1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên có một TRIẾT HỌC mới của thế kỷ 21 này không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 27/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trả lời cho Vấn đề 1: 1. Thế giới chúng ta đang sống là như thế nào?
    Nó phải giúp chúng ta hiểu được cấu trúc và chức năng của thế giới. Thế giới ở đây là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta gồm vũ trụ vật lý, Trái đất, sự sống, tâm trí, xã hội và văn hóa.
    Chính chúng ta cũng là bộ phận của thế giới ấy. Bởi vậy một thế giới quan phải trả lời câu hỏi cơ bản: "Chúng ta là ai?"
    1. Tất cả thế giới là những cái gì?
    Câu hỏi này thuộc lĩnh vực Bản thể học (Ontology). Chúng ta tin rằng nền tảng của nhiều hiện tượng, tồn tại của vũ trụ bao gồm những quá trình cơ bản hoặc hành động là vật chất, năng lượng hay thông tin.
    Chúng là biểu hiện của các hệ thống vật chất khác nhau, tiến hoá không ngừng. Những tổ chức phức tạp từ nguyên tử, phân tử, không gian và thời gian, sinh vật, trí tuệ và xã hội là những dạng khác nhau xuất hiện từ quá trình tiến hóa.
    2. Chúng ta là ai?
    Chúng ta ?" CON NGƯỜI, một dạng phát triển của cơ thể sống và cũng là kết quả của quá trình tiến hoá vật chất. Chúng ta giữ những đặc điểm tiên tiến trong việc phân cấp bậc giữa các hệ thống.
    Cơ thể sống là hệ thống tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết.? Tóm gọn những đặc trưng của hệ thống này là:
    a) là hệ thống mở có độ phức tạp tối thiểu nhất định
    b) nó phải phát triển theo nghĩa là độ phức tạp tăng lên từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành (kể cả khả năng tạo sinh ra hệ thống con cái)
    c) nó phải trải qua một quá trình ?olão hoá? trong đó tính phức tạp bị phân rã dần, và khi độ phức tạp giảm quá những tối thiểu thì hệ thống tan rã hay biến thành một hệ thống hoàn toàn khác.
    Chúng ta có khả năng tư duy duy nhất phân biệt với những động vật khác (tự ý thức, chế tạo công cụ, tưởng tượng, lập kế hoạch, chơi, cảm giác hài hước, cảm tính về thẩm mỹ...)
    Có thể cụ thể hóa câu hỏi 1 bằng những câu hỏi khác: Tại sao thế giới theo con đường như vậy? Tất cả là từ đâu đến? Chúng ta đến từ đâu? Ðây có lẽ chúng ta giải thích làm sao và tại sao một hiện tượng của cuộc sống và tinh thần đã xuất hiện, chúng ta sẽ có thể hiểu tốt hơn những chức năng của hiện tượng đó và hiện tượng đó sẽ tiếp tục tiến triển ra sao.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  2. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    to CaChep
    Trúng bài của bác rồi há. Viết đi nha. MÀ sao cùng nội dung ấy bác viết trước vẫn chưa có kết quả gì à. Buồn thật đấy. Cứ viết đi há. tôi sẽ ủng hộ bác nếu có thể, hi`
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Cái thứ Triết lý & triết học không phải ngon xơi. Nếu lão nào viết 1 cái ra đúng luôn & dễ hiểu luôn thì giờ sách Triết của ta đã là tỷ trang rồi Kiến à
    Chu trình của tui nó là:
    Viết - Đọc - Áp dụng - Suy ngẫm - Rồi lại viết cho ngắn lại ...
    Còn lúc này nghỉ ngơi và post cho nhẹ đầu. Bốp bốp
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trả lời vấn đề 2: Giải thích nguyên nhân phát triển - Lý giải nguồn gốc của thế giới từ quá khứ đến hiện tại
    4. Tại sao là cái này mà không là cái khác?
    Bản chất của sự vận động, phát triển là hạt nhân quan trọng nhất của các học thuyết triết học. Chúng ta lý giải sự vận động theo "Nguyên lý biến đổi siêu hệ thống".
    Vũ trụ xuất hiện thông qua tự tiến hóa của tổ chức, dựa vào những nguyên lý hiển nhiên của sự vận động và chọn lọc tự nhiên. Bất cứ một biến đổi nào đều do sự tự vận động bên trong hệ thống, tiến hoá dựa trên cấp tự phát của tổ chức hay điều khiển cấp cao qua những biến đổi không thấy được và chọn lọc tự nhiên. Như vậy vũ trụ phát sinh trở thành những thành phần và cấu trúc đa dạng.
    Tiến hoá tạo nên sự đa dạng và làm cho hệ thống thích ứng với môi trường hơn nhờ sự phát triển hệ thống điều khiển bên trong môi trường. Ta gọi sự nâng cấp điều khiển là hạt nhân của tiến hoá và gọi là "biến đổi siêu hệ thống".
