1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...có một ngôi nhà mới...

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi away, 10/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. konnhamatjay

    konnhamatjay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    .
  2. konnhamatjay

    konnhamatjay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    .
  3. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Đã lâu rồi
    (trong tiểu thuyết đang viết)​
    Đã lâu rồi, sau một thời gian chậm đến chóng mặt, sau một giấc mơ kỳ lạ và lâu lắm rồi mới mở rộng như thế, sau một vài cái lướt mắt qua cuốn sách thiền, sau một thời gian điều chỉnh dục tính của mình, C mới bất chợt tìm thấy cái nhu cầu cồn cào trong người bấy lâu (cái nhu cầu luôn đòi được xuất hiện nhưng C đã không biết cho nó xuất hiện bằng cách nào): nằm im và đẩy xa suy nghĩ trong đêm.
    C cảm giác chuyện này vẫn xảy ra vài lần trong mỗi năm. Nhưng sợi dây nối giữa lần này với cái lần C thủa bé đột ngột nằm tự hỏi ?ocó cái bên ngoài mình không hay chỉ có mình và những gì mình tưởng tượng ra? và chính mình có là một sự tưởng tượng nốt? và nếu vậy thì cái gì đứng đằng sau tưởng tượng?? tạo thành một chu kỳ dài, một vòng đời đáng nhớ trong những vòng đời của C.
    C muốn những suy nghĩ chạy, nhảy, va đập, mưa, bắn, nẩy, chảy... nhanh hơn nữa, sao cho thật rộn ràng và bừng nở. Có thể chúng vẫn diễn ra như vậy trong vô thức. Nhưng lần này, C muốn ý thức được chuỗi chuyển động ấy. Một hình ảnh phóng tác thô sơ quá trình này: cảnh số chạy trong những phim như The Matrix. C muốn vừa như một tác giả vừa như một khán giả tạo ra những chuyển động đan xen vừa xem màn trình diễn của chúng: Mỹ mà tấn công Iran thì trước tiên là người Mỹ hết chịu nổi sự lố bịch của những kẻ sống bằng tiền nộp thuế của mình và chịu hết nổi ngay cả sự bệnh hoạn của mình: luôn nhầm lẫn giữa sự rực rỡ của phim ảnh với chiến tranh ngoài đời - sự hủy diệt cơ hội tự do của hàng tỷ sinh linh và tạo ra những cơn khủng bố tự do của chính họ. Một nhát chọc cuối cùng vào cái tổ ong sắp vỡ... Cách chiết cành để chanh, cam và hoa hồng có thể cùng sống trên một cây... Mầu nâu tràn bức tranh, điểm trắng. Tuyết rơi trên tóc một cô gái hay hoa dâu da rụng đầy một góc vườn?... Để hiểu một cô nàng khó biết bao. Ta đã nói chuyện, đã email, đã cùng đi dạo, đã ******** sao ta vẫn thấy sự quá mù mờ giữa hai thế giới. Cùng chạy bộ; cùng rửa bát; cùng đi du lịch khắp nơi; cùng hòa vào một bản nhạc; cùng chơi một ván cờ; cùng bàn một chuyện làm ăn; cùng tham gia một dự án từ thiện; cùng chăm sóc, dậy và học những đứa trẻ... Còn bao thử thách để chạm hết được nhau mà cả hai còn bỏ ngỏ. Phải chăng, tình yêu là muốn cùng trải nghiệm những sự lấp đầy nhau đó và không ngừng biến ham muốn ấy thành hiện thực?... Đẩy người lớn vào một văn hóa sống mới: văn hóa tình yêu, văn hóa chạm... bằng cách trước tiên, đem lại cho họ nhận thức là có văn hóa đó; và hòa bình được tạo ra, tái sinh từ văn hóa đó. Khi họ cập nhật nó, họ sẽ kéo dài thời gian suy nghĩ trước khi bộc lộ sự phán xét một điều gì. Quyền lực, nhờ thế, trở nên có lí trong một lương tâm tự vấn sâu sắc... Làm sao sắp xếp thời gian để có thể thỉnh thoảng chơi một game online mà giới trẻ (và nhiều giới khác) đang ưa chuộng để tìm hiểu thế giới mà một lượng lớn tha nhân đang dấn thân vào. Khi ta chứng tỏ được ta cũng là một game thủ cao cấp, may ra mới có thể thuyết phục những bé hời hợt chịu khó dè chừng nàng tiên cá game. Linh hồn chúng ta sẽ bị đắm nếu không luôn nhận thức đó là trò chơi, không luôn giữ mình ở tâm thế người chơi chứ không phải kẻ bị chơi. Cuộc đời là một trò chơi. Nhưng trò đời phải thở, phải ăn, phải giải tỏa dục vọng. Chơi không cẩn thận sẽ thành giết nhau. Khi giết trở thành một trò chơi, đếch còn thời gian chơi bao trò đẹp và thú vị hơn nhiều...
