1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên có một TRIẾT HỌC mới của thế kỷ 21 này không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 27/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Có nên có một TRIẾT HỌC mới của thế kỷ 21 này không?

    Mỗi thời trả lời những câu hỏi triết lý vĩnh cửu bằng kiến thức khoa học và công nghệ của mình. Ở thời đại mới, chúng ta cần có một dòng triết học mới, triết học của con người hiện đại với những phương pháp tư duy hiện đại để nhìn thế giới hiện đại sáng rõ, đúng đắn hơn. Khoa học công nghệ đương đại sẽ cung cấp cơ sở cho triết học mới ấy.

    Nếu trước kia, kiến thức vật lý học là nền tảng của văn hoá chung loài người và từ đó hình thành nên các dòng triết học duy vật thì ngày nay, lý thuyết hệ thống và điều khiển học đã trở thành một nền tảng căn bản của văn hoá chung nhân loại... và bổ sung, hoàn thiện cho Triết học cũ, đóng góp hình thành nên Triết học của thời đại mới.



    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ trình bày vấn đề theo 4 phần sau
    I. Thế giới quan và cuộc sống
    II. Triết học mới: triết học dựa trên điều khiển học
    III. Đặc trưng của triết học mới
    IV. Điều khiển học và lý thuyết hệ thống
    Phần I, về cuộc sống thực tại của chúng ta và thế giới quan của mỗi người. Từ đó tôi chỉ ra ý nghĩa và sự ảnh hưởng sâu sắc của Triết học đối với thế giới quan và cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
    Phần II, tôi trình bày về nhu cầu phải có 1 triết học mới ở thời đại mới. Triết học với vị trí trung tâm khoa học của mình vận động cùng sự pt của nền khoa học nhân loại cần được nâng tầm bởi những thành tựu mới. Thành tựu đáng trân trọng và tác động, thay đổi bộ mặt thế giới của chúng ta chính là Điều khiển học, CNTT...
    Tôi đi vào phân tích vài kết quả có thể thu lượm được ngay cho mỗi người chúng ta khi có 1 triết học pt.
    Phần III, tôi phân tích những điểm khác biệt cốt lõi mà từ đó có thể thấy được sự pt đặc trưng nhất của Triết học mới
    Phần IV. Tôi trình bày khái quát về Điều khiển học và lý thuyết hệ thống để các bạn nhìn được sự pt của lĩnh vực khoa học này.
    Đây là thứ kiến thức khoa học có độ khái quát cao nên chắc chắn là khó hiểu. Mong quý vị MOD thông cảm và hiệu đính, góp ý tích cực.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    I. THẾ GIỚI QUAN & CUỘC SỐNG
    Định nghĩa
    Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin, khái niệm, biểu tượng về toàn bộ thế giới, bao gồm:
    - về những sự vật, hiện tượng
    - về quy luật chung của thế giới
    - về chỉ dẫn phương hướng hoạt động của người, một nhóm người trong xã hội nói chung đối với thực tại (nhằm phát triển sao cho tốt hơn)
    Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát đối với thế giới như nhìn một bức tranh, bao gồm cả thế giới bên ngoài, con người và mối quan hệ của người đối với thế giới. Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nam cho hành động của con người.
    Nguồn gốc
    Thế giới quan của mỗi cá nhân dựa trên cơ sở kiến thức khoa học của nhân loại ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Kiến thức khoa học đó bao gồm cả các quan điểm triết học, xã hội học, chính trị, đạo đức, kinh tế học và khoa học nói chung.
    Thành phần của Thế giới quan
    Với bất kỳ ai nó chịu ảnh hưởng bởi những kiến thức tiếp nhận được và những kinh nghiệm cuộc sống đã trải nghiệm.
    Thế giới quan hình thành gồm những yếu tố thuộc về tất cả thuộc hình thái ý thức xã hội:
    - Quan điểm triết học
    - Quan điểm khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ
    - Quan điểm tôn giáo: sản phẩm của tâm thức, mô tả kiến thức qua trực giác, cảm nhận.
