1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cổ Long Tiên sinh mạn đàm !

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi amateur25, 04/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    Cổ Long Tiên sinh mạn đàm !

    Kính thưa các bằng hữu võ lâm , hầu như ai trong chúng ta ( những người ưa thích thể loại kiếm hiệp ) đều không thể nào 1 lần không đọc qua những tác phẩm kiếm hiệp nổi tiếng của Cổ Long Tiên Sinh . Cổ Long và Kim Dung là 2 trong những bậc kì tài về thể loại này . Rất nhiều tác phẩm của các vị còn để lại đến tận bây giờ .


    Kim Dung thì chúng ta đã biết khá nhiều về ông qua những tác phẩm kiếm hiệp được chuyển thể thành Phim . Hôm nay @Amateur muốn cùng các vị mạn đàm về Cổ Long tiên sinh .

    Cổ Long Tiên Sinh đã để lại rất nhiều tác phẩm trong đó có 1 tác phẩm ( nói chính xác hơn thì đó chính là những tiểu luận nho nhỏ về nhân tình thế thái ) Nay @Amateur mỗ xin post lên để cùng chia sẻ với quý bằng hữu !

    Đây là 1 trong những bài cuối cùng của Cổ Long, lúc bắt đầu, tôi cứ ngỡ sẽ có bài cảm tưởng sau đó, nhưng tới đây thì cảm tưởng của tôi đã hoà đồng vào trong những bài luận của ông ta. Có những chuyện tôi thấy hoặc đồng ý, hoặc phản đối, hoặc vui vui, hoặc buồn buồn ..., nhưng ông ta chẳng còn cãi cọ gì được vì vậy thôi khỏi cảm tưởng gì cả. Mọi người đọc những bài của ông ta viết đây, chắc sẽ có một cảm tưởng riêng, và hiểu biết riêng về những ý nghĩ nằm sau lưng cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp của ông ta .
  2. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    Cổ Long tiểu luận
    Mục lục
    1-Bàn về Uống Rượu
    2-Bàn về Sách Lược
    3-Luận về Cừu Hận
    4-Bàn về Tài Phú và Khoái Lạc
    5-Luận về Nhân Tính

    6-Luận về Nam Nữ
    7-Luận về Thống Khổ và Tử Vong
    8-Luận về Tình Bạn
    9-Luận về Tịch Mịch
    10-Luận về Tình Cảm
    11-Luận về Võ Hiệp
    12-NHÂN SINH LUẬN
    --------------------------------------​
    CỔ LONG BÀN VỀ UỐNG RƯỢU
    Rượu ngon hay dở, không phải ở chính nó, mà là do bạn có tâm tình gì lúc uống.
    Một người ôm nỗi thống khổ, dù rượu ngon bậc nhất thiên hạ, uống vào cũng đắng.
    Một người đàn ông khi mời người khác uống rượu mừng (hôn lễ), chính là biểu thần đời y đã bắt đầu từ từ trả nợ.
    Rượu là thứ thật kỳ diệu, lúc mình càng không muốn bị uống say, mình càng bị say lẹ, đến lúc muốn say, ngược lại say không được.
    Sống chết chuyện nhỏ, uống rượu chuyện lớn.
    Đời sống con người bao nhiêu là chuyện bất bình, chỉ muốn say sưa không tỉnh dậy, tôi hận quá đi là hận!
    Mỗi người chiến thắng xong rồi, có lúc cũng cảm thấy như ly rượu không. Rượu trong ly đã hết, người chiến thắng rồi, bao nhiêu đấu chí và dục vọng trong người, cũng như rượu trong ly, bỗng hết sạch.
    Người đã uống rượu rồi, giọng nói đặc biệt lớn hơn một tý. Bọn họ cứ ngỡ mình hạ thấp giọng lắm, nhưng người khác thì bị bọn họ la thét muốn chết luôn.
    Nghe nói rượu còn thêm đàn bà vào nữa, sẽ làm cho hạng người nào đó quên mất đi những thứ thống khổ nào đó.
    Rượu không thể giải quyết được thống khổ của người ta, nhưng làm cho người ta tự lừa gạt được mình.
    Trong phòng một người đàn ông nếu không có rượu, người đàn ông đó là thứ đàn ông gì ? Không uống rượu không thể là đàn ông! Dù chính y không uống, cũng phải nên để đó cho người khác uống.