    Những ý nghĩ như những hạt nước trong dòng chảy, như những dòng chảy trong một đại dương. Ta nhìn một dòng chảy, ta nhìn một đại dương, ta thấy sự đồng nhất mênh mông, sự chắp nối không tì vết của những biến động riêng biệt và thẳm sâu.
    C rùng mình trước quãng thời gian triền miên mệt mỏi, đau đớn và tuyệt vọng của mình. Để chạy trốn chúng, C bị biến thành trò chơi của những cuộc vui xa lạ, của rượu, của thuốc lá, của những giấc ngủ li bì... Ngay cả khi C còn giữ được mình trước sự cám dỗ của trác táng, C vẫn luôn cảm giác về sự ngày một đồi bại và vô nghĩa của mình. Vẫn còn những cử chỉ thiện, những hành động tử tế nhưng chúng hời hợt đi rất nhiều, chỉ còn như một thói quen. Một quãng thời gian dài, C ăn bám vào lòng tốt tích lũy từ thủa nhỏ của mình. Sự tái sản xuất chậm hơn mức tiêu xài. Những giọt nước trong tư duy C vẩn đục dần, ù lì dần. Và hệ quả của chúng là cái chết thối rữa của những dòng chảy, những đại dương. C kinh hoàng, lần này là bằng lý tính, nhận ra mình có nguy cơ sớm trở thành một cái ao tù thối hoắc song song quá trình ao tù hóa mình của loài người. Đã bao lần C định bật dậy dứt khoát nhưng C không tìm được một lí do đủ mạnh. Có lẽ, lần này, lí do ấy đã chín và nó rơi độp như một quả mít tua tủa xuống mặt C và C không còn cách nào khác là choàng tỉnh và nhảy ngay vào bàn viết ra một chiến dịch cưỡng lại và thay nước văn hóa ao tù của mình trong từng giờ của đời sống. Trước tiên là từng giờ. Vô thức là sức sống của C nhưng khi không bảo tồn ý thức, C chẳng còn gì để nuôi dưỡng con thú đói khát, ngây thơ và tội nghiệp ấy.
    15 & 18.04.06
    Thử thế này. Sau đoạn trích tiểu thuyết, viết tiếp:
    Tôi nhận được ngay phản hồi của một độc giả nữ sau khi đọc đoạn trên:
    Mùa xuân đã tới. Dấu hiệu nhận biết mùa xuân là con mèo lười nhà tôi bừng tỉnh, nhảy phóc qua cửa sổ và bắt đầu chuyến du ngoạn phố phường. Tôi mong đừng bạn nào thịt nó. Tôi hít một hơi thật sâu, cởi cái nịt vú rẻ tiền thô ráp và vướng víu như đôi bàn tay của người chồng cũ rồi bước và nhà tắm. Mặc dù chưa biết làm thế nào để có tiền trả tiền nước tháng này nhưng tôi vẫn quyết định tắm thỏa thuê một trận.
    18.04.06
    ======
    Giờ, chúng ta thử tưởng tượng phản hồi của những độc giả tiếp theo. Trường phái Vưu Nghị Lực nói gì về hình ảnh người phụ nữ net Việt Nam bị tác giả xuyên tạc, sự khiêu dâm của nữ tác giả away; trường phái LanhUt nói gì về nguy cơ ung thư vú cao khi dùng nịt vú không mềm cũng như sự băng hoại của xã hội biểu hiện bằng tỷ lệ ly hôn tăng chóng mặt, trường phái deny_me nói gì về hơi thở thánh thiện của mùa xuân và sự thơm ngon của thịt mèo, trường phái Châu Tinh Trì nói gì về sự bất công trong việc tắm táp giữa người giầu và người nghèo...
    ====
    (còn...)
    Được away sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 18/04/2006
  4. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Bạn fonzi,
    Để giúp độc giả vạch trần thói ngu dốt và đạo đức giả lại còn tinh vi sờ ti con nhợn của bạn away, trước tiên, bạn cần thuyết phục được những độc giả có học bằng cách xưng hô và hành ngôn của mình.