    5. Tại sao thế giới lại như thế?
    Trạng thái đặc biệt của vũ trụ hay thế giới ta sống là một phần trong đó là một biến cố lịch sử, sự tiến hóa thì là sự vô định, từng phần kết quả của tuân theo quy luật của sự tự tổ chức, dần tới những mức cao hơn qua cơ chế chuyển tiếp siêu hệ thống.
    Một khái niệm khác quan trọng là điều khiển, trong nghĩa đặc biệt, được đánh giá như một cơ chế căn bản của tổ chức trong các hệ phức tạp. Ðiều này đưa đến khái niệm trung tâm cho nảy sinh tiến hoá trong hệ thống có tính điều khiển -> Biến đổi siêu hệ thống
    Có thể ẩn dụ về Triết học duy vật - phần cứng (liên quan đến hành vi của hệ - kết quả của bị điều khiển) còn Triết học mới ở làm mềm hoá nó (vì liên quan đến bản chất điều khiển của hệ)!
    Sơ đồ sự biến đổi từ hệ S --> S'' (chưa upload)
    Khi 1 số hệ thống cùng loại S: S1, S2, S3... (có thể có chút thay đổi so với mẫu S) tổ hợp lại làm xuất hiện 1 cơ cấu phụ mới C - điều khiển hành vi và sự tạo thành các hệ thống con S, ta nói một siêu hệ thống S?T được hình thành và quá trình đó gọi là biến đổi siêu hệ thống.
    Cấu trúc điều khiển đa cấp nảy sinh cho phép quản lý các dạng hành vi là kết quả của biến đổi siêu hệ thống.
    Hệ thống gốc S là phạm vi của biến đổi siêu hệ thống và số các hệ thống tổ hợp là quy mô của biến đổi đó. Quy mô tối thiểu sẽ là 1. Khi không có phạm vi tái hình thành song mức điều khiển vẫn nảy sinh và nó vẫn là biến đổi siêu hệ thống.

    Theo định nghĩa, biến đổi siêu hệ thống là hoạt động sáng tạo. Nó không được định hướng riêng rẽ bởi cấu trúc nội bộ hay lôgíc hệ thống mà từ nguyên nhân bên ngoài.
    Một số Ví dụ Biến đổi siêu hệ thống:
    1- Ví dụ kinh điển là sự nảy sinh tổ chức đa bào. Hệ thống S là tế bào sống tự tồn tại. Tái sản sinh tế bào và tổ hợp trong siêu hệ thống tạo ra tổ chức loại mới S'' chứa hàng triệu tế bào. Ban đầu cơ chế điều khiển chỉ giữ các tế bào với nhau. Nó xảy ra theo quy luật tự nhiên, không có bất kỳ cấu trúc con riêng lẻ nào. Trong quá trình biến đổi siêu hệ thống về sau, sự liệt kê tế bào xảy ra và tạo ra cấu trúc đa cấp, đa chức năng, ở đó tế bào hợp lại trong các mảnh, mảnh hợp lại thành tổ chức, tổ chức hợp thành cơ cấu, tất cả được điều khiển nhờ hệ thần kinh và sinh lý (biến đổi siêu hệ thống trong sinh học)
    2- Thông tin xử lý từ các cá nhân cũng là biến đổi siêu hệ thống. Phạm vi S của biến đổi là toàn bộ hệ thống đang xét. Ðiều này không luôn như vậy. Biến đổi siêu hệ thống có thể xảy ra ngoài phạm vi cấu trúc con của hệ thống đang xét. Xã hội người là một biến đổi siêu hệ thống có tác động đến phân cấp điều khiển, song các đơn vị tổ hợp là các động viên của từng cá nhân. Một ví dụ quan trọng hơn là biến đổi siêu hệ thống trong não có tác động đến tồn tại của người.
    3- Lịch sử công nghệ máy tính xuất hiện ít nhất 2 cấp điều khiển mới. Ý tưởng ban đầu của Von Neumann: giữ và xử lý chương trình như dữ liệu. Trong máy tính cơ khí, mức đỉnh trong mô tả là vận hành 4 phép tính số học. Máy tính Von Neumann cũng có cấp này, song còn có 1 cấp cao hơn: chương trình điều khiển hoạt động phần cứng.
    Một biến đổi siêu hệ thống tiếp theo trong máy tính là xuất hiện ngôn ngữ lập trình ?" ngôn ngữ bậc cao không phụ thuộc ngôn ngữ máy. Trên cấp điều khiển chương trình máy tính là chương trình dịch đọc chương trình bậc cao và dịch các chương trình thành mã máy tính. (Tất nhiên khi nói về các thiết bị như máy tính, phân cấp điều khiển luôn có đỉnh là người dùng nên chúng tôi không đề cập tới.)
    - Sự Tiến hoá
    Sự kiện quan trọng nhất của tiến hoá là Biến đổi siêu hệ thống. Các hệ thống tổ chức cao, gồm cả sinh vật sống là các phân cấp điều khiển đa mức nhờ kết quả của biến đổi siêu hệ thống ở nhiều mức độ. Các sự kiện tiến hoá chính là biến đổi siêu hệ thống xảy ra trong cấu trúc cơ sở của quá trình thử - sai của chọn lọc tự nhiên.
