1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cổ Long - 1 con người tài hoa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Ngon_Gio_Buon, 08/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fear83

    Fear83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì lại hơi cực đoan thiên kiến rồi, và vần đề lại chuyển theo hướng khác. Có thể tại hạ đọc Cổ Long chưa nhiều, nên chưa thấy được sự lặp lại này. Tại hạ cũng không bàn về chuyện có lặp lại hay không, tại hạ đang nói về cách đặt con người vào trong cảnh của Cổ Long tạo cảm giác hài hoà hơn là việc tập trung quá nhiều vào con người mà quên đi hoàn cảnh. Có thể Kiều huynh thấy là Cổ Long lạm dụng quá nhiều nên thấy nhàm chán, còn tại hạ lại thấy Kim Dung sử dụng "chiêu" này quá ít. Một bên quá nhiều, một bên quá ít, liệu có thể nói hơn thua được hay sao? Với lại "quá ít" thì tất nhiên có nhiều khoảng trống để mà "biến hoá" rồi.
    Thử lấy ví dụ ngay đoạn đầu "Tiểu Lý Phi Đao", cảnh Tiểu Phi bước đi trong tuyết trắng, cảnh cỗ xe Lý Tầm Hoan, cảnh con đường được CL miêu tả rất kỹ lưỡng, làm người đọc cảm thấy sự lạnh lẽo, sự đơn côi, sự nhỏ bé của con người, chỉ đọc một đoạn đó có thể đã lờ mờ hình dung được con người của Tiểu Phi như thế nào.
    Lại ví dụ khác, trong đoạn Kiều Phong quyết chiến Tụ Hiền Trang, không hiểu sao tại hạ cứ cảm thấy tiếc rằng giá Kim Dung dụng công tả một chút để người đọc cảm thấy cái không khí, cái vẻ đe doạ của chốn hang cọp ấy một chút thì hỉnh ảnh Kiều Phong chẳng phải đã được nâng lên cao hơn nữa hay sao? Hay ý Kim Dung không phải vậy? Chứ khi đọc đoạn đó tại hạ chẳng hình dung ra được cái Tụ Hiền Trang nó như thế nào. Có thể huynh bảo tại trí tưởng tượng của tại hạ kém, nhưng dù sao thì cũng có thể so sánh được giưa hai văn phong đó để thấy được hiệu quả phải không?
    Kính huynh!


    Nothing really matters...
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, đó là điểm khác biệt giữa Kim Dung và Cổ Long.
    Thật ra mà nói, cái đoạn Tụ Hiền Trang ấy, đâu cần biết cái trang đó nó như thế nào. Giá trị của đoạn này cũng tập trung vào lời nói của Tiêu Phong, vào mâu thuẫn giữa Khiết Đan và Đại Tống hơn. Thêm nữa, đấy là trận loạn đả, mà đã thế thì đâu có ai mà đứng gườm gườm nhìn đối thủ mặc cho gió cuốn lá bay sát khí đằng đằng đâu. Đang uýnh hội đồng Tiêu Phong mà.
    Có lẽ vì thế mà phim làm dựa theo truyện của Kim Dung hấp dẫn hơn chăng? Bởi vì đạo diễn có thể dựa vào đấy để làm thỏa mãn trí tưởng tượng của mình. Còn phim dựa Cổ Long thì hơi khó, bởi vì những cảnh vật đã quá đặc trưng, tạo nên kô phải dễ.
    Ví như phim Anh hùng cảnh Phi Tuyết đánh nhau với đệ tử của Tàn Kiếm quả là rất Cổ Long. Có điều đánh nhau thì chả giống tí nào cả.
    Mà thôi, lại lan man nữa rồi...
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  3. Fear83

    Fear83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Huynh à, thế KD mà cứ bỏ chút công tả THT là phải ôm nguyên phong cách Cổ Long hay sao, cứ phải "gườm gườm" với cả "rừng chiều đỏ như màu máu" thì mới ra được không khí căng thẳng ạ?
    Đùa chút thôi, rất vui vì được thỉnh giáo huynh, tiếc là mai tại hạ thi nên ko có nói dai được. ?

