1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có lẽ là cảm nhận !

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi buorbakivn, 06/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buorbakivn

    buorbakivn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ là cảm nhận !

    Mấy hôm nay tự nhiên tôi lại thích nghe lại mấy bản nhạc của Rachmanioff , hôm kia có xem bộ phim về nghệ sĩ chơi nhạc của ông mà thấy vừa phê vừa tê .
    Bật nhạc của ông lên nào , một cái đĩa với bản sonata số 2 và bản giao hưởng số 3 của ông , một tách cà fê nữa .../

    Chơi một bản nhạc của Rachmaninoff thực sự là khó , đòi hỏi người nghệ sĩ phải có kỹ thuật cao mang tính học thuật và lột xác khi chơi-điều này tôi rút ra được khi xem bộ phim hôm qua. Nhưng thú thực tôi thích sự đơn giản hơn,một thứ nghệ thuật thông suốt ,tinh giản và cô đọc , có lẽ khi thăng hoa nội tâm cảm xúc thì đối với người nhạc sĩ chơi nó thực sự là đơn giản , sự phức tạp ở chỗ người nhạc sĩ có đơn giản được tâm hồn và cho thăng hoa nó được không ?

    Vài cảm nhận của tôi : nghe nhạc của Rach không có cái gì đó buồn lãng mạn như nhạc Chopin , không góc cạnh như Beethovent , cũng chẳng thấy giai điệu rực rỡ và trong sáng kiểu Mozart , túm lại là sự hoang mang , có chút hoảng sợ và nhiều giằng xé , có lẽ hợp với tâm trạng tôi lúc này .

    Tôi đang nghe bản Sonata số 2 của ông , chương một thực sự rất hay , tôi nghe đã nhiều và mỗi lần thì cảm nhận về nó một khác với một mức độ khác , những đoạn dạo đầu mạnh vẽ ,âm thanh dàn trải , hỗn loạn , có cái gì đó như chạy trốn chính dòng suy nghĩ của bản thân , thêm vào đó một khoảng tối , sự sợ hãi và những âm thanh bắt đầu nhẹ nhàng và mềm mại hơn , một thoáng ánh sáng hiện ra từ từ , tôi cảm thấy không còn tối tăm như trước nữa , có cái gì đó hy vọng hơn , lặng lẽ hơn .

    Đã hết tách coffe rồi , ngồi nghe nhạc ông mà đầu óc loạng choạng , tự nhiên thấy rỗng tuếch , lại nghe đi nghe lại chương 5 của bản Sonata , chẳng hiểu ông nghĩ gì , với tôi đó là một giai điệu đẹp , có gì đó cứ nhen nhóm trong tôi nhưng không lên cao mà cũng chẳng tắt , cứ chập chờn ,chập chờn , không thể cho nó bùng cháy to hơn được sao ?

    Với tôi lắng nghe âm nhạc cũng như là thiền vậy , không cần cố gắng phải hiểu tác giả muốn mang đến cho chúng ta những cảm nhận gì , những điều gì ẩn sau những nốt nhạc và giai điệu âm thanh . Tôi chỉ muốn treo ngược mọi toan tính , sự lăn tăn trong đòng suy nghĩ thường ngày lên một cành cây , cho nó cuốn đi cũng những chiếc lá úa , còn lại là những chồi non của tâm hồn , hãy để nó đu đưa cùng nhứng đợt gió của âm thanh , có thể lúc này nó không thể hoà nhịp và đu đưa cùng gió , nhưng rồi có lúc cái cây cảm nhận trong bạn sẽ bị rung mạnh lay thật mạnh với những đợt gió to hoặc cũng chỉ là những đợi gió nhẹ nhàng kiểu heo mây.

    Hôm qua
    Trời mưa ngoài sân
    Chơi vơi
    Lòng tự hỏi
    Ngày mai
    Là mưa trong tôi
    Hay mưa trong em

    Tôi giành một phần nỗi nhớ
    Cho em
    Và giành trọn trái tim
    Cho tình yêu
    Thời gian
    Trong từng khoảnh khắc

    Và nỗi nhớ
    Xin đừng quên
    Một cái tôi
    Đang dang dở
    Nửa bên này
    Sự giằng xé ,hoang mang
    Nửa bên kia
    Là sự kiếm tìm
    Vô tận-xa xôi -mờ ảo.