    Ví dụ: tự nhân đôi của các đơn phân tử hình thành tổ chức đa tế bào, sự hình thành nên hệ thần kinh, sự hình thành xã hội loài người.
    Trong hệ thống điều khiển đa cấp, mỗi mức liên hệ với 1 hành động đặc trưng cho lớp đó. Mỗi biến đổi siêu hệ thống tạo nên loại hoạt động mới. Nếu A là hoạt động mức đỉnh trong 1 số hệ thống thì sau biến đổi siêu hệ thống 1 hoạt động mới A?T sản sinh ứng với mức điều khiển mới. Nó được mô tả như là sự điều khiển hệ thống A ở mức cao nhất:
    điều khiển của hoạt động A = A''
    Ðây là mô tả chức năng của biến đổi siêu hệ thống, cho phép ta xác định biến đổi siêu hệ thống trong cả trường hợp không rõ cấu trúc chính xác của hệ thống có liên quan.
    Các bước lớn trong tiến hoá sinh học và văn hóa chính là các biến đổi siêu hệ thống quy mô lớn. Khái niệm biến đổi siêu hệ thống cho phép chúng ta giới thiệu 1 loại đối tượng của tiến hóa và phân biệt tiến hóa theo hướng tích cực, tiến trình và tiến hoá theo hướng tiêu cực, thụt lùi. Ví dụ chuỗi các biến đổi siêu hệ thống bắt đầu bằng sự xuất hiện của tổ chức thần kinh dẫn đến xuất hiện tư duy con người và xã hội loài người:
    - điều khiển hoạt động định vị = di chuyển
    - điều khiển hoạt động di chuyển = phản ánh đơn
    - điều khiển hoạt động phản ánh đơn = phản ánh phức
    - điều khiển hoạt động phản ánh phức = liên hệ (phản xạ có điều kiện)
    - điều khiển hoạt động liên hệ = tư duy con người
    - điều khiển hoạt động tư duy con người = văn hóa
    6. Tất cả xuất hiện từ đâu?
    Chúng ta có thể xây dựng lại những giai đoạn kế tiếp nhau của sự tiến hóa vũ trụ từ vụ nổ BigBang, những hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, những tế bào sống, tổ chức sinh học, người, vũ trụ...
    Như vậy lịch sử tiến hóa được nhận biết như một sự nối tiếp những chuyển tiếp siêu hệ thống, và trong trật tự đó những hiện tượng khác nhau chúng ta nhìn thấy đã xuất hiện.
    7. Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai?
    Con người tiến hóa từ động vật và có khả năng học liên tưởng từ môi trường, đồng thời có khả năng thu nhận suy nghĩ từ việc tự điều khiển những liên tưởng ấy. Tư duy của con người bén rễ trong sự xuất hiện ngôn ngữ có tính chất trừu tượng.
    - Trí tuệ con người trong phân biệt với trí tuệ phi con người ở động vật, nảy sinh từ biến đổi siêu hệ thống là khả năng tồn tại hệ thống người để điều khiển liên kết (liên tưởng) của những thể hiện trong trí óc (metal representation). Trí tuệ con người được hiểu bao gồm mọi khía cạnh tưởng tượng, ngôn ngữ, tự nhận thức, đặt mục tiêu, hài hước, nghệ thuật và khoa học.
    - Sự hợp nhất xã hội là sự biến đổi siêu hệ thống liên tục: sự tổ hợp con người thành xã hội. Xã hội con người khác với xã hội loài vật do khả năng sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ đóng 2 vai trò là truyền thông giữa các cá nhân và mô hình hóa thực tại. 2 vai trò ở cấp độ hợp nhất xã hội này tương tự hệ thần kinh ở mức hợp nhất các tế bào.
    - Sử dụng các sản phẩm của ngôn ngữ, con người tạo nên các mô hình dạng biểu tượng của thực tại (ví dụ như các lý thuyết khoa học) như chưa bao giờ tồn tại trong các mô hình thần kinh ở tự nhiên. Ngôn ngữ chính là mở rộng của não người. Hơn thế, nó là mở rộng chung đồng nhất cho mọi bộ não của các thành viên trong xã hội. Nó là mô hình chọn lọc của thực tại mà mọi thành viên xã hội lao động để cải tiến và là mô hình được duy trì, bảo tồn từ các thế hệ trước.
    - Kỷ nguyên của Lý tính: Sự nảy sinh xã hội đánh dấu sự xuất hiện cơ chế mới của Vũ trụ: trước đó là sự chọn lọc tự nhiên và giờ đây là nỗ lực nhận thức của con người. Biến đổi và chọn lọc cần cho sự gia tăng tổ chức phức hợp các vấn đề trong não người. Ðó là chuyển biến lớn nhất trong lịch sử vũ trụ: kỷ nguyên lý tính, lý giải bắt đầu.