    Nothing really matters...
  4. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Làm nốt cái này mới chuyển qua NLS được
    ============================================
    ( tiếp tuc phần trên .... )
    Mới đầu Cổ Long viết tiểu thuyết võ hiệp là để kiếm tiền , nhưng kiếm được tiền rồi lại thấy ko thoả mãn , chàng trai còn muốn hơn người , đó là tính cách cũng là số mạng và mơ ước của Cổ Long để rồi về sau trở thành gánh nặng và động lực của ông .
    Cổ Long đã viết thế này :
    Tiểu thuyết võ hiệp của thời đại chúng ta , được mở đầu bằng tác phẩm Giang hồ kỳ hiệp truyện của Bình Giang Bất Tiếu Tiên Sinh , đến Thục sơn kiếm hiệp truyện của Hoàn Châu Lâu chủ đã đạt tới đỉnh cao , rồi đến Thiết kỵ ngân binh của Vương Độ Lư và Thất sát bi của Chu Trinh Mộc thì có 1 sự biến đổi lớn . Đến Anh hùng xạ điêu truyện của Kim Dung thì lại biến đổi 1 lần nữa . Từ đó đến nay đã mười mấy năm rồi . Bây giờ rõ ràng là đã đến lúc phải có 1 sự chuyển biến lớn .
    Cần chuyến biến tất phải có đổi mới , cần phải phá vỡ mọi hình thức cố định cũ kỹ .
    Ai quy định tiểu thuyết võ hiệp phải nhất thiết viết như thế nào mới đáng gọi là chính tông ?
    Tiểu thuyết võ hiệp cũng như các loại tiểu thuyết khác , phải hấp dẫn người đọc mới có thể làm cho người ta hứng khởi , khêu gợi sự cộng hưởng ,. Như thế là tác phẩm thành công ....
    Tiểu thuyết võ hiệp cũng có truyền thống lâu đời và sức hấp dẫn độc đáo của mình . Nếu có thể tiếp thu tinh hoa của các hình thức văn học khác thì há phải là có thể sáng tạo nên 1 phong cách mới , 1 phong cách độc đáo , khiến tiểu thuyết võ hiệp có thể chiếm 1 vị trí xứng đáng trong văn học khiến người ta ko thể phủ nhận được giá trị của nó sao ?
    Đó là nguyện vọng lớn nhất của chúng ta .
    Hiện nay có lẽ lực lượng của chúng ta chưa đủ , nhưng chí ít chúng ta cũng phải tìm 1 con đường mới , 1 con đường thoát khỏi mọi sự ràng buộc .

    ( Cổ Long - lời tựa tác phẩm đa tình kiếm khách vô tình kiếm )
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  5. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tiết trời "ấm áp" , lòng nẩy "niềm vui" nên vào cốc bình luận mấy câu góp vui các bằng hữu
    Một chút về Cổ Long và Kim Dung ( văn phong )
    Cổ Lọng chú trọng vào câu chuyện chứ ko chú trọng vào nhân vật nên đôi khi chúng ta thấy nhân vật bị câu chuyện dắt mũi
    Ngược lại , Kim Dung lại đi sâu vào nhân vật hơn , để nhân vật làm chủ và điều khiển câu chuyện ( cũng vì thế mà trong tiểu thuyết Kim Dung ít thấy các cảnh tả cảnh , thường tả nhân vật , tâm lí nhân vật để hướng tới cái cần nói hơn )
    Cổ Long bị đi theo mô - típ quá ( tuy vậy nhưng những tác phẩm trong thời kỳ đỉnh cao của Cổ Long lại rất sáng tạo và khác biệt với nhau - có thể nói rằng rất mới mẻ ko bị dập khuôn )
    Kim Dung thì khác , mỗi bộ của Kim Dung lại có 1 điểm mới chấm phá , thay thế các điểm cũ . Ngay cả 3 bộ Anh hùng xạ điêu , Thần điêu hiệp lữ , Ỷ thiên đồ long ký tuy thành chùm nhưng bộ nào cũng có nét riêng của chúng ( khác với Cổ Long , tỉ như 2 bộ huyết hải phiêu hương , lục tiểu phụng truyền kì thì LTP quá dập khuôn của Sở Lưu Hương nên luôn bị nhiều người đánh giá ko cao )
    Cổ Long miêu tả ngắn gọn - mới đầu còn tạo cảm giác mới mẻ nhưng sau đọc quá nhiều lại khiến lắm lúc chưng hửng , tức anh ách .
    Kim Dung miêu tả câu truyện kết cấu gọn gàng chặt chẽ , câu cú văn cảnh nhiều đoạn đọc rất có cảm xúc .
    Hơn nữa , truyện Cổ Long văn phong ko phải ai cũng thích . Thậm chí có thể nói là đánh giá rất thấp Cổ Long ( thực ra việc này cũng còn tuỳ người chứ ko phải tại Cổ Long , bởi chính văn phong của ông mới là 1 trong những điểm tuyệt vời nhất trong tiẻu thuyết Cổ Long )
    Ngược lại , văn Kim Dung dễ đọc , câu văn trau truốt đưa người đọc thẳng vào 1 câu truyện kiếm hiệp thời xưa thực sự . Văn Kim Dung cũng dễ cảm nhận ( nhưng để hiểu sâu sắc thì hơi khó đấy ) hơn văn của Cổ Long
    ........
    Sơ sơ 1 tý cũng đã thấy được sự khác biệt công lực giữa 2 nhà văn rồi nhỉ ....
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  6. Fear83

