1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÓ MỘT SÀI GÒN NHƯ DZẬY ĐÓ!

Chủ đề trong '1982 - Cún Sài Gòn' bởi phihai, 29/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    CÓ MỘT SÀI GÒN NHƯ DZẬY ĐÓ!

    bài viết đọc trên ẩm thực .com post về cho pà con đọc

    Link gốc nè : http://amthuc.com/index.php?ft=forum&ft_action=view&trang=0&thread=93

    tác giả Vmax

    CÓ MỘT SÀI GÒN NHƯ DZẬY ĐÓ!

    Sài Gòn những ngày mưa thiệt là ... hết chịu nổi! Đường xá mà cứ tưởng những dòng kênh đen đen, hết còn cái cảnh ?ocon đường có lá me bay, chiều chiều ta lại cầm tay nhau về?. Bực mình hơn nữa, trời đang nắng bất ngờ đổ mưa, cơn mưa không hề hẹn trước bằng những đám mây đen kịt như lẽ thường tình. Nếu mưa gọi là lất phất hay nho nhỏ thì ta cứ tiếp tục vù vù, mưa bự hơn thì... thì tìm mái hiên nào mà núp chứ sao! Còn bữa nào có chuyện nhức đầu với ?oem? thì... mưa cũng như không mưa. Dzìa tới nhà mới bừng tỉnh vì mẹ ta đã đón chào: ?oTrời ơi, tui nuôi nó lớn sức dài dzai rộng để nó dầm mưa ướt mẹp dzậy đó!?

    Sài Gòn sáng Chủ nhật đi nghe nhạc kèn trước cửa Nhà hát thành phố. Người già, con nít, thanh niên gì cũng có... Thử tưởng tượng có một ngày, ta chỉ tình cờ ghé ngang và kiếm một chỗ cho mình ở đó, tự nhiên có một em không đẹp rực rỡ, không thời trang lắm, cũng không lót thêm dưới gót chân một khối gỗ nhọn hoắt... em khều mình để tìm một sự đồng tình nho nhỏ: ?oNhạc hay hen!?. Trong khi ta chưa kịp gật đầu để ra vẻ đồng ý thì... ?othử ngửa mặt nhìn lên trời một chút đi? rồi ta chỉ kịp nghe tiếp những ?ophát súng liên thanh?: ?onhìn lên tự hiên thấy trời xanh mây trắng trên đầu, tự nhiên thấy yêu đời thiệt! Tụi mình thiệt hạnh phúc vì còn tai để nghe nhạc, có mắt để nhìn trời mây, có xe để đi long rong, có tiền trong túi để đi uống cà phê... Hạnh phúc quá bà hen!?. Trời, nghe câu cuối này ta mới biết, thì ra không phải em nói cho mình nghe ?" em đang nói với bạn em đó mà! Nhưng mà trời ơi, em dễ thương quá! Nghe giọng em thì biết là con gái Sài Gòn 100%...

    Sài Gòn với những quán điện tử để ta và tụi bạn thử tay nghề mỗi khi rảnh rỗi... Khu cư xá Bắc Hải ngày đó là địa chỉ thường trú của ta. Có những ngày chơi đến mờ mắt, mẹ kêu cách nào cũng không chịu về ăn cơm. Con dế trong túi áo cứ tít tít liên tục làm thằng kế bên nó ?oquạo?... Rồi ta nhận điện thoại của em... Em tới. Và ta cũng nhất quyết không về. Vậy mà hay! Biết thằng nào có cái sung sướng như ta, chơi game mà còn có em ngồi kế bên chờ!

    Sài Gòn và mấy con đường có hai hàng cây xanh... Thói quen vừa đi đường vừa ?ohót? đôi lúc khiến người đi đường nhìn ta với ánh mắt hơi kì dị... Mà ngày nào không ca không hát chắc ta sống hông nổi! Vì vậy, mấy cái quán karaoke cũng nằm trong sổ địa chỉ của ta. Đi hát nhiều mình có, hát hai mình có, hát một mình cũng có luôn. Hông hiểu sao giọng hát của ta được nhiều người công nhận đến dzậy, trường lớp gì cũng biết tiếng hết, nhưng có một người ta chờ được nghe khen một câu lại khó quá! Không cần người khác khen ta, chỉ cần nghe em khen, vậy mà có bao giờ...

