1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có lẽ nào em ngu ngơ không hiểu?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi dat_mel, 18/05/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ nào em ngu ngơ không hiểu?

    Có lẽ nào em ngu ngơ không hiểu
    Vào đền chùa biết chữ cũng bằng không.

    Cái điệp khúc này có lẽ đã được nhiều trí sĩ ca lên khi đi vào đền chùa. Cảnh tượng hùng vĩ, tâm linh sâu thăm thẳm nhưng không đọc được một chữ nào. Bất cần biết bạn là người Việt, bất cần biết bạn vào chùa của người Việt, bất cần biết đó là niềm tự hào của cà làng cả xã cả thôn cả vùng thậm chí cả quốc gia, bạn cứ vào là ứ đọc được

    Thực tế vui hơn rất nhiều nếu chẳng may bạn được "may mắn" dắt một thằng Tây đi thăm đền chùa Việt Nam. Vào cái chùa thứ nhất nó chỉ lên tấm biển trên cùng hỏi

    Hỏi: Cái chữ đó viết gì?
    Trả lời: Tao không biết
    Hỏi: Sao vậy, đây không phải chùa Việt Nam à?
    Trả lời: Bậy nào, chùa Việt Nam 100%
    Hỏi: Mày không biết tiếng Việt à?
    Trả lời: Bậy nào mày
    Hỏi: Sao mày không đọc được
    Trả lời: chữ đó không phải là chữ Việt, nó liên quan đến chữ Trung Quốc
    Hỏi: Sao chùa của bọn mày mà lại viết chữ Trung Quốc, để bọn mày không hiểu được?
    Trả lời:

    Vẫn biết rằng do yếu tố lịch sử, vẫn biết rằng đó là "của hồi môn" của một phong tục tập quán. Vẫn biết rằng nó đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người như một sự tất lẽ dĩ ngẫu. Thế nhưng có nên thay đổi không?

    Người Việt biết đọc và viết và hiểu những chữ đó còn ít lắm. Đa phần con cháu đều không biết và không hiểu được. Mà đó lại là một phần rất quan trọng trong đời sống tâm linh. Và có tác động thuận chiều rất tốt cho con cháu. Vậy có nên thay đổi hay không?

    Không phải không ai nhận ra điều này. Đã có đề xuất, đã có đóng góp, thậm chí là gay gắt, nhưng mọi việc vẫn còn chậm lắm. Hàng ngàn lý do được đưa ra. Nào là tốn kém, nào là cứ nên giữ nguyên, con cháu không cần hiểu những chữ đó. "Lại còn có những ý kiến rất chi là "có trách nhiệm nữa": Viết chữ trên biển cần phải viết chữ vuông, viết chữ đó mới đẹp, chữ Quốc Ngữ không đẹp"

    Đâu đó đã có người bứt phá lên cái nền tảng cũ đó. Họ không viết tiếng không phải là chữ Quốc Ngữ, họ viết tiếng Việt, họ cũng viết vuông và cần vẫn viết hàng dọc thay vì hàng ngang. Những sự thay đổi rất nhỏ đó đã và đang làm cho không gian tâm linh của người Việt dễ tiếp cận, dễ du nhập hơn với chính con cháu người Việt

    Thi thoảng đi vào các ngôi chùa, dù là vẫn rất ít, chúng ta có thể bắt gặp cái tấm biển vàng treo trên cao bằng tiếng Việt. Thật mừng và thật tự hào.

    Trong một lần thăm viếng đất Phật, dat_mel may mắn được đến Việt Nam Phật Quốc tự ở Bồ Đề Đạo Tràng và ở vườn Lâm Tì Ni, Tất cả mọi người trong đoàn đều vui, có người vì cảm nhận tâm linh, có người được chiêm bái đất Phật, có người vì được gặp đàn Hồng Hạc, Dat_mel cũng vui vì chuyện đó. Nhưng có lẽ cái mà dat_mel vui nhất là cái tấm biển trên cùng. Cái chữ viết đầu tiên là tiếng Việt, Chữ Quốc Ngữ 100% rồi mới đến các dòng chạy nhỏ nhỏ phía sau là tiếng Trung và tiếng Anh. Ít nhất Thày Chùa Huyền Diệu cũng đã thay đổi được phần nào, mừng và vui lắm

    Mỗi một chi tiết mỗi một tư tưởng trong các công trình tâm linh đều có ảnh hưởng ít nhiểu đến đời sống thực tại. Và những người có trách nhiệm cần phải ý thức được điều này. Thà không làm thì thôi, làm thì phải hiểu và trách nhiệm. Mỗi một cái nhỏ nó sẽ góp vào một cái lớn cho hoà bình, ổn định và phát triển của toàn quả địa cầu