    6/7/04 .
  2. kami

    kami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Nhạc cổ điển là một sự chạy trốn vô thức . Thường là tìm đến một cảm giác thanh thản , yên lặng nhưng không đối mặt . Tại sao thế ? Cô đơn giữa mọi người hay trong chính mình . Có một nỗi nhớ không gọi tên . Không lí giải . Có một nỗi buồn ấp ủ , không thể chia sẻ với ai . Đôi khi đổ lỗi sự phức tạp của chính mình cho tạo hoá . Nhạc của Bach đầy ám ảnh , nó dữ dội như đập vào tận cùng . Đôi khi những phẫn uất trong đó dồn cả vào mình . Nhưng rồi lại chôn chặt . Có lẽ là chấp nhận hoàn toàn!
  3. but_chi

    but_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Hồi xưa nghe bác Phạm Văn Đồng thích nghe nhạc Bach , khi mà bác đã ở tuổi cổ lai hi rồi , và rồi lại nhớ câu nói của bác:
    "Thực sự mỗi chúng ta đều rất cô đơn "
    Âm nhạc của Bach hết sức rời rạc ....!
  4. kami

    kami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu lắm . Rời rạc nghĩa là thế nào? Về cảm xúc hay là ?
  5. but_chi

    but_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Ý tại hạ nghĩa là về âm nhạc . Trong các tác phẩm của Bach thì âm thanh không dùng nhiều hợp âm , mà âm thanh nghe liên tục rất nhanh , không đứt quãng lâu nên cảm giác là rời rạc và đều đặn .
    Không biết ý tại hạ thế có đúng không ?
  6. buorbakivn

    buorbakivn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Chiều HN mưa , không to lắm nhưng đủ để có cái cảm giác mát mẻ và man mác buồn ? Một nỗi buồn được tan ra cùng với mưa , tại sao lại buồn ? Buồn vì một niềm vui tạt ngang qua cùng với những giọt mưa lách tách pha thêm chút nhạc của Chopin ( nghe nhạc thế này mới thích )
    Thông thường tôi chỉ nghe nhạc Chopin khi bỗng nhiên bắt gặp đâu đó và rồi nghe cho đến hết , không khi nào lại tìm kiếm để nghe cả , hôm nay thì # một chút , cũng chỉ bởi muốn thử được buồn với những giai điệu trong nhạc của ông (chằng biết có buồn được không ?)

    Nghe nhạc và lại nhớ tới bộ phim "The pianist " ,âm thanh của bản nocturne trong phim có cảm giác phê tai lạ thường , luyến láy , như là đường xoáy ốc cuốn người nghe vào đó .... Thôi ta nên nghe tiếp đã, còn viết tiếp là viết những gì vụn đi ....!

  7. kami

    kami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc của Bach mang hơi hướng của âm nhạc cổ điển (siêu cổ điển chứ không lãng mạn phục hưng gì hết ) . Chính vì thế nó khuôn mẫu và đôi khi có cảm giác rời rạc (chỉ đôi khi thôi) . Nhưng không hiểu sao nghe nhạc của Bach thấy thấm vào tận tim , một nỗi niềm gì đó gần như khắc khoải đến khó chịu , không thể nào vùng vẫy thoát ra mà lại không muốn thoát ra tí nào .
  8. kami

