1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có một mùa hoa cải như thế( ảnh có từ trang 5)

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi lycatly, 09/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TSU_RUI

    TSU_RUI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Cứ đặt tạm cục gạch ở đây đã. mai cũng chưa biết làm gì nhưng cũng có thể bận. Thế nên có thể sẽ đi cùng mọi người. Có gì sẽ liên hệ với lylycat. mà sao không gọi HA THANH đi nhỉ, lylycat ơi?
  2. justmyway

    justmyway Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Hic, sodi Cat nhé, chị với chị Thỏ xin rút
    Chúc mọi người đi vui vẻ và chụp được nhiều ảnh đẹp. Mai nắng đẹp lắm đấy
  3. kokorozuki

    kokorozuki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Cat đâu nhỉ, vào tổng kết danh sách đi em.
    Kế hoạch thế này nhé. Sáng mai các bác nào rảnh thì hẹn nhau từ 11h để cafe cafao và buôn chuyện ảnh ọt, còn bác nào đi làm thì hẹn nhau tan làm ở số 6 Hồ Xuân Hương nhé. Chúng ta sẽ tập trung ở đó, ăn trưa và xuất phát lúc 1h30.
    Yêu cầu, ai có súng thì đem súng; ai có mẫu thì đem mẫu, không có súng không có mẫu thì đem thân và xe đi làm xế nhá.
    Anh em mới có thể alo cho Kokoro (0904.362.210) hoặc Lylycat (0902.245.334) nếu đến muộn hoặc đến sớm mà không biết tìm anh em ở đâu.
    Phen này anh em Amateur nhà mình chụp thật nhiều ảnh đẹp, sẽ có người ghen tỵ và thèm thuồng lắm đây hí hí
  4. kokorozuki

    kokorozuki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Khởi động nào. Các bác đọc qua lấy hứng để mai còn sáng tác nhá
    Màu hoa cải mùa Tết
    TTO - Những ngày cuối năm, chúng tôi thường tranh thủ rời thủ đô ra ngoại ô để dạo chơi. Một trong những điểm đến được yêu thích là cánh đồng hoa cải bên triền đê sông Đuống.
    6giờ sáng chủ nhật, Hà Nội se se lạnh trong cơn gió mùa mới đến đêm qua. Chúng tôi xuất phát từ Nhà hát lớn rồi qua cầu Long Biên bắc trên sông Hồng. Tết, lại thấy một hình ảnh bình dị và khá dễ thương: những chiếc xe thồ đầy ắp rau xanh và hoa quả từ ngoại thành kẽo kẹt qua cầu. Một vài chiếc xe đạp chở đầy thược dược tím, cúc vàng, hồng đỏ qua sông, đem cả mùa xuân vào phố. Sang đến Gia Lâm, phố phường nhộn nhịp hẳn lên bởi những chiếc xe gắn máy lao vun vút, xe khách và xe bus tấp nập vào bến, những thanh âm sống động của ngày mới rộn rã dọc con đường.
