1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cổ Long - 1 con người tài hoa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Ngon_Gio_Buon, 08/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Còn như viết về sử , tuy đó là một chủ đề nghiêm túc , độ tin cậy cao , trở thành một thứ quy phạm cơ bản của tiểu thuyết võ hiệp tân phái . Nhưng , một là nhà đương cục Đài Loan kiêng kỵ nói chuyện quốc gia hưng vong , thay triều đổi đại để khỏi chạm vào vết thương của họ ; lại càng kiêng kỵ viết về sự phản kháng của dân gian để khỏi thông đồng với Cộng sản ; hai là bản thân Cổ Long thực tình cũng ko nắm vững lịch sử TQ cho lắm , sách cũng ko đọc được nhiều huống chi ông cũng chẳng thích sách cổ ; dù có đọc đi nữa thì cũng làm sao sánh nổi với sự uyên bác của Lương Vũ Sinh , Kim Dung . Chi bằng vứt quách cái lịch sử đi , chẳng cần triều nào đại nào , như vậy chẳng phải càng lạ , càng thần bí , càng hấp dẫn và càng dễ viết hơn sao ?
    Xác định được cách thức đổi mới như vậy , có thể bắt tay vào được rồi . Ko thể đạt tới đỉnh cao văn sử như Lương Vũ Sinh thì ta đi tìm con đường mới . Hãy thử dùng những chiêu thức mới kiểu Tây .
    Chỗ bó tay cũng là chỗ may mắn của Cổ Long . Cổ Long rất thông minh mà cũng là người đọc nhiều tác phẩm nghệ thuật thời thượng , lại là người có năng khiếu nghệ thuật và đã học ở chuyên khoa ngoại ngữ . Những điều này đã định hướng cho sáng tác của Cổ Long .



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  2. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Ây dà ...làm nốt cái này cho đỡ có lỗi với Cổ Long tiên sinh
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Ông đã từng nói
    Chiến tranh và hoà bình viết về động loạn và xung đột thiện ác ở một thời đại lớn . Sân bay quốc tế viết về sự phát hiện mình của con người trong khoảng khắc nguy hiểm cực độ . Người đàn bà bé nhỏ viết về tuổi trẻ và niếm vui . Ông già và biển cả viết về giá trị của lòng dũng cảm và sự đáng quý của sinh mệnh .
    Những tác gia vĩ đại ấy , bẳng năng lực quan sát nhạy bén , bằng sức tưởng tượng phong phú , và niềm cảm thương sâu sắc với con người đã khắc hoạ nhân tính một cách xuất sắc , biểu đạt được chủ đề của họ , khiến họ cho độc giả xúc động tận đáy lòng và mở thêm tầm nhìn vào nhân thế .
    Những câu chuyện như thế , những cách viết như thế , tiểu thuyết võ hiệp cũng có thể dùng , sao ko có ai thử dùng xem ?

    ( Cổ Long - lời tựa Đa tình kiếm khách vô tình kiếm )
    Cổ Long hỏi rất có lý , đã chẳng ai quy định tiểu thuyết võ hiệp phải viết như thế nào , sao ko dùng kiểu Tây được ? Chí ít là bản thân Cổ Long cũng đã thực hiên được điều này . Dựa vào tri thức khá phong phú về Tây học , bằng tài hoa và nội lực của mình , CỔ Long đã vượt qua được những mô thức quy phạm truyền thống thâm nhập vào thế giới nhân sinh và ko gian tâm linh bí ẩn , sáng tạo nên những thế giới nghệ thuật độc đáo của mình . Nhiều chiêu thức của Cổ Long đã tiếp thu từ nhà văn Hêmingway , như hình thức câu văn ngắn gọn , hùng tâm tráng chí của nam nhi , ....v...v....
    Sự vận dụng nhiều và rõ đương nhiên là các loại tác phẩm văn học thông tục Đông Tây thời hiện đại như tiểu thuyết trinh thám , tiểu thuyết suy lý , ái tình , mạo hiểm , thần bí , gián điệp ,..... cả kịch và điện ảnh cũng được Cổ Long tiếp thu . Từ đó , Cổ Long đã tìm được cho mình một con đường mới
    ( chỉ còn 1 chút xíu nữa thôi ....... )



    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

    Tiếu Thư Thần Hiệp ỷ Bích Uyên
  3. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này có hơi quá đề cao không nhỉ ? Cổ Long đột phá nhưng làm gì đến mức đó . Và bảo CL tiếp thu ở Hemingway nghe nó cứ thế nào
    Ở trên có đoạn nói rằng CL viết từng đoạn nhỏ thì hay nhưng ghép lại không tốt, tại hạ thấy đúng. Ngay trong TLPĐ đọc cảm tưởng có một số chi tiết thừa, không cần thiết.
