1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên cần một ngôn ngữ giao tiếp chung cho cả nước?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hieusuda1, 21/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieusuda1

    hieusuda1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    15
    Tớ nghĩ nước ta nên lấy giọng Hà nội làm ngôn ngữ chuẩn vì bất kì nước nào cũng cần có ngôn ngữ chuẩn để dễ dàng giao lưu học hỏi.Chưa giải thích vì sao tớ chỉ cần lấy ví dụ là trên thế giới sao không ai học hết 119 ngôn ngữ để dễ dàng giao lưu học hỏi mà họ lại lấy tiếng anh làm ngôn ngữ giao lưu chính thức,ngay đến cả trung quốc với niềm tự hào sở hữu ngôn ngữ nhiều người học nhất nhưng môn tiếng anh luôn là số 1 trong giáo trình ngoại ngữ của họ và nó là vật bất li thân đối với những người có chút hiển biết.Do vậy ngôn ngữ và kiểu phát âm chung hay ngôn ngữ và cách phát âm quốc tế là rất quan trọng.
    Còn vì sao tớ chọn kiểu phát âm và đánh vần của hà nội là chuẩn:
    -Yếu tố lịch sử:
    Hà nội là đô thị tồn tại lâu nhất mà người việt sở hữu .Chỉ cần tính từ thời Lí công uẩn chuyển đô đến bây giờ cũng đã được tới ngàn năm.Do đó có thể coi hà nội văn hiến là trái tim của toàn bộ việt nam.
    Ngay cả việt phổ thông chữ quốc ngữ sớm nhất cũng ở hà nội,trước 1931,trong miền nam chỉ tồn tại mỗi đông dương cộng sản đảng và hầu như dân miền nam vẫn bị mù chữ có biết cũng chỉ là một bộ phận nhỏ con cháu nhà giàu chiếm chưa đến 1% dân số,chữ quốc ngữ chưa phát triển và tổ chức này cũng không có kế hoạch nào để phổ thông chữ quốc ngữ vì nó hầu như bị cắt đứt với phong trào cách mạng cả nước và chưa có một bộ luận cương nào để phát triển phong trào đầy đủ.Nhiều nơi trong nam người ta vẫn nói tiếng trung quốc?.Vì sao tớ nói đến chữ quốc ngữ vì nó là cái nôi của việc đánh vần và phát âm chuẩn.
    Trong khi đó ở miền bắc từ những năm 21-27,hội thanh niên cách mạng,nhất là những thanh niên trí thức đã nêu lên việc dùng chữ quốc ngữ để truyền đạt lại đường lối cách mạng cho giai cấp công nhân và giai cấp công nhân,hai giai cấp chiếm dân số nhiều nhất trong cả nước.Do đó ở miền bắc bộ chữ quốc ngữ thay đổi linh hoạt liên tục và người ta xây dựng trên nó một cách đánh vần phát âm chuẩn.Từ tác tới công nhân nông dân nó đã tác động vô cùng sâu sắc tới tầng lớp trí thức và tư sản yêu nước hay người ta còn gọi là "tư sản đất hà nội cũ".
    Năm 1954 với các cuộc di dân lớn của công giáo nhiều đồng chí cách mạng đã theo vào từ bắc xuống nam để hoạt động cách mạng,họ cũng là người mang bảng chữ cái đầy đủ âm tiết từ miền bắc xuống miền nam để phát triển hệ thống chữ quốc ngữ mà cái nhà nước Trần trọng kim đã đưa ra đầy thiếu sót.
    -Yếu tố chính trị,hà nội là đầu não chính trị của cả việt nam,mất hà nội thì việt nam cũng sụp đổ.Do đó các đời vua việt nam hầu như lấy đô ở hà nội còn vì sao không lấy gia định hay huế(một thời gian).Huế nằm ở miền trung đất đai nghèo nàn và hay lũ lụt,hệ thống đê điều yếu kém,gia định thì là nơi hổ lốn tạm nham đủ dân mọi hương,thế đất yếu và thấp,không phải đất an toàn,hay ngập lụt đặc biệt là khi mực nước biển tăng sài gòn bây giờ sẽ mất 80% lãnh thổ(đê điều trong nam chán bỏ)
    Đặc biệt miền bắc là đầu não cách mạng,cuộc cách mạng giải phóng đất nước khỏi bọn ngoại bang giàu có bắt đầu từ miền bắc.Đặc biệt là miền bắc do có 1000 năm bị tq đô hộ nên biết cách đối nhân sự thế lúc nhu lúc cương nên làm chính trị được(thế bọn tq mới ghét),còn miền nam ít chịu sức ép chính trị nên đa phần tính thình bộc trực thật thà,chỉ cần đưa ra vài miếng mồi là vào bẫy,dễ thỏa hiệp mà đức tính đó thì bè lũ ngoại bang rất cần.
    Yếu tố ngôn ngữ:
    nếu là tiếng hà nội chuẩn sẽ phát ngôn đầy đủ cách loại chữ cái cơ bản và đủ 6 âm sắc,các chữ cái mở rộng được phát triển dựa trên đó.Giống như ngày xưa tớ nào sài gòn thấy mấy bác nói vô đi(thật ra là vào đi và vào trở thành tiếng chuẩn chứ không phải "vô") nhưng do phát âm địa phương nghe như là "dô" đi và bây giờ tớ nghe mấy bạn trẻ trong nam toàn nói z-ô đi trong khi đó quyển phát âm lớp 1 các bạn ấy theo giáo trình dạy là vào đi.
    =>Nói một cách nào đó không cần phải tranh cãi nữa vì tiếng hà nội chuẩn mặc định được sách giáo khoa công nhận,bất cứ việc đọc theo sách từ mẫu giáo đến cao học đều viết theo tiếng hà nội chuẩn.Cái cách phát âm mà bộ giáo dục dạy là cách đánh vần theo tiếng hà nội,bất cứ kiểu đánh vần khác tiếng hà nội thay mặt là sách báo đều bị gọi là nói ngọng=))Chứ dân nghệ an hay ba vì cứ "u u","bọ bọ","tê tê"người hà nội hay gọi bố mẹ là "bô" cũng chỉ coi là cách tắt,gọi hài chứ không dùng cách gọi ấy làm phổ thông.
    Ngay cả cái chức danh "ngàn năm văn hiến" cũng là của hà nội chứ của thành phố nào chắc=))
    =Tiếng hà nội là tiếng chuẩn rồi còn gì:-c
  2. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời là có. Đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh mà! Tiếng địa phương thì có thể rất nhiều nhưng tiếng toàn dân thì chỉ có một. Đó là kết tinh, tổng hợp của cả nước và đại diện cho cả nước.