    Một người uống rượu một mình vô vị hết sức. Một người biết uống rượu và một người uống một ly là say, uống rượu với nhau cũng vô vị như vậy. Một người lẩm bẩm một mình vô vị làm sao, nhưng nói chuyện với một người ăn nói vô duyên mặt mày vô vị lại càng vô thú. Trên đời này có bao nhiêu chuyện như vậy.
    Bất kể uống rượu tỉnh lại rồi sẽ chán nản tiêu trầm ra sao, lúc uống rượu vẫn cứ khoái lạc.
    Uống rượu với một người uống không say thật là nhạt nhẽo làm sao, bởi vì một người thích uống rượu hy vọng người khác sẽ say trước mình, như vậy mới có chuyện cười để xem, cũng khoe tài mình tửu lượng như biển.
    Đàn ông uống rượu có đàn bà bên cạnh, hình như say nhanh hơn sao đó, nhất là đàn bà đẹp.
    Một người lúc muốn say thật, sẽ say rất nhanh, bởi vì y không say cũng làm bộ say. Diệu nhất là, một người nếu muốn say, thì sau một hồi ngay cả y cũng không rõ mình đang giả say hay là say thật.
    Rượu tuy có thể làm người ta sinh ra hào khí, cũng có thể làm người ta mất đi kình khí.
    Rượu là cái vỏ, như cái vỏ trên người con ốc sên, có thể để mình chui vào đó trốn. Rồi thì dù người khác có đạp lên, mình cũng chẳng phải thấy.
    Lời nói say thường thường là lời nói thật, chỉ tiếc là người đời không thích nghe lời nói thật.
    Đánh bạc, đàn bà, rượu! Ba chuyện đó bỏ vào một nơi, còn ai có thể giữ cho đầu óc tỉnh táo ?
    Ngàn vàng dễ có, tướng giỏi khó cầu. Người uống rượu tuy nhiều, chân chính có thể tự xưng là đại tướng, không có bao nhiêu người.
    Tôi thường cho rằng, một người còn ăn được, uống được, là người có phúc khí.
    Không uống rượu, cũng chẳng sao, chỉ bất quá thấy ngày tháng thành ra dài hơn một chút, bạn bè hình như ít hơn đi một chút.
    Trên đời này chỉ có một thứ chất lỏng trân quý, đó là rượu. Chỉ có rượu mới làm người ta quên những chuyện không nên nghĩ tới. Mà cái bi ai nhất của con người là, cứ đi nghĩ những chuyện không nên nghĩ. Trừ "chết" ra, chỉ có rượu mới làm cho người ta quên được những chuyện đó.
    Nếu một người có thể đem cái xúc cảm và bạn bè của mình cùng cộng hưởng, dù không có rượu cũng hứng trí lắm.
    Trời nếu không thích rượu, tửu tinh không ở trên trời, đất nếu không thích rượu, đất không có tửu tuyền. Trời đất đã thích rượu, thì thích ruợu không xấu hổ trời.
    Nghe tiên sinh nói vậy , tiểu sinh mời tiên sinh 1 vại gọi là tri kỉ !
  3. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    CỔ LONG BÀN SÁCH LƯỢC
    Chỗ nguy hiểm nhất chính là chỗ an toàn nhất.
    Ráng sức tìm cách làm cho người ta khi dễ mình, nhưng tuyệt đối đừng khi dễ kẻ địch.
    Cao thủ tương tranh chỉ đánh cú đầu mới chân chính là cú trí mệnh. Đánh một cú xong, khí thế đã suy, lòng tin tưởng nhất định giảm đi, muốn thanh thêm cũng khó.
    Bất cứ người nào dù thông minh đến đâu, trong lòng thấy sợ sẽ biến thành ngu xuẫn. Vì vậy nếu ta muốn đánh ngã người nào, cách tốt nhất là làm cho y tự mình cảm thấy sợ hãi trước, như vậy chẳng cần mình ra tay, y đã tự đánh ngã mình rồi.
    Nếu một người ngay cả chính mình còn khinh thị mình, thì làm sao còn mong người khác xem trọng mình được.
    Vũ khí có đáng sợ hay không, chủ yếu còn xem nó nằm trong tay ai. Cao thủ tỷ thí chiêu thức, võ công hơn thua dĩ nhiên là mấu chốt của thắng bại, nhưng lúc xuất thủ, phán đoán có chính xác hay không, lại càng là nguyên tố trí mệnh hơn.