    CL tả cảnh rất hay có kiểu dùng cảnh vật để tăng thêm mức độ nghiêm trọng và thi vị hoá cuộc đấu. Hai người đấu với nhau trước nói chuyện theo kiểu cao bồi rồi dắt nhau ra rừng phong (LTH - QTD, YTT - ? quên tên rồi , và chắc chắn còn nữa). Nhưng KD hình như cũng tả cảnh đấy chứ ? KD không vẽ sạch sành sanh cảnh vật ra như CL mà chỉ chấm phá vài nét, còn lại tuỳ tưởng tượng từng người. Chỉ có điều ở KD không có kiểu thưởng thức trận đấu giữa 2 đối thủ như ở CL. Bù lại KD luận về võ công phong phú và diễn biến trận đánh phức tạp, đa dạng hơn nhiều. Mà luận về cái gì hình như cũng thế.
    Cả nỗi buồn và cô đơn trong CL cũng tầm thường. Có chuyện về gia đình, thất bại trong tình trường, đấu võ bị thua, hay nhất có lẽ là cái cô độc của TMXT hoặc sự hiến dâng như YTT thì cũng là ở mức cá nhân. Không so với KD được. Mặt khác, tầm thường có cái hay của tầm thường, vì suy cho cùng, đến được cái không tầm thường có mấy ai.
    Tự nhiên nhớ nhiều đến đoạn Quách Tung Dương đi làm bia thịt sống cho Kinh vô mạng đâm thay cho LTH, vì LTH tôn trọng, hiểu QTD, con người ta đâu có cần nhiều, chỉ cần một chút gì đó để xác nhận bản thân.
    "Đừng khóc. Thứ nước mắt ấy, cô hãy dành cho kẻ khác."
  4. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi 1 câu:
    Đọc các bài các bạn viết về Cổ Long, tôi đã bỏ công tìm đọc một số truyện mà các bạn đánh giá là hay nhất của Cổ Long nhưng còn 3 quyển sau đây chưa tìm được:
    1. Quỷ luyến hiệp tình ?" 1970
    2. Đào hoa truyền kì ?" 1972
    3. Thiên nhai . Minh nguyệt . Đao ?" 1975
    Riêng bộ thứ 3 thì trong vietkiem.com chỉ đăng đến hồi 9, mai hoa trang thì bị lỗi không down được. Đa số các bộ truyện của Cổ Long tôi tìm thấy trong nhanmonquan.com. Không biết 3 bộ truyện trên còn có tên khác không và nếu có tồn tại tên mạng thì xin các cao thủ chỉ giáo!
    Được nguyenthien2003 sửa chữa / chuyển vào 21:05 ngày 24/12/2003
  5. dut1doan

    dut1doan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Tầm thường có cái hay của tầm thường
    Không tầm thường tất là hay rồi
    Vậy ra ko có cái gì là không hay cả, nhỉ
    Something we'll never have again.
  6. kenjin_sai

    kenjin_sai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Trong các tác phẩm của Cổ Long, tôi thích nhất là các đoạn miêu tả cảnh chiến đấu của các cao thủ. Họ quyết đấu với nhau thường chỉ một vài chiêu là thắng bại, quá ngắn. Nhưng cái hay của ông không phải là miệu tả các chiêu thức lúc lâm trận. Cái hay của ông ở chỗ: ông miêu tả tình cảm, ý chí khi quyết đấu của nhận vật rất đắc. Vì các cao thủ, họ thường không hơn nhau về chiêu thức, mà thắng bại thường quyết định bởi ý chí, bởi tâm linh của họ.
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Đoạn "vượt qua mô thức, thâm nhập thế giới" thì có hơi khoa trương, nhưng nói Cổ Long tiếp thu Hemingway thì quả là rất đúng.