    Fear83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bác Ngon_Gio_Buon lại mang chuyện so sánh trình độ ra rồi. Ở đầu bài là so sánh văn phong, có lẽ ta chỉ nên dừng lại ở mức so sánh này thôi, vì chỉ có thể so sánh từng điểm, chứ khó mà so sánh tổng thể lắm. Về trình độ thì ai cũng biết là Kim Dung hơn Cổ Long rồi, cả thế giới kiếm hiệp công nhận như vậy. Nhưng lôi chi tiết này ra để áp vào khi so sánh văn phong thì lại tạo cảm giác thành kiến.
    Xét trên 1 điểm cụ thể, không thể không công nhận rằng lối văn tả cảnh của Cổ Long trau truốt hơn hẳn. Có thể sự trau truốt lặp đi lặp lại nhiều lần cũng làm người ta cảm thấy chán, nhưng nếu chỉ cắt một đoạn ra mà xem xét thì phải nói rằng cái hiệu quả không phải nhỏ.
    Kim Dung chú trọng đến tổng thể còn Cổ Long thì tủn mủn những thứ nhỏ nhặt mà khi ghép lại nhiều khi trúc trắc. Mà trong bất cứ trường hợp nào thì cái tổng thể bao giờ cũng quan trọng hơn. Có lẽ đó là một lý do để Kim Dung được đánh giá cao hơn. Giá mà hai con người này kết hợp làm một thì những tác phẩm sẽ được gọi là hoàn mỹ. Nhưng nhân vô thập toàn. Các tác phẩm cũng vậy. Và những sự không toàn vẹn làm nên sự khác biệt, biến hoá và đặc sắc.
    Vẻ đẹp là sự hài hoà tĩnh tại hay là sự biến hoá bất cân xứng đây??
    (Xin lỗi các bác em man man, vừa nổi hứng phác một cái rất chi là bất cân xứng)