    Sài Gòn những buổi nào ta đi nhậu chung với đám bạn chí cốt... Người Sài Gòn làm cũng dữ mà nhậu cũng tới bến. Chiều chiều thử đi dzòng dzòng phố phường mà coi... bà con mình nhậu đủ kiểu: nhà hàng cao cấp có, nhà hàng vỉa hè có, nhà hàng dở dở ương ương cũng có, nhậu từ món ngon vật lạ cho tới cóc, ổi, me, xoài... chỉ cần có chút mồi với cái thứ cay cay là bàn nhậu cũng rôm rả. Giờ thì có đủ thứ bia để lựa chọn, nhè nhẹ thì Heiniken, nặng thì Tiger, uống chơi chơi thì bia Sài Gòn chính hiệu xanh-đỏ, còn cái Foster bia phong cách Úc gì đó - quảng cáo thì thấy dzui dzui chứ dân Úc thứ thiệt đâu có nghiện bia này! Lúc quởn thì cũng hay rủ vài đứa đi uống bia Pacific đầy rẫy trong thành phố... Còn có một chuyện nghe từ ông bạn ?ogià?: đời sinh viên của ổng gắn liền với bàn nhậu, ông í có hứa chừng nào tao có ?obồ? thì tao bỏ nhậu. Ai ngờ ổng có thiệt! Bi giờ nhậu với bạn bè thì ít mà nhậu với người iêu thì nhiều! ... Có lẽ ở một phương trời nào đó, mấy tiếng cụng ly cốp cốp rồi kèm theo tràng ?oDzô! Chăm phần chăm!? cũng làm mủi lòng kẻ xa Sài Gòn... Nguyễn Duy có mấy câu thơ mà chắc dân nhậu nghe đọc sẽ khoái chí lắm!
    ?oQua nghĩ chán sống nghĩa là xả láng
    Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu!
    Nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía,
    Nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đều ?o