    Nếu Larra đọc Ông già và biển cả thì sẽ thấy cái lối đối thoại cụt ngủn của Cổ Long rõ ràng là chịu ảnh hưởng từ những đoạn trò chuyện ngắn ngủi giữa ông lão đánh cá và cậu bé. Và tư tưởng của Cổ Long cũng vậy. Triết lý của The old man and the sea là gì, nếu như không phải là sự khẳng định chính mình, hiện thực hóa sự tồn tại của bản thân trong thế giới này bằng những dũng cảm, phấn đấu và tin tưởng tột cùng, điều mà những nhân vật của Cổ Long cũng luôn hướng tới...
    Nhắc đến hai chữ "tồn tại", tự nhiên nhớ đến cái câu nói đầy thách thức của Hajime Saito trước Kenshin, mà bản dịch tiếng Anh có thể nói đã dịch một cách xuất thần "I deny your existence". Với Hemingway và Cổ Long, câu nói ấy nên sửa lại thành "I realize my existence".
    Chính trong lời tựa của Cổ Long cũng đã nhắc đến Ông già biển cả như một tác phẩm tôn vinh "giá trị của lòng dũng cảm và sự đáng quý của sinh mệnh".
    Nói nỗi buồn của Cổ Long tầm thường khi so sánh với Kim Dung e là hơi nặng lời. Tư tưởng của ông hướng về những lãng tử "vô ưu" chẳng vướng buồn phiền như Vương Lân Hoa thi tửu phong lưu, Lục Tiểu Phụng đa tình, Sở Lưu Hương cười cười vuốt mũi; vì thế trong truyện Cổ Long ít có những đoạn dramatic như cái chết của A Châu - mà thực ra là sự lặp lại cái chết của Desdemona.
    Nhưng như thế không có nghĩa là nỗi buồn trong Cổ Long tầm thường. Nếu so sánh giữa cái lụy tình của Lệnh Hồ Xung và lụy tình của Lý Tầm Hoan, có thể người ta sẽ cười họ Lý dở hơi, nhưng nếu giữa hai sự lụy tình ấy có một tầm thường thì hẳn nó sẽ là Lệnh Hồ Xung thì đúng hơn.
    Cá nhân tôi cho rằng Thạch Tú Vân chết trong tay Hoa Mãn Lâu đẹp và bi thương không kém gì A Châu chết trong tay Tiêu Phong. Cái đồng cảm của nàng với tâm hồn thanh khiết giữa căn gác đầy hoa kia không thể nói là kém cao quý hơn cái đồng cảm của A Châu với kẻ anh hùng của Nhạn Môn Quan, bởi vĩnh viễn không bao giờ có thứ ái tình nào thấp kém.
    Để kết thúc, post một đoạn trong bản dịch mới của Đa tình kiếm khách vô tình kiếm. Phi đao lệ bất hư phát của Lý Tầm Hoan, phải chăng cũng giống như bộ xương cá dài sáu mét của lão Santiago, là hai minh chứng vĩnh cửu cho sự phấn đấu không mệt mỏi của con người... Ánh mắt trìu mến của Tôn Tiểu Hồng, có khác gì ánh mắt của cậu bé nhìn ông lão, những ánh mắt "vì người mình yêu thương mà kiêu hãnh"...
    Trên con đường nhỏ cạnh trường đình, có một đôi thiếu niên nam nữ đang tạm biệt nhau, chàng trai rất tuấn tú, cô gái rất đa tình. Họ có vẻ thật sự thương yêu nhau, lẽ ra phải bên nhau để hưởng thụ tuổi xuân, tại sao phải nói lời tạm biệt như thế này.
    Trên người chàng trai có mang một thanh kiếm, kiếm dù sắc bén cũng không thể cắt đứt nỗi buồn ly biệt của đôi trai gái. Mắt chàng hơi đỏ, hình như đã rướm lệ.
    Chàng trai bảo: ?oTiễn đến đây là đủ, muội về đi.?
    Cô gái cúi đầu hỏi: ?oBao giờ thì huynh trở về đây ??
    Chàng trai nói: ?oKhông biết, có thể là một hai năm, có thể??
    Nước mắt của cô gái rơi xuống đất: ?oSao huynh để muội phải đợi lâu như thế? Tại sao huynh nhất định phải đi ??
    Chàng trai đứng càng thẳng hơn: ?oHuynh đã nói rồi, huynh phải tìm được những người đó để đánh bại họ.?