    Câu trả lời là không được, không hợp lí.

    Hà Nội đúng là trái tim của VN, có nghìn năm văn hiến nhưng HN cũng chỉ là một địa phương của VN và không thể đại diện hết cho VN ít nhất là về mặt ngôn ngữ. Dân số HN là bao nhiêu thì cũng là phần lẻ so với dân số cả nước. Bạn không thể ép cả nước nói điệu theo giọng HN được. Bạn tôn HN lên mà tách HN ra khỏi miền Bắc thì lại càng làm HN “yếu”. Tiếng HN và MBắc nói chung đều thấy được sự tồn tại của các âm ‘s’ và ‘x’, ‘ch’ và ‘tr’, ‘z’, ‘j’ và ‘r’ nhưng không thể phân biệt được trong phát âm. Đó là thiếu sót của họ, vì vậy họ cần phải bổ sung chúng vào nếu muốn tiệm cận với tiếng Việt chuẩn.
    Về chữ quốc ngữ: trước năm 45 thì cả nước VN này hầu như mù chữ, không cứ gì trong Nam hay ngoài Bắc. Công nông thì lại càng mù, miền Bắc phải đến những năm bình dân học vụ thì cơ bản dân mới biết chữ. Các hội truyền bá chữ quốc ngữ như DKNThục, Dtân, Vminh … thì hoạt động rộng khắp cả nước. Hình như tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên là ra đời ở miền Nam thì phải.

    Còn
    Là vì đặc thù của miền Nam là pha trộn dân cư nhiều nguồn, có nhiều người Hoa sinh sống, số đó nói tiếng Hoa phải rồi.