    - Kiến thức Khoa học nhằm đến mục tiêu phương hướng thực tiễn trực tiếp cho con người trong tự nhiên và xã hội dựa theo quan sát và dữ kiện từ thực tiễn, phân tích tổng hợp chặt chẽ và có kiểm nghiệm đối sánh khách quan với thực tế.
    - Các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức đóng vai trò điều chỉnh những quan hệ qua lại và hành vi của con người.
    - Những quan điểm thẩm mỹ quy định những quan hệ với môi trường xung quanh, với những hình thức, mục tiêu và kết quả của hoạt động.
    Quan điểm và niềm tin triết học tạo nên nền tảng cho thế giới quan đúng đắn bởi:
    - Triết học lý giải về lý luận toàn bộ các dữ liệu của khoa học và thực tiễn
    - Triết học biểu diễn kết quả và hình thức một bức tranh thực tại khách quan nhất.
    Ý nghĩa của thế giới quan
    Như vậy, từ các hiểu biết về thế giới chúng ta có được bức tranh về thế giới trong ý thức tức THẾ GIỚI QUAN và từ đó nó quyết định lại thái độ và hành vi đối với thế giới.
    Có một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo sự phát triển lôgic của xã hội và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.Vì thế, thế giới quan là trụ cột về mặt hệ tư tưởng của nhân cách, là cơ sở cho đạo đức, chính trị và hành vi.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Thế giới quan trong 1 ví dụ thực tế
    Chúng ta có thể hiểu Thế Giới Quan ẩn sau bất cứ suy nghĩ hay hành động nào của mỗi người. Xin lấy một ví dụ thực tế và chúng ta cùng phân tích ví dụ này:
    1. Tôi lái xe ô tô trên phố. Trong xe tôi bật nhạc to, du dương. Đường vắng, tôi phóng tốc độ mà đầu vẫn thư thái. Rồi bỗng dưng tôi nhìn thấy 1 vậy lạ bay ngang qua đường.
    2. Tôi đặt câu hỏi, cái gì thế nhỉ và chăm chú nhìn sang phải xe quan sát. Hình ảnh vật đó rõ hơn. Kết hợp kiến thức của tôi, tôi nhận ra nó là 1 Quả bóng (hình ảnh được liên kết với Khái niệm "Bóng", sự thay đổi vị trí Bóng liên quan đến khái niệm "Tốc độ").
    3. Rồi kết hợp với nhiều kiến thức, kinh nghiệm của mình tôi dự đoán là có một số cậu bé đang đá bóng ven đường hoặc gần đường và đã sút bóng mạnh làm bay bóng ra đường xe đi. Và cũng phán đoán nữa là rất "có thể" có 1 hay nhiều cậu bé sẽ chạy theo bóng, băng qua đường và mặt xe... !!!
    4. Tôi cẩn thận giảm tốc độ và sẵn sàng phanh ngay xe lại nếu quan sát thấy bất kỳ dấu hiện về ~ cậu bé - thái độ sống của tôi là ôtô thà hỏng chứ không thể để mất mạng người.
    5. Và phán đoán của tôi đã được kiểm chứng là Đúng ! Một cậu bé lao nhanh qua đường. Tui tức tốc phanh xe lại ngay. Cậu bé lao qua an toàn và ô tô tôi đã không tông vào ai cả.