    Mỗi cá nhân là một điểm tập trung sự sáng tạo của Vũ trụ. Với cơ cấu mới của tiến hoá tốc độ của nó sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
    8. Chúa là gì?
    Chúng ta hiểu Chúa là Siêu linh trong lĩnh vực thần học. Chúa được tôn giáo coi là cấp điều khiển cao nhất trong Vũ trụ. Chúa trong vũ trụ tương tự như những mong muốn trong con người. Các quy luật tự nhiên là thể hiện của lòng mong muốn ở Chúa. Các tuyên bố khác là tiến hoá của vũ trụ.
    Một khi cơ chế về tiến hóa giải thích sự phát triển và nguồn gốc của vũ trụ, có chúng ta trong đó thỏa mãn hiểu biết của chúng ta thì ta không còn có nhu cầu ước định là Chúc ngự trị trong cá nhân như một thực thể có ý thức bên ngoài Vũ trụ tạo ra Vũ trụ.
    Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường gán vụ nổ vũ trụ Big Bag là hoạt động có thể liên quan gần với "Chúa trời" nào đó nhất. Tương tự vậy, người ta có thể coi toàn thể vũ trụ hoặc bản thân sự tiến hóa là gì đó giống Chúa trời.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trả lời vấn đề 3 - Chúng ta phán đoán, mong muốn hình ảnh Thế giới tương lai là như thế nào? Suy nghĩ về Tương lai
    Phép ngoại suy sự tiến hóa quá khứ vào tương lai là 1 thành phần của thế giới quan là Tương lai học. Nó cần trả lời câu hỏi "Chúng ta sẽ đi tới đâu ?". Có thể cung cấp danh sách những khả năng ít nhiều có thể của tiến triển tương lai. Chúng ta đương đầu với sự lựa chọn những cách tối ưu khác nhau: ta nên tiến lên theo hướng nào và những hướng nào chúng ta nên tránh.
    9. Chúng ta sẽ đi tới đâu?
    Lý thuyết chuyển tiếp siêu hệ thống giúp chúng ta suy đoán tương lai từ hiện tại. Sự phát triển gần đây đã chỉ chúng ta tới những chuyển tiếp siêu hệ thống mới, đưa chúng ta tới những phức tạp cao hơn hay sự tự ý thức vượt trên những suy nghĩ cá nhân.
    Trong tương lai, chúng ta dự đoán rằng hợp nhất xã hội sẽ tiếp tục theo 2 hướng: chiều rộng và chiều sâu.
    ? Về chiều rộng, sự lớn mạnh của nền văn hóa hiện tại sẽ dẫn đến xuất hiện mô hình nhà nước thế giới và đồng nhất sinh thái của sinh quyển dưới sự điều khiển của con người. Luân lý thế giới quan mới đòi hỏi mỗi chúng ta hành động để bảo tồn sinh vật/hệ sinh thái và mở rộng tiềm năng cho hợp nhất và tiến hoá liên tục.
    ? Về chiều sâu, nói một cách ẩn dụ chúng ta nhìn thấy trước sự hợp nhất vật lý của những cá nhân trở thành siêu nhân toàn cầu (Super-beings = Superorgan + Superbrain) nhờ khả năng truyền thông trực tiếp giữa các hệ thần kinh của họ. Ðiều khiển học là cách làm cho một người có thể đạt tới trường sinh.
    Cảnh quan xã hội tương lai
    Cảnh quan tổ chức của xã hội được đổi mới bởi việc hợp nhất những khái niệm điều khiển học, lý thuyết tiến hóa và hệ thống thích nghi phức tạp. Xã hội Toàn cầu có thể được nhìn như một mạng tự sản sinh các thành phần, và như 1 Siêu hệ sống. Lý thuyết những hệ thống sống của Miller gợi ý một danh sách những thành phần chức năng cho sự trao đổi chất của xã hội và hệ thống thần kinh.
    Chức năng Động vật
    - Cảm nhận thực tế môi trường: Các giác quan
    - Giải mã: Nhận thức, tri giác
    - Kênh và mạng lưới: Não, hệ thần kinh, nơron
    - Liên kết, liên hệ: Dây thần kinh, sự học
    - Bộ nhớ: Nơron nhớ
    - Ra quyết định: Chức năng cấp cao của não
    - Phản ứng lại: Hệ vận động
    Chức năng Xã hội
    - Cảm nhận thực tế môi trường: Phóng viên, nhà nghiên cứu...
    - Giải mã: Chuyên gia, nhà chính trị, dư luận...
    - Kênh và mạng lưới: Môi trường truyền thông
    - Liên kết, liên hệ: Nghiên cứu khoa học, học tập xã hội
    - Bộ nhớ: Thư viện, trường học...
    - Ra quyết định: Chính phủ, Thị trường, Quốc hội...
    - Phản ứng lại: Cơ quan hành pháp, thực thi
    Lý thuyết điều khiển gợi ý mô hình cho 1 hệ thống điều khiển phân tán thực hiện thông qua cơ chế thị trường. Một sự phân tích sự tiến hóa của những hệ thống phức tạp, được nối mạng trỏ chỉ ra những khuynh hướng chung hiệu quả ngày càng tăng, sự phân biệt và hợp nhất. Trong xã hội những khuynh hướng này được thực thi như năng suất ngày càng tăng, giảm chi phí, tăng thêm bộ phận lao động và thuê nước ngoài, ngày càng tăng tính hợp tác, hợp nhất đa quốc gia và cơ quan tổ chức toàn cầu.
