1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cổ Long - 1 con người tài hoa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Ngon_Gio_Buon, 08/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Từ sự kết toán đó , chúng ta có 1 ấn tượng chung là tác phẩm của CL số lượng nhiều nhưng ít tác phẩm chất lượng cao . Lại thêm ông có tính tuỳ tiện , thiếu trách nhiệm đối với độc giả nên nhiều tác phẩm chưa hoàn thành , nhờ ng` khác viết nốt , thậm chí có khi còn bán danh , khiến cho tài trí của ông bị lãng phí , khiến cho sự đánh giá của ông ko được như ý muốn
    Công bằng mà nói CL có mâu thuẫn : 1 mặt muốn nâng cao giá trị nghệ thuật và vị trí của tiểu thuyết võ hiệp , sự cố gắng , dôc sức tâm trí để đổi mới của ông có thể chứng minh điều này . Nhưng mặt khác , do sự ảnh hưởng của hoàn cảnh , lại thêm áp lực của việc kiếm tiền để tiêu xài phung phí nên ông lại ko coi trọng và ko thận trọng trong sáng tác . Áp lực của việc bán văn mưu sinh quá lớn khiến cho CL bị cuốn theo cơn lốc thương phẩm hoá . KO thể nói ông ko có tài nhưng ko thể ko thừa nhận ông đã phung phí tài năng cho kim tiền , rượu ngon , và ******** . Ko thể nói tác phẩm của ông ko hay nhưng phải thừa nhận là hay ko nhiều .
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  2. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Kiếm Thần Vs Kiếm Tiên
    Kiếm thần khác hẳn với kiếm tiên. Trong tiểu thuyết võ hiệp, kiếm tiên xuất hiện nhiều hơn.
    Đặc biệt là trong tiểu thuyết võ hiệp những năm trước của Hoàn Châu Lâu Chủ và Bình Giang Bất Tiếu Sinh xuất hiện rất nhiều vị kiếm tiên, có thể dùng khí mà ngự kiếm, điều khiển kiếm để giết người xa ngoài ngàn dặm.
    Nhưng họ đều không phải kiếm thần, vì họ thiếu ngạo khí.
    Tôi có cảm giác, muốn trở thành một vị kiếm thần thì không thể thiết một luồng ngạo khí. Dựa vào ngạo khí, họ có thể coi sinh mạng của chính mình như ngọn cỏ. Họ dám cống hiến đời mình cho cái đạo mà họ yêu mến nhất.
    Đạo của họ chính là kiếm. Họ không cầu Phật, cũng không cầu Tiên. Những gì là thành bại, là danh lợi trên thế gian này đều không đáng cho họ nhìn tới, lại càng không đáng để họ nhếch mép cười.
    Điều họ cần, chỉ là cái tuyệt diệu và kỳ vĩ khi kiếm phóng ra. Đối với họ, chỉ một chớp nhoáng cũng là cái vĩnh hằng. Để đoạt được tuyệt đỉnh trong chớp nhoáng, họ không tiếc phải hi sinh tất cả.
    Trong thế giới tiểu thuyết kiếm hiệp có bao nhiêu người đủ tư cách gọi là kiếm thần?
    Tôi không dám cuồng vọng về hiểu biết của mình, nhưng theo thiển ý thì Tây Môn Xuy Tuyết là một trong số đó.
    (Cổ Long; 2/2/1970, tàn đêm sắp bình minh, có rượu không có kiếm)


    Đọc đoạn này ở MHT hay quá , post lên đây anh em thích thì đọc chơi ...

    Majin-Boo
  3. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Nguyên nhân dẫn tới hạn chế đáng buồn của tiểu thuyết CL là :
    1 - Tiểu thuyết CL phần lớn dừng ở kể chuyện mà chưa đạt đến trình độ tiểu thuyết chân chính . Tiểu thuyết ko phải chỉ kể chuyện mà phải coi trọng nghê thuật tự sự và nghệ thuật kết cấu . Nói rằng CL ko am hiểu tiểu thuyết có vẻ như quá khắc nghiệt và làm ng` ta kinh ngạc nhưng quả thật CL chỉ sành kể chuyện mà ko muốn chú ý đến kết cấu . Nó cuốn hút ng` ta nhưng ít để lại ấn tượng . Đây chính là nguyên nhân khiến CL thường viết nhiều câu chuyện thành nhũng chùm ( hệ liệt ) tác phẩm .
