1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...có một ngôi nhà mới...

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi away, 10/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    boydienbien,
    Cảm ơn đã gợi hứng cho tôi viết bài này:
    Việt Nam và Việt Nam​
    Tôi thấy câu này trong cuốn ?oNghệ thuật tiểu thuyết? của Milan Kundera rất sâu sắc: ?odấu hiệu của sự trưởng thành là năng lực cưỡng lại các biểu tượng?.
    Biểu tượng là chiếc mũ chụp lên đầu ta và ta coi đó là toàn vẹn bầu trời. Và ta như một kẻ nô lệ tự nguyện, tiếp tục ham muốn chụp cái mũ ấy lên những ai mà ta cho là không nằm trong biểu tượng ấy (tức là những kẻ đáng thương, thấp hèn..., nói chung là xấu). Một số biểu tượng làm con người bị và tự tiêu diệt bản sắc của chính mình: biểu tượng người yêu nước, biểu tượng người hiện đại, biểu tượng người sành điệu. Trong khi, tình yêu, tính hiện đại, sự sành điệu (cá tính) là những cái vượt ra ngoài biểu tượng. Bởi vì, đó là sản phẩm của sự sáng tạo không ngừng. Tôi đang biểu tượng hóa tình yêu, tính hiện đại, sự sành điệu nhưng có lẽ điều này được bản thân tha thứ vì đó là sự biểu tượng về ý thức không biểu tượng.
    Tổ quốc trong tôi, với nghĩa đẹp, là quê hương, và quê hương, với nghĩa đẹp, có nghĩa là nơi trú ngụ, nơi bày ra ổ rơm với những cọng rơm là những cảm giác thân thuộc: mềm, dặm, êm, lún... Vì vậy, cảm giác tổ quốc quê hương của tôi là điều thiện và sự phong phú.
    Tôi nghĩ, tổ quốc gần gũi và thực nhất là thân thể của người mình yêu. Nhưng bởi vì, dù ta cũng được yêu lại thì thân xác gần như một gánh nặng, mình mang còn chưa xuể nữa là lúc nào cũng mang theo nhau. Đành vậy, còn một tổ quốc có một thân xác vô hình luôn bám dính ta là cái tổ quốc ?onhẹ khôn kham? (chữ của Kundera): ngôn ngữ. Tổ quốc ấy là thứ ngôn ngữ ta suy nghĩ bằng, nghĩa là, im lặng bằng. Với tôi, hiện tại, là Tiếng Việt.
    Nếu bạn có chung tổ quốc ấy với tôi, bạn đã, đang hoặc sẽ có cảm giác Việt Nam dù là một đất nước nhiều người nghèo khổ, vừa bớt nghèo khổ lại ô nhiễm, trụy lạc, bị gặm nhấm sứt sẹo... thì cái âm ?oViệt Nam? vẫn thân thuộc và mềm như cái ổ rơm được kết bằng những sợi rơm của những người/vật/điều ta yêu quí. Ngay cả khi bạn yêu quí một người, vật, điều nước ngoài, bạn cũng có cảm giác người/vật/điều đó rất ?oViệt Nam?, văn hóa tiếng Việt và văn hóa siêu tổ quốc về chữ ?oViệt Nam? của bạn đã Việt Nam hóa người/vật/điều đó. Cảm giác nhập nhằng này nhiều khi đau khổ, cô đơn và bất lực đáng sợ khi tổ quốc vật chất ngày càng xa lạ với tổ quốc tinh thần khiến ta có nhu cầu hoặc nhu cầu sống của ta trong một môi trường khốn nạn bắt phải chối bỏ một trong hai thứ. Chúng ta luôn dễ đánh nhau chỉ vì người khác mắng mỏ tổ quốc này mà ta lại cảm giác họ đánh vào tổ quốc sâu thẳm trong ta chỉ vì chúng mang một định mệnh: chung một dòng sông, à nhầm, chung một cái tên.
