duy nhất hai người, tôi và bé Phương. Cách đây chừng sáu bẩy tháng cho đến trước hôm tôi đi Huế, có một Phó tiến sĩ không trẻ lắm nhưng rất giầu con một vị cựu Bộ trưởng theo đuổi Nhã. Tôi gặp vài ba lần, có nhiều cảm tình. Anh ta nhẹ nhàng ẩn giấu một vẻ quý phái thông minh. Tên anh ta là Sáng. Lần đầu gặp nhau ở nhà Nhã anh đầy cởi mở. Có lẽ chuyện tôi là bạn thân của Nhã, anh đã biết. Anh cư xử đúng mức, lịch lãm. Hôm ấy tôi ra sức ba hoa cho mọi người vui. Tôi thuộc tính Nhã, rất khó chịu với bất kỳ ai không được mời mà đến. Hôm sau Nhã kể:
    "Mình quen anh ta ở một salon thượng lưu. Bảo hoàn toàn không biết tý gì trước thì cũng không phải. Nhiều người vun vàO.Kỳ quái, đa phần là những đứa vay tiền mình. Anh ta là giai tân theo nghĩa hành chính. Mải học, mải làm cũng được tiếng là ngoan nên chưa kịp lấy vợ. Xuất sắc trên nhiều phương diện, có cái tệ là biết làm thơ".
    Nhã có phản ứng cực đoan với thi ca. Ngày xưa, với Du, thằng bạn thi sĩ của tôi, Nhã ghét. Nhã nhắc đi nhắc lại không biết bao lần là quá may tôi chỉ viết được văn xuôi. Hồi năm thứ hai, cô bạn thân duy nhất của Nhã quay sang làm thơ. Có một chùm tham gia cuộc thi "Ngày xanh học đường" do một báo thuộc Trung ương Ðoàn tổ chức. Vô phúc, đấy là theo lời Nhã, cô bạn trúng giải. Mấy nhà phê bình xúm vào vuốt ve cô bé thi sĩ. Nữ sinh viên ngoại ngữ năm thứ hai bập bềnh lãng đãng trôi từ "Câu lạc bộ thơ trẻ" sang "Tọa đàm các nhà thơ nữ". Tôi chỉ biết ba năm sau khi vừa xong tốt nghiệp, tôi đèo Nhã sang thăm cô bạn ở Châu Quỳ. Cặp mắt long lanh ngày xưa bây giờ mất thần ngơ ngác nhìn tôi với Nhã cười vô cớ. Nhã đứng lặng, bất lực văng một câu rất tục. Còn tôi về đặt mua liên
    tiếp ba tháng cái tờ báo khởi xướng cuộc thi ấy, dùng bồi trần nhà. Tôi không vay tiền Nhã, nhưng cũng vun vào chuyện anh Sáng. Lần thứ hai tôi gặp anh khi theo Nhã vào Sài Gòn dự lễ khai trương một triển lãm kinh tế của Nhật. Một nửa các gian quầy dùng quảng cáo các dây chuyền tái chế sản phẩm nông nghiệp, phần nửa còn lại khoe những thiết bị dân dụng. Ðây gần như lần đầu tiên Nhật Bản, thiên đường kinh tế trong mơ mà người Việt Nam quá quen với những Sony, National, sau nhiều năm đứt đoạn chính thức được phép đưa hàng hoá không phải rò rỉ tủ lạnh, xe máy Ti vi qua những đội tầu viễn dương buôn lậu. Anh Sáng là một trong hội đồng chủ tịch của Ban tổ chức. Anh nói tiếng Nhật nhuần nhuyễn và mê thơ Haiku. Anh thổ lộ thêm điều ấy vì Nhã nửa nạc nửa mỡ tiết lộ tôi viết văn. Anh Sáng hỏi tôi hay đăng ở báo nào, tôi nói là tôi mới bắt đầu viết, đang dự định một bộ trường thiên tiểu thuyết dài ba nghìn trang và hiện nay tôi đã xong cái đề cương dài ba trang. Anh Sáng cụng ly với tôi, cố giấu vẻ giễu cợt. Tôi cám ơn và thấy trân trọng. Tôi biết, một công tử đại gia dòng dõi cao môn lệnh tộc như anh, thường thường rất
