1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cổ Long - 1 con người tài hoa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Ngon_Gio_Buon, 08/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Một dấu hiệu nữa của sự suy thoái là Cổ Long lại nhờ người khác viết thay . Chẳng hạn như Phiêu bạt anh hùng truyện ( 1976 ) đại bộ phận là do Ôn Ngọc viết thay ; Phong tình trung đích đao thanh ( 1980 ) phần kết là do Vu Đông Lâu viết thay ; Bạch ngọc điêu long ( 1981 ) phần lớn là do Thân Toái Mai viết thay , 3 bộ Nộ Kiếm cuồng hoa , Na nhất kiếm đích phong tình , Biên thành đao thanh thì do ĐInh Tình viết that , thực tế 3 bộ này có thể coi là của Đinh Tình . Cổ Long chỉ là thầy giáo hướng dẫn mà thôi . Hiện tượng này rõ ràng là dấu hiệu của sự suy thoái , lực bất tòng tâm . Thậm chí đến đầu thập kỷ 80 thì lực bất tòng tâm sức khoể Cổ Long ngày càng suy kiệt .
    Biểu hiện thứ 3 của sự suy thoái là - tuy vẫn có 1 số bộ mới và do chính Cổ Long tự viết từ đầu đến cuối nhưng theo tiêu chuẩn của Cổ Long , nhất là so với giai đoạn đỉnh cao , thì những tác phẩm này quá tầm thường . Tuy trong lòng và đầu miệng Cổ Long vẫn nói cần đổi mới nhưng sự đổi mới lại ko hiện ra nơi đầu bút nữa .
    Kiếm . Hoa . Yên Vũ Giang Nam bị ng` ta nói là phí mất 1 cái tên sách hay , còn Biên thành lãng tử bị ng` ta gọi là đại hiệp công thức . Nói chung là ở giai đoạn suy thoái này sáng tác của Cổ Long mỗi lúc 1 kém .
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  2. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Đóng góp vì 1 TTVNOL mới , chúng ta ko thể để ngôi nhà thứ 2 của chúng ta phải đóng cửa được . Hãy dốc sức vì 1 ngày mai tươi sáng hơn ( ơ cái câu này nghe như quảng cáo ý nhờ )
    ===============================================
    Sức sáng tạo có thịnh có suy là chuyện thường . Sự trượt dốc của Cổ Long cũng có nhiều nguyên nhân .
    Một là từ bối cảnh chung mà nói , từ giữa những năm 70 về sau tiểu thuyết võ hiệp có xu hướng xuống dốc , đến thập kỉ 80 thì đến phim võ hiệp cũng lâm vào bước thoái trào , nếu ko có sự mở cửa của đại lục thì ko biết khí số của truyện , tiểu thuyết và phim kiếm hiệp sẽ ra sao .
    Hai là , Cổ Long từ cuối năm 1973 bắt đầu xuống dốc 1 mặt là vì đã dùng hết sức , 1 mặt là do đã đi hết đường ( đương nhiên vẫn có thể tìm con đường mới nhưng hết sức rồi làm sao tìm được ) cho nên chỉ có thể ngoái lại cái quá khứ huy hoàng thôi .
    Ba là , từ năm 1972 Kim Dung phong đao gác bút , đây là 1 dịp tốt cho Cổ Long , khiến ông có thể thế chân mà chiếm lĩnh địa bàn Minh báo và thừa kế vị trí Minh chủ . Nhưng mặt khác việc KD rửa tay gác kiếm lại làm cho Cổ Long mất cả hứng thú vì trước đây Cổ Long hăm hở muốn đuổi kịp và vượt qua Kim Dung cho ên ko ngừng cố gắng tự vượt qua mình , nay KD ra khỏi vòng chiên , Cổ Long chẳng cón cái đích để mình vươn tới nữa ( phần này trang 1 đã có đề cập qua ) . Vửa khéo là từ khi KD thoái ẩn , cả Lương Vũ Sinh và Cổ Long đều ko có thêm kiệt tác nào nữa . Điều này cũng rất đáng để suy nghĩ .
    Bốn là Cổ Long thân tâm đều chịu quá nhiều mệt mỏi , tửu sắc quá độ cũng là 1 nguyên nhân quan trọng . Sức chịu đựng của Cổ Long ko bền , có thể chịu được gian khổ nhưng ko chịu nổi sự cô đơn hiu quạnh , có thể tiếp nhận thử thách nhưng chưa chắc đã tự điều khiển được chính mình , có thể chịu đựng được thất vọng nhưng chưa chắc đã tự chủ được khi đắc ý .....Vòng nguyệt quế , tràng pháo tay là áp lực vô hình , gái đẹp rượu ngon là hình phạt của hoá công làm suy kiệt nội lực của ông . Lỗi sống buông thả và trạng thái tinh thần quá thịnh của 1 thời đã trở thành quả báo đối với ông .
    Năm 1973 Cổ Long mới 36 tuổi .
    36 tuổi vốn là lúc sức sáng tạo của đời người thịnh dồi dào sung mãn nhất . Ở độ tuổi này tâm trí , thể lực , tư tưởng , tình cảm , sức tưởng tượng ...của con người bước vào độ chín muồi . Nhưng thông lệ ấy lại chẳng đúng với Cổ Long .
    Cổ Long 36 tuổi đã bắt đầu suy lão .
    Trong tiểu thuyết , Cổ Long rất thích viết về sao băng . Phải chăng đây là 1 ẩn dụ , 1 dự triệu về số mệnh của Cổ Long ?
    E rằng , đúng vậy
    ( bằng hữu cũng là thành viên CFFC đúng ko ? )
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  3. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Lôi âm ma công không phải của Cổ Long viết. Đó là sự bắt chước hình tượng Sở Lưu Hương và Nhất Điểm Hồng một cách quá vụng về. LAMC mang bóng dáng của Tàn Chi Lệnh nhiều hơn, chỉ có thù và máu. Thất vọng.
    And God saw the light, that it was good; and God divided the light from the darkness.
  4. Absorb

