1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...có một ngôi nhà mới...

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi away, 10/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. urinmylist

    urinmylist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Thế mày thì ra cái *** gì mà cứ mở mõm mãi. Nói xong rồi thì cút ****** đi !
  2. thanhansautham

    thanhansautham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    Cần phải có những người như lão Trần Mạnh Hảo.
    Dám nói to, nói thẳng.
    Lục lọi khắp thế giới này, chúng mày tìm đi, có cái nước nào mà nhiều nhà văn nhà thơ như cái ông Việt Nam ko? Điều này thì tự hào cũng được, nhưng mà khốn nỗi, lão già Vương Mông, một nhà văn có tiếng xứ Tàu, mới rồi lão qua xứ ta, một tay ký sự hỏi lão: "ông có biết gì về văn học Việt Nam đương đại?", lão cười đểu: "...tôi chỉ biết có Truyện Kiều với Lục V Tiên"! Chúng mày nhục ko? Thế mà văn đàn, thi đàn trong nước thi nhau cãi vã om sòm, tao hay mày dở, thằng có chút tiếng tăm thì khinh khỉnh khinh khỉnh, cái mặt lúc nào cũng vằm vằm vằm vằm, thằng mới nứt mắt ra một chút thì đành hanh, dốt còn sến. Tao ko dám chắc tao có làm được gì ko, vì giờ chúng mày cũng chưa biết tao là ai, tao ẩn danh. Lỡ sau này tao có danh, thằng nào tinh ý mới nhận ra tao. Tao luôn tin là tao sẽ làm được điều lớn lao. Ghét nhất lũ chúng mày là cái thói rởm đời, đếch có đứa nào vượt thoát được những nhỏ nhoi tầm thường, ngu si dek làm được gì giả vờ từ bi hay đứa nào đểu, lợi dụng cái mác "ý thức cá nhân" rồi khệnh khạng, cao ngạo.
    Thằng cu Linh, mày giỏi từ nay đối thoại với tao nhớ, tao chỉ tận cùng cái dốt của mày cho mày thấy. Mày đang phải gò lưng viết từng chữ kiếm ăn, hiền thì người đời nó thương chút chút! Bằng ku Thiệp kia kìa, sau lưng lão là cả một thế lực hùng mạnh mà nhiều lúc còn chết lên chết xuống nữa là! Tao là tao chỉ ghét mày cái thói nguỵ đời, kiêu ngạo hống hách, chứ thực tài có đáng bao nhiêu. Dẫu sao cũng mong mày cố gắng viết đi sau này bản thảo để làm giấy cho hoàng gia Thuỵ Điển đi cầu sau buổi tiệc chiêu đãi một nhà văn ko nào đó đoạt giải Nobel!
  3. nnguyenkhanh04

    nnguyenkhanh04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0

    Được nnguyenkhanh04 sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 19/04/2006
  4. urinmylist

