1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có một nơi có những người như thế

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi brown_eyes, 27/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. brown_eyes

    brown_eyes Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    0
    Có một nơi có những người như thế

    Tôi đọc được bài báo này trên tờ "An ninh thế giới cuối tháng", thấy lòng lặng đi vì thương cảm, mọi người ơi, chúng ta có thể làm được gì cho những người phụ nữ này không?

    "Điều đầu tiên đập vào cảm giác của bất kỳ ai bước vào nơi các chị sống, đó là sự thừa thãi của cũ kỹ, bóng tối và tĩnh lặng.
    Cái khu tập thể hẳn xưa là một khu nhà kho của xí nghiệp may Chiến Thắng, nay là nơi trú ngụ của 9 nữ thanh niên xung phong năm nào, 6 người hiện đang vẫn sống một mình, 3 người còn lại đã có con nhưng chúng không hề được biết mặt bố.Chín chị tuy mới chỉ trên dưới 60 nhưng trông hom hem tiều tuỵ như những bà lão, chia nhau ở trong những căn phòng rộng chòm chèm chục mét vuông, ai có con thì 2 cặp mẹ con một phòng, ai không thì ba người một phòng. Những căn phòng bao nhiêu năm không có hơi đàn ông, ám đầy khói bếp, mái ngói thủng lỗ chỗ, tường lở lói không một bức tranh, không một bức ảnh dán lên gọi là?Những chiếc tủ cá nhân, chạn bát của những năm 70 già nua kẽo kẹt tiếng mọt kêu. Đồ vật đáng giá nhất trong phòng là 1,2 chiếc tivi nội địa cũ kỹ hắt ra thứ ánh sáng lờ mờ trong một căn phòng đã hạn chế tối đa các loại đèn để tiết kiệm điện?
    Bấy nhiêu năm hồ hởi đi theo các công trình theo tinh thần ?oĐâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên?, đến năm 1969 các chị đậu lại ở HN với xí nghiệp may Chiến Thắng thì cũng đã đến lúc quá lứa lỡ thì. Con gái ở quê ra học hành không, tuổi tác đã sồn sồn, lương ba cọc ba đồng, tằn tiện lắm mới đủ sống, chừng nấy mặc cảm cứ níu chân các chị Dùng dằng đắn đo thì nhiều, mà cái duyên như bóng câu qua cửa, cái sự nhỡ nhàng làm sao mà tránh cho được. Cơ quan dăm ba lần phân phối lại nhà cửa thì cũng là bấy nhiêu lần các chị dôi ra vì độc thân, để rồi yên ổn với những người bạn cùng cảnh trong cái khu tập thể có một không hai ở Hà Nội này.
    Tổng thu nhập hàng tháng của họ hoàn toàn trông chờ vào khoản lương hưu là 300.000đ. Với số tiền ấy họ phải chi tiêu cho đủ thứ dầu, đèn, gạo, muối trong đó có khoản phí vô cùng đáng ngạc nhiên nhưng được hạch toán một cách khá nghiêm túc là khoản tiền dành cho vệ sinh. Không có bất kỳ một nhà vệ sinh nào trong khu tập thể, nhưng vẫn còn may mắn cho họ là gần đó tồn tại một nhà vệ sinh công cộng và dù cho có thông cảm với hoàn cảnh của các chị đến mấy, các nhân viên ở đó vẫn buộc phải áp dụng một khoản phí đã giảm đến mức tối thiểu là 200đ/lượt.Và thế là cái khoản tiền 6000đ cho một tháng 30 ngày và 6200đ cho một tháng 31 ngày được quy định một cách rõ ràng. Tuy là gần chợ thật đấy song các chị khó có thể tạo thêm được một nguồn thu nhập phụ bởi sức khoẻ không cho phép, thậm chí ngay cả những việc đơn giản như là muối dưa cà bán thêm cũng không thể làm được vì nguồn nước cho khu ?ophòng không? này không đủ để cho họ tắm mỗi ngày, đừng nói đến việc làm hàng. Lối thoát duy nhất là trở thành các cô trông trẻ, nhưng vì không có sức khoẻ nên cả hai người mới dám nhận một cháu mà đã bị ?oquần? cho mệt lử. 8000đ một ngày trông trẻ cho cả hai người từ 7h sáng đến 7h tối đủ để các chị có một khoản tích cóp cho những trận ốm đau cứ liên miên xảy ra ở cái độ tuổi lục tuần này.
    Tôi nhớ đến hôm đưa một đồng đội năm xưa đến thăm các chị, khi ra về mắt khách cứ đỏ hoe sụt sùi mãi ?otôi tưởng phải về quê là đã thậm khổ rồi, ai ngờ các chị ở đây, mang tiếng là ở Hà Nội??
    Đêm Hà Nội giữa tháng 10 đã chớm vào cữ rét. Những hàng hoa mở muộn bất thường vẫn nườm nượp khách, hoá ra đã là những giờ khắc cuối cùng của ngày 20/10. Phú quý sinh lễ nghĩa, cũng không biết từ bao giờ cái ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nghiễm nhiên biến thành ngày 8/3 thứ hai. Chả biết đầu óc lẩn mẩn thế nào lại nghĩ về cái khu tập thể cũ kỹ nằm đằng sau lưng xí nghiệp may Chiến Thắng ấy, ở đó có những phụ nữ cả đời chưa từng có đuợc cái cảm giác sung sướng và hãnh diện khi ai đó trân trọng tặng họ một bó hoa, dù với vị thế nào của một cô gái, một người phụ nữ, một nữ cựu thanh niên xung phong hay một nữ cựu công nhân. Các chị cứ nói dỗi, nói vớt rằng sống ở cái đất sát làng hoa ngày trước đến hôm nay mới biết cái bông hoa ở đây nó hình thù thế nào, 60 tuổi, người đầu tiên tặng hoa cho các chị là cái thằng tôi, thấy nao lòng."

    (Phóng viên Việt Đông-báo ANTG)

    Leyen ơi, có thể tìm ra địa chỉ nơi các cô ấy sống để trao hộ chị một món quà nhỏ không???


    Thà bị lừa dối chứ không thể không tin vào con người
  2. leyen

    leyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn chị, Mắt Nâu. Em hứa là trong vòng một vài hôm em sẽ có thông tin chính xác hơn. Tụi em cũng sẽ tìm cách giúp các cô ấy.
    Cuộc sống tươi đẹp hơn bạn tưởng!
  3. Quang2105

    Quang2105 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    3
    Dear... e verybody!
    Em đã liên hệ được tới địa chỉ đó, đó là 1 khu tập thể của Xí nghiệp may Chiến Thắng cũ, nằm ở cuối đường Trần Phú, giao với đường Trịnh Hoài Đức. Tới đó, hỏi các bác bảo vệ của Xí nghiệp họ sẽ chỉ đường cho vì đây là khu tập thể của Xí nghiệp, nó nằm ngay sau Xí nghiệp may đó, trường hợp mọi người muốn xuống đó cùng nhau, có thể chủ động liên lạc để tập hợp!
    Một ngôi nhà xinh xắn
    Dưới bóng cây xoan dâu
    Đó là nhà thỏ nâu
    Và em là thỏ trắng
  4. leyen

    leyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn em nhiều. Nhưng mà Quang ơi, em có thể cho mọi người biết rõ hơn về tình hình ở đó được không trước khi mình định làm một việc gì đó.
    Cuộc sống tươi đẹp hơn bạn tưởng!

Chia sẻ trang này