    hay gặp những thằng nói phét. Hôm ấy chúng tôi ngồi uống rượu thân mặt ở Rex, anh mời riêng những người thân, vì hôm trước Nhã nhất quyết từ chối không dự bữa tiệc khai trương tại khách sạn Continnentan. Ngoài ba chúng tôi còn có hai người Nhật. Cả hai thương gia đều chưa đến bốn mươi có vẻ sắc sảo. Họ ăn bằng đũa, lịch sự nói với tôi bằng tiếng Anh. Khi chạm cốc, cố ý để ly dưới thấp tỏ ý khiêm nhường. Anh Sáng giải thích, người Nhật ăn uống cẩn thận, họ là cha đẻ ra kiểu oskawa chỉ ăn gạo lứt muối mè. Anh Sáng hỏi tôi có biết Basho không tôi thưa có rồi cung kính nghe anh cất giọng trầm ấm đọc bài con ếch nhẩy vào ao nước bằng nguyên bản tiếng Nhật. Hai thương gia đồng hương của đại thi hào phục lăn và tôi cũng lăn ra vì phục. Chúng tôi ở Sài Gòn thêm ba ngày và ba tháng và chưa gặp Thuỷ. Nhiều hôm tôi lảng vảng ở đầu ngõ không dám vào sâu vì cái ngõ nhỏ chật người đã quá quen mặt tôi. Tôi chặn đường em lúc ấy đã bốn rưỡi chiều. Tôi đứng bên số lẻ của đường Bà Triệu hút thuốc cứ nửa điếu là lại dụi. Mấy tay mua lậu xe đạp ăn cắp thay nhau nhìn tôi. Thuỷ đi thực tập rất chăm, đều dặn hai buổi sáng chiều. Ngân hàng công thương quận Hai Bà tan ra toàn đàn bà. Thuỷ vẫn đi xe đạp, song song cùng một nàng mặc váy bó lộ những đường nét trung niên, tôi theo sau, loáng thoáng ngược gió nghe tiếng xưng hô cô cháu. Ðến gần hồ Halais thì Thuỷ có một mình. Trong tình yêu hay có nhiều nốt láy. Lần đầu tiên tôi đưa Thuỷ về cũng chính ở đoạn này.
  9. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    "Anh chào em".
    Thuỷ quay sang, một vẻ dửng dưng, không ngạc nhiên.
    "Em tan muộn vậy".
    Thuỷ mím môi rồi nói từng câu.
    "Chắc anh muốn nói chuyện".
    "Vâng"
    Im lặng dài. Chúng tôi đi rất chậm và cây hai bên đường đầy gió.
    "Thế này nhé. Tôi sẽ ngồi với anh hết lần này, nếu cần đến tận đêm. Có điều gì muốn nói với tôi thì cứ nói hết. Rồi từ mai anh bỏ cái kiểu loanh quanh trước ngõ hay trước cơ quan tôi đi. Tôi không muốn mọi người dị nghị và tôi cũng mỏi mệt rồi".
    Chúng tôi ngồi ở quán café có vươn trông ra hồ, một đoạn phố còn sót nhiều Villar kiểu Pháp. Bà chủ quán gầy sắc, ánh mắt nhìn đanh, tôi kêu một lon bấm ba và ly café đá. Bao nhiêu lần tôi với em ngồi cùng nhau hay uống kiểu này. Trong tôi tôi còn một gói dở Marlboro. Tôi nhìn em và em nhìn mung lung. Khuôn mặt của em những tháng gần đây gầy, da xạm, cặp mắt hơi nhíu hằn vài nét nhăn trên vầng trán xanh khắc khổ. Bây giờ nhớ lại lần gặp cuối đấy, tôi vẫn thấy buồn. Một kiểu buồn với những nét cào nhức buốt. Tôi đã làm gì để em đau đớn và trở nên dửng dưng. Tôi hút thuốc miệng đắng nhả những vòng khói vô hồn lễnh loãng. Tôi nhấp ngụm bia quen tay khuấy hộ em ly cafe. ở trong sâu xa tôi biết mọi chuyện cơ hồ khó cứu vãn. Tôi bắt đầu nói và nói nhiều, cố dẫn giải như hồi đầu mới yêu em. Tôi tránh không nhắc về cái tát, không nói về Trần Bình. Tôi nói, tính tôi em đã biết, dở nhiều hay ít. Nếu em còn yêu tôi mong em bỏ qua những chuyện linh tinh tôi sẽ dần dần sửa chữa. Lưỡng lự, tôi cũng xin lỗi mặc dù không thật lòng. Tôi cũng ghen tuông như bất cứ người con trai nào yêu lần đầu.