    Mặc dù rất ưng ý với nhiều chi tiết trong Việt Nam Phật Quốc Tự, nhưng vẫn mong nếu có thể Thầy Huyền Diệu hãy thay đổi một chi tiết, một chi tiết đã trao đổi vội với Thầy trước lúc lên đường. Hãy cho các Quần đảo vào hình bản đồ Việt Nam. Nếu muốn giữ đảo, mong các công trình tâm linh hãy cho nó vào bản đồ
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nhà bác "giả ngơ" thật hay là chửi thiên hạ bi chừ mất gốc ráo trọi !?!
    Nhà bác lấy vzí dụ vào chùa đọc chữ đó khí khiêm cưỡng, và còn ra dáng là không dám nhận đấy là chữ Hán Việt (chứ không phải chỉ là "liên quan đến chữ Trung Quốc"). Ừ thì gốc nó là chữ Hán, dưng nó đã được cái gọi là Thiên triều đồng hóa đến 2000 năm có lẻ. (Nhà cháu đã từng nói Sỹ Nhiếp là tội nhân của lịch sử-văn hóa của dân tộc ta). Dân ta thừa khả năng dùng nó để biểu thị văn hóa của mình; thậm chí còn điêu luyện hơn cả dân Tàu. Chắc nhà bác còn nhớ cái tích cả ông sứ Tàu với thầy chùa ta mần bài thơ tức cảnh qua sông :
    Sứ Tàu thì : "Nga nga lưỡng nga nga
    ....
    "
    Thày chùa ta : "Bạch mao phô lục thủy
    Hồng trạo bãi thanh ba
    "
    Hay cái tích của Trạng Quỳnh : "Sấm động Nam bang, Vũ qua Bắc hải"
    ... Hơn nữa, dân ta còn thông qua cái chữ "xếp củi" ấy mờ sáng tạo ra chữ Nôm, ta dòm vzô đọc vanh vách, Tàu thì mù tịt...
    Nhà cháu chỉ xin nhắc nhà bác hãy "cửn vzăn thựn" cải tiến thì cải tiến, chớ đừng dư mấy nhà vzăn Tày bi chừ cứ nhè dưng hình tượng truyền thống của mình ra mờ bôi bác, lộn ngược lại. Cái đám vzăn sỹ Tàu ấy nhà cháu thấy muốn "ói mửa" quá !!!
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 20:44 ngày 18/05/2008
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    bài của Datmel rất hay đấy !
    Chữ Nôm ngày càng...tuyệt chủng, ngay cả mình muốn tìm thầy dạy cũng khó, nhưng trong chùa còn giữ lại những bản văn tự chữ Nôm, đấy cũng là giữ lại truyền thống văn hoá.
    Mình cũng mong một ngày chùa có nhiều chữ Quốc Ngữ hơn !
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Mình ko thích chùa mà khắc chữ Hán, chữ Tàu, nghĩa là chùa đó của Tàu àh ??? Nhưng mà những chùa như vậy rất nhiều trên đất nước mình, và đang truyền bá những kiến thức rất lạ, nhang khói nghi ngút và u ám,....nhưng lại rất giàu mạnh.
    Chùa VN có tính trong sáng và bàng bạc vị Thiền phương Nam, xét về kiến trúc và trang trí chắc hản phải có sự khác biệt rất lớn với phương Bắc.
    Vâng, có lẽ nào em ko hiểu ? đó là sự đô hộ văn hoá, đô hộ tâm linh mà người Tàu họ còn muốn đè lên đầu dân ta lâu dài. Nơi nào có ngôi chùa là nơi đó thuộc về dân tộc (?) đó, nơi nào có nhà thờ là thuộc về .....ai ?
    Thế kỹ tiếp theo sẽ là thế kỹ của đột phá tâm linh, nước nào có tâm linh mạnh sẽ có lợi thế.
  5. cutuong2

    cutuong2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Nếu thay hết chữ trong các chùa chiền khắp cả nước Việt nam mình chuyển từ chữ Hán hay chữ Nôm sang chữ Việt ( dù là tiếng Việt viết theo kiều thư pháp ) thì cũng là 1 chuyện khó khăn rồi. Nên cho dù chúng ta có mong muốn thì chắc cũng chẳng thể nào thực hiện được. Vả lại chúng ta cũng quen với việc các chữ trong chùa chiền từ trước đến nay đều là chữ Hán hay chữ Nôm, dù không mấy khi chúng ta hiểu các chữ ấy là nghĩa gì thì tính tâm linh , sự tôn nghiêm... trong các ngôi chùa ở khắp VN mình cũng không vì thế mà giảm đi.
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu đồng cảm với nhà bác ! Dững cái gì của văn hoá - lịch sử thì hãy để yên là của nó, đừng vì sự ghoành tráng thể hiện mình rùi "cải tiến cải lùi" mờ làm méo mó nó đi. Các nhà bác chắc còn nhớ vzụ "cải cách chữ viết" vzừa rùi; cải các loại cải rùi vzẫn phải wuay vzìa "vzũ như cẫn". Các giá trị lịch sử-vzăn hóa CHÂN CHÁNH có tuổi thọ từ 100 năm trở lên thì nó đã có đủ "phân lượng" để trở thành giá trị truyền thống, "bất di bất dịch" rùi !
    Vzấn đề để mần răng tiêu hóa được nó thì phải "cách vật trí tri" thui !
  7. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    hihihi bạn TTN ơi tâm linh không gọi là đô hộ được đâu Chư Phật chưa từng đại diện cho bất cứ một dân tộc nào cả đó và cũng chẳng thể gọi là đại diện cho tâm linh mà chính là đắng Tối thượng trong ánh sáng tâm linh , chỉ là bắt đầu xuất phát từ nước nào đó mà thôi chứ không đại diện cho nước đó . Nói đến Chư Phật là nói đến sự chánh định và vô ngã mà ai ai trong giới tu tập cũng đều hướng tới . Vậy đó

Chia sẻ trang này