    Tôi nghĩ, mục đích sống của con người là cân bằng (chứ không phải cào bằng) giữa tư duy và tồn tại cho mình và cho người khác nên biểu tượng sống mà mình hướng tới có lẽ là tìm sự cân bằng giữa hai tổ quốc ở một cánh cửa chung: cái thiện. Cũng vì thế, một người suy nghĩ khó có thể không khảo sát cảm giác của mình với 2 tổ quốc này. Một người viết chạm được vào thời đại là người viết nhạy cảm với lúc nào đưa tổ quốc nào vào tổ quốc nào với tỷ lệ thế nào. Mỗi tỷ lệ vàng chính là tỷ lệ trong mỗi tác phẩm hay. (?oVụ? Nguyễn Ngọc Tư là một vụ mà những người ?otuyên án? không hề có khái niệm về sợi nhau giữa hai tổ quốc này, hầu hết các nhà tự cho mình quyền ?oxét xử? ở Việt Nam hiện nay cũng thế. Tuy nhiên, chúc mừng chị, ?ovụ? này giúp chị nhận được nhiều tiếng nói công khai ủng hộ hơn, có người chỉ ủng hộ vì thấy sự vụ quá lố lăng, có người thì gặp cú hích để nói lên tình cảm trước đây mình muốn giữ trong im lặng).
    Tôi chợt liên tưởng đến sự mong manh của cánh cửa cái thiện giữa hai tổ quốc vì giữa chúng, còn một cánh cửa nữa: cái ác. Cái ác trong con người vốn là một cánh cửa thông với tổ quốc xa xưa: bản năng tàn sát trong một môi trường không hề có khái niệm lương tâm hay sự phán xét của động vật. Con người không mở được cánh cửa cái thiện thì nó bị nén và cánh cửa cái ác buộc phải bung ra. Cái ác của đời sống chế ngự ngôn ngữ, ngôn ngữ, bản sao của cái ác đời sống, tái định hướng nó. Với tôi, người nghệ sỹ (dù là người làm công việc được gọi danh chính ngôn thuận là nghệ thuật hay không) là những người bằng chính mình và bằng sản phẩm của mình, bền bỉ mở cánh cửa cái thiện. Bởi vì ngôn ngữ là cái chúng ta sử dụng hàng ngày như món ăn, người viết cũng là người sử dụng chúng như tư liệu sản xuất nên người viết (chúng ta tạm không bàn cãi khả năng ?olấy ngòi bút làm đòn xoay chế độ? hay ?oviết là một việc vô nghĩa?) cũng là những người có tác động lớn đến sự đóng/mở của những cánh cửa nối trần gian với địa ngục, thiên đàng...
    (còn)
    Được away sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 12/04/2006
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    ?onếu
    đã tin vào tổ quốc
    của chính mình
    thì phải viết
    những điều gì
    chắc nịch?
    (boydienbien)
    Tôi nghĩ, nếu Kundera đọc đoạn trên của bạn sẽ trả lời: ?obạn thân mến, ?oviết những điều gì chắc nịch? là không biết viết, chắc nịch thì viết làm đ.é.o, hìhì, gì nữa?. Sở dĩ tôi mượn tên Kundera là vì ông là một trong những một biểu tượng (hic, lại biểu tượng) lớn nhất hiện nay của người trí thức phương Tây. Kundera phát biểu và người khác phát biểu dù là cùng một câu bâng quơ, đơn giản thì câu nói của Kundera vẫn thuyết phục hơn nhờ thương hiệu của ông. Tuy nhiên, tôi cũng không chắc bạn biết Kundera và vì thế, biểu tượng này với bạn có thể vô hiệu, thậm chí, có thể là một biểu tượng xấu nếu phương Tây trong bạn bị gói gọn trong những biểu tượng: ?onhững kẻ xâm lược độc ác, ngu dốt?, ?osự đồi trụy, bệnh hoạn?, ?olối sống hời hợt, ích kỷ, thiếu tình cảm?...
