Cơ hội mới cho Thái Bình Vừa rồi vào đọc báo Tuổi Trẻ, psi_tau thấy có bài phỏng vấn Phó Thủ Tướng Vũ Khoan nhân chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, đọc thấy có đoạn: "... Lần này khác hẳn, một vị lãnh đạo của Intel vừa đi công tác ở VN dù bị trễ chuyến bay vẫn vội vàng tới dự cuộc gặp với đoàn VN. Công ty dệt may JC Penny cũng đã công bố ý định đầu tư vào Thái Bình để thiết lập các xưởng cung ứng hàng dệt may đại qui mô. Ngoài ra, các công ty dầu khí, bảo hiểm hàng đầu cũng bày tỏ mong muốn đầu tư vào VN. Tôi có thể nói điều này thể hiện phần nào sự thành công của chuyến đi bởi một trong những mục tiêu đặt ra cho đoàn là thu hút thêm đầu tư từ Mỹ vào các lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ..." Các bác đi nhiều chắc biết JC Penny là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỉ đô la Mỹ (chắc là hơn đứt Việt Nam mình!). Đọc đến đoạn viết ở trên thấy thấy mừng vô cùng vì cơ hội lớn đang đến với Thái Bình. Lâu rồi không thấy các bác thông tin cho anh em được biết tình hình ở nhà có gì mới thêm không?
Hôm trước xem tv cũng thấy Mỹ có thể đầu tư vào Thái Bình - nghành dệt may, chỉ chờ chính phủ phê duyệt. Tui cũng khoái cái vụ dệt may này lắm, mặc dù tỉnh đã có nhiều cty may mặc. http://www.thaibinh.org.vn , ko cập nhật lắm, đường truyền chậm;
Đúng như lazy_member nói, trang web đó không được cập nhật thông tin. Hình như trang web này là trang chính thức của Tỉnh Uỷ Thái Bình. Không biết trong diễn đàn có bác nào làm việc trong chỗ đó không thì lưu ý cập nhật cho anh em biết với .
Em đọc tin trên Thời báo Kinh tế Vn , thì Tỉnh TB đã kí kết bản ghi nhớ đầu tư với 1 công ty của Mỹ (đại diện cho 3 tập đoàn may mặc ) . Công ty này hứa sẽ đầu tư vào KCN Cầu Nghìn , Huyện Quỳnh Phụ , với toàn bộ diện tích dành cho dệt may của KCN (khoảng 14 ha).Giai đoạn đầu của dự án(2004) sẽ sử dụng khoảng 9 ha , để xây dựng nhà xưởng , và dự kiến ban đầu thu hút khoảng 9000 lao động . Cái vụ này có vẻ dễ chịu thật , ít ra thì tỉnh mình cũng có LD mà lại của Mỹ mới oai chứ . Không biết hiện nay KCN Nguyễn Đức Cảnh và Phúc Khánh xây dựng đến đâu rồi , mong rằng mấy khu công nghiệp mới này sẽ đem lại 1 sức mạnh mới cho TB .
................Lượm lặt.............. Tập đoàn siêu thị JCPenny nhắm tới ngành dệt may Việt Nam Cuối tuần trước, hai vị phó chủ tịch của Tập đoàn JCPenny, tập đoàn siêu thị và bán lẻ lớn và có uy tín tại Mỹ, cùng với một số công ty cung cấp hàng cho JCPenny đã đến tìm hiểu cơ hội làm ăn tại Việt Nam. Hằng năm JCPenny nhập khẩu lên tới 2 tỷ USD hàng dệt may thì đây quả là một tin tức tốt lành đối với ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Ông Rodney M. Birkins, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc phụ trách nhập hàng của JCPenny Purchasing Corp.,cho biết: "Chiến lược của chúng tôi là sẽ tập trung đặt hàng sản xuất vào một vài nước có khả năng sản xuất có hiệu quả và Việt Nam là một trong số ít các nước chúng tôi đang nhắm tới". Theo ông Rodney M. Birkins, thì ngay sau năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ, JC Penny đã nhập khẩu hơn 80 triệu USD hàng dệt may của Việt Nam để cung cấp cho thị trường Mỹ, chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ. Năm nay, con số này ước tính sẽ vào khoảng 200 triệu USD, gần bằng 1/8 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ. Ông Rodney M. Birkins cho biết thêm, nếu triển khai được dự án tại Việt Nam, JCPenny có khả năng sẽ tăng thêm trị giá hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ lên tới 500 triệu USD vào năm 2005. Theo các chuyên gia, nếu điều này thành hiện thực, khoảng 20.000 lao động tại khu vực nông thôn sẽ có công ăn việc làm. Cũng vẫn theo lời ông Rodney M. Birkins, việc một công ty có uy tín về mặt xã hội cao ở Mỹ như JCPenny gia tăng hoạt động tại Việt Nam chắc chắn sẽ giúp cải thiện hình ảnh của Việt Nam trước cộng