    7giờ sáng, chúng tôi gặp sông Đuống cách trung tâm Hà Nội 15km. Đây là một nhánh của sông Hồng tách ra từ Yên Viên và có chừng 7km là địa giới tự nhiên giữa Hà Nội và Bắc Ninh. Chúng tôi rời con lộ lớn dẫn lên các tỉnh phía Bắc để rẽ vào con đường đê chạy dọc bờ sông. Triền đê yên tĩnh đến kì lạ. Lớp cỏ xanh dường như vẫn đang mơ màng trong giấc mộng đêm, tiếng côn trùng rả rích lúc xa lúc gần gợi lên trong chúng tôi cảm xúc của một người đi xa lâu ngày đang trở về quê nhà ở nông thôn. Bất chợt nhớ bà, nhớ mẹ, nhớ bát cơm cà và nồi cá kho riềng mỗi lúc chiều buông.
    Tại đây, lại gặp những cậu bé dắt bò và bà con nông dân quẩy quang gánh ra đồng. Lại gặp những chiếc xe thồ với guồng xe hối hả vào phố, tiếng xe gắn máy nổ phành phạch như muốn đánh vỡ tan lớp sương giá của đêm. Gió hun hút thổi trên triền đê, khe khẽ lay những ngọn cỏ may tím nhạt. Ra đến ngoại ô, có cảm giác như mùa đông có thể chạm tay vào.
    Đến địa phận thôn Đề xã Kim Sơn huyện Gia Lâm thì một cánh đồng hoa cải cúc mênh mông vàng rực hiện ra, đột ngột như thể một phép màu. Hoa cải cúc không có được vẻ tươi tắn nồng nàn của hoa cải dầu, nhưng nó lại có dáng vẻ mộc mạc chân chất của thôn quê rất ?oyếm thắm, má đào?.
    Những cánh hoa vàng nhạt xếp quanh lớp nhuỵ nâu đủ làm chao đảo những cánh **** và những chú ong đi làm mật. Chúng tôi dựng xe trên đê và nấu một nồi cà phê bằng bếp cồn khô. Ly cà phê nóng làm tan đi cái giá lạnh của mùa đông, xua đi cơn gió rét đang mê mải cuốn lá khô về trời. Các bạn tôi lấy máy ảnh ra và bắt đầu tác nghiệp, người mẫu chính là những người bạn đồng hành, tiếng cười đùa vỡ tan như thủy tinh lan dọc triền đê. Xa xa là hình ảnh làng quê Bắc bộ với những mái nhà bình yên trong nắng sớm.
    Cùng đi với chúng tôi hôm đó còn có một đôi vợ chồng trẻ xúng xính comple, váy cưới đi chụp ảnh ngoại cảnh. Hiện nay, một phong trào đang rộ lên trong giới trẻ Hà Nội, thay vì chụp một bộ ảnh cưới trong studio thì họ lại cùng nhau về Bát Tràng hay ra ngoại ô. Thật may mắn khi đúng vào mùa cưới, người nông dân giữ lại những luống cải để lấy hạt giống cho vụ sau, và cánh đồng hoa cải đã trở thành một background tuyệt diệu cho bộ ảnh kỷ niệm tình yêu.
    Tết, ngắm hoa cải, thấy nhẹ nhàng trong lòng, thoáng thêm cái ý nghĩ thơ nhạc rất dễ thương: ?oNày gió, đừng đem hoa cải về trời??
    HẮC BÁCH HOA (tuoitreonline.com.vn)
    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=187083&ChannelID=100
  5. hungvanchan