    Điều này được hỗ trợ bởi sự tự trị nhiệm vụ ngày càng tăng của những cá nhân và tổ chức và sự suy tàn của những phân cấp. Tính phức tạp ngày càng tăng của những tương tác và bất ổn định của những quá trình nhất định gây ra lực cản ma sát mà cần có năng lực xử lý thông tin và điều khiển mạnh, như hệ thống thần kinh của xã hội.
    Điều này được thực thi nhờ hình thành 1 mạng máy tính toàn cầu thông minh, có khả năng tiếp nhận, phiên dịch, học, nghĩ, ra quyết định và hành động: ?o Não toàn cầu ?. Các cá nhân đang gắn chặt hơn bao giờ, tích hợp vào trong trí tuệ tập thể này. Mặc dầu hình ảnh này có thể làm tăng lo lắng về một hệ thống chuyên chế hạn chế những sáng kiến riêng lẻ, superorgan chỉ ra hướng ngược lại, về phía ngày một tăng tính tự do và tính đa dạng. Mô hình gợi ý vài dự đoán về tương lai đặc biệt cho những thập niên tới, như sự hiện ra 1 mạng tự động hóa phân tán và thống nhất đánh giá các giá trị và tiêu chuẩn.
    10. Cái gì là mục đích của tất cả?
    Sự tiến hóa thì không có mục đích, trong cảm giác là có mục đích cố định với những mở rộng. Tuy không thể đoán trước phần lớn sự tiến hóa nhưng nó cũng không phải là ngẫu nhiên. Sự chọn lọc cho thấy mục đích ẩn lớn nhất là sinh sống/tồn tại và thích nghi. Ðiều này cũng ngụ ý thực tiễn sẽ có đặc điểm phức tạp, thích nghi và trí tuệ ngày càng tăng.
    11. Tại sao chúng ta không thể sống được mãi mãi? Liệu có còn cách nào không?
    Bất diệt, vĩnh hằng, trường tồn là giá trị tối cao của con người và ngược lại.
    Sinh vật sống biểu thị hành vi của mình là kết quả của mục tiêu. Mục tiêu được tổ chức theo phân cấp: hệ thống để đạt được mục tiêu cấp cao thì cần đạt được những mục tiêu cấp thấp. Phân cấp này có đỉnh: các mục tiêu tối cao của đời sống sinh vật. Ở động vật đó là: sự sống, bản năng gốc của sự tồn tại và sinh sản. Ở người mục tiêu cao hơn sự tồn tại sinh học.
    Mục tiêu tối cao của đời sống con người được mỗi cá nhân đặt ra và trong sự lựa chọn tự do. Ðiều này sinh ra sự đa dạng của luận lý và tôn giáo. Tuy nhiên mẫu số chung là sự vĩnh hằng. Ðộng vật không nhận thức được cái chết của nó còn con người thì không. Ham muốn đến vĩnh hằng là sự mở rộng bản năng ham muốn sống ở động vật.
    ? Chúng ta gặp khái niệm vĩnh hằng trong hầu hết các tôn giáo truyền thống: đó là sự vĩnh hằng của linh hồn, sự sống sau khi chết. Nó được dùng như chất kích thích để chấp nhận lời giảng đạo, cuối cùng dẫn tới hứa hẹn sự vĩnh hằng. Dưới phân tích khoa học, nó tàn dư của các hệ tôn giáo cũ, lạc hậu song nó chưa hoàn toàn mất đi ảnh hưởng của nó.
    ? Sự tiến hóa hiện nay sẽ đưa chúng ta đến ngày duy trì cuộc sống ngày một cao tuổi và xác suất thành công nhân bản sẽ giúp con người sống lâu hơn. Lão hóa là hình thức đa dạng của quá trình suy thoái. Bởi vậy không thể chắc rằng chúng ta sẽ trở thành sinh vật bất tử trong tương lai gần mặc dù cuộc sống luôn được kéo dài hơn. Tuy nhiên chúng ta có thể tin vào sự bất tử của điều khiển học: sự tồn tại tổ chức tinh thần hơn là phần cơ thể vật chất.
    ? Ðiều khiển học bất diệt: Những thành công của khoa học nâng cao dần sự vĩnh hằng điều khiển học. Ý tưởng ở đây là con người cũng là một dạng tổ chức của vật chất. Ðó là một tổ chức hết sức phức tạp, bao gồm sự phân cấp nhiều mức điều khiển.
    Tâm hồn, tinh thần hay nhận thức của chúng ta liên hệ như mức cao nhất của phân cấp điều khiển này. Tổ chức đó làm thay đổi một phần hay toàn bộ phần vật chất mà nó xây dựng từ đó. Thật xấu hổ khi ta gặp một điều hàng trăm lần mà nó không thể chuyển thành khái niệm và trực giác; cũng thật xấu hổ khi ta quên mất một điều nào mà ta biết cách lưu một lượng thông tin lớn và tìm ra ngay trong vài giây.