    Chàng nhìn thẳng đến chân trời, ánh mắt lấp lóang những tia sáng, nói tiếp: ?oNhững ai có tên trong Binh Khí Phổ như Thượng Quan Kim Hồng, Lý Tầm Hoan, Quách Tung Dương, Lữ Phụng Tiên? ta đều muốn chứng tỏ là võ công ta cao hơn họ, sau đó??
    Cô gái hỏi ?oSau đó thì sao? Bây giờ chúng ta chẳng đã rất vui vẻ rồi sao? Nếu huynh đánh bại họ thì chúng ta được vui vẻ hơn hay sao??
    Chàng trai nói: ?oCó thể muội nói đúng, nhưng huynh nhất định phải thử.?
    Cô gái hỏi: ?oTại sao thế ??
    Chàng trai đáp: ?oVì huynh không thể sống một cuộc đời vắng lặng. Huynh nhất định phải thành công, nổi tiếng như Thượng Quan Kim Hồng và Lý Tầm Hoan. Nhất định huynh phải làm được.?
    Chàng nắm chặt song quyền, tỏ ra rất kiên cường và hưng phấn.
    Cô gái nhìn chàng trâng trối, ánh mắt dịu dàng không sao tả xiết. Cuối cùng nàng cũng thở ra một hơi rất nhẹ, khẽ nói: ?oMuội biết huynh nhất định sẽ làm được. Bất luận huynh đi bao lâu muội cũng chờ đợi huynh.?
    Trong lòng của họ tràn đầy đau khổ biệt ly, tràn đầy bóng dáng của hạnh phúc trong tương lai, nên họ không chú ý đến ai khác nữa.
    Đợi đến khi chàng trai ngẩng cổ cất bước, đạp trên con đường chinh chiến, Tôn Tiểu Hồng mới thở dài, nói nhẹ nhàng: ?oNếu gã thiếu niên này biết được kết cuộc của Thượng Quan Kim Hồng, e rằng hắn sẽ không rời khỏi người yêu nữa.?
    Con người nổi danh thì được gì ?
    Tôn Tiểu Hồng nhìn thẳng Lý Tầm Hoan, mắt hình như hơi ướt, khẽ nói: ?oHắn muốn nổi danh như huynh, nhưng huynh? huynh có vui vẻ hơn hắn không? Muội nghĩ? nếu huynh là hắn, nhất định sẽ không làm như hắn.?
    Ánh mắt của Lý Tầm Hoan vẫn nhìn vào chỗ chàng trai đó vừa mất hút, một hồi lâu mới nói trầm trầm: ?oNếu ta là hắn, cũng có thể sẽ làm như thế.?
    Tôn Tiểu Hồng ngạc nhiên nói: ?~Huynh??
    Lý Tầm Hoan nói: ?oCon người sống là phải có lý tưởng, có mục đích, phải phấn đấu. Còn kết quả có thành công hay không, có vui sướng hay không, chuyện đó không quan trọng, không nên để vào lòng.?
    Chàng mỉm cười, mắt sáng lên, nói chậm rãi: ?oCó thể cho rằng lọai người như thế là ngu ngốc, nhưng nếu trên thế gian không có loại người này thì cuộc đời không biết sẽ ra sao ??
    Ánh mắt Tôn Tiểu Hồng lúc này cũng tràn đầy vẻ dịu dàng và ngọt ngào như cô gái đó. Nàng cũng giống như cô gái đó, vì nam nhân mình yêu mà kiêu ngạo.

    -*-*-
    (Hai mươi năm trước Lý Tầm Hoan dấn bước giang hồ.
    Hai năm trước A Phi lên đường cầu danh.
    Kết truyện lại là một thế hệ mới ra đi tranh đấu.
    Cái đẹp nhất của người đàn ông, chẳng phải là hai chữ ?ohùng tâm? sao?)
    (*) Đoạn trích này do Tây Môn Xuy Tuyết gửi lên Vietkiem, tôi chưa có dịp đọc bản dịch mới nên không biết bốn câu bình luận cuối bài là của anh hay của Cổ Long, nhưng vẫn dành cre*** cho anh.