    Cái này bạn viết chả ăn nhập gì tới ngôn ngữ cả. Nhưng mình cũng nói luôn là bạn có nhiều cái sai lè!
    HN nay – ThLong xưa từng mất nhiều lần nhưng VN vẫn đứng, VN không giống TQ hay các nước khác. Thăng Long- HN từng bị chiếm giữ, phá huỷ vào thời Trần (đánh Nguyên), thời Tây Sơn (đánh Thanh), thời hiện đại (đánh Pháp),... thậm chí đến quân Chăm-pa còn vào cướp phá ThLong nhiều lần nữa kìa!
    Phú Xuân/Huế từng là thủ đô, và thời đó VN chả đến nối yếu, thậm chí còn thống nhất, hùng mạnh nữa (Tây Sơn/Nguyễn Ánh).
    Mực nước biển tăng lên, SG mất 80% đất (không phải là “lãnh thổ”): bạn có biết khi nào không? Vậy thì bây giờ còn đua nhau ra Vũng Tàu, Phú Quốc, Nha Trang, Cần Giờ, Hạ Long.. xây cất làm gì? Xây các khu kinh tế biển, các cảng biển hoành tráng làm gì?
    Đê điều trong Nam không nhiều là vì người ta không xây xuể khi Nam Bộ kênh rạch, sông mẹ sông con chằng chịt, mùa mưa lũ nước lênh láng thì chống cằm? Bạn không nghe phải “sống chung với lũ” à? Đê điều bảo vệ làng mạc bên trong nhưng cũng ngăn chặn phù sa bồi đắp đồng ruộng, tôm cá giảm bớt. Đó cũng là cái giá nhận lại cho đồng bằng sông Hồng đó bạn. Hàng nghìn năm trước dbằng sHồng, sMã phì nhiêu màu mỡ thế nào thì bạn biết rồi đó, nơi đây là cái nôi của của người Việt và cũng sản sinh ra nền văn minh nông nghiệp rực rỡ.

    Miền Bắc là cái nôi thì điều đó quá rõ ràng, nhưng con dân miền Nam này phần nhiều cũng là từ cái gốc miền Bắc và Bắc Trung mà ra, bởi vậy mới chê cũ hay cũ chê mới thì cũng là kém cỏi tự chê mình mà thôi. Người Bắc vào Nam thì sẽ có nhiều tính cách như người Nam, ngược lại người Nam ra Bắc sống thì cũng rứa! Nó phụ thuộc khá nhiều vào môi trường và điều kiện kinh tế xã hội nơi sống, nhưng những phẩm chất chính của con người VN thì không đổi thay gì nhiều.
    Muốn biết miền Nam cách mạng thế nào, mời về Củ Chi, Cần Giờ, Mỏ Cày,... Bạn có nhớ cả triệu người Bắc di cư vào Nam năm 54 là vì cái gì không? Giờ hơn 2 triệu chiến hữu sống bên bển (Mĩ) thì bao nhiêu anh là gốc Bắc?

    Mời bạn nói rõ ý này xem nào! Thế nào là “phát ngôn đầy đủ các loại chữ cái”? Thế nào là “các chữ cái mở rộng”?

    Tiếng xứ Nghệ, xứ Quảng, tiếng Nam, tiếng Trung không thể là tiếng chuẩn được; và tất nhiên tiếng HN, tiếng Bắc cũng vậy. Tất cả các thứ tiếng địa phương này đều có rất nhiều điểm giống nhau (vì cùng là tiếng Việt mà) nhưng người ta sẽ chọn những điểm giống nhau nhiều nhất, những hợp lí về ngôn ngữ, về văn hoá xã hội,.. để xây dựng nên tiếng Việt chuẩn. Và thực tế là ta đã có một thứ tiếng Việt chuẩn rồi đó. Chẳng qua bạn chả chịu tìm hiểu mà cứ phán này nọ. Mời bạn tìm hiểu thêm, còn mình nhớ thì hình như là thế này:
    - Về phát âm: dựa trên tiếng HN, tiếng miền Bắc nói chung nhưng có bổ sung và phân biệt phát âm ‘s’ với ‘x’, ‘ch’ với ‘tr’, ‘z’(D) với ‘j’(GI) và ‘r’; ‘ưu’ với ‘iu’, ‘ươu’ với ‘iêu’. Những bổ sung này có thể tìm thấy trong tiếng Trung, tiếng Nam.
    - Về chữ viết: theo phát âm, hệ thống dấu câu, ngữ pháp cơ bản thống nhất như nhau
    - Từ vựng: kho từ vựng là tổng hợp của từ vùng miền, kể cả từ có nguồn gốc dân tộc và nước ngoài. Lớp từ cơ bản là từ miền Bắc (vì có lịch sử dùng lâu đầu) nhưng cũng loại bỏ những từ địa phương miền Bắc ra, vd như: mì chính(bột ngọt), nhăm(năm),…