    Absorb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy bộ "Tiêu Thập Nhất Lang" nói nhiều đến sự phức tạp trong tình cảm của Thập Nhất LangBích Quân, nó tương tự như chuyện tình đầy nước mắt của Lý Tầm HoanLâm Thi Âm đời trước vậy.
    + Bích Quân là vị hôn thê của Thành Bích, vậy mà vẫn khiến cho Nhất Lang yêu một cách si mê điên đảo.
    + Thi Âm là người tình lâu năm của Lý Tầm Hoan, vậy mà chàng Lý lại nhường nàng cho Long Thiếu Vân, thật là đáng trách cho chàng này.
    Đây là sự mâu thuẫn lớn trong 2 tác phẩm của Cổ Long mà tôi để ý từ lâu lắm !
  5. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay , hứng chí vì 3 việc
    1 . Gặp lại thằng bạn cũ ( đã thất lạc tung tích từ lâu )
    2 . Sô tiền đóng góp cho ttvnol nói chung cũng có vẻ khả quan hơn mấy ngày đầu
    3 . Vui vì có 2 lí do trên
    Đang hứng , làm nốt cái topic này
    ==============================================
    ( các bằng hữu cứ nối từ trên đọc xuống nhé )
    Phần II ( về tác phẩm của Cổ Long )
    Ánh sáng của sao bằng tuy ngắn ngủi , nhưng trên bầu trời có vì sao nào sánh nổi sự xán lạn huy hoàng của ánh sao băng ?
    Đó là lời mà Cổ Long đã viết trong tác phẩm Lưu tinh . Hồ Điệp . Kiếm , phải chăng đây là viết về số mệnh của ông ? Cổ Long chói sáng , vạch ngang bầu trời làm mờ nhạt các vì sao khác , để đến 36 tuổi thì bắt đầu suy lão , 48 tuổi thì tự giã cõi đời .
    Cổ Long cso thể tự hào và kiêu hãnh
    Ông vốn là 1 con người kiêu hãnh

    Đây là 1 động lực rất lớn khiến cho Cổ Long trở thành 1 bậc kì tài .
    Trời chỉ cho Cổ Long 1 vóc dáng thấp bé , chỗ đáng quý là Cổ Long đã luôn cố gắng để rồi thực sự trở thành 1 cao nhân trong nghệ thuật và tinh thần . Để có thể vươn lên như thế ko phải chỉ cần tài hoa , trí tuệ mà còn cần có ý chí , nghị lực , dũng cảm dấn bước vào con đường mới .
    Trong lịch sử của tiểu thuyết võ hiệp , Cổ Long là 1 nhân vật đánh dấu thời đại . Tuy tôi ( tức tác giả ) ko nhất trí với ý kiến cho rằng trước Cổ Long ko có tân phái , nhưng tôi lại cho rằng cách tân của Cổ Long là hoàn toàn mới mẻ . Điều này biểu hiện ở mấy phương diện sau :
    Một là hết sức truy cầu sự đổi mới , dám tìm tòi sáng tạo , phá vỡ mọi khuôn sáo cũ , mở ra con đường mới .
    Hai là mạnh dạn kết hợp Trung - Tây ., đưa kỹ xảo nghệ thuật và hình thức phương tây vào văn chương TQ .
    Ba là mạnh dạn kết hợp cổ kim, hậu kim bạc cổ chuyển trọng tâm sáng tác tiểu thuyết võ hiệp vào thời hiện đại .
    Bốn là tạo nên sự hợp nhất hiệp với ta ( hiệp ngã hợp nhất ) mở ra con đưòng tự biểu hiện mình trong sáng tác võ hiệp .
    Năm là thi hoá văn thể khiến cho văn chương đầy chất thơ , giản dị , trong sáng , linh hoạt .
    Những điểm trên là thành tựu cách tân của Cổ Long cũng là nghệ thuật của tiểu thuyết Cổ Long ( đương nhiên chỉ kể những tác phẩm biểu hiện được phong cách của Cổ Long )
    .
    .
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đang chờ nghe tác giả phân tích kỹ về 5 ý trên, chứ cái đoạn bôi vàng hình như kô được ổn cho lắm rồi.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  7. Fear83

