1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cơ khí nước nhà thua kém thế giới bao lâu, liệu có thua hơn nữa?

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi khongvinhlinh, 04/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. budy

    budy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Theo ý tôi, nếu tất cả chúng ta cùng than thở là cơ khí nước mình sao mà lạc hậu kém cỏi thì có ít gì. Ngành cơ khí rất rộng lớn, đâu phải cứ đầu tư công nghiệp nặng ầm ầm là sẽ khá lên đâu. Mà muốn đầu tư thì cũng chả đủ tiền để làm thế, đúng ko nào?
    Vì vậy hãy bắt đầu từ những máy móc đơn giản để phục vụ cho các nhu cầu cơ bản của xã hội trước. Mình ko chế tạo được hết thì làm từng phần, sẽ có ngày mình có 1 nền công nghiệp mạnh. Thí dụ ngành thực phẩm đi, rất nhiều máy để làm, mà lại rất phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Sau mình ko làm để hạn chế nhập khẩu.
    Vấn đề chính vẫn là các kỹ sư của mình. Ở trường mình được học những điều hơi bị mơ mộng quá (xin lỗi các thầy nhé ). Nhưng đến khi ra làm thì mới thấy là rất ít dùng được. Kiến thức ngày nay rất dễ học, tuỳ thuộc vào mình thôi. Trên internet đầy ra, chỉ sợ ko có sức mà học. Phải chi trường học chỉ được cho sinh viên ứng dụng của từng môn học thế nào, thực tế bên ngoài ra sao thì tốt biết mấy.
    Tôi từng thấy các kỹ sư nói thao thao về bao nhiêu thứ cao siêu kiểu như gia công phi cổ điển... nhưng đến khi yêu cầu tính 1 bộ truền bánh răng côn thì ko biết làm sao-dù là có sách tra hẳn hoi.
    Ai cũng nghĩ đến các điều cao siêu thì những việc cơ bản ai sẽ làm. Tuỳ theo phân công trong xã hội, mỗi người sẽ có việc làm khác nhau. Cùng nhau cố gắng thì chả đến nổi nào. Vài thế hệ cố gắng thì sẽ có ngày nước mình hùng mạnh thôi
    Chúc mọi người năm mới vui vẻ!
  2. Walk_man