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 10/08/2004
  8. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hì, tất nhiên là tại hạ đã đọc Ông già và biển cả mới dám lạm bàn chứ (Hemingway là tác giả yêu thích của tại hạ). Quả thật ngồi nghĩ lại tại hạ nhận thấy có một số đoạn đối thoại của CL mang hơi hướng Hemingway, nhưng dù sao số đó cũng không nhiều, nhất là các đoạn hay. Hơn nữa Ông già và biển cả nhiều độc thoại hơn là đối thoại. Nếu nói về đối thoại, có một quyển của Hemingway mà tại hạ rất thích, đấy là Mặt trời vẫn mọc (The sun also rises) mà sau quyển đấy cả một thế hệ thanh niên bắt chước nói năng y như các nhân vật trong truyện. Có vài nhà văn làm thí nghiệm : họ nói chuyện phiếm với nhau rồi thu, sau đó nghe lại, rồi so sánh với các nhân vật trong MTVM thì thấy sao mà những lời thoại của họ rườm rà, cầu kỳ, phức tạp mà lại sáo rỗng đến thế ! Câu thoại trong MTVM ngắn, giản lược, trong sáng, lặp lại rất nhiều. Nếu đọc một cách hời hợt khó mà cảm được điều gì nhưng khi chú ý kết hợp với hoàn cảnh nói, tâm trạng người nói và người nghe thì chỉ còn hai chữ là ?otuyệt vời?. Những câu giản lược nhất lại là những câu có sức biểu đạt nhất, dù là đau đớn, căm thù, nồng nàn hoặc âu yếm.
    Kiểu đối thoại đấy trong MTVM là giữa một nhóm bạn thuộc về ?othế hệ bị huỷ hoại? ?" ?othe lost generation?. Có người làm nhà văn, người nghiện rượu, người chơi thể thao, người quý tộc, nhà báo, đủ loại nhưng chung một nỗi đau còn lại từ chiến tranh mà chẳng ai nói ra bao giờ, dù chỉ một từ. Họ hiểu lẫn nhau, lập thành một thứ như hệ kín và người ngoài khó lòng mà hiểu nối cái họ cùng cảm thấy. MTVM là một quyển khá lạ : lên án chiến tranh mà trong toàn bộ truyện không hề nói đến một chữ nào liên quan.
    Tại hạ nghĩ có lẽ CL đã tìm thấy cái thứ ?ongôn ngữ trong hệ kín? đó phù hợp với tầng lớp tinh hoa trong giang hồ chăng ? Thứ người như Lý Tầm Hoan, Tây Môn Xuy Tuyết, Yến Thập Tam, v..v... ; những điều chỉ họ cảm thấy ; họ biết trong thiên hạ này, số người hiểu được, sống như họ không nhiều. Cái thứ ưu ái của LTH với TP, hay của QTD với LTH, sự thông cảm giữa TMXT và DCT, cùng rất nhiều ví dụ nữa. Nó là thứ đối trọng lại với cảm giác cô độc trên cao mà người luyện võ đến đỉnh điểm ai cũng có. Bởi vậy nó vô cùng quý giá. Sự trân trọng và thưởng thức khoảng khắc trước trận đấu, theo tại hạ nghĩ, là một trong những điểm hay nhất của CL.
    Quả thật trong truyện CL số câu hay khá nhiều, mặt khác số câu rác không phải là ít. Đã đành phong cách nói là quan trọng, nhưng e là nếu không có tính hàm súc sẽ làm người ta chán ngán. Hemingway viết theo kiểu minimalism, rất ít tính từ, kiệm sự phô bày cảm xúc, tại hạ chưa đọc thấy cái này ở CL, nhiều lúc ông này lắm mồm đến khó chịu.
  9. Prince-of-Percia

    Prince-of-Percia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/09/2001
    Bài viết:
    3.136
    Đã được thích:
    0
    Từ trước đến giờ đệ hầu hết toàn xem chuyện của Kim Dung nhưng thấy NGB viết về Cổ Long thấy hay hay nên đệ cũng tìm đọc vài bộ của bác này.
    Điển hình là sau khi xem mấy bộ về Sở Lưu Hương và Lục Tiểu Phụng cộng với vừa đọc xong bộ Đại Địa Phi Ưng viết về một tên Phương Vĩ liều mạng đệ xin rút ra một kết luận.
    Hầu hết các truyện của bác này đều giống nhau tới mức nhàm chán. Nếu đọc vài bộ rồi thôi thì có thể thấy cũng hay nhưng càng đọc truyện của bác này cộng thêm với các tư liệu về cuộc đời của bác ý mà NGB post em thấy các nhân vật chính gần như chính là con người của Cổ Long.