    hungvanchan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2007
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Cho đăng ký đi với Cat ơi
  6. SkidRow83

    SkidRow83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    1.634
    Đã được thích:
    0
    Hiểm họa từ những cánh đồng hoa
    (Dân trí) - 55% số tiền chi phí cho việc trồng hoa là dành để mua thuốc bảo vệ thực vật. Để có những cánh đồng hoa tươi tốt, hàng ngày, một lượng lớn thuốc trừ sâu đã được đổ xuống cánh đồng. Thu lợi từ hoa, người trồng hoa cũng phải học cách sống chung với chất độc hại.
    Người dân xã Mê Linh (Mê Linh - Vĩnh Phúc) đã quá quen với hình ảnh mịt mờ của những làn sương thuốc bảo vệ thực vật trên những cánh đồng hoa vào mỗi buổi chiều. Ngoài cắt, tỉa, bón phân thì phun thuốc trừ sâu bệnh là công đoạn hết sức quan trọng trong quá trình trồng hoa. Do thời điểm ngắt hoa khác nhau nên mỗi nhà cũng có lịch phun khác nhau. Khi vườn nhà này phun, bên vườn bên có người vẫn say sưa tỉa cành, không để ý gì đến không khí độc hại xung quanh.
    Với 2 sào ruộng, trên 10.000 gốc hồng, cứ cách 3 ngày, anh Trần Văn Khởi lại phải phun thuốc một đợt. Tranh thủ lúc giải lao giữa hai bình thuốc, anh Khởi kéo sệ vai áo, chỉ cho chúng tôi xem 2 vết lõm trên bả vai, đã ngả sang màu tái xỉn. Đó là dấu tích in hằn sau bao nhiêu năm phun thuốc trừ sâu để bảo vệ hoa. Máy phun thuốc có dung tích 25 lít, cộng tất cả trọng lượng máy, tổng cộng anh phải đeo trên mình gần 40kg.
    Nhưng anh Khởi bảo, vết lõm vai này không phải do trọng lượng máy phun quá nặng, mà do quá trình làm việc, thuốc rò rỉ thấm vào quai dây, bám vào ăn mòn da thịt?
    4 giờ chiều, bầu không khí quanh các ruộng hoa càng trở nên nồng nặc. Âm thanh của hàng loạt chiếc máy phun thuốc trừ sâu trên đồng giòn giã nổ. Nguyễn Hữu Hoà ngóc đầu lên từ rãnh hoa hồng. Cậu khá mảnh dẻ, nhỏ bé so với cái tuổi 22 của mình. Theo nghề trồng hoa của gia đình, Hoà đảm trách phần nặng nhọc và độc hại nhất là hàng ngày cõng trên mình chiếc máy phun thuốc trừ sâu.
    Tôi cố ghi chép đầy đủ ?odanh mục? các loại thuốc trừ sâu mà Hoà phun trong buổi chiều: Mopride, sherpa, vertimec, daconie, dipomate? với những lưu ý ?othuốc cực độc?. Như bổ sung thêm kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật cho tôi, anh Hoà mở nắp lọ dipomate có thứ nước xanh như mực Cửu Long rồi nói ?ođố anh ngửi?.
    Hoà bảo, chỉ mới ngửi cũng đủ ngạt thở rồi. ?oNhưng khủng khiếp nhất là khi hoà tất cả các loại thuốc trên làm một, mùi có thể nói là? kinh hoàng?, Hòa ngao ngán nói; cậu cho biết, mỗi lần phun thuốc, lượng thuốc rơi vào vườn hoa cũng tương đương với số hoá chất ngấm vào cơ thể.
    Ông Nguyễn Văn Bẩy, cán bộ Hội Khuyến nông xã Mê Linh, cho biết, cả xã có khoảng 250ha diện tích đất nông nghiệp dành cho việc trồng hoa. Để có những vụ hoa được mùa, mỗi năm tiền mua thuốc bảo vệ thực vật có thế lên tới 4-5 tỷ đồng, chiếm 55% tiền chi phí cho việc trồng hoa. Đây là lượng thuốc bắt buộc, nếu không hoa sẽ cho chất lượng kém.
    Xã cũng đã tuyên truyền hướng dẫn bà con sử dụng thuốc an toàn (tăng lượng thuốc sinh học) nhưng vì giá thành loại thuốc này đắt nên phần lớn bà con ít sử dụng. Thuốc Trung Quốc được ưa dùng nhất vì giá thành rẻ.
    Cũng theo ông Bẩy thì việc phòng tránh độc hại từ thuốc bảo vệ thực vật đều do ý thức tự giác của bà con nông dân. Đến nay, xã vẫn chưa thể đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật gây nên vì chi phí cho việc thí nghiệm quá đắt.
    http://www1.dantri.com.vn/Sukien/2007/11/204970.vip
  7. cayeuvit

    cayeuvit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Cậu đăng bài này để doạ bà coan đấy ah?!? hơ hơ hơ... Kế hoạch đã lên và sẽ vẫn tiến hành nhá ....
  8. tranhiepinewstudio

    tranhiepinewstudio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
  9. ntdz27

    ntdz27 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Mình là lính mới, cũng muốn bon chen học hỏi mọi người. Cho mình đăng ký một suất nhé
    Thanks !
  10. nangsontayvn

    nangsontayvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật lại thay cho lylycat
    Các thành viên đã đăng kí:
    1.lylycat
    2.cayeuvit
    3.triendoncoi
    4.kokoro
    5.congiomuaha
    6.cosin
    7.chubbycherub
    8.dreamxxx
    9.hungvanchan
    10.tsu_rui: đặt gạch
    11.nangsontayvn
    12.vitawa
    13.nhutran
    14.ACliverRedl
    15.cabasa
    16.bingot
    17.tranhiep (4 xuất)
    18.huy2k2- đặt gạch
    19.ntdz27
    20.smile
    21.positiveiltigerr
    Thời gian tập trung từ 12h đến 13h, ai đến sớm được thì cứ đến, đúng 13h5'''' sẽ xuất phát tại số 6 Hồ Xuân Hương. Nếu có nhầm đường lạc lối thì liên hệ với chủ topic là lylycat điện thoại: 0902.245.334 hoặc Kokoro 0904.362.210
    Mọi người cố gắng đi đông đủ, nếu không tham gia được xin liên hệ trực tiếp với chủ topic lylycat
    Thân ai
    Được nangsontayvn sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 10/11/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này