    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  2. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Những ngày xưa yêu dấu...
    Mượn tạm tên một bài hát (mà ta không nhớ là ai hát nữa) để nói về một thời quậy như quỷ sứ của ta và đám bạn chung xóm. Hơn mười năm trước, cái xóm nhỏ ấy đâu có bao nhiêu nhà. Đất đai hồi đó ... một chỗ đồng không mông quạnh như chỗ ta ở, đêm đêm nghe tiếng ếch nhái rõ mồn một - trị giá có 2 chỉ một lô. Giờ thì 7 ?" 8 triệu gì đó một m2. Mắc cứa cổ! Làm ta tiếc hùi hụi, phải chi hồi xưa ba mẹ ta mua luôn mấy lô thì đỡ quá! Mà thôi, chuyện đất đai hông phải là chuyện ta muốn bàn ở đây vì ta không làm nghề cò nhà đất. Những ngày đó, ta và mấy thằng hàng xóm quậy tưng bừng: ốc vít ốc tán ?" tán được là tụi nó tán thẳng cánh cò bay, đố thằng nào can đảm đứng chụp, mắc công ôm mặt mà không được khóc huhu như đám con gái; cái trò bắn bi hình như là trò mà xóm ta đứng vô hàng thiện nghệ. Hồi ấy, có một thằng nhà giàu dọn tới gần xóm. Nó khoe khoang hết chỗ nói, có nhiều tiền nên nó có nhiều bi - vậy mà nó cũng tự hào. Chân lý của của những bi thủ đích thực là phải chiến đấu bằng mấy đầu ngón tay cộng thêm mấy cục bi ?ochiến? của mình. Nó không hiều điều này nên bị ?odập? là lẽ đương nhiên. Nếu không sớm dọn đi chỗ khác, có lẽ nó sẽ tốn tiền mua bi dài dài vì cỡ nó thì chỉ xếp vô hàng đệ tử nhập môn!
    Có ai mà không biết cái cà kheo chứ! Vấn đề là có ai giống tụi xóm ta, nghĩ ra trò dùng cà kheo làm phương tiện di chuyển... nó gần như là một phong trào lúc đó... đứa nào cũng có một cặp cà kheo trừ đám con gái... Đi qua nhà đứa nào trong xóm chơi, tụi nó cũng vác chiến mã của mình ra; tới nhà người ta, tụi nó lí lắc tìm một ?ochỗ đậu? cho chiến mã. Chuyện cầm nhầm chiến mã của đứa khác rất hi hữu vì cặp cà kheo nào cũng có dấu hiệu riêng hết, giống như bảng số xe dzậy đó...
    Hình như con nít đứa nào cũng khoái trời mưa... Tắm mưa là cái thú dzui từ hồi nào hổng biết. Hễ trời mưa là tụi nó í ới réo nhau ra đường. Đứa nào gọi là ?onhóc nhóc, chưa có nhận thức cao cấp? thì cứ ?ocuổng trời? thoải mái...
    Nếu tắm mưa là chuyện mà tụi con trai cực kì khoái thì con gái xóm này lại khoái làm một chuyện hơi kì cục khác. Khi mưa tạnh, tụi con gái cũng í ới hò nhau ra đường... có điều tụi nó hổng đi ra đường bằng dép, cái thứ ở dưới chân lúc đó là bao xốp. Không biết nhỏ nào đã phát minh ra cái sáng kiến đó nữa! Phụ huynh dĩ nhiên đời nào cho làm dzậy! Tụi nó bước từ nhà ra thì mang dép đàng hoàng, nhưng sau đó lại cất dép vô một chỗ kín đáo rồi lấy bao ni-lông ra (phải cất kĩ dép vì có lần thằng nào đó đã chọc ghẹo bằng cách chôm sạch dép, khiến cho đám con gái đi chân không về nhà và tất nhiên là bị má rầy vì "con gái con đứa có đôi dép cũng làm mất"). Mà con gái xóm ta còn đáng nể ở chỗ: trong cuộc thi tranh danh hiệu "Người leo cây nhanh nhất xóm", đứa vô địch lại là một nhỏ còm nhom còm nhách.