    Fear83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Có thể Kiều huynh nhạy cảm với chữ trong sáng trong câu đó bởi một lý do nào đó, còn những cái về văn chương đầy chất thơ hay linh hoạt thì có thể thấy khắp nơi, đâu có khó thấy. Một ví dụ là nhìn cách tả cảnh và đặt con người vào trong cảnh của Cổ Long khác hẳn so với Kim Dung. Kim Dung tập trung vào con người, rất ít dụng công tả cảnh, Cổ Long thì hài hoà hơn (theo ý tại hạ, có thể có người cho là làm thế thì loãng mất). Đây chỉ là một khía cạnh nhỏ thôi, đừng có hiểu lầm ý tại hạ khen Cổ Long chê Kim Dung rùi lại chiến trận xảy ra, mệt lắm.
    Fear AU
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hehe, bỏ qua cái ý nghĩa "trong sáng" trong những đoạn "gợi cảm" của Cổ Long, ngay như những đoạn mang tính triết lí của Cổ Long cũng kô phải là dễ hiểu gì cho lắm. Nói 1 cách khác, nó kô phổ cập, kô đại chúng, kô phải ai cũng có thể hiểu được. Kim Dung thì khác, những triết lí của Kim Dung tuy có vẻ cao siêu nhưng được Kim Dung đơn giản hóa rất nhiều. Đọc vào kô có cảm giác nặng nề, khác hẳn với Cổ Long.
    Về tính giản dị cũng thế. Văn Kim Dung tuy bay bổng, hoa mỹ, nhưng lại kô cầu kỳ. Ngược lại, chính cái chỗ quá ngắn gọn của Cổ Long đôi lúc lại gây phản cảm, mất đi tính giản dị. Nói chung cái gì quá mức đều đi ngược lại với mục đích ban đầu của nó. Cổ Long kô thoát ra khỏi cái bóng của mình chính là lí do đó. Và đó cũng là lí do khiến cho 1 số tác phẩm của ông đọc rất chán.
    Về mặc tả cảnh, tại hạ thấy Cổ Long chú trọng tả tình cảm tâm lí nhân vật hơn là tả cảnh. Những nét tả cảnh của Cổ Long chủ yếu hỗ trợ cho tình huống truyện. VD như trận đấu giữa 2 kiếm sĩ thì hoàng hôn và lá rừng đỏ như màu máu, càng làm tăng cảm giác rùng rợn. Hay như khi nhân vật đang cô đơn thì văn cảnh cũng tạo cảm giác đơn côi. Riêng Kim Dung, tả cảnh thật sự là tả cảnh, với giọng văn trau chuốt, uyển chuyển, mềm mại, VD như đoạn Nghi Lâm và Lệnh Hồ Xung ngồi dưới ánh trăng; hay như cảnh Đại Tuyết Sơn trắng xóa và hình ảnh Thủy Sinh lung linh trong mắt Địch Vân; hoặc như vầng trăng vằng vặc trên cao soi sáng trận đấu giữa Miêu Nhân Phượng và Hồ Phỉ, trong khi Miêu Nhược Lan đang mong ngóng đợi chờ.

    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  9. Fear83

    Fear83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Kiều huynh đưa ra một so sánh làm tại hạ hơi lợn gợn chút. Vì một cảnh lãng mạn tình tứ giữa LHX-NDD hay cảnh Thuỷ Sinh đợi Địch Vân thì làm sao so với cảnh chiến trận đầu rơi máu chảy được, nhưng khi nhìn vào mặt hiệu quả thì cả hai đều giống nhau phải không? Thứ nhất là cách tả cảnh đã làm tăng tình ý của con người lên. Kim Dung tả cảnh trong những tình huống lãng mạn như vậy tất nhiên phải có một dụng ý, không thể chỉ coi là tả cảnh đơn thuần được. Ánh trăng vằng vặc trong đoạn Miêu Nhân Phượng và Hồ Phỉ cũng đã làm tăng không khí lạnh lẽo và ngột ngạt của chiến trận lên rồi. Cổ Long cũng vậy, và Cổ Long làm điều này thường xuyên hơn.
    Mong được chỉ giáo!


    Nothing really matters...
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    À, cái ý của tại hạ là cách tả của Cổ Long có vẻ như rập khuôn, cứ tình huống này thì sẽ có cảnh này. Vừa rất đặc trưng, rất Cổ Long, kô nhầm lẫn với ai được, nhưng lại vừa dễ tạo cảm giác nhàm chán. Văn cảnh của Kim Dung thì phong phú, đa dạng hơn.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.

Chia sẻ trang này