    Nothing really matters...
  7. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Mưa ......
    =============================================
    ( tiếp tục phần trên nhá ....)
    Có thể coi đây là tuyên ngôn sáng tác của Cổ Long . Ko những ông nghĩ vậy , nói vậy mà đã thực sự làm vậy ( tiếp theo sau khi trích lời tựa Đa tình kiếm khách vô tình kiếm )
    Trong các tác gia tiểu thuyết võ hiệp , ng` muốn đổi mới ko ít , ng` quyết tâm đổi mới cũng rất nhiều . Muốn viết những câu chuyện truyền kì khác với mọi người vốn là ước mơ chung của các tác gia tiểu thuyết võ hiệp . Nhưng thực sự có nhu cầu mãnh liệt như Cổ Long , muốn đi con đường vượt khỏi mọi sự ràng buộc thì lại ko nhiều , mà ng` dám chất vấn Ai quy định thế nào tiểu thuyết võ hiệp chíng tông lại càng ít . Bởi rõ ràng truyền thống của tiểu thuyết võ hiệp là quy phạm của chính nó , tác phẩm của Kim Dung , Lương Vũ Sinh là chính tông . Nếu muốn phá và đổi mới trên cơ sở của chính những người ấy thì quả là ko dễ chút nào .
    Nhưng Cổ Long vẫn muốn thử 1 phen , phá vỡ những quy phạm và trói buộc võ , hiệp , tình , kỳ , sự .... của tiểu thuyết võ hiệp .
    Ví dụ như tả võ thì chẳng qua nổi những Pháp thuật , thần thông , kỳ tưởng của Hoàn Châu Lâu chủ mà cũng ko hợp khẩu vị của con người đương đại ; tả võ nghệ , võ học , võ đạo thì làm sao qua nổi Kim Dung ? Vậy thì có thể mở ra lối mới , viết cái chưa ai viết chăng ? Bởi vì võ công , xét đến cùng là dùng để giết người chứ chẳng phải để coi chơi Những THiếu Lâm , Võ Đang , Nam quyền , Bắc cước ,.... đều được người ta viết hết rồi ; vậy thì , nên chăng hay vieét về môn phái mới , chiêu thức võ công mới phương hướng quyết đấu mới ?
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  8. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Văn phong Cổ Long xảo diệu ở chi tiết nhưng lại ko có kết cấu ko chặt chẽ tựa như một toà nhà xây với những viên gạch rất đẹp nhưng kiến trúc xấu vậy . Văn phong Cổ Long có những chỗ rất độc đáo có thể nói là hơn người rất nhiều . Tỷ như tả cảnh mà Fear bằng hữu nói . Tả cảnh thì vậy nhưng còn tả võ thì sao , độc đáo ko kém , ko ai dám chỉ dùng 1 đường kiếm hay đơn giản chỉ 1 chiêu thức để kết thúc trận đấu ngoài Cổ Long . Có thể điểm này làm nhiều người cụt hứng nhưng đối với tôi mà nói tôi rất thích - 1 trận đấu nhanh gọn nhưng ko nhàm chán .
    Nhưng để tổng kết về văn phong cũng như các tiểu thuyết của Cổ Long thì thực rất khó . Nếu chỉ xét các bộ hay của Cổ Long mà cho rằng ông thực xuất sắc e là thái quá . Mà xét tất cả để rồi hạ thấp ông ( đọc hết tác phẩm của Cổ Long chắc nhiều người sẽ rất "ngấy" cái kiểu hành văn cụt ngủi của ông ) thì cũng thấy áy náy . Vì thế , cuộc đời sáng tác cũng như sự nghiệp của Cổ Long phức tạp vô cùng .
    Khác với Cổ Long , Kim Dung lại phức tạp theo kiểu khác . Ông phức tạp ở cuộc đời ( do có nhiều tài quá - làm quá nhiều ngành nghề khác nhau ) Các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung nhiều người thích hơn bởi văn phong ông nhẹ ngàng hơn , cảm nhận dễ dàng hơn ( chứ ko nặng nề và khó cảm nhận như Kim Dung ) Ai cũng thích KD , từ những bộ trưởng này nọ hay những em thiếu nhi còn cắp cặp đi học . Họ tìm thấy trong văn KD 1 sự thoải mái tinh thần , thích thú và say sưa với nó . Cũng phải công nhận văn phong Kim Dung khó phê bình bắt bẻ hơn Cổ Long ( theo nguồn tin tôi được biết là văn phong KD viết bằng tiếng hán rất nhiều từ độc đáo - khiến cho những người dịch thuật của VN phải rất vất vả mới tìm được từ phù hợp - vì thế mà chả trách truyện KD đắt lòi mắt )
    ( theo thiển ý của tại hạ - tuy đây là topic về Cổ Long những chúng ta cứ thoải mái tranh luận về Kim Dung - cũng là để thấy được những nghệ thuật hay những khía cạnh còn thiếu về Cổ Long và suy nghĩ của mỗi người về Cổ Long )