    Lấy răng đền răng, lấy máu đền máu, đấy vốn là quy luật cổ lão nhất trong giang hồ.
    Kế hoạch ty bỉ, thường thường cũng dễ thành công nhất.
    Có thể "hậu phát chế nhân", nhất định là đáng sợ hơn "tiên phát chế nhân".
  4. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    CỔ LONG LUẬN CỪU HẬN
    Nếu mình đã yêu một người nào rồi, lúc hận sẽ hận y càng sâu hơn.
    Nếu trong lòng ta không có tình yêu, chỉ có cừu hận, địa ngục đang ở trong lòng ta đấy.
    Nếu trong lòng mình không có tình yêu, chính mình cũng đang ở trong địa ngục.
    Cừu hận cũng như mắc nợ vậy, mình hận người nào, cũng như chính mình đã mắc phải món nợ, trong lòng càng có nhiều cừu hận, thì mình sống trên đời này, vĩnh viễn không có ngày nào được sung sướng.
    Cừu hận, vốn là thứ tình cảm nguyên thủy, đơn thuần.
    Cừu hận là sau này, vì vậy mỗi người đều có thể hận sai, chỉ có tình yêu mới vĩnh viễn không bị sai.
    Cừu hận đem đến cho con người, chỉ là thống khổ và hủy diệt, tình yêu mới vĩnh hằng.
    Cừu hận! có lúc thậm chí ngay cả lực lượng của tình yêu cũng không bì lại với cừu hận!
    Cừu hận không như tình yêu, cừu hận không phải là trời sinh ra.
    Cừu hận vốn không phải trời sinh, nhưng nếu cừu hận đã mọc rễ trong lòng mình rồi, trên đời này không có thứ lực lượng nào có thể nhổ nó ra khỏi.
    Cừu hận không phải là một thứ tình cảm tuyệt đối, trong ý thức của cừu hận, có lúc cũng bao gồm cả thông cảm và tôn kính. Chỉ tiếc là kẻ thù khả ái không nhiều, kẻ thù đáng được tôn kính lại càng ít hơn.
    Đố kỵ và hoài hận là thứ tình cảm cường liệt nhất trên đời, nhất là ở trong lòng đàn bà, còn cường liệt hơn cả tình yêu nhiều. Giữa đàn bà với nhau, đố kỵ và cừu hận vĩnh viễn không thể nào tiêu giải được. Đàn bà nếu hận một người đàn bà khác, nhất định sẽ hận cả đời.
    Yêu và hận không giống nhau nhất ở chỗ, yêu có thể làm người ta nhìn được tương lai, làm cho người ta có đầy hy vọng vào tương lai. Hận chỉ làm người ta nghĩ về quá khứ những điều thống khổ đã xảy ra.
    Người ta thường nói, yêu càng sâu hận càng dữ. Lúc yêu sâu đậm rồi, hận không thể vò nát hai người nhập vào một khối, lúc hận dữ rồi, lại hận không thể bầm nát thi thể xương cốt thành tro.
    Khoảng cách giữa hận và yêu, vốn chỉ có một đường chỉ, yêu càng đậm, hận càng cường liệt.
    Đối với một người hận mình càng làm ra vẻ không để ý gì cả, thường thường càng làm cho người đó thêm phẫn hận.
    Những bài luận này có lẽ là đề tài của những cuốn truyện của Cổ Long.
  5. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    CỔ LONG BÀN VỀ TÀI PHÚ VÀ KHOÁI LẠC
    Tác dụng của dục vọng và tài phú trên một người, giống như giấm và nước. Nước thêm chút giấm vào nhất định sẽ chua; có dục vọng và tài sản vào, một người nhất định sẽ biến ngay.
    Mình muốn kiếm nhiều tiền, phải tiêu cho nhiều vào, chỉ có người biết tiêu tiền mới kiếm được tiền.
    Trên đời này nếu có một thứ tiếng nghe còn kêu hơn cả một đĩnh vàng, đó là hai đĩnh vàng.
    Một người luôn luôn làm cho mình cười được, dĩ nhiên là không dễ dàng gì, nếu còn làm cho người khác cười được, mới chân chính là vĩ đại.