    Về chuyện chiến tranh, người Mỹ, đóng thuế, tự do, khủng bố... tôi chưa biết nhân vật C tiếp tục triển khai nó thế nào hoặc chỉ dừng ở đó. Tôi cũng không muốn chỉ ra nhân vật C nói đúng hay sai dù bạn đồng nhất tôi với nhân vật này.
    Tôi chỉ đưa ra một số suy nghĩ nhỏ của mình, người ít đọc báo, người xây dựng hiện sinh của nhân vật C:
    Phần đông người Mỹ, cũng như phần đông người ở bất cứ dân tộc nào, là người ưa hưởng thụ, thích yên ổn. Ủng hộ chiến tranh nghĩa là thân nhân của nhiều người bị đẩy ra chiến trường và chết dần chết mòn như ở Iraq. Cũng có trường hợp bố mẹ khoái đẩy con đi để có tiền, vợ khoái đẩy chồng đi để ngoại tình nhưng chắc không đang kể so với những người có thân nhân là lính không hề muốn những người lính đó phải đối mặt với thương vong. Sẽ có người đưa ra lí do thiểu số là lính cần phải đi làm nghĩa vụ cao cả để bảo vệ an toàn cho số đông dân và hòa bình thế giới, thương vong so với sự an toàn giành được là không đáng kể, sự ngày một hỗn loạn kinh hoàng ở Iraq cũng chả liên quan gì đến mình, một vài con tin bị hành quyết dã man thì là rủi ro vốn có của cuộc sống. Những người nghĩ như vậy sẽ không ngần ngại ủng hộ chiến tranh. Nhưng ung nhọt của chiến tranh và những trò mị dân, lừa dối chính là chủ nghĩa khủng bố, bản sao của nó. Những kẻ phát động chiến tranh hay khủng bố đều là những kẻ giàu có muốn giàu có hơn hoặc không chịu nổi có kẻ không sợ mình. Những kẻ phát động chiến tranh thường là những kẻ luôn giữ cho bàn tay sạch nhưng luôn bắt tay người khác phải nhuốm máu. Chính vì thế, nếu không bị sa thải, chúng luôn không hề phải chịu những ám ảnh, đau khổ của người giết, người bị giết, bị tàn phế và thân nhân của họ. Chúng cứ muốn tiếp tục chơi game điều khiển và bấm nút mãi. Chiến tranh và khủng bố, trên danh nghĩa là kẻ thù nhưng luôn cộng sinh và tái sản xuất lẫn nhau. Người Mỹ một mặt đóng thuế cho chính phủ đánh nhau trên danh nghĩa bảo vệ sự an toàn của mình thì mặt kia cũng là đóng thuế cho khủng bố ngày một loét rộng. Bởi vậy, dù có thể gọi nước Mỹ là một nước tiến bộ hơn hầu hết các nước khác trên thế giới, nhiều người Mỹ có lẽ đã qua thời đánh đồng tác giả và nhân vật để hiểu biết hơn về tha nhân, (cũng như ở Việt Nam, chuyện ông Vưu dần trở thành một trò cười hơn là cái ám ảnh nặng nề, sợ hãi của vụ Nhân văn giai phẩm) thì bởi họ chỉ việc ăn bám nền móng dân chủ do người khác xây dựng mà không tự nhận thức, vẫn hoàn toàn mù mờ về nguyên lý của tự do. Một câu hỏi khác đặt ra là: không Mỹ đứng đầu thì ai đứng đầu giải quyết những vấn đề lớn của thế giới như tôn giáo, phi dân chủ, nghèo đói, bạo hành, thiên tai, bệnh dịch...? Vẫn là Mỹ, vẫn cần cảm ơn Mỹ, nhưng Mỹ để không trở thành kẻ được cảm ơn về một mục đích tốt đẹp này lại bị nguyền rủa về hậu quả của cách thực hiện nó thì phải thuyết phục được thế giới về nỗ lực xóa bỏ sự cuồng tín với tôn giáo chiến tranh của nó. Nói điều này với chính quyền Mỹ, vô ích. Nhưng với mỗi người Mỹ có cơ hội tự do, họ đã làm gì với tự do của mình, họ đã sáng tạo ra điều gì tốt đẹp khi có nó? Họ đã đón nhận sự cảnh tỉnh từ chính những trí thức lớn của họ như thế nào?
    Đôi khi nhìn những sự phi lí này, một sự vô vọng hiện ra. Nhưng nó sẽ càng vô vọng hơn nếu không tiếp tục lặp lại những ý thức phản chiến bằng nhiều cách khi nhiều người chưa nghe thấy hoặc không rỉ thấm được.