đồng các nhà đầu tư Mỹ nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung. Với cam kết bao tiêu sản phẩm cho các nhà sản xuất, sự có mặt của JCPenny tại Việt Nam sẽ thúc đẩy và kéo theo các nhà cung cấp của Tập đoàn vào tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam. Trong chuyến đi này có các sáng lập viên và giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn như Công ty May mặc TAL, Lucretia Apparel Industries, T.J. Sportswear HK Ltd, Tradeventure International Ltd, Casual Times Ltd và Easy Knit International Trading Company (xem danh sách đi kèm). Được biết, Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng đang được các nhà cung cấp của JCPenny để mắt tới và cân nhắc chọn địa điểm thích hợp để xây dựng nhà máy. Khi được hỏi về những tiêu chí căn bản cho việc chọn địa điểm lập nhà máy, ông Rodney M. Birkins nói: "Địa điểm dự kiến chọn chỉ cách cảng biển nước sâu từ 6 đến 8 tiếng đường ô-tô, có nguồn điện, nước và xử lý nước thải tốt, có sẵn nguồn lao động khoảng 10.000 công nhân và khả năng tăng đến 20.000 trong vòng 3 đến 5 năm. Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, các nhà máy sản xuất của các nhà cung cấp của JCPenny dự kiến nên được tập trung vào một khu." Ông Rodney M. Birkin cũng hết sức lưu ý rằng, kể từ ngày 1-1-2005, những giới hạn về hạn ngạch hàng dệt may sẽ được dỡ bỏ giữa các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây sẽ là một bất lợi lớn đối với các nước chưa phải là thành viên WTO. "Như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh quyết liệt và đầy thách thức", ông Birkins cảnh báo. Hiện tại, sự sẵn có về hạn ngạch là lý do chính trong việc chọn nơi mua hàng của các tập đoàn như JCPenny. "Thế nhưng, vào năm 2005, hai yếu tố chính lại là tốc độ giao hàng và giá cả," ông này khẳng định. Được biết, JCPenny có tới hơn 1.100 siêu thị bán hàng lớn trải khắp nước Mỹ; một trang Web bán hàng qua mạng và thương mại điện tử lớn; hơn 2.200 cửa hiệu tạp phẩm bán thuốc và các đồ dùng thiết yếu khác ở khắp nước Mỹ, Mexico, Brazil và Puerto Rico với một doanh số bán hàng hằng năm lên tới hơn 32 tỷ USD. ông Birkins nói vui: "JCPenny là một con cá lớn mà Việt Nam cần phải tìm cách mà bắt lấy?. Danh sách các công ty đi cùng JCPenny vào nghiên cứu thị trường Việt Nam - Công ty May TAL hiện có hơn 21.000 nhân công và có các nhà máy tại Hồng Công, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Mexico và Mỹ. TAL là một trong những công ty may mặc lớn nhất thế giới và nổi tiếng về dịch vụ quản lý dây chuyền cung cấp và phát triển sản phẩm mới. - Lucretia Apparel Industries: chuyên làm dịch vụ đại lý cho các tập đoàn bán lẻ lớn như JCPenny, Gap và Levi''s. - T.J Sportswear HK Ltd có các nhà máy sản xuất hàng may mặc hiện đại ở Thượng Hải (Trung Quốc), Việt Nam và Bangladesh. Chuyên sản xuất đồ may mặc thể thao cho các tập đoàn bán lẻ Mỹ. - Tradeventure International Ltd. chuyên sản xuất hàng dệt kim, may đồ hiệu khác. Công ty hiện có các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam, Phillippines, Campuchia, Honduras, Macao, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Madagascar và Canada. Công ty là nhà cung cấp hàng lớn cho các tập đoàn bán lẻ lớn của Mỹ như Wal-Mart, JCPenny, Sears Roebuck, Cabela''s, Academy. - Casual Times Ltd. chuyên sản xuất các loại hàng may mặc như dệt kim, sơ mi, áo thun, jacket, thêu... Công ty có nhiều nhà máy ở Trung Quốc, Hồng Công, Myanmar, Canada, Madagascar và Việt Nam. Hàng của Công ty được cung cấp cho các tập đoàn bán lẻ như JCPenny, Nautica, Wal-Mart, Sears Roebuck, Academy và Polo. Easy Knit International Trading Company là một trong những công ty xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất ở Hồng Công. QUÝ LÂM (Báo Đầu tư)
iem tốt nghiệp ĐH ngành CNTT, muốn về xin vào làm để quản trị cái trang Web kia, ko biết có khó xin không ah ??? ppt136 is number one !