1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cơ khí nước nhà thua kém thế giới bao lâu, liệu có thua hơn nữa?

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi khongvinhlinh, 04/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongvinhlinh

    khongvinhlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Không biết ông anh là ai nhưng đừng có hù doạ.
    Cứ cho em là ếch ngồi đáy giếng đi,nhưng hãy đợi đấy!
    Cảm ơn ông anh!
  2. cokhivietnam

    cokhivietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Ở đây chẳng ai hù doạ ai cả, cũng chẳng thể gán ghép cái cách ếch ngồi đáy giếng và cơ khí nước nhà với các nước phát triển khác
    viele Erfolge !
  3. khongvinhlinh

    khongvinhlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam mình vừa ra nhập WTO cơ hội nào thách thức nào cho cơ khí các pác nhỉ?
  4. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0
    Ô hay nhỉ, cứ học là ngành cơ khí phát triển được sao. Phải làm thực tế chứ. Tất cả phải bắt nguồn từ việc làm thực tế. Chứ các bác có học trong trường đến cả trăm năm cũng chẳng làm nổi cái búa chứ nói gì đến máy móc. Phải đi lên từ việc làm thực tế, rồi trong công việc nó đòi hỏi cái gì thì mới nghiên cứu , học tập về cái đó. Phải hành trước rồi học sau chứ không phải như các bác ngồi học rồi nghĩ vớ nghĩ vẩn.
  5. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Bác tinhthanthep nói đúng đấy. Việc học phải gắn với việc hành. Còn việc học tiếp như chú khongvinhlinh nói cũng có phần đúng nhưng theo tôi chỉ nên học tiếp ở nước ngoài, vì trình độ giáo dục của họ gắn rất sát với thực tế, ko xa rời như ở VN ta. Hoặc có thể đi làm vài năm rồi sau đó sẽ có cái nhìn rộng hơn trc khi quyết định học về lĩnh vực gì.
  6. kieuvulinh

    kieuvulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    2
    Chúng ta có quá nhiều tiến sĩ, thạc sĩ nhưng những người này hầu như chỉ ngồi bàn giấy ít khi đi xuống cơ sở chứ đừng nói gì trực tiếp làm việc. Để cho các nông dân tự mày mò chế tạo nào là máy bay, máy cày, máy gặt... như vậy thì nền cơ khí của nước nhà làm sao tiến nhanh được.
    Theo tôi trình độ cơ khí của chúng ta không thấp vì chúng ta đã có trong tay những máy móc CNC hiện đại ngang tầm thế giới. Cái thiếu của chúng ta hiện nay là nguyên liệu cho ngành cơ khí, ta thiếu những dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại sản xuất hàng loạt. Chúng ta thiếu những đơn hàng tầm cỡ lớn, chúng ta thiếu vốn....
    Sở dĩ nền cơ khí của chúng ta cứ mãi ì ạch là vì chúng ta thiếu tính chuyên nghiệp. Người làm cơ khí chỉ quan tâm đến kỹ thuật rồi lại la thiếu đơn hàng. Muốn có đơn hàng thì anh phải sản xuất ra mặt hàng này trước bán ra thị trường mọi người dùng thử thấy tốt mới đặt hàng nhiều được. Muốn sản xuất được hàng anh phải có ý tưởng tốt, có vốn và phải có kế hoạch tiếp thị sản phẩm tốt. Đạt như vậy anh mới khẳng định được tên tuổi và có lợi nhuận cao chứ chỉ ngồi chờ đơn hàng đến để gia công thì chỉ sống được qua ngày chứ làm sao phát triển được.
    Tóm lại theo tôi để hội nhập tốt chúng ta cần phải năng động sáng tạo hơn nữa, phải biết kết hợp với người có ý tưởng, ngân hàng và những đơn vị bán hàng...
  7. 32tst

    32tst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa tôi làm cho mấy công ty của Nhật làm thiết kế cơ khí. Bọn nó bảo mày chỉ cần có ý tưởng, vẽ được cái ý tưởng đấy ra bản vẽ còn công nghệ thì khó thế nào đi nữa nó cũng làm được...
    Bây giờ làm cho cơ quan trong nước, chỉ uốn mấy tấm thép dày 80 mà đã kêu ầm lên công nghệ khó lắm ko làm được...
    Chán!
  8. kieuvulinh

    kieuvulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    2
    Đúng vậy người Việt nam bây giờ , mà nhất là các quan chức nhà nước chỉ biết kêu hơn là biết làm. Đụng chuyện là kêu thiếu công nghệ, thiếu thiết bị chuyên dùng..... Trong chiến tranh chúng ta thiếu thốn gấp ngàn lần bây giờ mà chúng ta vẫn chế tạo được những máy móc, thiết bị, thậm chí là vũ khí nữa làm cho kẻ thù phải kinh hồn bạt vía.
    Bây giờ các quan đi xe hơi đời mới êm ru không ồn, không xóc nhìn lại mấy cái xe công nông thấy sao mà khó nhìn quá nên cấm, chứ thử hỏi các quan lấy cái gì mà bảo xe công nông kém an toàn gây nhiều tai nạn. Thử thống kê đi trong 1 năm bao nhiêu vụ tai nạn do xe công nông gây ra. Trong đó lỗi do kỹ thuật là bao nhiêu. Muốn cấm thì hãy đo đạc kiểm định cái nào không đạt thì không cho lưu hành, không thể kiểm định bằng mắt thường rồi bảo không đạt và cấm tất cả được. Thái lan người ta tự hào vì xe tút tút của họ. Việt nam tôi thấy thật tự hào với xe công nông. Nó ra đời trong thời kỳ khó khăn giải quyết được bao nhiêu là việc nhất là đối với nhà nông.
    Bởi vậy đối với những quan chức sinh ra và lớn lên tại những thành phố lớn lại không thường đi thực tế, ăn ở , lao đông cùng với người dân thì khó lòng mà thấu hiểu được người dân để đưa ra những chính sách hợp tình, hợp lý được.
  9. VMAP

    VMAP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu mới vào diễn đàn thấy mọi người bàn luận rất vui vẻ. Tôi xin góp mấy lời. Ngành cơ khí VN sẽ còn tụt hậu rất lâu và rất xa so với TG. Tại sao tôi nói như vậy:
    1. Về công nghệ: hiện nay chúng ta mới chỉ có công nghệ rất thô thiển - hầu như những công nghệ chúng ta được biết và đang áp dụng đều được đưa ra từ những năm 40 ~ 50 của thế kỷ 20. Chúng ta không biết đến và hoàn toàn chưa áp dụng được những công nghệ mới nhất của thế giới. Chúng ta không có các nghiên cứu để đưa ra những công nghệ mới nhất của thế giới. Các nghiên cứu hiện tại của chúng ta đều chỉ là nghiên cứu để áp dụng các công nghệ đã có vào thực tiễn.
    2. Về vật liệu: chúng ta không có 1 công nghiệp sản xuất vật liệu thực sự. Về thép chúng ta chỉ có các nhà máy luyện thép cho XD, không có các nhà máy có thể đưa ra các mác thép hay dùng cho chế tạo (có thể trong quốc phòng có nhà máy nhưng không phổ biến). Về các loại vl khác chúng ta cũng hầu như phải nhập từ nước ngoài. Số lượng sử dụng nhỏ nên chưa đủ để lập ra nhà máy. Các loại vật liệu cần nhiệt luyện đều chưa có nơi làm nghiêm chỉnh.
    3. Về dụng cụ: chúng ta không có các nghiên cứu chế tạo các loại dao cắt mới ở mức thương phẩm. Các loại dao cắt chúng ta đang dùng đều nhập từ nước ngoài. Chúng ta không chế tạo được các máy NC hay các hệ thống gia công lớn, các công ty chế tạo lớn của chúng ta trước đây đều đã bị chết.
    4. Về nhân lực: các kỹ sư trong nước của chúng ta hầu như rất ít được tiếp cận với các công nghệ mới, ngay cả trong các trường đại học là những nơi có khả năng được tiếp xúc nhiều cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ các giáo viên. Các SV mới ra trường cũng chỉ biết về công nghệ của 50, 60 năm về trước. Các kỹ sư của chúng ta hiện nay vẫn đang ở mức đi làm kiếm cơm - lương 3 ~ 10 triệu nên chưa thể hiện được các ham thích của mình với nghề.
    5. Về yêu cầu: các công ty của chúng ta hiện nay mới chỉ đang ở mức chế tạo ra những mặt hàng đi sau các công ty khác trên thế giới. Việc tạo ra các sản phẩm mới, có nhu cầu cao, áp dụng những công nghệ mới chưa có.
    Với những điểm như vậy tôi thấy rằng ngành cơ khí VN sẽ còn ở mức độ thụt lùi rất lâu.
  10. newlifemaker

    newlifemaker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Có bao nhiêu bạn kỹ sư cơ khí ra trường làm việc trong các nhà máy và ra thi công trên công trường nhỉ? theo mình nghĩ, sẽ có số đông các bạn đi theo các công trình xây lắp, chế tạo...v...v. Cơ khí sản xuất của chúng ta còn yếu quá....
    Mong ai đó có thể trả lời câu hỏi này

Chia sẻ trang này