    6. Tôi lại tiếp tục tăng tốc... Và tôi vặn nhạc Trịnh du dương to dần

    Ta phân tích ví dụ này để xem Thế Giới Quan ảnh hưởng thế nào đến tôi:
    Trước hết ta xem lại Tôi đã làm những việc gì:
    1. Lướt qua và tập trung quan sát: Kiểm tra thông tin có nghĩa về mặt mục đích - Để mắt đến quả bóng và tập trung hơn
    2. Tạo ra các tiêu chí và phân loại: Sử dụng các kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả và sức mạnh trí tuệ - Liên hệ tới khái niệm quả bóng và trẻ em
    3. Suy ra giả định về thực tế: Sử dụng điều cảm nhận để tạo ra ý tưởng mới - Suy ra một giả định là có thể có một đứa trẻ chạy sau Quả bóng
    4. Vận động kiến thức- khái niệm, dự đoán tương lai: Giả định quan hệ giữa các khái niệm và sự kiện, tôi dùng mô hình trí tuệ để dự báo tương lai. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm về trẻ em suy ra có đứa trẻ bất cẩn lúc đá bóng và có khả năng đứa trẻ sẽ bị tai nạn
    5. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch đạt được nó: dựa theo những giá trị tốt đẹp, tôi đặt mục đích cần phải tránh đứa trẻ đó ?" là nhiệm vụ mà tôi thực hiện, ra các quyết định tương lai. Tôi lập kế hoạch chuẩn bị để tránh đứa trẻ căn cứ trên tốc độ và khả năng vận hành của xe
    6. Tiến hành các thao tác , thủ tục của kế hoạch: Tạo ra các bước giải quyết vấn đề phù hợp với quyết định. Thực hiện vài thao tác chuẩn bị phanh xe & tiếp tục giám sát kỹ mặt đường
    Những câu hỏi chính của một Thế giới quan
    Tuy mọi việc ở ví dụ trên có thể diễn ra trong vòng chưa đến 1 phút nhưng nó cũng bao gồm những loại công việc chúng ta thường làm trong suốt đời mình:
    Ba công việc đầu tiên 1-2-3 liên quan đến việc tôi quan sát Thực tế, suy nghĩ về cái đang diễn ra của thế giới dưới dạng các Khái niệm & phỏng đoán trạng thái có thể của thế giới ở thời điểm tiếp diễn Tương lai, cái chưa thể quan sát được hiện tại. Ở ví dụ nêu lên thì chỉ là một phần rất nhỏ của Thế giới này.
    Ba câu hỏi chính tôi phải trả lời là về vấn đề Nhận thức Thế giới (Hiểu):
    A. Thế giới chúng ta đang sống là như thế nào?
    B. Lý giải nguồn gốc của thế giới từ quá khứ đến hiện tại
    C. Làm thế nào để chúng ta có kiến thức về thế giới đúng đắn?

    Ba công việc tiếp theo 4-5-6 liên quan đến việc tôi vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để hiểu rõ hơn vấn đề có thể nảy sinh ở tình huống Thực tế, đưa các giả định về các hành động của mình để chọn lựa quyết định đạt đến kết quả tốt nhất, chi tiết hoá mong muốn thành kế hoạch hành động cụ thể.
    Ba câu hỏi chính tôi phải trả lời là về vấn đề Tác động vào Thế giới (Làm):
    A. Chúng ta phán đoán, mong muốn hình ảnh Thế giới tương lai như thế nào?
    B. Những giá trị Tốt/Xấu, Có nghĩa/Vô nghĩa đối với con người, xã hội là gì?
    C. Chúng ta nên giải quyết các vấn đề, vạch kế hoạch cho các hành động của mình như thế nào?

    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã trình bày xong phần I theo kế hoạch. Các bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho các thành phần thế giới quan của mình theo kinh nghiệm và kiến thức được học. Triết học cũng có thể trả lời một cách hợp lý hơn các câu hỏi đó.
    Vấn đề đặt ra là ngành khoa học nào và câu trả lời chính xác nhất, hợp lý nhất, sâu sắc nhất loài người có thể trả lời được ở ngành khoa học đó đến nay là ntn? Tôi cố gắng trả lời các bạn ở phần II.
    Tuy nhiên, đề tránh trường hợp mọi khi tôi post 1 phát liền tù tì, tôi dành thời gian để các bạn cùng suy nghĩ, MOD ra tay hiệu đính, ý kiến ý cọt...
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    II. TRIẾT HỌC MỚI - ĐIỀU KHIỂN HỌC CHO TA CÁCH NHÌN MỚI
    Vai trò của Triết học trong thời đại mới
    Có một thực tế khách quan là các văn hoá hiện tại đang thiếu vắng sự hợp nhất chung. Tất cả với các thể hiện rất đa dạng: những hệ thống tư duy, những chuyên ngành, những lý thuyết & phương pháp luận, những hệ tư tưởng, các dòng tôn giáo... Chúng không mạch lạc, phần lớn mâu thuẫn nhau và chúng ta đang đương đầu với một tình trạng là có nhiều hệ thống tri thức cung cấp cùng một chủ đề tri thức nhưng không có sự chỉ đạo để có thể chọn 1 cái thích hợp nhất.