    ? Tiến hoá và trường tồn: Tổ hợp điều khiển của con người phải bảo tồn cái cốt lõi sinh vật của cá nhân người. Ðó là động lực của tiến hoá. Và nó phải là vĩnh hằng do với mục đích tiến hoá chết người không có ý nghĩa gì. Trong chọn lọc tự nhiên, nguồn biến đổi là sự đột biến trong gen, tự nhiên được tạo ra nhờ thử nghiệm trên gen và tạo ra những con người từ gen qua nhân bản. Do đó, tự nhiên phải hủy những sinh vật cũ để có đủ không gian cho những sinh vật mới. Sự ra đi của tổ chức đơn bào là một sự cần thiết cho tiến hoá. Ở giai đoạn hiện nay - tiến hoá văn hóa, bộ não con người là nguồn sáng tạo, không phải là đối tượng của thử nghiệm. Sự mất mát sẽ là không đánh giá được và vô lý đối với Tiến hoá. Sự vĩnh hằng của con người nằm trong lịch trình của Tiến hoá vũ trụ.
    ? Tích hợp và tự do: Chúng ta đang sống ở thời đại khi ta có thể thấy rõ sự đối lập căn bản của cách mạng cấu trúc của con người: đó là đối lập giữa tổ hợp nhân bản và tự do nhân bản. Tổ hợp là sự cần thiết của cách mạng. Nếu con người ta tự đặt ra mục đích không tương thích với tổ hợp, kết quả là cái chết của tiến hóa. Sự phát triển sáng tạo xa hơn không thể xảy ra và chúng ta không thể sống sót. Trong vũ trụ không có gì đứng yên: mọi thứ không phát triển đều bị tiêu diệt.
    Bên cạnh đó, tự do rất quý giá đối với con người, nó cần cho sự sống. Tự do sáng tạo cá nhân là cơ cấu căn bản cho tiến hóa trong kỷ nguyên Lý trí. Nếu nó bị sự tổ hợp chèn ép chúng ta sẽ đi vào điểm chốt có tính cách mạng.
    Ðiều này có thực nhưng không giải quyết được. Sau cùng, đối lập tương tự sẽ được giải quyết ở các mức khác của tổ chức trong quá trình tiến hóa. Khi các tế bào hợp lại trong tổ chức đa bào, chúng tiếp tục thể hiện các chức năng sinh vật của chúng - trao đổi chất và phân chia. Chất lượng mới, cuộc sống của tổ chức, không xuất hiện bất chấp các chức năng sinh học của các đơn bào từ chúng và thông qua chúng. Hoạt động sáng tạo tự do là một chức năng sinh học của con người. Trong con người siêu nhân tổ hợp, nó phải được bảo tồn và không thể bị can thiệp và chất lượng mới phải được xuất hiện từ nó và do nó. Như vậy, thử thách căn bản nhân loại đang đối đầu là đạt được sự tổng hợp hữu cơ giữa tổ hợp và tự do.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trả lời câu hỏi 4 - Những giá trị Tốt/Xấu, có nghĩa/vô nghĩa đối với con người, xã hội là gì? (Giá trị đối với con người và Xã hội)
    Ðây là vấn đề cơ bản của giá trị : "Thế nào là tốt/ xấu và thiện/ác?". Lý thuyết về giá trị. Nó là Đạo đức học, hệ thống quy tắc dẫn cách chúng ta cư xử: những gì nên theo và không nên theo. Chúng cũng chỉ cho ta cảm nhận mục đích, phương hướng hoặc tập hợp những mục đích để hướng dẫn hoạt động cho chúng ta. Cùng với câu hỏi ?oTại sao??, trả lời cho câu hỏi " Ðể làm gì? sẽ giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa thực tế của cuộc sống .
    12. Tốt-Xấu là gì?
    Cơ chế tiến hóa của sự chọn lọc tự nhiên có ẩn một sự phân biệt giữa tốt/phù hợp (những thứ tồn tại lâu) và xấu/không hợp (những thứ về sau sẽ bị loại trừ sớm). Bởi vậy chúng ta gán tốt hay cao hơn để đánh giá những gì cộng tác cho sự tồn tại và tiếp diễn của quá trình tiến hóa và xấu cho bất cứ gì phá hủy, giết hay cản trở sự tiến triển của những hệ thống thích hợp.
    13. Hạnh phúc là gì?
    Con người trở nên hạnh phúc khi chúng "điều khiển được" nghĩa là hoàn toàn cảm thấy thỏa mãn, hài lòng về những nhu cầu và đạt được những mục đích.
    Hạnh phúc chung với đa số trong xã hội nghĩa là chung cấp đầy đủ hạnh phúc, sự chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tự do và bình đẳng cá nhân.