    "Anh nói hết chưa"
    Thuỷ nhìn đồng hồ và cau mặt khi tôi lấy tay che đồng hồ.
    "Anh yêu em".
    "Anh nói hết chưa".
    "Vâng, anh đã nói hết".
    "Thế thì đến lúc phải về rồi. "
    "Em không nghe anh nói một chút gì sao".
    Thuỷ đột nhiên thở dài, hình như là cay đắng.
    "Quá nhiều lần nghe anh nói rồi".
    "Tha lỗi cho anh, một lần nữa, anh xin em"
    "Thực ra anh có lỗi gì đâu".
    "Em đừng nói thế".
    "Ngày xưa, có nhiều lúc, cứ luôn nghĩ mình là người hạnh phúc nhất".
    "Lúc nào anh cũng yêu em".
    "Thôi"
    "Cái gì cơ",
    "Ðã đến lúc phải đi về".
    Thuỷ dứng lên. Tôi cầm hai tay của em.
    "Anh bỏ ra"
    "Tha lỗi cho anh".
    "Anh bỏ tay ra".
    "Thuỷ".
    "Anh đừng làm tôi khó chịu".
    Có cái gì hung bạo chợt gầm lên trong tôi, vô thức tôi giơ cánh tay. Thuỷ đứng thẳng trừng trừng nhìn tôi.
    Thật là hết. Tự nhiên tôi thấy bải hoải. Thuỷ kêu thanh toán tiền. Tôi ngồi yên vô hồn nhìn Thuỷ mở khoá xe, đạp từng vòng từng vòng, khuất nẻo vào ngã tư Nguyễn Du - Trần Bình Trọng. Tòi khóc, gục mặt uống cái bàn mây ngai ngái mùi tàn thuốc ẩm mà nức nở. Không biết bao lâu, có tiếng bà chủ the thé vọng vào gọi phích nước sôi trong nhà. Tôi đi về hướng hồ, mơ màng thấy chân mình dẫm xuống nước. Mặt hồ đen thăm thẳm một màu tuyệt vọng. Tất cả đều là vô nghĩa. Tôi giật mình vì một cái cấu bạo ngang sườn. Cô nàng mặt phấn với mi mắt xanh lét nhẽo nhợt mời mọc. Tôi đang sống và tôi chưa biết phải làm gì. Tôi quay về nhà với mẹ. Những tuần tiếp đó tôi lang thang bao nhiêu quán rượu. Nhiều buổi chiều khi đã mềm mềm môi tôi phi xe lên cầu Thăng Long. Từ trên cái lan can cao tít của cây cầu tôi nhìn dòng sông đỏ cuồn cuộn chảy. Tôi bình tâm hơn, lẩm nhẩm kêu tên Ðức Mẹ. Ðột ngột có cơn gió sắc như bất hạnh thổi tung tà áo tôi đã phanh dở. Lạy Chúa, Người thật công bằng. Tôi có tội, không phải nghiệp chướng từ kiếp trước mà ngay ở kiếp này tôi đã làm nhiều bậy bạ.
    Tôi kêu van Chúa xin Người hãy thương tôi. Hiển nhiên không oan trái gì khi em bỏ tôi. Tôi cũng đã dửng dưng tàn nhẫn với nhiều người. Sao tôi lại mất em. Không có em. Suốt năm năm liền tôi đã quen có em. Gió trên cao quần quật thổi, Một cái xít-đờ-ca của cảnh sát cơ động đi tuần. Viên Ðại uý có hàm râu quai nón nhìn tôi nghi ngờ. Tôi nhìn thật đậm vào lòng sông. Tôi thấy nhỏ nhoi và tuân theo ý Chúa. Tôi là một tín đồ cơ đốc giáo và giáó lý không cho phép tội tự huyt hoại. Tôi hét lên cho giọng mình lạc vào gió. Không phải hét mà là gào gọi.
    Lạy Chúa, xin Người đừng bỏ con. Tôi thả người nằm xuống mặt cầu. Ðỡ thấy hoang mang, đỡ thấy hư vô. Tôi lại trở về sở hữu sự mệt mỏi và bơ vơ. Ngay cuối cùng ở Sài Gòn, mọi người tổ chức Píc níc mừng thành công của triển lãm. Nhã gõ cửa phòng rủ tôi đi Lái Thiêu. Anh Sáng đang chờ dưới nhà tự tay lái cái Toyota Crona. Tôi nói với Nhã không phải tôi mệt, nhưng tôi không muốn đi. Bạn tôi chỉ muốn tôi khuây khỏa. Ơn lớn của bạn, tôi chỉ biết để trong tâm.