    Mặt khác, chúng ta lại đang quan sát và tư duy về một thế giới phức tạp, đang biến đổi nhanh và đầy bất ngờ... Rất nhiều kiến thức khôn ngoan chúng ta đã tích luỹ được có thể sẽ mất đi tính hợp lý bởi kiến thức bị phân đoạn, thông tin quá tải, nội dung thay đổi liên tục thậm chí có khi trái ngược hoàn toàn, có nhiều thông tin thiếu chắc chắn... Tất cả làm cho tâm lý của con người trong xã hội hiện đại thiếu ổn định, không vững chắc.
    Chúng ta tìm đến và đề cao vai trò của Triết học như một vị trí quan trọng với mỗi người và nền văn hoá chung của nhân loại.
    Ý tưởng triết học là một loại suy nghĩ sâu sắc, sáng sủa, toàn diện, không giới hạn về mọi thứ, đặc biệt là Thế giới quan, mà thực chất là đưa tư duy và ngôn ngữ của chúng ta vào trong một trật tự.
    Mỗi dòng triết học đều cung cấp cho chúng ta một Thế giới quan mới, hợp lý. Nó ghép nối những đoạn kiến thức rải rác lại giúp cho chúng ta xác định rõ ràng sự tương tác của mình với thế giới, có nghĩa là cung cấp một đôi mắt mới để ta nhìn thế giới - đôi mắt của trí tuệ và tâm thức. Nhà văn Pháp Marcel Proust từng nói: ?oMột cuộc thám hiểm thật sự... không ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ có những đôi mắt mới?.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Triết học mới của thời đại: dựa trên Điều khiển học
    Mỗi thời trả lời những câu hỏi triết lý vĩnh cửu bằng kiến thức khoa học và công nghệ của thời mình. Ở thời đại mới, chúng ta cần có một dòng triết học mới, triết học của con người hiện đại với những phương pháp tư duy hiện đại để nhìn thế giới hiện đại sáng rõ, đúng đắn hơn. Khoa học công nghệ đương đại sẽ cung cấp cơ sở cho triết học mới ấy.
    Sau thế kỷ 19, triết học với ưu thế dựa trên nền tảng khoa học tin cậy đã thay thế dần Tôn giáo như một nguồn chính của việc hợp nhất kiến thức. Sang thế kỷ 20, cảnh quan cơ giới hoá trong khoa học đã thay đổi sang cách tiếp cận mới là Lý thuyết chung về hệ thống có thể mang lại sự hợp nhất khoa học nghiêm túc.
    Nếu trước kia, kiến thức vật lý học, thiên văn học, khoa học tự nhiên là nền tảng của văn hoá chung loài người và từ đó hình thành nên các dòng triết học duy vật thì ngày nay, lý thuyết hệ thống và điều khiển học đã trở thành một nền tảng căn bản của văn hoá chung của nhân loại. Và lần này, sự phát triển của tư duy hệ thống và điều khiển học đang làm nên một điều tương tự như vật lý học trước kia là làm đổi thay bộ phận quan trọng nhất của triết học - nhận thức luận, hình thành nên Triết học mới.
    Trước đây những hệ thống đa dạng thuộc thế giới đa dạng do các lý thuyết gia nghiên cứu với những hình thức, kiểu tổ chức khác nhau và được họ mô tả bởi những nguyên lý riêng trong những chuyên ngành khoa học riêng. Từ đây, nếu chúng ta tìm ra những quy luật chung thì chúng ta có thể phân tích và giải quyết những vấn đề trong bất kỳ miền nào, gắn liền với bất kỳ kiểu hệ thống nào.