    Nói tới mấy trò chơi hồi nhỏ thì vô bờ vô bến. Trò tạt hình, tạt lon hồi đó cũng gọi là phổ biến lắm! Tụi nhỏ mang dép nhiều chứ ít đứa nào chịu mang giày, thì mang dép để lúc cần lột ra cho dễ tạt (dép đem ra tạt để có lỡ mòn hay lỡ đứt, má tụi nó cũng chửi ít hơn và đỡ xót của hơn). Trò chọi hình cũng là trò tụi nó rất khoái. Mấy thằng hình bằng nhựa dzỏm với đủ thứ hình dạng: thú, người, rambô, quái vật, dị nhân... tùy vào cỡ lớn nhỏ mà quy định "xài" mấy ("xài" = giá trị sử dụng của thằng hình). Cũng giống như bắn bi, đứa nào ăn nên làm ra nhờ mấy thằng hình chiến với mắt nhạy, tay chân linh hoạt... túm lại là tài năng bản thân, thì được mấy đứa khác nể lắm!
    Vì xóm đông con trai, ít con gái nên nhỏ em ta cũng luyện món bắn bi. Xét trong phạm vi con gái thì nó thuộc hàng hảo thủ, con trai như kiểu thằng nhà giàu không thể là đối thủ của nó. Tuy nhiên, nhỏ lại sành chuyện bẻ trộm hoa nhất. Mấy cái bông, cái lá bứt về sẽ được tụi con gái đem ra chơi bán đồ hàng. Ôi thôi đủ thứ món: hủ tiếu xào, phở gà, phở bò, bánh cuốn (có thịt và không thịt đàng hoàng)... Có lần, nó đang thò tay qua hàng rào nhà người ta bứt mấy cái bông vàng anh thì sau lưng có tiếng hỏi: "con bứt bông làm chi dzậy con?". Nó tỉnh bơ vừa bứt vừa trả lời mà hông thèm quay lại nhìn coi ai: "con đem dzề chơi bán đồ hàng". "Con muốn bứt thì xin bác chứ đứng cheo leo như dzậy coi chừng lọt xuống mương nha con". Thì ra nó bứt theo kiểu giang hồ nửa mùa, bứt lén mà hổng thèm tìm hiểu trước hay quan sát hiện trường.
    Những ngày đó, đứa nào biết chạy xe cũng là một điều có thể lên mặt. Cũng ít đứa có xe mini để tập... vậy là phải ngồi trên sườn xe chứ ngồi lên yên thì chân đâu có đủ dài để đạp. Tụi con gái lại còn lót thêm cái gối nhỏ xíu để ngồi cho êm. Chân tay trầy trụa là chuyện cơm bữa... Ngồi ở sườn xe mà đạp xịn rồi thì cũng chưa lên yên vội. Giai đoạn này là mắc cười nhất... đứa nào đứa nấy cứ nhấp nha nhấp nhổm cái mông, lên rồi xuống, xuống rồi lên... kiểu này có thể gọi là "chơi dzơi". Cuối cùng là lên yên. Bài học truyền từ đời này qua đời nọ cho những đứa đang tập xe là " mày nhìn ra đằng trước á! Chứ đừng có nhìn xuống đất làm chi!". Tụi nó mà chạy thành thạo rồi thì khoái được sai đi mua cái này cái nọ, dĩ nhiên là đi bằng xe đạp rồi! Nhưng khoái nhứt vẫn là những cuộc đua... Ta hình như từ nhỏ đã có cái máu tốc độ là dzậy!
    Con nít bi giờ không biết sướng hơn hay thiệt thòi hơn con nít mười năm trước. Nhưng dĩ nhiên là khác nhau nhiều! Tụi nó không biết ốc vít ốt tán là cái gì, cũng ít đứa nào biết bắn bi, tạt dép, gỡ ghẻ... Tụi nó cũng đâu còn nếm được cái hồi hộp, thích thú, dzui nứt trời khi một đám nhóc cùng rủ nhau đi bẻ trái nhà hàng xóm, đi giựt bánh trái mỗi lần người ta cúng cô hồn... mà có lẽ khổ nhất là con nít Sài Gòn giờ phải học nhiều quá, nhiều mà hổng biết hiểu bi nhiêu?