  10. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay tôi và Nhã đều nhớ con bé Phương. Tôi theo Nhã đi xa lần này là lần đầu, bé Phương phải đi học. Nhã đi rồi và tôi úp mặt vào cuốn Tân ước. Cuốn này tôi cầm của thư viện Nhà Chung. ở nhà tôi cũng có vài bản Tân ước, nhưng bản này do chính Ðức Hồng Y chấp bút. Nhiều hôm không uống rượu, tôi vào toà Tổng trình với cha Mai xin người cho phép tôi đọc lại mấy đầu sách của cha Teilhar de Chardin. Cha Mai là quản thủ của phòng đọc của chung viện có dáng dấp một nhà giả kim thuật thời trung cổ. Cha là vị linh mục có tầm tri thức bách khoa rộng đến kinh ngạc. Thông thạo khoảng tám ngoại ngữ, kể cả tử ngữ Sanfrit. Cha là bộ đại từ điển về lịch sử truyền giáo vào đất Việt. Người thương tôi nhiều, có lẽ vì loay hoay thần học ở tôi. Cũng như nhiều kẻ đọc tạp nham, sự trong trắng của đức tin của tôi bị vấy sạm bởi những lập luận logique lạnh lùng của chữ nghĩa. Jen Guiton, một triết gia rất già người Pháp nói "Có một sự đối lập thê thảm giữa đức tin và lý trí. Bằng cách làm cho lý trí tin là điều khá khó khăn nhưng nhất thiết phải làm cho đức tin trở nên có lý". Cha Mai cười hiền với tôi khi tôi trích dẫn. ở mức độ nào đó, tôi là người đọc sách. Có những thông điệp của Thiên Chúa tôi đòi thực chứng. Ông trẻ của tôi, cụ linh mục Ðức khuyên tôi nên có cái nhìn trực giác, hao hao Thiền tông. Tôi làm sao mà đạt tới cảnh giới đó. Tôi không thể đủ bản lĩnh và nội lực tham chiếu những bí nhiệm của thần học. Tôi biết, những vấn nạn mà tôi đang vấp không chỉ vò xé riêng mình tôi. Nhưng mọi người vượt qua được mà sao tôi tụt lại. Tôi ngồi một mình trong căn phòng lớn có đậm mùi đặc biệt của sách cũ. Những cuốn sách của nhiều thứ tiếng gáy bọc da chữ màu vàng. Trên cao vút của bức tường đối diện là mẫu tượng Chúa Jésus chịu nạn. Tôi đăm đăm nhìn. Meirter Eckhart nói: "Ðôi mắt của tôi nhìn Chúa là mắt của Chúa nhìn tôi". Tôi vĩnh viễn không còn cặp mắt xanh non nhìn đời nữa. Và như thế là tôi mất hết. Tôi cúi mặt vào trang sách thầm cầu nguyện. Chao ôi, một triết gia lý trí như Pascal cũng phải nói: "Ðức tin là món ăn tặng của Chúa chứ không phải là món ăn tặng của lý luận".
    Tôi chọn cuốn dễ đọc nhất, hành trình đến với Chúa của thánh Phan Xi Cô. Tôi không thấy hào hứng. Ðã có giai đoạn dài tôi từng bị như vậy, đọc sách cứ chuội ra.
    Cha Mai nói dạo này tôi không được khoẻ.
    "Thưa cha, tại sao người con yêu nhất lại chán ghét con ".
    "Con nghĩ đến con nhiều quá không. "
    "Con có tội ư. Không, ở đây không có sự công bằng".
    "Ðối với Thiên Chúa lòng nhân từ còn cao hơn công lý".
    "Con muốn giáp mặt với Chúa, con muốn thấy một thực thể"
    "Bình tĩnh nào con. Meister Eckhart diễn giải thế này. Anh có biết gì về Thượng Ðế không. Ngài không phải là như thế và nếu anh biết về ngài như là một cái gì, thì anh hoàn toàn dốt nát và dốt nát luôn đưa đến thô bạo. Vì trong các tạo vật cái dốt nát là thô bạo. Con không được hận thù kể cả khi con cùng quẫn trong bất hạnh".
    "Lạy Chúa, con mệt mỏi nhưng con xin Chúa cho con dịu dàng".