    Nhiều khái niệm được các khoa học gia các ngành sử dụng đến từ cách tiếp cận có liên quan gần gũi điều khiển học: thông tin, điều khiển, sự phản hồi, truyền thông... Các cách tiếp cận mới nêu ra ở đây có nguồn gốc từ những ý tưởng được đề xướng của các nhà điều khiển học: hệ thích nghi phức tạp, người máy tự trị, cuộc sống nhân tạo, mạng thần kinh, giao tiếp máy-người, lý thuyết tự tổ chức... Hầu hết khái niệm và vấn đề cơ bản đã được phát biểu các nhà Điều khiển học lớn như Ashby, Von Foerster, Bateson, McCulloch... từ những năm 1940 và 1950. Những khái niệm Nền tảng của điều khiển học tỏ ra rất mạnh trong các ngành khoa học đa dạng của những kỷ luật môn: khoa học máy tính, quản lý, sinh vật học, xã hội học... Tuy thế, chính những nhà điều khiển học thời nay đã có vẻ quên mất các cốt lõi của những người tiên phong.
    Tư duy hệ thống là một phương pháp nhận thức rất hiệu quả và hữu ích, hình thành nên lăng kính nhận thức luận đặc biệt, là ?othước đo? đặc biệt của chúng ta với ?ohiện thực?, dù cho hiện thực ấy là hệ thống tự nhiên, con người, xã hội, tư duy hay máy móc nhân tạo... Nguyên lý hệ thống được hiểu như một nguyên lý của thế giới quan về tổ chức và bản chất của các hệ vật chất. Nó cho phép chúng ta nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo một nhãn quan thống nhất. Dù chúng ta quan sát các hệ thống đa dạng đến đâu đi nữa, thì cũng chúng đều được cấu thành từ các phần tử, đều tồn tại trong môi trường, có mục tiêu, chức năng và cơ cấu... Mọi hoạt động của các hệ thống theo quy luật của các chỉnh thể hệ thống vật chất và đều liên quan đến các quá trình thông tin.
    Điều khiển học là khoa học nghiên cứu những nguyên lý trừu tượng của tổ chức trong những hệ thống phức tạp. Điều khiển học nghiên cứu bản chất sự vận động của các hệ vật chất. Nó liên quan tới chức năng của mọi hệ thống: truyền và xử lý thông tin, sự điều khiển hoạt động để định hướng về phía mục tiêu và duy trì hệ thống chống lại các rối loạn. Điều khiển học quan tâm nhiều đến các hệ thống kỹ thuật. Thực ra nền móng ban đầu của lý thuyết hệ thống do nhiều nhà khoa học ở các ngành khác nhau như toán học, sinh học, kỹ thuật... như Bertalanffy, Wiener, Ashby...
    Ban đầu chỉ là các khái niệm như đã nêu, rồi tính mở của hệ thống, hành vi hướng đích và cơ chế phản hồi, tính cân bằng nội, tính tổ chức và tự tổ chức.... Sau đó đã đề xuất nhiều loại mô hình như mô hình hệ động lực, mô hình otômat, mạng nơron hình thức... để khảo sát các tính chất của hành vi hệ thống như ổn định, cân bằng, khả năng tự tái sinh, tái tổ chức... Về sau còn phát triển những lý thuyết chuyên ngành khác, ví dụ như lý thuyết về các hệ thống phức tạp mà thành tựu là các lý thuyết hỗn độn (chaos theory), lý thuyết phức tạp (complexity theory)... mà công cụ toán học và máy tính được đưa vào để mô tả hành vi hệ thống.
    Thật ra, điều khiển học và lý thuyết hệ thống về thực chất cùng chung 1 vấn đề. Những bài toán điều khiển hệ thống hướng nhiều đến cơ sở thực tiễn, đa ngành đều dựa theo quan điểm cơ sở là tư duy hệ thống. Có thể thấy lý thuyết hệ thống đã tập trung nhiều vào phần cấu trúc những hệ thống và những mô hình của chúng trong khi điều khiển học thì tập trung nhiều vào khía cạnh chức năng của những hệ thống, làm sao chúng ta có thể điều khiển những hoạt động của các hệ thống, sự giao tiếp với những hệ thống khác nhau hoặc với các thành phần hệ thống sẽ thế nào.