    Theo tôi, nếu đã tin vào tiếng Việt thì phải tin vào tính hết sức tương đối của nó. Tiếng Việt đòi hỏi con người phải cùng vận động linh hoạt với sự vận động linh hoạt của nó. Tiếng Việt cũng như một người trẻ tuổi còn nhiều nhộn nhạo trong người. Nhưng nhộn nhạo ấy cũng chính là nguồn năng lượng lớn. Lại nhưng để sử dụng nó làm dòng chảy tư duy thì vẫn phải mày mò câu hỏi cũ rích: ?omình là ai? để biết nhân danh chính mình, một dấu hiệu/biểu tượng khác của sự trưởng thành. Khi mình có thói quen chỉ việc đội lên đầu một biểu tượng là có thể làm cho mình đột ngột cao hơn người khác cũng là lúc mình nhìn lại sự lành mạnh của mình.
    Tôi tiếp tục nghĩ đến trường hợp có những lúc thích hát hoặc lảm nhảm những điều ngẫu nhiên bằng tiếng Anh trên đường. Dù tiếng Anh của tôi, (như các bạn theo dõi thơ tiếng Anh của tôi đã biết), ngữ pháp cực lởm (nhưng tôi chẳng xấu hổ gì đâu). Một phần, để giải tỏa nhu cầu nói nhưng không muốn người khác biết mình nói gì. Một phần cũng bởi tiếng Anh tự lúc nào trở nên gần gũi, cho ta sự bao bọc đó; thêm nữa, nó cho ta cơ hội chạm được nhiều nhiều từng xa lạ, giúp ta bộc lộ nhiều hơn khi sử dụng một sản phẩm sáng tạo đẹp đẽ của một dân tộc khác. Người ở đó có lẽ cũng có một cảm thức về tổ quốc như ta nhưng cảm thức bằng tiếng Anh, im lặng bằng tiếng Anh. Nếu sau tiếng Việt, tôi đã ?obị ép? học một thứ ngôn ngữ nào khác tiếng Anh và tôi tìm được những sự thú vị thì có lẽ tôi cũng vẫn có cảm giác thứ ngôn ngữ đó là một mảnh vỡ tổ quốc trở về với thế giới bị vỡ vụn (bởi những chiếc búa biểu tượng) của tôi như tiếng Anh. Tôi nhớ, các giáo viên tiếng Anh hay khuyến khích ?osuy nghĩ bằng tiếng Anh?. Tôi có thể nói tiếng Anh không suy nghĩ nhưng hầu như không thể suy nghĩ bằng tiếng Anh. Điều này khiến tôi đồ rằng một nửa ta vô thức tiếp nhận và thích thú (trong con người có một tổ quốc nữa: tổ quốc tiếp nhận sự phong phú?), một nửa kia không có nhu cầu đổi sự im lặng tổ quốc tiếng Việt lấy sự im lặng tổ quốc tiếng Anh. Giả sử mai sau có điều thần kỳ xảy ra là tôi có thể sử dụng cực thành thạo ngôn ngữ nào đó khác tiếng Việt thì không biết tổ quốc tiếng Việt của tôi có bị tổ quốc khác ?oxâm lăng? và đồng hóa (với sự nội gián là thói quen, môi trường sử dụng mới hoặc sự thích thú bỏ vợ tiếng Việt để cưới vợ tiếng khác hấp dẫn hơn) không. Tôi không rõ, chuyện ngôn ngữ thì khi nào xâm nhập vào văn hóa ngôn ngữ may ra mới rõ được. Nhưng hiện tại, trong đầu tôi không hề có nhu cầu ngoại tình.
    12.04.06
    =====
    dondu,
    Cảm ơn cậu đã đọc, phát hiện và gợi ý, đúng là viết nhầm thật. Nhưng post chữa lại thì thành spam, coi như bài của cậu là sửa giúp xong rồi . Còn cái chuyện ?ovận? thì vận vận cái mận, vớ vẩn, nhìn mà thấy được những góc độ khác người thì là một niềm vui. Biết khai thác để kiếm tiền thời hám của lạ này còn vui nữa. Bi kịch là ở chỗ, hic, hết tiền mua bánh khoai rồi.
    Được away sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 12/04/2006
  3. boydienbien

    boydienbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0

    trời đang mùa hạ cơ mà,sao trong này lại ngột ngạt thế chứ,chẳng lẽ các vị không thấy rằng thư giãn là điều giúp chúng ta bớt già hơn sao
    chỉ có điều,gia nhập thi ca,vào thi ca,mà lại chỉ viết văn,đọc lại chỉ thấy cái vỏ ngoài đã vội vội vàng vàng lên tiếng,thà rằng các vị lên bình tâm lại,tranh luận làm gì cho topic nó loãng ra,ai thắng ai thua quan trọng gì--->cái chính là người đọc họ thấy và họ tự cảm cơ,chứ tự dối lừa bản thân,phỏng có ích gì đâu nhi???
    hình như boy tại hạ cũng lan man rồi thì phải(căn bệnh chung nhờ),đừng chỉ xoáy vào một cái,mà quên rằng thica là nơi để viết thơ nhé,ai nói hay mà chỉ bằng văn xuôi,thì vào box văn học ấy hí hí
    quái lạ chốn đời sao nhỉ
    loằng ngoằng nguỵ biện làm chi
    thế gian đầy người tỉnh trí
    đọc xong chắc họ cười khì
    giá như ở đây có cái máy lạnh thì tuyệt,bởi mùa hè đã rất nóng rồi...đáng tiếc...
  4. nnguyenkhanh04

    nnguyenkhanh04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Ngẫu nhiên hay không khi tôi cũng đã nghĩ đến Kundera khi gặp cái "biểu tượng" Tổ quốc. Ông ấy đã chẳng nói rõ sao: không trung thành với TQ, chỉ trung thành với "di sản đã bị mất giá của Cervantes".
  5. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Chả sao
    anh nhìn em ngủ đủ vui
    cho buồn cũng toả ra mùi tự do
    vừa nhìn anh vừa tò mò
    thời gian khi ấy có rò rỉ không
    khi em ngủ thì mùa đông
    chảy vào mùa hạ khơi thông mùa nào
    em ngủ quên tôi thì sao
    chả sao vì có lúc tao cũng vầy
    26.03.06
  6. fonzi

    fonzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Spam 1 phút. Hai câu cuối sượng quá.
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Chả sao vì có lúc "tao" thích vầy
    ================
    Từ điển cá nhân:
    Trai spam: con đực lải nhải vì mất dần năng lực tự nhận thức.
    Gái spam: con cái quên lãng vì/và bị quên lãng.
    Nhưng vì mạng là nơi không phân biệt rạch ròi giống nên một spammer có thể mang cả hai đặc tính trên.
    Cũng có một số ngoại lệ.: spam thông minh, khinh lặp. Lúc đó người đọc không có cảm giác đó là spam nữa. Ngoại lệ này thuộc về người có ý thức tôn trọng công cộng.
    Ý thức tôn trọng công cộng: Không xả rác nơi công cộng cả khi biết chắc xả rác không bị phát hiện hay trừng phạt.
    Những người không có ý thức tôn trọng này thường hay nguyền rủa. Nhưng chỉ cần họ ở trong điều kiện của kẻ bị họ nguyền rủa, lập tức họ mang đầy đủ, thậm chí thừa, đặc tính mà họ cho là đáng nguyền rủa của kẻ đó.
    Spam có thể được người thực hiện biện hộ bằng tính trò chơi. Nhưng không trò chơi nào có thể biện hộ được bằng sự nhạt nhẽo.
  8. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    5* cho "Away Slang"
  9. konnhamatjay

    konnhamatjay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    .
  10. fonzi

    fonzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Nhóc away à! Sao mà nhóc nhậy cảm vậy. Bài thơ thật là quá dở nên nói thế để sau này nhóc chỉnh sửa. Viết văn, thơ là nghề kiếm ăn của nhóc mà nhóc dek biết thu thập (học hỏi) những gì của người khác (cả hay lẫn dở) để mà tự tránh cho mình chứ. Còn cứ khư khư ngu dốt mang cái mặt thiên tài thì nhóc sẽ dek ngóc đầu được đâu. Sở dĩ tao viết spam 1 phút là vì tao lịch sự thôi chứ tao dek cần phải viết như thé.

    Con kia có giỏi về bên VH đối đáp với tao. Tao ko muốn làm ồn thi ca vì bên này không có nhiều bọn mất dạy như mày, hiểu chưa? Mày đừng lo, tao sẽ chăm chút đến mày cẩn thận. Bên VH, tao đã cho mày ăn dầy mồm mà chưa sợ à?

Chia sẻ trang này