    Những người hạnh phúc hướng đến sự tự tin, kinh nghiệm phong phú và quan hệ người-người tốt đẹp. Thúc đẩy những giá trị cá nhân và xã hội có thể sẽ giúp chúng ta tăng thêm chất lượng của cuộc sống.
    13. Vì sao chúng ta không thể sống mãi mãi?
    Sự Tiến hóa đã dẫn đến chúng ta tới tuổi già và xác suất đến cái chết cao hơn là tái sinh để sống tiếp. Sự lão hoá chính là kết quả của sự đang dạng hoá quá trình phân huỷ. Bởi vậy, không thể chắc rằng chúng ta sẽ đạt được bất tử sinh vật trong tương lai gần.
    Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhắm vào tính bất tử điều khiển học: sự tồn tại của tổ chức tinh thần của chúng ta, hơn là cơ thể vật chất của chúng ta.
    14. Ý nghĩa của cuộc đời là gì?
    Câu hỏi này như là tổng kết của những câu hỏi trước đó. Nó được hiểu như: "Cái gì là giá trị, mục tiêu tối cao nào tôi cần phải đạt được?". Chúng ta nhấn mạnh mỗi người phải tự đặt ra những mục tiêu cho mình. Những mục tiêu tối cao chúng ta chọn dẫn xuất hợp lý từ thế giới quan điều khiển học: để đóng góp xây dựng cho sự tiến hóa của loài người, để cực đại tính tồn tại bất tử. Thực chất ý nghĩa cuộc sống sẽ tăng thêm sự tích hợp tiến hóa.
    Căn cứ vào đặt vấn đề về sự vĩnh hằng vật chất và sự vĩnh hằng về điều khiển của mỗi người chúng ta có thể xác định một định hướng sống gói gọn trong câu nói nổi tiếng sau: Nếu bạn không muốn người đời lãng quên bạn ngay sau khi bạn chết và trở về cát bụi, thì hoặc là hãy viết những gì đáng để người đời đọc hay hãy làm những gì đáng để người đời viết đến ! (Benjamin Franklin)
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trả lời câu hỏi 5: Chúng ta nên giải quyết các vấn đề, vạch kế hoạch cho hành động của mình như thế nào? - Cách chúng ta hành động
    Ở vấn đề 4 chúng ta chỉ biết những giá trị gì cần hướng tới để phấn đấu, chứ không cho biết làm thế nào để có. Vấn đề tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi "Nên hành động như thế nào?" bằng lý thuyết về hành động). Nó giúp chúng ta giải quyết những vấn đề thực tiễn và lên kế hoạch cho hành động.
    15. Bản chất của tự do, mong muốn là gì? Có thể ?otự do mong muốn? được không?
    Tự do là thuộc tính căn bản của sự vật. Các quy luật tự nhiên hoạt động như các ràng buộc với tự do. Những sự kiện trong tương lai không phải là tất định (được xác định trước). Tiến hóa luôn là một sự lựa chọn - từ đa dạng những khả năng, một vài được giữ lại bởi chọn lọc.
    Khái niệm tự do ẩn ý sự tồn tại một hay nhiều tác nhân ẩn trong chọn một cách tự do một hay nhiều hành động có thể. Tác nhân ấy là sự mong muốn. Ước mong áp đặt điều khiển lên hệ thống làm cho độ tự do của hệ thống đó bị ràng buộc bởi chọn lựa hành động mong muốn.
    Mức độ điều khiển sự lựa chọn bởi khả năng của nó cho con người tư duy không phải là tự do chọn giữa những khả năng đã cho mà có khả năng cảm nhận những khả năng mới và thăm dò những hậu quả của nó.
    16. Chúng ta có thể hành động như thế nào?
    Hoạt động có hiệu quả dựa vào ý thức sáng sủa về mục đích và giá trị cùng mô hình môi trường tốt mà trong đó bạn thử đạt đến những mục đích. Nhờ áp dụng những phương pháp giải quyết vấn đề, bạn có thể thăm dò những tình trạng có thể trong mẫu bạn tìm thấy cách hiệu quả nhất đi từ tình trạng hiện tại tới mục đích.
    Bạn có thể thử bằng hoạt động thực tiễn những bản kế hoạch đã lập, có tính đến sự phản hồi để sửa lại cách làm.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 27/07/2003
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trả lời vấn đề 6: Làm thế nào để chúng ta có 1 kiến thức về thế giới đúng đắn? - Cách xây dựng tri thức đúng đắn (Nhận thức luận)
    Những kế hoạch được vạch ra phải dựa trên kiến thức và thông tin, những lý thuyết và mô hình mô tả hiện tượng ta gặp. Bởi vậy, chúng ta cần hiểu làm sao chúng ta có thể xây dựng những mô hình đáng tin cậy. Ðây là thành phần của sự thu nhận kiến thức. Nó tương đương cái trong triết học được gọi là Nhận thức luận hay lý thuyết về Kiến thức. Nó cần phải trả lời câu hỏi truyền thống của triết học "Thế nào là đúng và thế nào là sai?"