    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  3. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Em là ai? ... và chuyện của muôn đời
    Con gái Sài Gòn không khéo ăn khéo nói như con gái Hà Nội, cũng không có cái vẻ thâm trầm, e ấp như con gái Huế... Con gái Sài Gòn vậy mà làm tụi con trai chết lên chết xuống với cái tính ngang như cua, thẳng tắp như xe ủi lô. Rõ ràng có lỗi mà hổng bao giờ chịu nhận lỗi trước. Người ta đành xuống nước năn nỉ dù không hiểu mình có lỗi gì đây. Dzậy mà con trai vẫn cứ khoái xuống nước để được nghe cái câu "iểu điệu thục nữ" của tiểu thư Sài Gòn: "Ai biểu...."...
    Thời nay, "tốc độ" không còn là đặc quyền của các bậc mày râu. Tình cờ ta ghé một quán nước... quen thuộc, dù không cố ý nhưng vì quán vắng, vị trí của ta lại thuận lợi nên nghe phong phanh được câu chiện của hai em dễ thương (mà không biết sao Sài Gòn nhiều con gái dễ thương quá! Khi ta có em iêu rồi ta vẫn phải công nhận cái chân lý này!). Hai em đang bàn về "tốc độ", về "kĩ thuật" điều khiển con ngựa sắt có động cơ; em đeo mắt kiếng đã có lần xoáy tay ga lên 100, em có lúm đồng tiền thì tiết lộ "lách là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa eo, vai, khuỷu tay và cổ tay..." rồi em cười: "bà dừng xe lúc đèn đỏ còn thua tui, tui đâu có cần giảm tốc độ từ xa...", ".... mà bà tập xài thắng tay cho quen đi"... Nghe mà hết hồn!
    Ra đường mới thấy! Ngoài đường xá bi giờ nhiều nữ yên hùng lắm! Họ vững tay lái và tốc độ không thua gì nam nhi! Em iêu của ta cũng dzậy! Hồi mới quen em thì chưa biết, một thời gian sau em cho ta "sáng mắt sáng lòng", khiến ta không còn dám khinh thường chị em nữa! Thiệt ra, đôi khi ta thấy em sao mà con nít quá! Ta và em đang chạy sóng đôi, đột nhiên em tăng tốc vèo qua mặt ta... ta cứ tà tà tới thì em nói là khinh thường em, không lẽ ta lại vượt lên trước em sao? Em thì bao giờ cũng là chân lý...
    Hình như con gái Sài Gòn "bướng bỉnh" lắm! Hay tại con trai Sài Gòn chiều người iêu quá! Em thì gọi thẳng ra đó là "lì". Vậy thì em lì khủng khiếp! Mà ta lại bị em hấp dẫn khủng khiếp cũng vì điều đó. Và có lẽ một trong những hệ quả của chuyện lì lợm là chuyện thích bình đẳng. Em thì lúc nào cũng thích bình đẳng với phe ta trên mọi phương diện. Em đã từng bắt ta tập cho em chơi bida... Trời ơi, con gái cầm cơ! Thằng bạn của ta từng tuyên bố trước mặt bá quan văn võ: "chừng nào con gái còn đòi tụi tui tặng hoa 8-3 thì mấy bà đừng có nói chiện bình đẳng chi cho mệt!".
    Khi phim truyền hình Hàn Quốc ào ào đổ bộ dzô Sài Gòn thì mốt HQ cũng lên ngôi. Con gái Sài Gòn cũng chạy theo mô-đen mắt thâm quần, môi đen sì, quần lưng xệ, tóc quá trời kẹp mái... Rồi một thời gian ngắn, giới nữ sinh vài trường còn tự đặt thêm cho mình những cái tên HQ na ná như tên nhân vật trong phim. Vì vậy mới có chiện tụi con trai chế ra mấy cái tên HQ quái đản kiểu như: Choi Xong Dong, Choi Xong Hiec ... (là gì thì ai mà biết!!!).
    Con gái Sài Gòn vốn dĩ dễ thương, họ biết ăn mặc lên đồ lại càng dễ thương hơn. Có điều... điều gì thì ta làm sao mà dám góp ý. Họ có biết họ cũng góp phần nhỏ xíu trong chiện làm số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng lên không hen? Rồi còn làm cho con trai phải ra sức thanh minh thanh nga với người iêu của mình đang ngồi sau lưng vì "anh làm gì mà nhìn con nhỏ đằng trước dữ dzậy?". Không biết anh chàng đó giải thích làm sao nữa?
    Và còn một điều mấy cô nương Sài Gòn khiến người ta dễ nể mà cũng dễ xanh mặt. Nhậu. Cũng như chuyện "phóng xe ào ào", chuyện nhậu cũng là một thứ bình đẳng trong triết lý của một nửa thế giới. Bài học rút ra: Đừng thách thức con gái nhậu, họ mà đã nhậu thì trời cũng thua. Sau khi bộ phim "Gái nhảy" trình chiếu và thu hút quá trời khán giả (nam?) đến rạp, một tờ báo của học trò Sài Gòn đăng một phóng sự dài lấy tựa "Gái nhậu!". Đọc xong thì thấy... dễ sợ qué!
    Yêu con gái không hề dễ, yêu con gái Sài Gòn càng khó, yêu mấy em Sài Gòn có cá tính lại càng giống như chiện "lên trời" hay "tát biển Đông"! Ta rút ra chân lý đó từ khi em xuất hiện trong đời ta. Em nhỏ bé, mong manh và hình như rất yếu đuối? Ta chỉ dám nói ?ohình như? vì ta không chắc. Em... đôi khi cái gì cũng sợ, cũng ngại mà đôi khi thì em không biết sợ là gì. Sự táo bạo có phải cũng là một đặc trưng của con gái đất Sài Gòn không ta? ... Người ta nói dân Nam bộ vốn phóng khoáng, hào hiệp, tính tình thì thẳng như ruột ngựa nhưng lại không giận lâu. Và đừng tưởng chỉ có mày râu Sài Gòn mới thừa hưởng mấy cái tính đó! Và ta phải lập lại rằng: "Con gái Sài Gòn sao mà đáng iêu, sao mà dễ thương quá chừng!". Nhưng ta chỉ iêu một em thôi mà đã nhức đầu quá trời!