    Walk_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    To : khongvinlinh và những bạn như khongvinhlinh .
    Tôi rất tin tưởng vào tương lai của Vietnam và cảm thấy rất vui vì có những người trẻ tuổi có tâm huyết như các bạn. Đất nc mình phát triển đc hay ko đều phụ thuộc vào nhưng con người có chất xám và đầy tâm huyết ( chứ ko phụ thuộc vào cơ bắp )
    Có mấy điều tôi muốn nói với các bạn ko những về ngành cơ khí nói riêng mà cho tất cả những ngành nghề khác nữa .
    - Về sản phẩm các bạn phải đặc biệt quan tâm đến " Sự tôn trọng khách hàng" Có nghĩa là SP của bạn phải đạt đc sự hoàn hảo về chất luợng và dịch vụ như thế gọi là "Tôn trọng KH " Các bạn có thể thấy điểu đó ở tất cả các SP gia dụng của Japan , Korea . Từ cái kim sợi chỉ cho đến những thứ to lớn, hiện đại hơn như máy móc hiện đại vvvv . Và ta thử nhìn lại xem những SP , dịch vụ của chúng ta xem như thế nào ( ba via ,lỗi của SP nhựa, Inox , dịch vụ thì kém .. vvvv cái này đừng đổ lỗi cho KT , máy móc ...tất cả là do cái Tâm của người thợ , công nhân khi làm ra những sp đó ) các bạn sẽ thấy đc câu trả lời cũng như tương lai gần của nó .
    Nếu các bạn làm đc điều "Tôn trọng KH" đó tất sẽ có đơn hàng lớn.
    -Bây giờ là thời đại toàn cầu hoá , sẽ không có nơi nào đất nước nào sản xuất ra toàn bộ một cái máy, hay 1 cái oto....mà nó sẽ đc phân bổ cho toàn thế giới ..ở đâu chuyên SX động cơ, ở đâu chuyên sx lốp , điện tử , khung gầm, hydrolic system ...vvvv .. Nguyên liệu sx thì cũng có các nước chuyên cung cấp cho các nước sx . do đó chúng ta sẽ có một SP Made in Liên hợp quốc .
    Thử lấy VD về giá cả của 1 sản phẩm Máy ép nhựa hiện đại bây giờ xem nhé :
    - German : Model 1985 - 180T secondhand : khoảng Eu 120.000 / unit
    - Korea , Taiwan : Model 2002 - 180T Brandnew : USD 40.000 / unit
    - China - CE certificate : Model 2002 - 180 t Brandnew : USD 18.000 /unit ( Bocsh hydrolic system and other important parts imported from Japan, german...)
    Vậy thay vì sx toàn bộ môt SP chúng ta nên tập trung SX 1 part nào đó có lẽ se tôt hơn trong vấn đề cạnh tranh giá cả cũng như chất lượng .
    Tại sao chúng ta có rất nhiều kỹ sư, tiến sỹ và đã nhập rất nhiều máy móc dây truyền sx hiện đại về ...nhưng lại bỏ xó ko hoạt động dc ...mà để những người nông dân họp hết lớp 5 tự chế tạo máy cày , máy giặt , máy bay .. dung dịch chống cháy v v v tất cả là ở cái TÂM của ngưòi thợ có thật sự nghĩ đến người tiêu dùng hay ko .... .có đến 80% các phi vụ mua bán máy móc dây truyền sx của các CB Viêtnam ở nc ngoài là ko quan tâm đến dây truyền SX , máy móc đó có hoạt động dc ko ? lõi thời chưa ,hình thức như thế nào...mà là tỉ lệ hoa hồng là bao nhiêu ( 30% ) sau đó sống chết mặc bay .
    - Mọi vấn đề là ở khâu quản lý .. nếu chúng ta có một hệ thống quả lý tốt, chúng ta sẽ có những SP tốt . Các bạn trẻ bây giờ có rất nhiều điều kiện học tập , giao lưu , thực hành rất tốt ..Tuơng lai của đất nc nằm trong tay lớp trẻ các bạn , chỉ có chất xám của những người tâm huyết mới thay đổi dc Vietnam ..... trong khi chúng ta đợi cả một hệ thống quản lý cồng kềnh của một QG thay đổi , thì bản thân chúng ta phải thay đổi trc . Nếu mỗi cá nhân thay đổi theo chiều hướng tốt lên ..thì toàn bộ đại các ngành , xã hội sẽ tốt lên đó là điều chắc chắn .
    Con người chúng ta đã đc trời ban cho một thứ vô cùng quý giá hơn hết tất cả các loài vật đó là TRÍ TƯỞNG TUỢNG và ƯỚC MƠ .... có những điều đó mà chúng ta có ngày hôm nay ...Xã hội sẽ chỉ có tiến lên chứ ko bao giờ lùi ..vậy tương lai của ngành cơ khí nói riêng và kinh tế Vietnam nói chung sẽ cực kỳ sáng lạng .... nhanh hay chóng cũng tuỳ thuộc vào sựn thay đổ ở bản thân của mõi cá nhân chúng ta .
    Thay đổi hay là chết - Đó cũng là châm ngôn của rất nhiều cty đa quốc gia trên thế giới .
    Vậy chúng ta đừng kêu than tai sao Vietnam ko làm gi cho tôi .... mà hãy bắt tay vào làm cái ji đó có ích cho Vietnam.
    Được walk_man sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 24/02/2007
  3. hongndcnc

    hongndcnc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!
    Ý của bạn thật là sâu chắc bạn vẫn còn trẻ tui đoán vậy, bọn mình làm việc với hệ thống máy cnc gần 10 năm mà đôi khi những cái mới mình biết thì các nước họ lại chuyển sangcông nghệ khác rồi. Có lẽ cta còn phải cố gắng nhiều.
  4. hoathep

    hoathep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    1
    Nga ngố còn chế tạo vệ tinh mà không cần đến các máy CNC hiện đại hay software CAD CAE của mỹ làm cả thế giới phải ngạc nhiên, Vậy các kỹ sư nga đã làm thế nào???
  5. hddlab

    hddlab Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi thấy các kỹ sư Nga có môi trường làm việc tốt + họ có trí tuệ cao + được đào tạo bài bản + được tiếp cận với khoahọc tiên tiến (ở mức độ nghiên cứu chứ không đơn thuần chỉ sử dụng như ở ta). Tôi xin góp phần giúp đỡ các bạn trẻ nghiên cứu về các hệ thống PLC bảo vệ bản quyền bằng key remove như Siements, nếu cần clone hệ thống có sử dụng PLC Siements để nghiên cứu thì đến gặp tôi. Liên hệ theo địa chỉ dưới chữ ký.
  6. Blue_hanoi