    17. Kiến thức là gì?
    Câu trả lời thuộc về lĩnh vực nhận thức luận. Kiến thức tồn tại trong một hệ thống điều khiển là mô hình dự đoán về thế giới thực tại giúp hệ thống này dự đoán được quá trình từ quá khứ tới tương lai của môi trường, giúp cho hệ thống điều khiển ra quyết định cho các hoạt động Như vậy nó điều khiển hệ thống bên trong môi trường hoạt động. Mô hình đó do cá nhân xây dựng, nó không phải là 1 phản xạ khách quan từ bên ngoài.
    Khái niệm ý nghĩa (meaning) và chân lý (truth) phải được định nghĩa từ phối cảnh này. Kiến thức là khách quan và chủ quan do nó là kết quả của tương tác giữa chủ thể với môi trường. Kiến thức chỉ tồn tại như một phần của chủ thể.
    Ta có thể nghiên cứu quan hệ giữa kiến thức và thực tại (trước hết là kiến thức đúng hay sai). Sau đó là chủ thể kiến thức, hệ thống điều khiển có kiến thức lại là đối tượng kiến thức của một đối tượng khác. Kiến thức dù ở dạng nào (giả thiết, dự đoán, quy luật) đều là vô nghĩa về lôgíc nếu không kể đến chủ thể có nó.
    18. Chân lý là gì?
    Không có một chân lý tuyệt đối. Lý thuyết là những dự đoán có trọng lượng sản sinh qua quan sát. Tuy nhiên lý thuyết khác nhau từ cùng một quan sát có thể sinh ra những dự đoán khác nhau, trong số đó một số dự đoán thì đúng còn những dự đoán khác thì sai. Kiến thức chân lý là cái tốt sống sót trong sự chọn lọc tự nhiên của những dự đoán ấy.
    Xã hội tổ chức hoạt động thu thập kiến thức về các hệ thống ở những cấp độ điều khiển khác nhau thành các ngành khoa học. Ngày nay, 1 xu hướng mới trong khoa học là tích hợp nghiên cứu mối liên hệ, tương tác của cùng lúc nhiều hệ thống điều khiển với nhau.
    19. Ý thức của con người là gì?
    Không phải là một thứ chất lỏng nào đó bí ẩn. Bản chất ý thức là sự cảm nhận môi trường để đạt đến những mục đích của hệ thống. Những đại diện phức tạp hơn là tích hợp những cảm nhận khác nhau từ các tình huống, sự từng trải /kinh nghiệm và sự phát triển chức năng tinh thần của hệ thống. Chỉ có con người mới ý thức được những gì mình từng trải và có khả năng điều khiển nó.
    Ý thức như vậy là quan hệ chủ quan giữa đại diện chủ thể và sự phù hợp giữa trạng thái bên trong và bên ngoài của tình huống.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Như vậy, tôi đã trình bày xong Phần II về những quan điểm chính về TRIÉT HỌC MỚI.
    3 vấn đề lớn đầu tiên là về cách Hiểu Thế giới và 3 vấn đề lớn tiếp theo là về cách Tác động vào Thế giới.
    Ðiểm kết thúc là chúng ta đã có thể từ đó trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào khác.
    Thế giới quan không thể xây dựng ngay một lúc từ ban đầu. Chúng ta cần bắt đầu xây dựng nó những khối hợp nhất. Những khối hợp nhất có thể tìm thấy những lý thuyết hiện hữu, những mô hình, khái niệm, nguyên tắc chỉ đạo và những giá trị, trải qua những nguyên lý và những hệ tư tưởng khác nhau.
    Việc phân chia thế giới quan hợp lý ngay từ điểm khởi đầu - bằng Triết học dựa trên điều khiển học sẽ giúp chúng ta nhìn & xây dựng thế giới quan của mình 1 cách sáng tỏ

    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    PHẦN III. ĐẶC TRƯNG CỦA TRIẾT HỌC MỚI
    Mỗi môn khoa học đều nhìn thế giới từ góc nhìn của riêng mình. Điều khiển học là ngành khoa học với một nghĩa rộng lớn do Norbert Wiener đề xướng - chọn đối tượng nghiên cứu cho mình là những quá trình điều khiển, truyền thông và tổ chức. Nó bổ sung cách nhìn thế giới cho các nhà vật lý - làm "mềm" cách nhìn của họ.
    Các nhà vật lý thường chú ý nhiều đến những phần hữu hình - phần cứng của thế giới, trong khi những nhà điều khiển học lại quan tâm nhiều đến những phần vô hình - phần mềm.
    Với những ý tưởng điều khiển học của những thập kỷ cuối kỷ nguyên 20, quan điểm điều khiển học đã đổi mới cơ bản cách nhìn triết học về thế giới của chúng ta. Đó là những vấn đề cơ bản nhất của triết học sau:
    1) Kiến thức là gì?
    2) Bản chất của thế giới là gì? Bản chất của ngôn ngữ là gì?
    3) Thế nào là thiện/ác và giá trị sâu sắc nhất của con người là gì?

    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc

Chia sẻ trang này