    Tiểu thuyết CL chủ yếu lấy truyện làm trung tâm mà rất ít lấy ng` ( nhân vật ) làm trung tâm . Ngay trong những tác phẩm xuất sắc như Đa tình kiếm khách vô tình kiếm , Hoan lạc anh hùng , Đại nhân vật , Tiêu thập nhất lang , nhân vật cũng thường bị câu truyện dắt mũi. CL nói ông cố ý viết cho ng` ta kinh ngạc , tập trung tinh lực để thêu dệt nên những câu truyện li kỳ . Như vậy là chưa nắm được diệu đế chân chính của tiểu thuyết .
    2 - TIểu thuyết CL rất linh xảo nhưng khí thế bất túc ; bộ phận rất chặt chẽ tinh tế mà tổng thể rời rạc , dùng ngôn ngữ của tiểu thuyết võ hiệp manòi thì : kiếm pháp , chiêu thức tinh xảo mà nội lực chưa đủ .
    COn ng` CL rất giống nhân vật LHX dưới ngòi bút KD - học được Độc Cô cửu kiếm rất thần kì , sử dụng rất linh hoạt nhưng nội lực của chàng lại ko thâm hậu do Đào Cốc lục tiên làm rối loan kinh mạch , nội lực ko hợp nhất được .
    Nói CL giống LHX đương nhiên chỉ là 1 cách nói ví dụ . CL xảo diệu nhưng khiến người ta có cảm giác ko đủ đại khí , điều này có lẽ có liên quan tới cá tính sáng tạo của ông - cảm tính thì có thừa mà lý tính thì ko đủ mà lý tính mới là nội lực của tiểu thuyết gia . Tiểu thuyết CL ở bộ phận thì tinh diệu mà tổng thể thì rời rạc tthì thiếu nội lực thiếu lý tính .
    Nếu tiểu thuyết KD ngày càng dài càng hay thì tiểu thuyết thì tiểu thuyết CL viết càng dài càng rời rạc , có khi ko hoàn thành nổi chính là di khí lực của 2 nhà tiểu thuyết này khác nhau vậy .
    Tiểu thuyết CL ít ko gian rộng lớn thường chỉ là vài ba nhân vật vờn nhau , có thể rất hấp dẫn nhưng ít để lại dư vị sâu sắc , hoằng vĩ . TIểu thuyết cũng ít dư vị , vì những gì cần nói thì CL nói hết ra rồi
    3 - Một hạn chế nữa trong tiểu thuyết CL là ông có thể độc đáo , khác ng` , có nhiều điểm vượt ng` khác nhưng ko tự vượt qua được chính mình . Một bậc đại gia thực sự thì đồng thời với việc vượt qua ng` khác còn phải ko ngừng vượt qua chính mình . KD là bậc đại gia chấn chỉnh như thế . CÒn CL , sau khi sáng tạo nên mô thức tiểu thuyết võ hiệp kiểu mới với Võ Lâm ngoại sử rồi m ko phải là ko có phát triển nhưng nói chung là sự đổi mới rất ít , chủ yếu là lặp mình , loay hoay với những tình tiết trinh thám các vụ án , suy lý để phá án , pha thêm các tình tiết mang ý vị thần bí . Còn nhân vật thì chủ yếu có 2 loại , 1 loại là phong lưu phóng đãng say mê tửu sắc , tự do tự tại theo kiểu hoan lạc anh hùng 1 loại nữa là mặt lạnh tim nóng , thân thế bí ẩn , tính cách cổ quái ly kỳ . Quan hệ tam giác sắt của 3 nhân vật Thẩm Lãng , Hùng Miêu Nhi , Kim Vô Vọng trong Võ lâm ngoại sử sẽ trở thành tam giác ổn định trong thế giới nhân vật trong tiểu thuyết CL . Cái tài trí hơn ng` , phong lưu phiêt dật của Thẩm Lãng ; sự thằng thắn nóng nảy , suy nghĩ đơn giản như Hùng Miêu Nhi ; cái cương nghị quả cảm , mặy lạn tim nóng của Kim Vô Vọng trong Võ lâm ngoại sử sẽ thành mô thức nhân vật ổn định ít thay đổi về sau , dù là Sở Lưu Hương , Lý Tầm Hoan , A Phi , Lục Tiểu Phụng hay Dương Phàm ,.....thì về cơ bản ko thoát khỏi tam giác sắt ấy , chỉ thay đổi về sự thay đổi về biểu hiện mà thôi .