    "Ơn Chúa, con sẽ trở nên vậy".
    Tôi cố nuốt buồn vào trong thở dài.
    Khi đối diện với bất hạnh, con người ta trở nên gần Chúa. ở người công chính, nỗi bất hạnh càng lớn đức tin càng sâu sắc. Huyền học Cơ đốc nói: Mourir sur sa Croix, chết trên cây thánh giá của mình. Và chính Chúa Jésus cũng nói: phải chết mới dược phục sinh".
    "Nhưng bây giờ con biết làm gì".
    "Hãy thành thực cầu nguyện, đừng có ngã lòng".
    "Con có còn gì nữa đâu".
    "Con còn tình yêu. Hãy yêu như con đã từng yêu. To love is to pray_".
    Tôi khép cửa nhà nguyện, đi ra vườn hoa tìm cha Mai, tôi muốn hỏi ý kiến cha đôi điều thuần tuý học thuật. Từ xa, tôi thấy Cha đang quỳ dưới chân tượng Thánh cả Pie, đức quan thầy của người. Tôi mông lung.
    Sau hồi đi Sài Gòn ra được vài tuần, anh Sáng mời Nhã đến nhà riêng ăn cơm. Nhã nhờ tôi đèo đi. Tôi từ chối, danh không chính thì ngôn trắc trở lắm. Nhã nói kệ và tư cách pháp nhân của Nhã đủ đảm bảo cho tôi. Nhà riêng anh Sáng mới xây thật đẹp, cũng như Nhã anh ở một mình. Anh có mời hai người bạn đã có vợ. Nhìn mọi người tròn đôi, anh Sáng vui vẻ. "Chủ nhân bao giờ cũng là số lẻ. Chủ nhân phải hơi cô đơn, bữa an mới ngon miệng". Bạn anh Sáng đều là những chuyên gia trong lĩnh vực hẹp của họ. Một hình như về tài chính, một hình như về sinh học. Suy cho cùng tôi không có một thứ chuyên môn nào hết. Tôi tốt nghiệp trường đại học có vẻ danh tiếng và cái chuyên ngành của tôi lâu lắm không được sử dụng. Một người thì sống đống nghề thì chết. Tôi bạc nhược không neo đính vào bất cứ chỗ nào. Hai chị vợ trông đều trẻ đảm đang đi ra đi vào bếp phụ với một bà giúp việc cho anh Sáng. "Hoàng uống đi" bữa ăn thân mặt, mọi người không khách sáo. Anh Sáng rót tràn li cho tôi rượu Sakê. tôi không thích cái rượu nổi tiếng này của Nhật. Có lẽ tôi nghiện ngập những đồ uống đậm. Cũng giơng như những bữa ăn có chế độ đạm cao, sau khi điểm qua về thời sự chính trị mọi người chuyển từ tranh luận nghệ thuật sang đề tài tôn giáo.
    Anh Phó tiến sĩ Tài chính có vẻ hăng say. Anh nhảy một cú ngoạn mục từ kinh điển Phật giáo đại thừa sang Kinh Dịch. Ðó là một trước tác kì lạ đỉnh cao của tư duy ngày xưa. Ðem biện chứng của Hégel so với biện chứng của Dịch như đom đóm so với mặt trời. Anh hùng hồn "Hơn năm nay, tôi đắm chìm trong Dịch. Từ đó tôi có một cách nhìn mới về lưu thông tiền tệ. Dịch quả là vĩ đại" Chị vợ ngồi cạnh tế nhị tiếp cho nhà Dịch học một miếng cá quả. Cá quả thuộc âm rất lợi cho hùng biện. Anh Sáng tham gia tranh luận bằng kiến thức chắc chắn về triết học Phương Ðông. Anh kể về cuộc nói chuyện gần đây nhất giữa anh và Giáo sư Nguyễn. Anh không tán thành lý thuyết tập mờ trên phương diện logic thuần tuý. Anh có nhãn quan của một người thực chứng và muốn anh thay đổi nhận thức bắt buộc phải có những kiểm nghiệm cụ thể. "Triết học Phương Ðông với sự siêu hình và uyển chuyển của nó, đẻ ra đầy rẫy những nguy tín. Những người Phương Tây ưu tú nhất khi tiếp cận những vấn đề huyền học, họ luôn phân loại và sắp xếp thành hệ thống. Từ đó dễ dàng để biết kẻ tu với người ngu những thằng điên và những thiên tài.

Chia sẻ trang này