    kami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Đọc bào của bác này bao giờ cũng thấy buồn nhỉ . Whenever .. Có lẽ là một nỗi buồn thường trực chỉ đợi một cơ hội để trào dâng . Nhưng mỗi ngày mưa em lại tự bảo mình :" Đôi khi một ngày nắng đem lại cho ta không ít nỗi buồn hơn một ngày mưa " . Hôm qua cũng nghe Chopin -nhà thơ của piano . THấy một cảm giác nhớ nhà đến da diết . Có lẽ không phải nhớ căn nhà mình đang sống . Nhớ một nơi nào của cũ xưa chôn chặt trái tim mình -nơi mà muốn gửi lại tất cả khi ra đi , như Chopin ngày xưa đã từng mơ về Ba Lan yêu dấu !
  9. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nhạc cổ điển thuộc về các môn Nghệ thuật [không mấy dòng nhạc có thể xếp vào Nghệ thuật đâu đấy]. Ở đây cần nói 2 điều:
    1. Nghệ thuật không phải là một sự chạy trốn, không dám đối mặt với thực tế. Nghệ thuật phản ánh con người thông qua cách nhìn của họ đối với thế giới, vì vậy có thể cái mà nó phản ánh có thể là sự chạy trốn cũng có thể là sự đấu tranh, tuỳ thuộc vào con người thế nào. Những tác phẩm kinh điển của Nhạc cổ điển, cũng như nghệ thuật, là những tác phẩm được thời gian thử thách, vì tồn tại được vì chúng đã đề cập đến những vấn đề, những giá trị trường tồn, cơ bản và sâu sắc. Trong cuộc sống hiện tại có quá nhiều điều nhỏ nhặt, vô nghĩa, nên người ta thường hay tìm đến Nhạc cổ điển, chính xác là những tác phẩm kinh điển đó, để tìm được một chút thư giãn, thanh thản. Chỉ từ đó mà cho rằng nhạc cổ điển là một sự chạy trốn, không dám đối mặt là một quan niệm không đúng với bản thân Nhạc cổ điển [Tôi không nói quan điểm sai, vì không có quan điểm sai]. Thêm nữa, người ta có quyền được chọn cho mình một sự thanh thản trong cuộc sống, vì thế chuyện ngăn cản người ta đến với nhạc cổ điển vì mục đích đó là điều ngớ ngẩn. Tất nhiên đó là những người không phải là người học Nhạc cổ điển.
    2. Đối với bất kì môn Nghệ thuật nào không chỉ Nhạc cổ điển, muốn hiểu rõ được nó, chỉ có một cách duy nhất là học nó, chơi nó, làm nó, biểu diễn nó,.... tức là phải học và làm việc trực tiếp với nó mà thôi. Và cần phải nói, công việc đó không hề là sự thanh thản, thư giãn gì cả, đó là một sự đối mặt, một sự vật lộn và một cuộc đấu âm thầm nhưng cực kì căng thẳng với mức độ cao nhất.
    Nói riêng ở nhạc cổ điển, điều đó rất đúng với tác phẩm của các tác giả từ Bach trở về trước [thời kì Trung cổ, Phục Hưng và Barrocco], và từ thời kì cuối Lãng mạn đến nay [bao gồm toàn bộ thời kì thế kỉ XX].Do thế, phần lớn người nghe nhạc Bach không hiểu hoặc hiểu không đúng, hoặc không đầy đủ về nhạc của ông. Thành ra kết luận mà người ta hay nói âm nhạc của Bach thần bí, cao siêu [tương tự, đối với những tác phẩm thuộc các thời kì nói trên]. Những điều đó không đúng, và có phần nực cười.
  10. classic_oldies

    classic_oldies Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0

    Thôi mà TuMinhTran! Sao mà " thuộc bài" quá vậy.
    Đừng quá gay gắt, bớt "sân, si" đi chứ, làm gì mà "dòng nhạc này là nghệ thuật còn dòng nhạc khác thì không phải".
    Đừng cố " bóp chết" cảm giác của các bạn yêu nhạc ấy chứ.
    Nhiều lý luận và triết lý quá, thưởng thức âm nhạc với ngần ấy lý luận và triết lý không khéo bị vô cảm mất;
    làm sao có đưọc cái cảm giác " khắc khoải, buồn đến tận tim của bạn kami, làm sao có được cái feeling như bạn buorbakin khi nghe Rachmaninoff.
    Người ta "cảm" như thế nào mặc kệ người ta chứ; quan trọng là "cảm" được.

    Về chuyện "hiểu" nhạc cổ điển, bạn nên đề dành mà trả lời với giáo viên hướng dẫn của bạn ( nếu bạn vẫn còn đang học), hoặc dành cho học sinh của bạn ( nếu bạn đang làm công tác giảng dạy). Vì không ai chấp nhận ai đâu mà gọi là " hiểu đúng, hiểu sai, hiểu không đầy đủ"



Chia sẻ trang này