    Một khi cấu trúc và chức năng của một hệ thống không thể hiểu trong sự tách rời riêng rẽ, thì rõ ràng những lý thuyết điều khiển học và hệ thống cần phải được nhìn như 2 khía cạnh của một cách tiếp cận duy nhất. Để đơn giản hoá ngôn ngữ, chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ "Điều khiển học" để nói về lĩnh vực hợp nhất "Lý thuyết hệ thống và điều khiển học".
    Triết học mới nhấn mạnh về sự tiến hoá và tính mở, các mức khác nhau của sự chính xác hoặc mập mờ, những tương tác động giữa sự đa dạng của các hệ thống và quan điểm.
    Chúng ta có Triết học mới với nhiều hứa hẹn ?" không chỉ có những khái niệm và sự hiểu thấu tốt hơn, đặc biệt về cơ chế tiến hoá sản sinh nên những hệ thống phức tạp, mà còn có công cụ thực hành tốt hơn (như máy tính, Internet...) và những phương pháp để mô hình hoá các hiện tượng động và phức tạp...
    Chúng ta giữ ở một mức trừu tượng hoá cao để mô tả được mọi vấn đề cụ thể. Chúng ta cần hình thành xương rỗng hoặc khung, về vô số những lý thuyết cụ thể hơn. Khung này chủ yếu về mẫu hình và gợi ý giả thuyết. Nó sẽ không mâu thuẫn với bất kỳ lý thuyết nào, nhưng lại cung cấp những nguyên tắc chỉ đạo để phát biểu các vấn đề có lẫn nhận thức và cải tiến những mẫu hiện hữu.
    Đạt được điều này, khung phải hợp nhất những phương pháp để cụ thể hóa những khuyến cáo của mình, cho các ngữ cảnh vấn đề. Nghĩa là, không giống như toán học, khung tư duy phải cung cấp nhiều mức trung gian giữa những nguyên lý bất biến và trừu tượng, chính xác và những sự thi hành cụ thể, phụ thuộc ngữ cảnh.
    Vì sao điều khiển học có vẻ chưa phổ biến một cách xứng đáng?
    Các nhà điều khiển học cũng như những nhà khoa học chuyên ngành khác đặt ra mục tiêu nghiên cứu là xây dựng những lý thuyết chuyên ngành độc lập, giải quyết cho lĩnh vực ứng riêng biệt của mình như: tin học, tự động hoá, khai mỏ dữ liệu, quản lý, robot... Những ứng dụng hữu ích, cụ thể này chỉ thu hút sự chú ý của nhóm những người say mê công nghệ.
    Ý nghĩa của ngành điều khiển học đối với triết học và các ngành khác là có nhưng chưa được thực sự đánh giá cao.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Điều khiển học đang lặp lại lịch sử?
    Từ Nguyên lý chung Toán học đến Nguyên lý chung Điều khiển học.
    Triết học mới với tên Nguyên lý chung Điều khiển học với mục đích chính là hợp nhất mọi tư tưởng triết học chọn điều khiển học như công cụ của sự hợp nhất khoa học.
    Rõ ràng vấn đề xây dựng một lý thuyết toàn cầu, bao trùm nhiều xu hướng, nhiều lĩnh vực khoa học phức tạp lớn hơn bất kỳ mục đích cụ thể nào của mỗi lĩnh vực đơn lẻ. Có thể nói tính tổng quát của cách tiếp cận tri thức dễ làm cho người ta mắc kẹt trong sự trừu tượng hóa, xa rời thế giới thực nên khó sử dụng chúng, kiểm tra chúng trên những vấn đề cụ thể để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu.
    Điều tương tự chúng ta nêu ra ở đây đối với khoa học cũng đã từng xuất hiện cuối thế kỷ 19 trong chuyên ngành riêng là toán học.