    Cười, cũng như nước hoa, không những làm cho mình thơm tho, còn làm cho người khác dễ chịu. Nếu ta có thể làm cho người khác cười một tiếng, dù có làm chuyện ngu xuẩn thì có sao đâu ?
    Trên đời này, đa số người vốn sống là vì cho người khác ... có người sống vì những người mình yêu, có người vì những người mình hận ... hai hạng người này đều thống khổ như nhau. Trên đời này, vốn không có được bao nhiêu người chân chính khoái lạc.
    Con người ta lúc gặp phải khốn nạn và bất hạnh, nước mắt không giải quyết được vấn đề. Chỉ có tiếng cười mới là vũ khí tốt nhất để đối phó với khốn nạn và bất hạnh.
    Cười, thường thường là một thứ vũ khí, thậm chí còn sắc bén nhất nữa.
    Thì ra được đau khổ vì người mình thương, cũng là một thứ sung sướng, chỉ phải là trên đời này, có mấy người hưởng thụ được cái thứ sung sướng đó ?
    Sung sướng vốn là thứ gì rất kỳ quái, không hề vì mình chia cho người khác mà bị ít đi. Có lúc ta chia nó cho mọi người càng nhiều chừng nào, mình được lại càng nhiều chừng đó.
    Nếu sung sướng là một người "bình phàm", thì nhất định đã quá hạnh phúc sung sướng rồi. "Bình phàm" từ thuở nào đến giờ, thượng đế đã ban cho ta cái quyền lợi đó, nhưng chúng ta lại bỏ bê nó, không muốn nó.
    Sung sướng nhất trên đời này, chính là người ngu muội. Bởi vì y không phải chịu đựng cái tịch mịch mà người thông minh phải trải qua, với lại, dù y thường bị người ta đùa cợt, nhưng y không vì vậy mà mất đi gì cả, cũng như người đi trêu đùa người khác thật ra cũng sẽ không lấy được gì về cho mình vậy.
  6. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    Lạm bàn về Kim Dung & Cổ Long
    Tùy theo cảm tính cá nhân mà có cảm tình với ai hơn, nhưng nhiều nếu xét về tổng quát thì @Amateur mỗ cho rằng Kim Dung có nội lực thâm hậu hơn Cổ Long . Từ cách xây dựng nhân vật, bố cục chặt chẽ (mặc dù chưa thật hoàn hảo so với chính truyện), kiến văn tổng quát (y thuật, bốc dịch, võ thuật, lịch sử, địa lý, văn hóa địa phương...) nhân vật được xây dựng công phu, từ danh tánh đến tính cách đều có liên quan mật thiết...Cho nên ngoài KD ra, @Amateur mỗ tin rằng khó có ai nhớ quá 10 tên nhân vật trong 1 bộ truyện của các tác giả khác.
    Phong cách hành văn lúc như thiên lý hành vân lúc như lạc hoa lưu thủy, trầm trọng có, khinh bạc có, xảo trá, gian tà,... hòa quyện với nhau... Nhưng điều quan trọng hơn là tính triết lý trong từng câu chuyện, thiện là gì? ác là gì?... luôn dằn vặt các nhân vật trong đó...
    Còn nhiều chuyện để bàn, nhưng @Amateur mỗ tạm dừng nơi đây, tái kiến...
    Cẩn bút.
  7. Vang_Chao_Bac

    Vang_Chao_Bac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0

    Vậy các hạ cho lão phu biết 10 nhân vật trong Tuyết Sơn Phi Hồ ... Liên Thành Quyết ... Bạch Mã Khiếu Tây Phong ... Việt Nữ Kiếm ... đi ... ...
    Còn muốn lão phu kể 10 nhân vật trong Tiểu Lý Phi Đao ... Biên Thành Lãng Tử ... Sở Lưu Hương truyền kỳ ... Lục Tiểu Phụng truyền kỳ ... Thất Chủng Binh Khí truyền kỳ ... và nhất là Giang Hồ Thập Ác thì dễ như trở bàn tay ...