    ( hết phần 2 rùi )
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  4. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Vẫn mong sự đóng góp từ các fan CL
    ==========================================
    Phần 3 ( phần này NGB xin post hết luôn )

    Bình giá tác phẩm thành tựu tiểu thuyết CL là khó mà cũng ko khó . Điều then chốt là phải xác định tiêu chuẩn .
    Nếu dùng tiêu chuẩn của tiểu thuyết võ hiệp nói chung như tính chất truyền kỳ , tính mới mẻ và để phát hành để đánh giá thì tiểu thuyết CL đáng xếp vào hạng nhất . CL cũng xứng đáng là 1 trong những tác gia võ hiệp hàng đầu .
    Nhưng nếu dùng tiêu chuẩn nghệ thuật cao hơn như tính độc sáng , trình độ tinh mỹ , chiều sâu , nghệ thuật kết cấu tác phẩm và khả năng tự vượt mình .....để đánh giá tiểu thuyết CL thì sẽ có những kết luận ko nhất trí . Tức là , ở tiêu chuẩn này CL ko phải xuất sắc . Chỉ có vẻ phương diện văn thế , đêm lại cho Hán ngữ khả năng biểu hiện mới mẻ thì quả thực CL có những cống hiến đáng khẳng định .
    Những ng` mê CL rất khó chịu khi người khác đem CL so sánh với Lương Vũ Sinh , mà cho rằng chỉ có Kim Dung mới có thể so sánh được với Kim Dung , thậm chí còn có ng` cho rằng Cổ Long hậu lại cư thượng , vượt cả KD . Câu này tất nhiên những người thích KD ko thể chấp nhận được . Người viết ( tức tác giả ) cho rằng Cổ Long ko thể nào sánh với KD được , hơn nữa họ có 1 khoảng cách rất lớn . Một là danh gia trong tiểu thuyết võ hiệp , một là đại sư trong nghệ thuật tiểu thuyết .
    KO thể phủ nhận công lao đổi mới của Cổ Long . Nhưng ko ít ng` quên tằng : đổi chưa chắc đã hay mà mới cũng chưa nhất thiết là hay . Người thích Cổ Long thì cho rằng Lương Vũ Sinh là lỗi thời ; Nguời thích LVS thì nói rằng Cổ Long thái quá . Sự cách tân của CL đã thực là đưa tiểu thuyết võ hiệp đến bờ bến mới . Một học giả nghiên cứu CL đã viết rằng :
    Ko nghi ngờ gì nữa , những thử nghiệm đổi mới của CL đã thành công . Nhưng cũng chính thành công này khiến tiểu thuyết CL càng ngày càng xa với tiểu thuyết võ hiệp ....
    ( Vương Minh Tân - Ánh sáng cuối cùng của tiểu thuyết võ hiệp - bình luận tác phẩm cuối cùng của CL - 1995 )
    Lời ấy rất đáng để chúng ta suy nghĩ
    Thực ra , CL và LVS còn có nhiều điểm để so sánh với nhau .
    Khi LVS mới xuất hiện , sở dĩ ng` ta gọi ông là tân phái chính vì tiểu thuyết của ông khác với quy phạm truyền thống của tiểu thuyết CL chẳng phải đó cũng là 1 sự mới sao ?
    Điều đáng so sánh nữa là : LVS đại biểu cho võ hiệp chính thống , CL đại biểu cho hiệp sĩ phản nghịch .
    LVS đại biểu cho phái truyền thống quốc tuý ; CL đại biểu cho phái Tây , phái hiện đại
    Ng` hâm mộ LVS thường là ng` lớn tuổi mượn sách ông mà nhớ xưa , ng` mê tiểu thuyết của CL là thanh niên , mượn tiểu thuyết mà gửi gắm sự hướng tới tương lai .
    LVS thuộc Giang sơn phái , CL thuộc Giang hồ phái . LVS thuộc chủ nghĩa lãng mạn cổ điển , lấy sự điển nhã , ưu mỹ mỹ làm mục tiêu thẩm mỹ . Cổ Long phủ chủ nghĩa lãng mạn hiện đại , theo đuổi sự linh diệu , mạnh mẽ .
    LVS càng viết càng bảo thủ , đến mức cực đoan ; CL càng viết càng cởi mở phóng túng cũng đến mức cực đoan , ko đảm bảo được quy phạm cơ bản .
    Hai người đại diện cho 2 giới cực của tiểu thuyết võ hiệp .