    Toán học đã đề xướng một sự đa dạng lớn những ứng dụng rất thành công : hình học, số học, đại số, lượng giác... Tuy nhiên, toàn ngành toán học chưa có khung lý thuyết chung về đối tượng chung của các lĩnh vục riêng: về mục đích, về những tiên đề, những quy tắc, ký pháp, những khái niệm, định lý của chính mình... Đa số các nhà toán học đồng ý về trực giác rằng tồn tại một "Cách tư duy toán học" chung, nhưng phải chờ đến sự phát triển của lôgic toán học về sau cùng với lý thuyết tập hợp thì điều này mới rõ ràng hơn. Ngay cả khi có lý thuyết lôgic hình thức mà toàn ngành toán học vẫn chưa có được sự nhất quán. Nó còn đầy rẫy những nghịch lý, mâu thuẫn và thiếu gắn kết các lĩnh vực riêng.
    Tới khi tác phẩm "Những nguyên lý của tư duy toán học" của Whitehead và Russell ra đời thì các nhà toán học mới có một khung lý thuyết chung đầy đủ, chắc chắn và sáng sủa. Cái mới lạ trong công việc của Russell và Whitehead chỉ là họ đã áp dụng chính những phương pháp toán học cho nền tảng chung của chính bản thân toán học, công thức hóa những quy luật của tư duy điều khiển các suy luận toán học với các phương tiện là những tiên đề toán học, định lý và chứng minh. Từ đó những nguyên lý chung của toán học đã hình thành cơ sở của ?otoán học hiện đại".
    Dựa trên giả thiết rằng có 1 lý thuyết nào đó tương tự có thể tạo ra từ điều khiển học trong việc tích hợp điều khiển học và những miền ứng dụng rộng lớn của điều khiển học bằng chính sự giúp đỡ của những phương pháp và công cụ của điều khiển học. Chúng ta cần có một khung lý thuyết chung tích hợp trọn vẹn. Triết học mới là một "thế giới quan" đầy đủ, rõ ràng phát biểu kỹ, tránh những nhập nhằng, mâu thuẫn hoặc lẫn lộn. Nó phải tích hợp tất cả các lĩnh vực khác nhau của tri thức con người, kinh nghiệm và hoạt động. Nó cần phải cung cấp câu trả lời tốt nhất tới những vấn đề cơ bản của Triết học: "Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tôi sẽ đi tới đâu?" (lý thuyết của xuất hiện và tồn tại của thế giới), nhận thức luận (lý thuyết về việc Chúng ta có thể biết thế giới quanh ta ra sao), và luân lý học ( hệ thống những giá trị, mục đích và quy tắc có thể hướng dẫn chúng ta trong mọi hoạt động).
    Cả toán học lẫn điều khiển học đều giống nhau ở chỗ chúng không mô tả những đối tượng cụ thể hoặc bộ phận của thế giới. Chúng mô tả những cấu trúc và quá trình trừu tượng có thể dùng để hiểu và mô hình hoá thế giới. Nói cách khác chúng gồm có những Siêu mô hình (metamodels) mà từ đó có thể sử dụng xây dựng những mô hình cụ thể hơn.
    Từ đặc tính này của cả 2 lý thuyết mà toán học và điều khiển học có thể áp dụng cho chính mình: một siêu mô hình của một đối tượng như chính nó.
    Những khác nhau giữa điều khiển học và toán học.
    Đặc điểm của Toán học: tính đơn giản, tính đều đặn và hằng số; tính tách biệt những hệ thống khỏi mục tiêu, giá trị, ngữ cảnh thành những phần tử độc lập, giải phóng khỏi đặc tính riêng của những mô hình thực tế.
    Điều khiển học, mặt khác, nhấn mạnh sự phức tạp, sự đa dạng và quá trình/sự việc mà những phần tử tồn tại thông qua những quan hệ và tương tác với những phần tử khác; và có tính chủ quan, phụ thuộc ngữ cảnh và bản chất phụ thuộc vào các giá trị riêng của những mô hình.
    Điều khiển học không chối bỏ giá trị của toán học; nó bao bên ngoài bởi nó cố gắng bao quanh hiện tượng mà không phải chỉ đại diện trong khung cố định, rõ ràng, hình thức. Vậy ứng dụng của điều khiển học vào trong Triết học mới là hoàn toàn khác với Nguyên lý chung của Toán học.