    Vấn đề lớn nhất ở đây là người ta không thèm tôn trọng tiếng Việt chuẩn gì cả.
    Nhiều nhất là phải kể đến một số anh người Nam, đành rằng ở địa phương thì ta luôn khuyến khích và luôn giữ gìn tiếng địa phương nhưng hình như các anh ấy chẳng bao giờ có ý thức và phát âm được tiếng Việt chuẩn, dùng nó ở những nơi và những khi cần thiết, có thể là do thiếu hiểu biết, quan tâm; có tính cục bộ, địa phương; kinh tế phát triển nên cũng mạnh miệng hơn; nghĩ rằng như vậy là phụ thuộc. Một số anh, đặc biệt phải kể đến các bác đang ở hải ngoại và thân hải ngoại cũng như người Việt không có gốc Việt còn có tư tưởng “li khai” về ngôn ngữ nữa.
    Một số anh Bắc cũng không hơn gì. Nhiều anh nhiều cô đứng dẫn truyền hình truyền thanh, đại diện ở các chương trình tầm quốc gia mà cứ không thèm phát âm chuẩn. Tiếng Anh, Pháp thì học cả ngàn từ mới, phát âm như gió vậy mà không chịu sửa mấy cái lỗi phát âm nho nhỏ trong tiếng Việt. Lại còn mấy anh mà mình biết vốn không lẫn L với N nhưng vì phong trào ăn theo nên cứ phải lộn qua lộn lại nó mới sành điệu, hoà nhập. Bó tay thật!
    Cảm nhất là các bác miền Trung, chả thấy bác nào đấu tranh đòi lấy tiếng Trung làm tiếng chuẩn, làm tiếng phổ biến; đi đâu, ra Bắc vào Nam gì người ta cũng phải líu lưới sửa giọng theo cho người miền khác hiểu.

    Đó là nói về phát âm chứ chữ viết và từ ngữ thì quả là quá lệch chuẩn, rất nhiều người ở khắp 3 miền đều vậy. Bài “Chính tả là quốc thể” của bạn buixuanlam cũng có nói đến. Mình rất đồng ý với bài đó. Nghiêm trọng nhất phải kể đến giới trẻ (các em teen ấy), ngoài chuyện pha tạp tây ta, cắt ghép linh tinh thì còn khá nhiều từ ngữ, phát âm, chữ viết là tiếng địa phương miền Nam bị làm biến dạng. Thực tế là vậy!

    Bạn cũng nên xem lại chữ viết của mình xem! Mình thấy nó sai chính tả nhiều lắm đấy!
  3. yongfu

    yongfu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Cha nội này tính tạo ra một pháp lệnh hành chính cho ngôn ngữ nữa đây khi mà không có tí ti kiến thức nào về ngôn ngữ.
  4. muadongkhongnang

    muadongkhongnang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    1
    Mình nghĩ việc thống nhất một ngôn ngữ chung cho cả nước là một ý kiến hay. Mọi người vẫn quan niệm rằng giọng Hà Nội là giọng chuẩn, dễ nghe. Vì thế, lấy giọng của Hà Nội cũng hợp lý. Việt Nam giải phóng từ năm 1954, tính đến nay cũng được 60 năm rồi nhưng chưa có một ngôn ngữ thống nhất. Nếu có một ngôn ngữ thống nhất thì sẽ tạo thuận lợi cho việc giao tiếp, giao lưu giữa các dân tộc, các vùng miền, tao điều kiện cho phát triển mọi mặt trong lĩnh vực của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hôi, giáo dục và quốc phòng hơn.

Chia sẻ trang này