    Còn KD thì vượt lên , hồn nhiên như thái cực mà Lương , Cổ là lưỡng nghi âm , dương . Thế giới nghệ thuật của KD là thế giới lập thể được cấu thành bởi 3 trục : tầm nhìn lịch sử - truyền kỳ giang hồ - chuyện nhân sinh . Lương Vũ SInh thì chỉ có giang hồ - lịch sử . Cổ Long thì chỉ có giang hồ - nhân sinh , trong 3 trục thiếu mất 1 nên ko thể cấu thành ko gian lập thể mà chỉ có thể thành mặt phẳng .

    Cũng vậy , trong suốt kết cấu tu dưỡng nội lực của mình nhà văn có 3 phương diện : tài - học - thức , Kim Dung gồm đủ cả 3 . Lương Vũ Sinh thì tài - học đều trác tuyệt nhưng thức chưa đủ . Cổ Long thức - tài đầu tuyệt nhưng cái sở học lại nông cạn . Cả 3 vị đề tài nhưng Lương Cổ muốn sánh với Kim Dung phải có thêm học hoặc thức . Nhìn thì đơn giản nhưng làm được thật là khó .
    LVS và CL đại biểu cho trình độ cao nhất của tiểu thuyết võ hiệp , chỉ khác về môn phái .
    KD thì vượt qua giới hạn của tiểu thuyết võ hiệp .
    Dù thế nào , Kim Dung , Lương Vũ Sinh , Cổ Long vẫn là 3 đỉnh cao của thế giới võ hiệp đương thời ko ai phủ nhân được .
    ( hết )
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  5. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    To NGB
    Tuyệt! Hiếm khi đọc một bài hay đến thế! Cái ưu cái khuyết đều đầy đủ. Đa tạ đã có công post lên cho huynh đệ thưởng lãm
  6. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Bà viết cũng có nhiều cái hay và đúng, có điều dường như đa phần dân phê bình văn học Trung Hoa chịu ảnh hưởng thuyết ngụy biện của Công Tôn Long, thiên về lấy thanh ngôn mỹ từ loè người, trau chuốt cho ý kiến cá nhân khiến người đọc hoa mắt, mất đi chủ kiến bản thân.
    Chỉ riêng việc phân loại tác phẩm Cổ Long theo 3 nhóm ở bài đầu tiên đã thấy là khó chấp nhận được!
  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bi Phong bằng hữu, nếu đoạn đó thực dài và bằng hữu thấy nó có thể mở hướng thảo luận riêng thì xin mở topic mới bàn về Ngọa Long Sinh. Nếu nó có liên quan đến topic này thì cứ a lê hấp, tiếp tục đi thôi.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 22/11/2003
  8. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung 1 ít về tác phẩm của CL
    ---------------------------------------------------------------------
    Võ lâm ngoại sử sáng tác năm 1966 đánh dấu 1 bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của Cổ Long .
    Sở dĩ người viết ( tức tác giả ) đặc biệt coi trọng tác phẩm này bởi vì tôi ( tức tác giả ) cho rằng Võ lâm ngoại sử còn hay hơn những danh tác như Danh kiếm phong lưu , Tuyệt đại song kiêu . Có thể nói Võ lâm ngoại sử là 1 cột mốc trong sự nghiệp sáng tác của Cổ Long .
    Võ Lâm ngoại sử có 3 ý lớn :
    Một là các nhân vật như Thẩm Lãng , Hùng Miên Nhi ...trong sách này đã mở đầu cho hình tượng lãng tử trong tiểu thuyết Cổ Long , là ông tổ của 1 loạt nhân vật như Sở Lưu Hương , A phi , Lý Tầm Hoan ,....sau này
    Hai là nhan đề Võ Lâm ngoại sử của tác phẩm này cũng đúng với tính chất ngoại sử của nó . Nó mở đầu cho thế giới võ lâm mới mẻ của Cổ Long , khác với thế giới giang hồ truyền thống của Kim Dung , Lương Vũ Sinh , Ngoạ Long Sinh . Từ đây trong tiểu thuyết Cổ Long không còn thiên hạ của những môn phái như Thiếu Lâm , Võ Đang , Nga My , Côn Lôn , Không Động , Thanh Thành , Hoa sơn ,....nữa , cũng ko còn cái truyền thống tiến cũng lo , lùi cũng lo như trong tiểu thuyết trước kia nữa . Từ đây bắt đầu một thời đại anh hùng mới vui vẻ của Cổ Long . Nhân vật phản diện trong sách đương nhiên là vua khoái lạc và Vương Liên Hoa thi tửu phong ; mà những nhân vật chính diện như Thẩm Lãng , Hùng Miên Nhi cũng là những anh hùng vui vẻ thật sự , khiến người ta ưa thích đọc ko biết chán .