    Xả hơi, đi uống bia đây
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn Cachep.
    Rất hứng thú với những bài post lên của bạn. Nếu có thể và nếu mod luuthuy không phản đối,bạn có thể post càng nhiều càng tốt được không . Chắc chắn có người tiêu hoá nổi và sẽ có ý kiến.
    Cảm ơn trước.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    6 chủ đề lớn của Triết học mới
    Thế giới quan Mới trong Triết học mới sẽ trả lời những nhận thức nền tảng mà mỗi người thường phản chiếu và đặt câu hỏi suốt cả cuộc đời. Những câu trả lời tóm lược ở đây chỉ là đủ ngắn và còn liên quan đến nhiều khái niệm và vấn đề khác phức tạp hơn.
    Triết học tổng hợp những thành quả của nhiều của những khoa học khác nhau. Chúng cung cấp một bức tranh tổng thể hơn là tích hợp những lĩnh vực, cái nhìn nhỏ, đơn nhất cụ thể của thực tế. Triết học cùng với tư duy hệ thống có thể cung cấp khung nhìn và nghĩ đầy đủ, rõ ràng về mọi thứ (về thế giới, xã hội trong đó có chúng ta) bằng cách trả lời những câu hỏi cơ bản, vĩnh cửu mà mỗi người phản chiếu chúng trong suốt cuộc đời, dù ở thế hệ nào.
    Những câu trả lời tóm lược ở đây là phần sâu sắc nhất của kiến thức nên nhờ đó nó giúp cho chúng ta tồn tại, đối phó với sự phức tạp, thay đổi; có cái nhìn sáng sủa về tương lai và hướng dẫn ra những quyết định hình thành nên tương lai ấy. Nó luôn là phần quan trọng, cần thiết và không thể thiếu của kiến thức.

    Những thành phần rời của thế giới quan được hiểu như bộ phận trong sơ đồ mô tả sự tương tác giữa hệ thống Xã hội với môi trường.
    Trong điều khiển học một hệ thống tự trị hoặc nhận thức như một hệ thống điều khiển mà cố gắng đạt được những mục đích, giá trị của nó bởi việc hoạt động đúng đắn & khắc phục nhiễu loạn của môi trường. Nó cần lĩnh hội hoặc có thông tin về những kết quả của các hoạt động và tác động của những sự kiện xảy ra trên thế giới.
    1 PIC về tương tác Thông tin/Vật chất Chúng ta với Thế giới
    (chưa post được)
    Ðặc biệt, hệ thống cần hiểu về những sự kiện đã xảy ra, ảnh hưởng hoặc là nguyên nhân gây nên những sự kiện khác (trong tương lai) như thế nào, nói cách khác nó cần có một mô hình (kiến thức) mà cho phép giải thích và dự báo được những sự kiện.
    Ba vấn đề lớn đầu tiên là về cách Hiểu Thế giới & Ta:
    1. Thế giới chúng ta đang sống là như thế nào?
    2. Lý giải nguồn gốc của thế giới từ quá khứ đến hiện tại
    3. Làm thế nào để chúng ta có 1 kiến thức về thế giới đúng đắn?

    Ba vấn đề tiếp theo liên quan đến việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để hiểu rõ hơn vấn đề có thể nảy sinh ở tình huống thực tế, đưa các giả định về các hành động của mình để chọn lựa quyết định đạt đến kết quả tốt nhất, chi tiết hoá mong muốn thành kế hoạch hành động cụ thể.
    Ba vấn đề lớn tiếp theo là về cách Ta tác động vào Thế giới:
    4. Chúng ta phán đoán, mong muốn hình ảnh Thế giới tương lai là như thế nào?
    5. Những giá trị Tốt/Xấu, có nghĩa/vô nghĩa đối với con người, xã hội là gì?
    6. Chúng ta nên giải quyết các vấn đề, vạch kế hoạch về các hành động của mình như thế nào?

    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc

Chia sẻ trang này