    Bác nào cũng uống rượu như nước, gái gú suốt ngày, võ công thì tới lui 1 chiêu đâm chết đối phương dù mình có kém đến mấy bậc.
    Càng về sau có những chuyện đọc thấy rất rất vô nghĩa và vô lý.
    Ví dụ như truyện Đại Địa Phi Ưng (em ví dụ vì vừa mới đọc nên còn nhớ rõ) đọc được 3 tập đầu thằng cha hay nhất truyện là Bốc Ưng tự zưng biến mất...cuối tập 5 tức là tập cuối được 1 câu là Bốc Ưng đã chết....lãng nhách...chuối không tả nổi.
    Em Ba Oa thì chẳng biết là chết từ lúc nào nữa. Có nhiều điều mà đọc hết truyện rồi cũng không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy và kết cục của các nhân vật thế nào...như kiểu kể truyện nửa chừng rồi thôi không kể tiếp.
    Các kết cấu tình huống bất ngờ nhưng không hợp lý...cứ như là bác Cổ Long sắp đặt một cách gượng ép làm truyện càng đọc càng hết sự lôi cuốn....em trót mua cả bộ Đại Địa Phi Ưng về xem nên mới cố xem hết tập 5 chứ đọc đến tập 3 là em đã thấy chán lắm rồi.
    Các truyện về Sở Lưu Hương và Lục Tiểu Phụng cũng gần gần như truyện kia nhưng được cái là tách ra làm nhiều bộ nhỏ hơn.
    Có thể do lỗi dịch truyện của Cao Tự Thanh hoặc có thể là do một lỗi gì đó nhưng nếu bác nào đọc bộ trên em ví dụ thì ôi thôi buồn hẳn...các câu cú lủng cũng cực kỳ....câu không đầu không cuối chẳng nói lên điều gì.
    Được cái là cách diễn tả tâm trạng và những cách nghĩ của nhân vật rất hay, công nhận nhân vật có những câu nói rất ấn tượng.Hầu như nhân vật chính của Cổ Long luôn rất đẹp và hầu hết là các lãng tử chỉ có gái và rượu...
    Kết lại em cũng không dám so sánh Cổ Long với ai khác nhưng em vẫn thích đọc truyện của Kim Dung hơn vì dù sao trong truyện của Kim Dung cũng có nhiều cái để đọc để biết hơn là của Cổ Long...mặc dù nếu đọc những bộ trong thời kỳ đỉnh cao của Cổ Long cũng khá hay.
    Đây chỉ là cách nghĩ và ý kiến của em thôi chứ em không dám so sánh CL với KD nhá...chẳng qua em đọc của 2 người này nhiều nhất nên mới ví dụ thôi...các bác cứ góp ý
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Cũng chẳng có gì để góp ý, nhưng năm hay mười năm nữa, thử đọc lại Cổ Long một lần coi, biết đâu sẽ thấy khác đấy...
    Kim Dung thành đạt trên mọi phương diện, là đại gia võ hiệp, là đại gia báo chí, là đại gia khoa học, là đại gia tiền bạc, thậm chí là đại gia trong cả hôn nhân, bởi thế văn của Kim Dung là thêu hoa trên gấm, có phong vị đế vương trong thế giới võ hiệp...
    Cổ Long một đời phong trần lãng khách, văn chương của ông ta là rượu, máu và lệ hoà vào thành mực, bởi vậy không phải ai cũng thích và cũng cảm được như truyện của Kim Dung...
    Cảnh Triệu Mẫn ngồi trên tửu lâu một mình chuốc chén nhớ Trương lang, so với cảnh ả kỹ nữ một thời lưu lạc ngồi giặt vải bên bờ suối nhớ Phó Hồng Tuyết thì khác nhau xa lắm. Cổ Long không vươn tới được thế giới võ hiệp của Kim Dung , nhưng ngược lại Kim Dung cũng không chạm tới được thế giới võ hiệp của Cổ Long đâu.
    Nhưng nhắc lại một câu này: Ai cho rằng nhân vật của Cổ Long dập khuôn nhau thì người đó nhầm lẫn một cách thảm hại...
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 17/08/2004

Chia sẻ trang này