    Bạn fonzi thử nuôi ý thức này xem, nó khiến bạn cô đơn nhưng cũng khiến bạn đỡ cô đơn hơn vì có nhiều việc để làm. Tôi không hề muốn điều gì không hay đến với bạn bởi tôi cảm thấy những điều bạn làm làm bạn khổ đủ rồi. Tôi chúc bạn lúc nào đó, sớm thôi, chạy bộ cũng thấy vui .
  5. remedious

    remedious Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Nói đã suy nghĩ chưa? Đã "những" rồi còn "s".
    Không hiểu dựa vào cái gì để lên mặt. Đọc thơ/văn dở vẫn còn dễ chịu hơn là chửi nhau. (fonzi <- góp ý tệ hại)
    away dạo này hình như hơi chan chán, nên thỉnh thoảng thích chơi kiểu lỏng tay?
  6. fonzi

    fonzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Avatar đẹp
  7. fonzi

    fonzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Con nít muốn xỏ xiên thì đương nhiên lời nói cũng xỏ xiên kiểu con nít... ha ha... cái cách trưởng thượng khuyên bảo ngưòi khác nó nhàm và nhạt lắm.... Nhóc con muốn đúng đắn thì đúng đắn! Cô đơn ư? Không! Tự làm khổ ư? Không! Chẳng qua thấy bài thơ đó 2 câu thơ cuối nhạt và sượng nên thật tình nói thế (không cố tình châm biếm). Mà 2 câu ấy có thể chữa được cho hay và xuôi chứ đâu khó gì (đương nhiên là chủ của nó vẫn có thể không thích cũng chả sao) Nhưng thay vì lấy ý kiến độc giả (nếu mình muốn thành nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp), nhóc quay lại cắn ngay.... Nhóc tự nhận mình là "cóc" mà lại giở thói cẩu quyền trước thì nhóc đúng là nhóc. Phải biết rằng... muốn tiến xa hơn, cao hơn, thì phải học thường xuyên. Học cả cái xấu và cái đẹp để theo hoặc để tránh. Tự phụ quá sẽ chết yểu đó . Cũng như nhóc nghĩ là nhóc tài giỏi...nên bỏ học để đi làm nhà văn (có phần khâm phục vì cái cương quyết) nhưng cái tự phụ đó ngu thượng hạng (là điều nhóc đã học được tự chính bản thân). Khuyên thêm một điều nữa là cái lối viết trịnh thượng đạo đức giả không còn thu hút nữa (mà đọc cũng nhàm chán vì sự lặp lại quá cũ). Muốn làm thiên tài phải chấp nhận sự học hỏi. Thiên tài cũng tốn thời gian chứ không phải là tự trên trời rớt xuống cho mình cầm trong tay lắc qua lắc lại. Thêm nữa, đừng viết bằng tiếng ngoại ngữ (văn hay thơ cũng vậy) vì đấy cũng là một hình thức nhoè nhoẹt, khoe khoang lố bịch. Độc giả nếu có của nhóc sẽ là người VN chứ không ai xa lạ đâu . Có cần thêm gì nữa không?
  8. nnguyenkhanh04

    nnguyenkhanh04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Bạn fonzi xem lại và điều chỉnh thái độ của mình đi, vào nhà người ta cứ khọng khạnh mắng nhà bẩn, chủ nhà dốt...thì là người khách thế nào? Nhà bác đâu để mọi người đến thăm?
    Tôi cũng nhiều khi có cảm giác hơi bất ngờ/hụt khi đọc đến câu cuối trong nhiều bài của away, nhớ là một bạn nào đó cũng từng phát biểu ý kiến tương tự, cũng không nghĩ ra hụt đó là "sượng" hay là "lạ".
    Tự tin, tự phụ chưa hẳn là tính xấu, nó cũng là một giai đoạn trong quá trình nhận thức. Công kích cá nhân và dạy đời như bạn trong box Thi ca có phải là hay không?
    Thơ viết bằng ngoại ngữ cũng không sao, ít ra cũng là bài tập, (R.Tagore cũng chịu khó làm các bài tập như thế lắm). Tôi thấy away nhiều khi chen tiếng Anh vào tiếng Việt cũng tạo nên một phong vị 8x khá thú vị và độc đáo.
    Nhớ lõm bõm lại mấy câu thấy trên một toa tàu điện:
    "What to do? Stay green
    Never mind a machine
    Whose fuel is human'' soul
    Live large, man, and dream small"
  9. fonzi

    fonzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Thế những gì bạn viết không phải là dạy đời à?
    Tư cách và hiểu biết của bạn hơn hẳn tớ .. xa nên miễn bàn . Tagore, tagéo nào đó... có phải là gã Ấn Độ không? Tớ thì không đủ khả năng đọc văn, thơ nước ngoài như cậu. Chắc hôm nào phải tham khảo cậu thêm. Tớ cũng chưa đủ khả năng sắm nhà riêng như một số dân nhà giàu có. Chúng mua sắm thật nhiều nhà nhưng không ở nổi trong nhà mình mà chuyên môn sang ở nhà người khác thì cũng giống như tớ thôi. Chữ này là tiếng Nam Tư không biết viết có đúng không... nếu sai thì nhờ cậu dạy bảo nhé: HOMELESS!
    Được fonzi sửa chữa / chuyển vào 04:07 ngày 19/04/2006
  10. konnhamatjay

    konnhamatjay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    .

Chia sẻ trang này