    urinmylist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Thằng nhỏ này học nhanh! Khá! Nhưng dịch không được à? Không dịch được nghĩa bóng thì nhỏ dịch nghĩa đen đi, nhá? Cái "ngữ pháp" ấy nghĩa đen dễ hơn ! Lại ra vẻ là có tư cách nữa.. chán!
  5. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Đôi khi, nói một lời chân thành cũng không mong người khác hiểu ngay. Cứ phát triển suy nghĩ của mình và để đó thôi.
    Thường thì chỉ có hai cách tiếp nhận thông điệp:
    - Tiếp nhận trực tiếp bằng trí huệ.
    - Tiếp nhận thông điệp qua danh tiếng được đám đông công nhận (danh tiếng này mang một sức mạnh vừa tỏa hào quang hấp dẫn vừa đe dọa trừng phạt).
    Con người tiếp nhận những thông điệp bằng cả hai trạng thái trên (không ai thoát khỏi tâm thức vừa muốn ngã vào vòng tay nâng niu của đám đông, vừa sợ quyền lực của đám đông dù có luôn ý thức mình căm ghét điều đó). Tùy theo sự độc lập và sự nhạy bén mà cách tiếp nhận nào ưu trội hơn.
    Tôi cũng không có nhiều nhu cầu thông điệp hóa tất cả những điều mình đưa ra dư luận. Chỉ là đưa ra sản phẩm mà mình thấy không tồi. Cũng có phần là muốn thử nghiệm các phản ứng của nhiều loại người trước mỗi lần dùng ngôn ngữ của mình.
    ===========
    Câu trả lời bạn fonzi: ?oChả sao vì có lúc ?otao? thích vầy? là một câu vui đùa. Nhưng vì thấy cạnh nick của fonzi có cái gương nên phải cho ngoặc kép vào chữ ?otao? kẻo bạn lại nghĩ nặng nề (xin lỗi vì thái độ này nghĩa là mang định kiến coi thường khả năng hài hước của gái ). Nhưng rốt cuộc, làm mềm chữ ra như thế vẫn làm bạn thấy nặng nề. Đúng là mình luôn vô duyên với gái .
    Bài thơ đó định không post, mà đưa vào một cuốn tuyển những bài thơ mình cho là hay, mới để cho bí mật. Nhưng quyết định: chả để dành riêng những bài mình thấy thích làm gì vì nghĩ: cũng nên luyện dần tâm lí không câu nệ chuyện topic là nơi chợ người suy ra đếch cần phục vụ tử tế hay quá tôn trọng người đọc.
    Câu cuối là câu mình hài lòng vì nó thể hiện nhu cầu biến tấu của bản thân, đôi khi muốn cười vào cái ru ngủ của trạng thái êm đềm và cũ kỹ. Mình có thể trong 10 phút nghĩ ra vài chục câu khác nhưng không cảm giác là chúng có thể trội hơn câu: ?ochả sao vì có lúc tao cũng vầy?.
    Hiếm có chuyện gì buồn và tủi hổ hơn là phải diễn dịch cái mình cho là buồn cười. Như vầy, mình đói và nhục đến nỗi phải chạy theo hướng dẫn, năn nỉ cả những độc giả trong thâm tâm mình cho là dốt đến cùng sao? Rằng, đây là câu buồn cười, để cười thì phải nhe răng kiểu này này? Không đủ tự tin, ổn định về kinh tế để dọa độc giả: loại độc giả như ông tôi đếch cần, ông không đọc tôi thì ông thiệt?
    Quy luật làm ăn kinh tế: Nghiên cứu cầu rồi cung theo cầu.
    Tuy nhiên, có những nhu cầu của con người mà chính họ không biết. Đôi khi họ nghe một loại nhạc, mua một cuốn sách không phải để tận hưởng mà chỉ vì ý thức hoặc trong vô thức, muốn tỏ ra mình thuộc đẳng cấp nào đó. Hoặc đôi khi, tình cờ, nghe một bản nhạc, đọc một cuốn sách, họ tìm lại được nhu cầu thẳm sâu của mình.
    Cái mới là cái chuẩn bị mở ra một nhu cầu mới, có thể mở ngay, có thể, rất lâu sau mới mở, nên đầy tính vô thường. Mỗi khi ra một sản phẩm nghệ thuật, người tạo nếu quan tâm đến dư luận quanh nó, có thêm rất nhiều kinh nghiệm về nhu cầu của con người cũng như thêm hiểu biết để tiếp tục định giá sản phẩm của mình.
    Thật sự, tôi viết như vầy cũng không hề chờ đợi bạn fonzi mua sản phẩm của tôi. Không biết bạn fonzi có đọc và nhớ đoạn trong bài trả lời trước về chuyện đội mũ lập tức đứng cao hơn và sự lành mạnh không. Theo tôi, gọi người không quen là nhóc hay những cách ứng xử tương tự làm lộ ra mặc cảm là mình luôn cần đội mũ mới có thể trông cao lên được, cách cư xử này ít có khả năng làm người khác thấy bị thấp xuống mà chỉ làm mình mất giá đi. Bởi vì: cái gì mình cho mà người khác không nhận thì vẫn thuộc về mình. Khoe: với mỗi điều tôi viết, tôi luôn cố (và có thể lúc nào đó không cần cố) xác định như vậy.
    Bạn nnguyenkhanh04 độ này tham gia topic không hay như trước.
    Viết điều này tặng những bạn spam lố bịch: Các bạn có nhu cầu thì cứ tiếp tục spam khi việc này làm các bạn thích thú được cộng hưởng, được giải tỏa một sự tôi cho là bẩn bẩn, nhạt nhẽo và gần với tự chứng tỏ mình vô dụng nhưng có thể các bạn cho là hay ho và được chia sẻ. Chỉ hy vọng các bạn lưu ý điều này: giả sử mai sau, các bạn nhận được hậu quả của những việc này, từ chính sự nuông chiều mình, các bạn có đủ can đảm nhận ra nguồn gốc của điều đó và chấp nhận trả giá như một sự trưởng thành về thái độ chứ không hèn hạ đổ lỗi cho thời cuộc, sự phi lí hay định mệnh?
    Điều tôi tôi chờ đợi sự hiểu là ở những độc giả hiểu biết về sự tôn trọng mình và tha nhân cũng như sự xứng đáng nhận và trả đối với thái độ, giá trị nào đó. Bởi vậy, tôi viết một số điều để mở ra một số cánh cửa nhận thức tác phẩm. Hình như, trong topic này, trao đổi với ai, tôi cũng hướng đến đối tượng độc giả này, dù người tôi đối thoại có nằm trong số đối tượng đó hay không. Bao giờ, thấy không cần mở nữa, tôi sẽ dừng và chỉ post tác phẩm.
    Tôi cũng không rõ tác phẩm của mình được công nhận trên diện rộng ở nước ngoài trước hay ở trong nước trước. Tôi chỉ hơi hy vọng tìm thấy nhiều đối tượng độc giả mà tôi hướng tới là người Việt, bởi khi ấy, tôi thấy cuộc sống tốt ở đất nước mình đẹp hơn và có thêm nhiều cơ hội tốt đẹp hơn.
    Tôi cũng hơi hâm, tôi chỉ thích những đối tượng độc giả như vầy trả tiền cho mình, như thế, cả tác phẩm và đồng tiền, đều không lãng phí và mang cái vẻ vô ích thế nào ấy .
    20.04.06
  6. fonzi

    fonzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Việc *** gì mà phải dài dòng.... xoá !
    Được fonzi sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 20/04/2006
  7. boydienbien

    boydienbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    LÀNG NHÀNG
    tài ừ cho một tý
    đức chẳng đáng một ngang
    ơ người đời nhạo báng
    ngẫm ra cũng làng nhàng
  8. konnhamatjay

    konnhamatjay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    .
  9. fonzi

    fonzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Một ngang là cái gì ku ĐB
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Chiêu thức quảng cáo: Cảm thấy sau bài này đã triển khai đủ, ngừng để post tác phẩm dạng khác. Đón xem để biết tại sao lại phát biểu nghe có vẻ võ đoán như vầy
    Ngẫu hứng tặng Fonzi,
    Làm sao để cùng thấy ấm và mầu xanh?
    Tôi hay tự hỏi: Có nên hài hước trước mặt người không có khả năng hài hước không? Điều đó có làm tổn thương họ không? Điều đó có là một việc vô ích không?
    Tôi nghĩ là nên thử nghiệm và tôi đã làm vậy. Thử nghiệm đồng nghĩa với việc thay vì tránh nguy cơ nhận sự khó chịu, ta đón nhận đó và đồng thời thử phản ứng lại bằng sự hài hước. Phải thật khéo léo, bởi vì, cái văn hóa không tiếp nhận được hài hước ban đầu sẽ đề kháng nó và dễ phản ứng dữ dội. Nhưng nếu ta kiên trì, nó cứ xâm nhập chầm chậm vào dần. Qua tiếp xúc với một số người, tôi cảm thấy hài hước không phải là món quà Tạo Hóa tặng cho thiểu số và số còn lại mãi mãi không thể hiểu được nó. Hài hước là nguồn nước có sẵn trong mỗi người, hòa bình tìm được khi suối nguồn hài hước trong mỗi người được khơi thông. Tuy nhiên, có người tìm được sự hài hước cả khi bị cấm hài hước, trong đau khổ, tuyệt vọng... thì có người chỉ cảm thấy nó khi sống trong một trạng thái yên ổn, dịu dàng, khi được xoa dịu nỗi cô đơn. Nếu những người đó không được cái hài hước tác động, họ bị bỏ đó, mỏi mòn chờ cơ hội yên bình đến với mình trong một thế giới thô bạo này, họ sẽ trở thành con nghiện của sự thù địch cái hài hước.
    Có một cuốn sách mà tôi rất muốn thường xuyên giới thiệu và trích dẫn là cuốn ?oMilan Kundera - Tiểu luận: Nghệ thuật tiểu thuyết. Những di chúc bị phản bội? do Nguyên Ngọc dịch. Một đoạn trong đó, phần ?oDiễn văn Jérusalem: Tiểu thuyết và Châu Âu?:
    ?oFrancois Rabelais đã đặt nhiều từ mới về sau sẽ đi vào ngôn ngữ Pháp và các ngôn ngữ khác, nhưng một trong những từ đó đã bị quên đi và thật đáng tiếc. Đó là từ agélaste, nó lấy lại từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là: người không cười, không có tinh thần khôi hài. Rabelais ghét những kẻ agélaste. Ông sợ họ. Ông than phiền rằng bọn agélaste đối với ông tàn bạo cho đến nỗi ông đã suýt bỏ viết, và bỏ mãi mãi?.
    Milan Kundera rất thông thái, hài hước. Là kiến trúc sư văn học lớn nhất đương đại theo hiểu biết của tôi. Là một người cho độc giả cảm nhận mênh mông hơn về lịch sử, về văn học, về những tài năng văn học thông qua khảo sát lịch sử tiểu thuyết, viết tiểu thuyết về lịch sử tiểu thuyết. Là người tiếp nhận những lối đi độc sáng của tiểu thuyết và rẽ nhánh cho riêng mình, đồng thời, khẳng định khả năng bất tận khai thác những tình huồng hiện sinh của tiểu thuyết bằng những tiểu luận và bằng chính những cách triển khai tiểu thuyết của mình.