    Blue_hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    2
    Chao`cac'' Bro ! Co khi'' VN can`1 su doan`ket'' moi'' phat'' trien? duoc ..Chung'' ta co'' kha'' nhieu`ky~ su co khi'' dao`tao tu nhieu noi khac nhau . Ai cung~ noi'' la`minh`dung''...Minh tung hoc o Nga va`o Tay duc'' va`lam`viec tai Duc nhung lam`the'' nao`de? phuc vu que huong day ??? ...Con`ong ban noi'' la`nuoc Nga lam`ve tinh ma`ko can CNC thi`luc'' day'' ca? the'' gioi'' cung ko co''... 1989 khi tham nha`may'' san? xuat vong`bi GPD 1 MOCKBA tai xuong? 66 toan`thay'' may'' cua? HITACHI >>> NC PROGRAM
  7. hoathep

    hoathep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    1
    Cái quan trọng là người ta làm được ấy chứ
  8. Crusader

    Crusader Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Người ta cứ hay nhìn sự phát triển của Nhật Bản như là một phép màu. Nhưng mà nếu ai hiểu rõ về nước Nhật, con người Nhật, thì sẽ chẳng thấy nó là thần kỳ. Với tính cách đó, cách làm đó, thì sự phát triển đó là xứng đáng, chẳng có gì là màu nhiệm cả các bạn à. Tôi thử kể ra 1 số nhận xét của mình, các bạn so sánh xem có gì giống và khác với VN mình:
    Như walk_man đã nói, trước tiên, doanh nghiệp Nhật cực kỳ coi trọng khách hàng. Thậm chí sự coi trọng thể hiện bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt nhất, như cách xưng hô, chào hỏi xã giao...cho đến những thứ lớn hơn. Tôi lấy ví dụ. Bạn muốn mua 1 cái laptop second hand, hãy đến cửa hàng, chỉ cái máy mình thích, và hỏi cái máy này thế nào? họ sẽ nói cho bạn biết nó còn tốt ở bộ phận nào, bị trục trặc ở linh kiện nào (nếu có). Vì vậy, bạn có thể yên tâm mà mua nó, không sợ bị lừa, bị hớ hàng như ở mình. Đó là 1 sự tôn trọng.
    Thứ 2, trân trọng những sản phẩm mình làm ra, coi nó như con đẻ, là 1 niềm tự hào của cả công ty, của địa phương đó, và của cả đất nước đó. Nếu có dịp xuống Aichi Ken, thủ phủ của Toyota, bạn sẽ thấy dân địa phương hầu như chỉ dùng xe của Toyota. Tương tự, Nissan, Honda, mỗi hãng đều có lãnh địa riêng của mình. Đó là sự hẫu thuẫn rất tốt cho 1 doanh nghiệp. Thử hỏi, người Việt mình có làm được điều như họ ko? Và đương nhiên, ở phía nguợc lại, để xứng đáng với sự ủng hộ đó, doanh nghiệp cũng fải liên tục cải tiến để không làm thất vọng những người ủng hộ mình.
    (còn nữa, khi nào rảnh sẽ post tiếp)
  9. khongvinhlinh

    khongvinhlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Thật cảm ơn các bác vị những góp ý quý báu trên. Em thấy đoàn kết vẫn là phương pháp tốt nhất. Cái nữa là em cần định hướng nữa. Thực sự nhiều lúc em tưởng mình đang bơi giữa biển vậy. Nếu như có ai đó, có một tổ chức hay đại loại thế ngồi lại phân tích cho em thấu đáo mọi thứ về thực trạng, cũng như hướng đi của mình( mà em cũng ko rõ, cơ khí nhà mình có hướng đi thế nào nữa). Rồi từ nguyện vọng của mỗi người, từ năng lực của mỗi người, mà định hướng giúp em mình nên theo ngành nghề gì. Ví như luyện kim chẳng hạn 5 năm nữa hướng đi là thế nào, cần bao nhiêu kỹ sư, và cần ở mức nào, hay máy công cụ hướng đi là ra sao, cần bao nhiêu kỹ sư...Nói chung h em cũng chỉ biết học. Cũng chẳng biết mấy năm nữa ra trường ngành cơ khí có cần mình không nữa. Mà quả thực em học chế tạo máy. Cứ tưởng là học chuyên về máy công cụ. Rồi thì bây h em đang làm cái đề bài về máy nghiền gỗ làm bột giấy. Vẫn biết nó vẫn là cơ khí. Nhưng quả thực là mung lung quá. Chẳng biết thế nào mà lần. Thôi thì tự mình tìm đường mình đi vậy. Bác nào biết hướng đi của cơ khí nhà mình thì cầm đèn soi trước cho mấy thằng trẻ người non dạ thiếu kinh nghiệm như bọn em với. Em chẳng thích mình cứ đi mà chẳng biết về đâu đâu!
    Cảm ơn các bác nhiều!
  10. wheel

    wheel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Bạn chưa hiểu rõ ngành mình đang học! Chế tạo máy, đúng như tên gọi của nó, là chế tạo ra... cái máy! Máy nghiền bột giấy của bạn là một ví dụ điển hình, sao lại nói là mung lung? Thiết kế và chế tạo ra những chiếc máy tương tự như cái mà bạn đang làm đồ án là "việc thường ngày" ở nhà máy mình.
    Là một kỹ sư chế tạo máy, có thể bạn sẽ làm việc ở 1 trong 2 (có khi là cả hai) vị trí sau:
    1) Thiết kế máy. Kết quả là bộ hồ sơ thiết kế gồm: các bản vẽ lắp, bản vẽ chế tạo chi tiết, bảng thống kê vật tư (đôi khi kiêm luôn bảng dự toán giá thành)
    2) Tổ chức và triển khai gia công, lắp ráp, điều chỉnh, vận hành thử máy đạt yêu cầu kỹ thuật (nếu cần, kiêm luôn việc chuyển giao công nghệ cho khách hàng)
    Yêu cầu của một kỹ sư chế tạo máy là phải thành thạo ở cả 2 vị trí trên. Lý do:
    - Là nhà thiết kế, bạn phải am hiểu công nghệ để sản phẩm thiết kế của bạn có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà máy, phù hợp với khả năng cung ứng vật tư của thị trường, không rơi vào quan liêu, sách vở...
    - Là nhà công nghệ, bạn phải hiểu rõ thiết kế, hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để triển khai cho đúng và hiệu quả.
    - Nếu chỗ làm việc của bạn là xí nghiệp nhỏ, bạn phải đảm nhiệm từ A đến Z trong quy trình tạo ra chiếc máy trên.
    Tóm lại là gì? Mặc dù còn nhiều cái chưa hợp lý, nhưng không có môn học nào thừa trong chương trình học hiện nay của bạn. Tất nhiên là học lan man thì không thể chuyên sâu nhưng không có không được. Khi ra trường, tuỳ theo vị trí công tác, bạn khắc biết cần phải nghiên cứu sâu hơn những gì cần thiết cho công việc.
    Về nhu cầu xã hội thì hãy yên tâm, ngành cơ khí VN đang trên đà phát triển, không thiếu đất cho bạn dụng võ. Vấn đề là "võ nghệ" của bạn ở đẳng cấp nào!
    Với tư cách người anh, xin gởi đến bạn một lời khuyên chân tình:
    Hãy vận dụng toàn bộ kiến thức đã học để làm tốt đồ án thiết kế chiếc máy nghiền bột giấy của bạn. Hãy tập phân tích và nghiền ngẫm về nó trên cả hai góc độ thiết kế và công nghệ. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy niềm vui và hứng thú, không còn cảm giác "mung lung" trong việc học cũng như việc làm sau này.

Chia sẻ trang này