    Ba là cách viết trong Võ Lâm ngoại sử cũng ko còn theo mô thức truyền kì của tiểu thuyết võ hiệp truyền thống nữa , mà có cả những phương pháp và hình thức tư sự của tiểu thuyết trinh thám , tiểu thuyết vụ án , tiểu thuyết huyền ảo . Đậy thực sự là sự mở đầu cho cuộc cách tân tiểu thuyết võ hiệp kiểu Cổ Long . Lại nữa , đối thoại của nhân vật hài hước dí dỏm , phong cách ngôn ngữ đã đổi mới , đây đều là những dấu hiệu vươn tới đỉnh cao mới , bước vào một thời điểm mới trong sáng tác của Cổ Long .
    Ba điểm trên đủ để chứng minh ý nghĩa cột mốc của Võ Lâm ngoại sử
    ( 3 đêm rồi ko ngủ ...híc ...ko thể trụ được nữa ...bài xin post sau ...mong các bằng hữu thông cảm )
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  9. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Đời cũng có lắm sai lầm ...đôi khi ....biết đó là sai lầm nhưng vẫn đâm đầu vào làm ...bởi cuộc đời còn lắm ràng buộc khiến con người ta đánh mất bản thân mình ....để rồi 1 lúc nào đó ... nhận ra ... tất cả đã là quá muộn .
    ( tự sự của 1 con người lầm lạc )
    ==============================================
    Tác phẩm nổi tiếng nhất là Đa tình kiếm khách , vô tình kiếm tức Tiểu lí phi đao , danh tiếng của Lý Tầm Hoan lan rộng cả thiên hạ ( tác giả dành 1 phần rất dài nói về tác phẩm này , nếu bằng hữu nào có nhã hứng xin post lên cho NGB biết )
    Chùm tác phẩm Sở Lưu Hương truyền kì cũng rất thành công , Hiệp đạo Sở Lưu Hương cũng nổi tiếng như Tiểu Lý Phi Đao nên khi Cổ Long mất nhà văn Kiều Kỳ đã tặng 2 câu đối liễn :
    Tiểu Lý Phi Đao thành tuyệt hưởng
    Nhân gian bất kiến Sở Lưu Hương
    Thành tựu TIêu Thập nhất lang cũng có ý nghĩa vị trí quan trong đặc biệt trong cuộc đời sáng tác của Cổ Long bởi vì bộ sách này vốn có kịch bản phim từ trước về sau lại từ điện ảnh mà viết thành tiểu thuyết . Khoảng năm 1970 , các đạo diễn phim võ hiệp phát hiên ra tiểu thuyết Cổ Long , nhất là đạo diễn Sở Nguyên ở Hồng Kông . Ông đã hợp tác với Cổ Long , trở thành 1 đạo diễn phim võ hiệp nổi tiếng , ko những cải biên tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long thành phim , khiến cho tiếng tăm Cổ Long càng ngày càng lẫy lừng, mà trong năm 1972 , sau khi ngôi sao điện ảnh Lý Tiểu Long qua đời , Sở Nguyên với những đặc trưng li kì của tình tiết phim võ hiệp của Cổ Long đã thành một trường phái trong điện ảnh chia 3 chân vạc với phái của Lưu Gia Hương và Mạch Gia , mở ra 1 thời đại huy hoàng của phim võ hiệp . Tiểu thuyết của Cổ Long như chùm Sở Lưu Hương truyền kì vì phần lớn là do các câu chuyện độc lập tổ thành , mỗi câu truyện có thể dựng thành 1bộ phim nên rất tiện cho công việc dành dựng . So với những bộ tiểu thuyết đồ sộ của Kim Dung thì tiểu thuyết Cổ Long dễ dựng thành phim hơn nhiều . Cho nên Cổ Long trở thành 1 tác gia kịch bản phim võ hiệp sáng giá . Ông viết kịch bản phim TIêu thập nhất lang . Kịch bản này cũng thành công như Sở Lưu Hương truyền kì , Lý Tầm Hoan . Rồi từ kịch bản ông lại biến thành tiểu thuyết , lại càng nổi tiếng . Đây cũng là điều hiếm thấy vì thông thường ng` ta biến tiểu thuyết thành kịch bản chứ ít ai lại cải biên kịch bản thành tiểu thuyết . Bộ tiểu thuyết Tiêu Thập Nhất Lang rất nôi tiếng , thậm chí còn được đánh giá cao hơn giá trị thực của nó . Tác phẩm này sở dĩ có vị trí quan trọng là vì tiểu thuyết của Cổ Long sau khi thu được ảnh hưởng to lớn trong giới điện ảnh thì tình tiết trở nên càng sinh động hấp dẫn , kết cấu càng chặt chẽ , hình thức ngôn ngữ điện ảnh hoá , đối thoại càng trở nên sắc sảo . Những ưu điểm ấy có tác dụng rất quan trọng với tiểu thuyết của Cổ Long sau này ......