    Đã nói chiện con gái thì không thể không nhắc đến phe ta. Dù sao con gái cũng sẽ buồn nếu không có con trai mà ... Ai sẽ nghe nàng than thở, ai sẽ kiên nhẫn đứng đợi nàng trước cổng trường hay khủng khiếp hơn là trước cửa siêu thị, ai sẽ chở nàng đi long rong, ai sẽ cho nàng mượn vai để khóc... Nói chung sự có mặt của phe ta trên đời nhiều ích lợi lắm! Khổ bi giờ mà biết đâu mai mốt sướng! (nói biết đâu thôi vì "biết ra sao ngày sau", ngày sau có khi còn khổ hơn bi giờ gấp bội!).
    Không hiểu cuốn bí kíp mang tựa đề "cua con gái" dày tới cỡ nào! Thật cảm ơn những ngưòi đi trước đã vất vả trải qua thương đau mới truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm quý giá. Thời nay thì cũng khác thời xưa nhưng cũng nhiều chiêu xài bi nhiêu năm ... cũng tốt. Hình như chiêu kinh điển đầu tiên là "dày mặt", là "lì"? Đại khái như là:
    "Em tan trường dzìa
    Anh theo rề rề..."
    Sau này đám hậu bối thêm mắm muối một chút để tán gẫu lúc chờ người iêu:
    "Em tan trường dzìa
    Anh theo rề rề
    Em đi lề mề
    Sợ Anh theo lạc..."
    Rồi cái kiểu vô số 1, thắng gấp, lạng lách ... để nàng thấy hoảng mà ?odzịn? chàng cũng là chiêu xưa như trái đất. Vậy chứ cũng còn nhiều anh xài!
    Ta có một thằng bạn chí cốt. Nó mê hát hò không thua gì ta. Hậu quả là do mải mê tập văn nghệ trên trường để thi thố chi đó, điện thoại thì tắt ngúm và giờ đón em iêu cũng quên mất tiêu. Lúc nhớ ra thì lịch sử đã là lịch sử. Em iêu của nó điên lên nên quyết định đi bộ dzìa nhà gần 8 cây số. "Nàng của tao gầy gò lém..." - nó tội cho em thì ít mà sợ em giận thì nhiều! Nhưng suốt nửa ngày trời còn lại hôm đó, nó không thanh minh thanh nga gì hết mà im lặng như một nấm mố... để lấy sức. Sáng hôm sau, thằng bạn ta tới trước nhà nàng. Nàng đang làm mặt giận cũng phải thắc mắc "xe đâu?". Thằng bạn ta ra là... chuộc tội với nàng bằng cách đi bộ bằng cái quãng đường mà hôm qua nàng của nó đã đi. Chuyện đâu có dừng ở đó. Bữa đó xe nàng lại bị hư... rốt cuộc hai kẻ điên đó đi bộ lên trường nàng lấy xe.
    Thiệt ra mỗi tên có một hay nhiều bí quyết của riêng mình, nói ra đây thì làm sao còn gọi là bí quyết được nữa! Túm lại để em iêu ta như ta iêu em thì ta cứ là chính ta, ta cứ chứng tỏ với em rằng "ta là một, là riêng, là thứ nhất" (Xuân Diệu), rằng ta là chỗ dựa tốt nhất của em, rằng em đi hết đất Sài Gòn cũng không kiếm được ai iêu em như ta (trừ ba má em).
    Một thằng con trai được người iêu dựa vào vai để khóc là một chuyện hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta có một nàng mà ta có thể để nàng nhìn thấy những "giọt nước mắt đàn ông" cũng là một thứ hạnh phúc trên đời. Em nói em rất ghét nhìn thấy con trai khóc. Em hình như thích những thứ mà người ta ghét và cũng ghét nhiều thứ mà người ta thích! Biết làm sao được? Dù sao, ta vẫn không hối hận khi đã có lần khóc trước mặt em. Bao nhiêu năm tháng ngang tàng của một thằng khùng và ngông trên đất Sài Gòn hình như tan ra hết ngay lúc đó!
    Em iêu của ta - một cô gái đầy cá tính. Trong em là những gì thật phức tạp và nhiều khi mâu thuẫn đến cùng cực, lộn xộn giống như Sài Gòn dzậy! Nhiều khi ta tưởng chừng trong em là một cái lẩu Thái to đùng - đủ thứ món, đủ thứ nguyên liệu - cay xè, chua lét, nóng hổi mà ngon vô cùng tận! Ta từ lâu đã thấy Sài Gòn đáng iêu, nay còn thấy Sài Gòn càng đáng iêu hơn khi ta kím được một người iêu dễ thương ở giữa lòng Sài Gòn. Em sao mà lúc nào cũng tự hào: "May mà có Em đời còn dễ thương". Không biết tại sao ông Phạm Duy lại nghĩ ra cái câu độc địa đến dzậy! Còn ông trời sao mà tâm lý đến nỗi khiến ta ngắt ngoải khi đem đặt kế bên đời ta một cô gái như em?
    Chuyện của muôn đời dĩ nhiên là chuyện tình yêu. Người ta sống từ thời ăn lông ở lỗ cho đến lúc có xe hơi nhà lầu, có máy tính rồi chat chít tá lả, có tên lửa phóng vèo vèo, máy bay tàng hình lượn tứ tung... dù thời nào thì iêu đương vẫn là chuyện nói hoài không chán (dù đôi khi nói nhiều cũng thấy ngán ?!)

    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi

Chia sẻ trang này