    Các hạ nói gì gì "thiên lý hành vân" ... "lạc hoa lưu thủy" ... Các hạ có biết giang hồ đao kiếm không bao giờ là chỗ mây trôi nước chảy đằm thắm nhẹ nhàng hay không ??? ... Muốn học phong thái kiểu cách tối tăm của giang hồ thì hãy đi học từ bí kíp Cổ Long chớ bí kíp Kim Dung toàn là nhè nhẹ thoáng qua như tinh thần của mấy ông sư trên Hy Mã Lạp Sơn ngồi giữa tuyết nhịn đói chờ chết (khác nào tên Lệnh Hồ Xung thành người tuyết cứng đơ trợn mắt nhìn tiểu sư muội nhí nhảnh) ... Những gian trá bi kịch trong bí kíp Kim Dung toàn là lặng lẽ lướt qua làm bàn đạp cho nét sắc anh hùng nổi lên như cồn ... Trong khi đó ... sự phản bội mưu sâu kế độc trong bí kíp Cổ Long là một đặc điểm nổi bật nhất tạo nên sự đau khổ đằng đẳng không bao giờ dứt trong tâm địa con người ... Cho dù nhân vật chính còn sống ở phút cuối ... nhưng thần hồn không còn trong sạch kiểu con nít như các nhân vật Kim Dung ... Những vết thẹo có ăn sâu trên da thịt của nhân vật chính Kim Dung thì chúng đã ăn sâu tới ruột gan của nhân vật chính Cổ Long ...
    Tiêu Phong khác gì Diệp Khai ? Anh em họ Thạch khác gì anh em Hoa Vô Khuyết - Tiểu Ngư Nhi ? Lệnh Hồ Xung khác gì Lý Tầm Hoan ? Quách Tĩnh khác gì Mã Như Long ? Dương Quá khác gì Tiêu Thập Nhất Lang ? ... Trầm Lãng ... Sở Lưu Hương ... Lục Tiểu Phụng ... Phó Hồng Tuyết ... Tiểu Phi ... Kinh Vô Mạng ... Du Bội Ngọc ... Quách Đại Lộ ... Đinh Hỷ ... Đoàn Ngọc ... Thu Phong Ngô ... Ai khổ hơn ai ? Ai thấm tình giang hồ hơn ai ? Yến Thập Tam - Tạ Hiểu Phong ... Còn ai chưa một lần gặp mặt mà hiểu nhau tới mức đó ... Theo ý lão phu ... lời văn Kim Dung có trau chuốt sáng chói tới đâu ... sự xây dựng cốt cách nhân vật vẫn không bằng ngòi bút LỤY của Cổ Long ...
    Con người của Lý Tầm Hoan là mẫu người một khi làm điều gì lầm lạc thì sẽ không bao giờ yên lòng ... luôn canh cánh lo âu ... Mà cái điểm "lầm lạc" lớn nhất của hắn là YÊU giang hồ ... Vì vậy mà hắn có ngồi đâu uống rượu hay chiện trò vài câu với ả nào đi nữa thì cái ruột của hắn cũng nóng nảy rối bời ... rối bời cho Tiểu Phi ... rối bời cho Quách Tung Dương ... rối bời cho Thiếu Lâm ...
    Còn cái tên Trương Vô Kỵ mắc dịch cha mẹ chết thảm mà cứ đi lòng vòng với gái thì quả là một PHẬT SỐNG ... ... Muốn kiếm được dạng người đó thì chỉ có chờ lên niết bàn mà tìm ... ...
    Cuộc đời này ... sinh ra đã là ôm một mối nợ trần gian rồi ... chưa trả hết nợ ... thì vĩnh viễn làm một Lý Tầm Hoan không bao giờ dứt bỏ được nợ mới là một ĐẠI NHÂN VẬT ... chớ như mấy tên Trương Vô Kỵ xuôi thuyền vẽ lông mày cho gái thì không khác gì mấy lão thầy chùa trốn lính ... ...
    Biết lão phu trách ai nhất hông ... lão già dịch Trương Tam Phong ...
    Đã nuôi đệ tử bao nhiêu năm ... biết tính khí của nó ... thì khi mấy tên sãi ác tăng Thiếu Lâm tụ tập kiếm chiện ... cứ bước ra chưởng cho tụi nó lăn quay cu lơ là xong ... Giang hồ khỏi phải sống chung với cái đám lục lâm đó ... ... Mình già gần xuống hố rồi ... Ai muốn nói gì mình thì kệ ... đấm đá vài cái cho đã tay ... Miễn sao biết mình làm đúng là được rồi ... Vì cái danh tánh của mình sống trăm tuổi mà ngồi ngay đơ coi tụi nó xử học trò mình ... Đúng là ngụy quân tử ... ...