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  10. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Đến hẹn lại ...trèo lên
    ============================================
    Giai đoạn suy thoái trong sáng tác của Cổ Long có thể kể từ tác phẩm Hoả tính tiêu thập nhất lang .
    Viết đến đây , tôi ( tức tác giả ) bỗng thấy làm lạ : Cổ Long mở đầu thời kỳ thăng hoa của mình vào năm 1966 , ông đã đặt cột mốc Võ Lâm ngoại sử lại vừa viết một tác phẩm xoàng Danh kiếm phong lưu ; khi bước vào thời kì suy thoái , ông đã viết 1 tác phẩm xoàng là Hoả tính tiêu thập nhất lang mà cũng viết được 1 tác phẩm huy hoàng cuối cùng Thiên nhai . Minh nguyệt . Đao - Nhưng , có lẽ ko có gì quá lạ , dù thăng hoa hay là suy thoái thì cũng ở trong 1 quá trình chứ ko phải là 1 sự đột biến .
    Năm 1973 sở dĩ trở thành thời điểm đánh dấu thời kì từ thịnh sang suy của Cổ Long trước hết là do sức sáng tác của Cổ Long trong năm ấy quá thịnh , cũng có thể nói là cực thịnh , với 8 bộ tiểu thuyết , hơn 1 triệu chữ ( tức là khoảng hơn 2 ngàn trang ) . Người xưa nói vật cực tất phản , cực thịnh thì uy , trăng tròn thì khuyết , điều ấy có thể giải thích cho sự suy thoái của Cổ Long .
    Sở dĩ nói Hoả tính tiêu thập nhất lang đánh dấu bước suy thoái của Cổ Long bởi vì từ đây Cổ Long bắt đầu ca theo điệu cũ , Hoả tính tiêu thập nhất lang chỉ là viết tiếp tiêu thập nhất lang , nói 1 cách phàm tục là lấy đuôi chó nôi vào đuôi điêu .
    Thực ra viết tiếp rất khó hay . Chủ yếu là vì tác giả mang trạng thái tâm lí rang cơm nguội . Ko cso sáng tạo gì mới thì đi rang lại cơm nguội của người khác , khi ko có thêm chiêu thức gì mới thì đem cơm nguội của mình mà rang lại .
    8 bộ tiểu thuyết của Cổ Long viết tiếp trong năm 1973 ( ghi chú : sở dĩ có sự chênh lệch so với niên biểu đã kể trước đây vì tiểu thuyết Cổ Long khi mới ra đời đã được đăng báo , sau mới xuất bản thành sách . Niên biểu ghi năm xuất bản mà đây nói năm sáng tác ) ngoài Hoả tính tiêu thập nhất lang ra còn có 3 bộ khác cũng là viết tiếp ( tục thư ) . Đó là : Bá vương thương ( viết tiếp chùm Thất chủng vũ khí ) , Tú hoa đại đạoQuyết chiến tiền hậu ( viết tiếp chùm tác phẩm Lục Tiểu Phụng ) , dù ko phải là rang cơm nguội , thì cũng chỉ là cơm rang . Như thế là có 4 bộ viết mới , 4 bộ viết tiếp , nối điêu .
    Từ bước chuyển ấy , về sau trong sáng tác của Cổ Long còn nhiều lần rang cơm như thế , với ý đồ mượn danh tiếng của những tác phẩm và nhân vật của thời kỳ huy hoàng để lấy lại hùng phong , nhưng bảo bối của Cổ Long mất thiêng rồi .
    ( xời ...có phim TNGH rồi .... tại hạ đi xem đây hẹn các bằng hữu sau nhé )
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     

Chia sẻ trang này