    Nhưng có một điểm trong các sáng tác của ông mà tôi chưa phục, cảm giác đôi khi mạch tư duy của ông bị khựng lại ở một bức tường vô hình - trạng thái không thể dung hòa giữa kẻ hài hước và kẻ agélaste. Tôi có thể phần nào hiểu cảm thức ?ovô vọng? này của ông khi ông trải qua những cuộc thế chiến, những thời kỳ phe phái, những hình ảnh các trại tập trung, những cuộc lưu vong, những trò giết người man rợ bằng vũ khí nóng lạnh, bằng ngôn ngữ, bằng sự phản bội nguyên tác khi không có tính hài hước. Có phải vì phải chịu một vô thức u ám khi trải qua một thời đại nặng nề cũng như phải đào sâu vào kiến trúc của lí tính mà văn Milan Kundera gần như không thể có (thời gian, nhu cầu để có) được cái hài sảng khoái của Bùi Giáng hay Châu Tinh Trì (cũng như những người này không thể đạt đến tầm cấu trúc thiên tài của Kundera)?
    Bản thân tôi thì cuộc sống cũng dễ chịu, cũng chưa phải trải qua cái phi lí kinh tởm là cuộc chiến tranh nào hay sự chụp mũ to tát nào, tôi vẫn ưa cái hài ấm và xanh hơn cái hài lạnh và đen (tôi thích chúng chỉ hiện sinh trong tiểu thuyết, khi ấy, tôi có thể thích hơn cái hài ấm và xanh). Thêm nữa, internet giúp thao tác nhiều việc nhanh hơn, khiến con người tăng thêm khá nhiều hạn sống và khám phá của mình (dù nguy cơ của trả giá của việc lâm vào tốc độ đột biến là sự quên mất phanh: sự hời hợt, sự mê mờ, sự quên lãng). Tôi nghĩ: nếu cần phải làm tổn thương nhau để hiểu nhau hơn, tốt hơn là làm tổn thương bằng cái hài. Khi người bị tổn thương nhiễm cái hài dương tính, dần dần, cái hài ấy trở thành của họ, nó không là vết thương nữa. Hoặc cả cơ thể họ trở thành vết thương. Nhưng cái hài cho họ sức mạnh và giúp họ tìm được những khoảng an lành với nó. Tôi nhận thấy trong tác phẩm của mình, tôi vẫn cố thử nghiệm một cơ hội dung hòa theo cách đó bằng hiện sinh của mình dù đáp số có thể vẫn dừng lại ở đáp số của Kundera (ông này có đáp số gì không?). Nhưng cuộc sống là đáp số cộng với... cuộc hành trình tìm nó. Hơn nữa, tôi vẫn tìm thấy và nể phục nhu cầu hướng đến cái thiện trong văn của Kundera thông qua việc bền bỉ khảo sát, bảo tồn, mở rộng cái chân và cái mỹ.
    20.04.06
    =====
    Tôi có hơi ngập ngừng khi dùng tự ?oloại người? nhưng cũng quyết định dùng. Tôi dùng với nghĩa phân loại. Tôi cũng là một ?oloại người?. fonzi thử đặt mình vào nick của tôi. Nếu tôi có tâm thế ?ochỉ chực cắn? như thế, fonzi phải viết mấy năm để đối đáp qua lại với khách vãng lai. Mời fonzi khảo sát lại một số chủ đề tôi triển khai trong các bài trả lời: mô hình dân chủ trên internet, spam, cái nhạt nhẽo, con đực, sự tự kiểm duyệt, các cách tiếp cận tác phẩm, thiên tài, chiến tranh, hòa bình, tổ quốc ngôn ngữ...
    Không phải mị dân: bài viết này của fonzi trông sáng hẳn lên.Điều đó làm tôi thấy thích thú dù nội dung vẫn xoay quanh bài học dạy làm thiên tài, dạy ngoan với độc giả.
    Thế này nhé, ngày xửa ngày xưa, có một nhà phê bình đã viết: ?oTác giả/nhà văn/nghệ sỹ chỉ là tác giả/nhà văn/nghệ sỹ khi người đó đang sáng tác tác phẩm nghệ thuật. Còn lại, đó chỉ là một người viết/người làm nghề nghệ thuật hoặc đơn giản là một người được gọi bằng cái tên của người đó?.
    Từ đó, suy ra, một thiên tài là một thiên tài khi đang tạo một sản phẩm thiên tài. Tạo xong thì cũng bình đẳng với chó . Hãy trả công (bình luận, phổ biến, trả công) xứng đáng cho sản phẩm xứng đáng. Hết.
    Được away sửa chữa / chuyển vào 15:10 ngày 20/04/2006

Chia sẻ trang này