    Đặc biệt ... khi đạt tới cảnh giới THẤT CHỦNG BINH KHÍ ... không còn ai trong mắt lão phu có thể đem so sánh với Cổ Long khi nói về trường phái kiếm hiệp kỳ tình ...
    Cũng Cẩn bút !

  8. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    @Vang_Chao_Bac lão huynh phân tích rất chi tiết và cũng đúng đấy chứ .
    Đệ cũng thích CL , đặc biệt là truyện Giang Hồ Thập Ác .Nhưng KD cũng đâu có tệ quá như huynh nói .
    Đệ nghĩ,chẳng qua đó là 2 phong cách,trường phái khác nhau thôi .Mỗi cái có mặt mạnh riêng của nó ." và đặc biệt là mỗi cái có những điểm yếu cố hữu của nó " ,không có gì hoàn hảo cả .
    Đệ rất thích truyện của CL .nhưng công tâm mà nói :CL cũng có những chỗ theo đệ là rất dở .
    VD như : việc Lý Tầm Hoan vì cái nợ ân tình của mình mà đẩy người yêu vào số phận bi thảm, đi làm vợ người khác (chằng thiếu gì cách trả ơn) => quá chuối .
    Trên đời này chẳng có ai làm được cái việc siêu chuối này cả .
    VD nữa : trong Ân thù kiếm lục từ đầu đến cuối CL luôn nhấn mạnh " Vô chiêu thắng hữu chiêu " , "chiêu số xuất ra không câu nệ về mặt chiêu thức mà phải thuận theo tự nhiên " "vạn vật phát sinh từ tự nhiên" ,điều này rất đúng.
    Nhưng đến cuối cùng CL lại kết thúc câu chuyện quá tệ .Đó là việc Phương Bửu Ngọc đã bỏ hết tâm trí ra để nghĩ ra cách kết hợp 3 chiêu ( tự cho là chiêu kiếm thiên hạ vô địch ) không những thế nó lại phụ thuộc về mặt hình thức ( Phải ở tư thế "đặt mình trước cái chết" ,phải ở tư thế nằm(trước đối thủ) của chiêu thứ 3 để xuất ra 3 chiêu kiếm ).
    Như thế là mâu thuẫn do bế tắc trong việc kết thúc câu chuyện .
    ( vì cả 2 nhân vật PBN và kiếm khách áo trắng đều đã ngộ được kiếm đạo => vậy ai sẽ thắng ai ??? )
    Tuy nhiên về điểm này KD cũng mắc lỗi bế tắc trong việc kết thúc .
    KD đã đẩy mâu thuẫn giữa Nhậm Ngã Hành và Lệnh Hồ Xung lên đỉnh điểm để cuối cùng không biết giải quyết thế nào " đành để Nhậm Ngã Hành chết bất đắc kì tử "=>Nhảm nhí .
    Đó là nhìn về mặt tình tiết của truyện .(theo đệ về mặt này CL còn nhiều thiếu xót)
    Nhưng theo khách quan mà nói thì cái hay ,đặc sắc của CL đã làm át đi cái nhược điểm này : đó là khả năng mô tả,phân tích tính cách nhân vật rất độc đáo và " đậm nét ", những ai đã thực sự đọc CL sẽ rất khó để có thể quên được những nhân vật này .
    1 điểm nữa đó là khả năng lý luận ,biện giải hợp lý ,mang tính triết lý sâu xa ( đây cũng chính là điểm đã khiến 1 số người do không hiểu hết được nó đã vội xa lánh CL )
    Ngoài ra những câu chuyện của CL mang màu sắc hiện đại ,tình tiết câu chuyện kì bí,ngụy dị; tiết tấu nhanh gây cảm hứng phấn khích nơi người đọc .
    Một bên "Cổ" một bên "Kim", nói cổ kim đông tây cũng chẳng tới đâu. Nhưng mà cũng dzui lém, cho dù thế nào thì đệ cũng vẫn thích Kim Dung hơn , ai thích thì bầu cho người mình thích. @Amateur thích Kim DungCô Gái Đồ Long là tác phẩm kiếm hiệp thích nhất của @Amateur !
    Rất hân hạnh được đàm đạo với [nick]Vâng_Chao_Bác[/nick] lão huynh !
    Mong được huynh chỉ giáo nhiều hơn !
    Kính bút !

Chia sẻ trang này