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  9. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ tôi (một "fan" của Kim Dung) phải cảm ơn các "fan" của Cổ Long rất nhiều. Chính nhờ đọc các bài do fan của Cổ Long post lên mà tôi đã quyết định tìm đọc thêm một số tác phẩm của Cổ Long, và hiện giờ thì cảm nhận của tôi về CL cũng bắt đầu đổi khác. Trước kia có lẽ tôi đã sai lầm khi đọc toàn những tác phẩm kiểu "Sở Lưu Hương" và "Tiểu Lỹs Phi Đao". Mấy chuyện này đưa ra những lý luận quá xa thực tế khiến cho tôi mất hứng thú, và vô hình chung tôi đã kết luận rằng truyện CL là những chuyện ko nên đọc. Tuy nhiên gần đay tôi đọc những truyện khác như Yến Thập Tam, Ân Thù Kiếm Lục và Phong Vân Đệ Nhất Đao, thì tôi nhận thấy truyện của CL kể ra cũng hay, đọc cũng có nhiều điều mới mẻ (nhất là khi tác giả đừng chú ý quá đến chuyện lý luận, vì thú thực là tôi oko thích những lý luận của CL mấy - thỉnh thoảng có một câi thì lý thú và thấy hài hước, chứ đọc mãi thì quả là nhàm chán kinh dị).
    Cung cách tả võ công của CL có điểm hay là nó rất đời thật. Các bạn có luyện võ hẳn cũng biết là khi giao đấu có mấy khi người ta đánh nhau đến mấy chục hiệp mà hai bên vẫn nguyên vẹn đâu. Thông thường đánh nhau thì sau hai ba đòn là đã bắt đầu dính chưởn, có thể là quyết định nhưng cũng đủ để tiêu hao một phần sức lức của các đấu thủ rồi. Mỗi tội tôi hơi ko thích CL ở chỗ vào chuyện là hầu hết nhân vật nào của ông cũng đã võ công cao cường. Rất ít khi nhân vật của Cl phải luyện thêm võ công (trong số các truyện tôi đọc thì chỉ có 2 nhan vat laf Yến THập Tam phải nghĩ thêm hai chiêu mới (Phi Yến Thập Tứ và Thâp Ngũ thức) va Buu Ngocj phải tầm sư học đạo và đục kết được một chiêu kiếm "vô địch" dựa trên 3 chiêu khác).
    Cái hay của CL thì nhiều bạn đã nói đến - chi tiết bất ngờ, tình tiết biến đổi nhanh và đột ngột, cộng với vô số triết lý thú vị. Tuy nhiên truyện của CL đối vởi tôi chỉ hay khi những điều vừa nói được sử dụng một cách chừng mực. Còn khi nó bị lạm dụng thì quả là mất cả hay.
    Thêm một điểm nữa là tôi thấy đọc CL thì tôi phải đọc theo kiểu xem hết một bộ, nghỉ một thời gian rồi đọc bộ khác thì mời hay :). Nếu đọc mấy bộ liền thì quả là hơi chán - có phải do văn phong cũng như tình tiết của ông ít khi đổi mới, ít có mới lạ chăng? Mặc dù ông được coi là người đã "đi tiên phong" và có nhiều cái mới so với các tác giả khác, nhưng theo tôi thấy thì ông đã ko thể đổi mới với chính bản thân mình vây.
  10. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Làm nốt này ....
    ===============================================
    Chẳng hạn như viết về hiệp khách , người xưa đã viết nhiều về những hành vi lộ kiến bình dạt đao tương trợ , tế khốn phò nguy ... Những hình tượng hy sinh cứu nước , vì nước vì dân .... cũng đã được viết nhiều rồi . Vậy thì nên chăng hãy đổi phương thức khác , ko viết về cái cao cả nữa mà viết về cái phong lưu phóng túng của hiệp khách và những trang hiệp khách phong lưu , lãng tử ? Hiệp sĩ cũng là người , cũng mang nhân tính , cũng có những nhược điểm của con người , như vậy thì phải chăng càng gần gũi , càng thân thiết với con người bình thường , độc giả bình thường hơn ?
    Còn về tình , người đi trước đã dành cho bao tâm huyết cho 1 chữ tình , nhưng vẫn còn khoảng trống . Xưa nay trong chốn võ lâm giang hồ , người ta viết về nghĩa đã quá nhiều , mà viết về tình bạn thì lại chưa phải là hết đất . Chữ nghĩa của cổ nhân tuy khiến người ta phải tôn kính nhưng tình bằng hữu thân thiết , xúc động laị ít ai nhắc đến , huống nữa dưới ngòi bút Lương Vũ Sinh chỉ là kết giao trên cơ sở đạo nghĩa , còn nhân vật của Kim Dung đa số lại cô độc , dù có kết nghĩa anh em cũng lý biệt nhiều hơn đoàn tụ, nghĩa đậm hơn tình . Ngay cả tình yêu người ta cũng chưa viết hết . Bởi vì từ những góc độ khác nhau có thể viết về những cảm nhận khác nhau . Nếu như viết về quan niệm , cá tính khác nhau của các nam nữ nhân vật chính thì chắc chắn sẽ có những câu chuyện khác nhau , dẫn đến những hiệu quả thẩm mỹ khác nhau .
    Về kỳ , những kiểu phục cừu , đoạt bảo , tranh bá , cứu nước cứu dân , thế thiên hành đạo .... trong truyền thống rõ ràng đều đã được viết rất nhiều , đến nối khiến người ta xem đầu đã biết cuối đã thành mô thức đã và trong cái vòng ấy thì khó lòng ra nổi , vậy thì sao lại ko viết khác đi ? Sao lại không viết những câu chuyện mới hơn , lạ hơn , thần bí hơn ? Chẳng hạn như tả những nghi án chốn giang hồ , những kỳ án trong dân gian ..... như thế chẳng phải là càng lạ , càng hồi hộp , càng rùng rợn lôi cuốn , càng hút hồn người ta hơn sao ?



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên

Chia sẻ trang này