1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên có một TRIẾT HỌC mới của thế kỷ 21 này không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 27/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Về nhận thức luận
    Kiến thức là gì?
    Trong điều khiển học chúng ta coi một hệ thống là có kiến thức khi hệ thống ấy chứa mô hình của 1 phần thực tế như là phần hệ thống lĩnh hội được thông qua những quá trình diễn ra trong môi trường.
    Một mô hình tất yếu sẽ đơn giản hơn môi trường nó đại diện, cho phép nhanh chóng đoán trước được những quá trình của môi trường. Do đó, sự tiên liệu những tương tác giữa hệ thống với môi trường chứa nó, với những hiệu ứng ngược từ đó cho phép hệ thống khắc phục được các hỗn loạn trước khi nó có khả năng gây hư hại hệ thống. Chức năng của mô hình như máy phát đệ quy các dự đoán về thế giới và chính bản thân.
    Mô hình giống như khái niệm đồng dạng trong toán học:
    W_1 - trạng thái của thế giới phản chiếu trong cơ quan cảm giác nghĩa sơ cấp của hệ thống
    L_1 - trạng thái tương ứng của mô hình
    Thủ tục M ánh xạ nào đó khi từ W_1 sinh ra L_1: M (W_1) = L_1
    Giả thiết sau thời lượng là t thì W_1 ---> W_2. Trong mô hình, bắt trước sự thay đổi sau thời gian t này của thế giới ta gọi một thủ tục của mô hình là T: T(L_1) = M(W_2)
    Nhờ việc áp dụng thủ tục ánh xạ T đối với L_1 mà hệ thống có thể dự đoán ở một phạm vi nào đó đối với sự phát triển các sự kiện tương lai của thế giới.
    Thí dụ: Con chó đoán được đường bay của viên kẹo; nhà thiên văn học tính toán vị trí của các hành tinh trên bầu trời.
    Ta có thể khái quát hoá khái niệm mô hình như là bất kỳ điều gì giúp cho sản sinh ra dự báo. Dự báo hay dự đoán là 1 phát biểu hữu hạn, đi đến một điều nhất định, chỉ rõ trước. Dự đoán cung cấp ở trên có thể viết lại là: T(M(W_1)) = M(W_2)
    Quá trình này dừng lại khi đạt tới trạng thái cuối cùng.
    Tuy nhiên định nghĩa vừa nêu chưa đủ bao trùm toàn bộ khái niệm kiến thức. Những mệnh đề tri thức của chúng ta không sản sinh ra những dự đoán có thể kiểm chứng thực tế một cách tất yếu, nhưng có thể góp phần sản sinh ra những dự báo (thậm chí tiềm năng đa cấp). Ví dụ X+Y=Y+X không thể ngay lập tức sinh ra trừ những biểu thức cụ thể 4+7=7+4. Các đối tượng trong hoán vị để xác minh chính xác hơn phải là 4 quả táo với 7 quả táo bằng 7 quả táo với 4 quả táo.
    Như vậy, không nhất thiết một phần của kiến thức sinh ra một dự đoán thực tế, mà nó chỉ cần đủ là sản sinh ra những mảnh kiến thức khác, từ đó lại sinh ra 1 mảnh kiến thức nữa... cho đến khi mảnh cuối cùng có hiệu quả sản sinh ra 1 dự đoán thực tế.
    Từ đó ta đi tới định nghĩa ý nghĩa và chân lý. Khi chúng ta nói hoặc viết gì đó ta gọi là sự biểu diễn tri thức của chúng ta. Vậy để 1 mệnh đề có ý nghĩa nó cần phải tuân thủ yêu cầu như 1 mảnh tri thức nghĩa là chúng ta phải có cách nào đó từ nó sinh ra 1 dự đoán hoặc sản sinh ra công cụ để sinh ra những dự đoán hay sinh ra công cụ để sinh ra công cụ mà từ đó tạo nên dự đoán...
    Nếu chúng ta mô tả đặc điểm đường dẫn trong giới hạn hoàn toàn xác định thì sự phát biểu dự đoán đó được coi là chính xác. Nếu đường dẫn không xác định thì ý nghĩa sẽ mập mờ hoặc không tìm được đường dẫn nào từ 1 phát biểu đi đến dự đoán thì phát biểu đó sẽ là vô nghĩa.
    Một mảnh kiến thức là đúng nếu dự đoán đó được tạo bởi người dùng kiến thức dựa trên những kiến thức sẽ trở thành sự thật.
    Hệ thống điều khiển học đặt ra mục tiêu sản sinh những dự báo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Kiến thức là công cụ cho tồn tại. Không có tiêu chuẩn mạnh hơn sức mạnh sự thật.
    Sau đây sẽ là 2 hệ quả của nhận thức điều khiển học.
    1. Đặc tính động của kiến thức.
    Phép ẩn dụ về kiến thức và ngôn ngữ từ trước tới nay trong triết học là bằng cách nào đó nó phản chiếu, tương ứng với thực tế. Quan điểm cũ đó còn thiên về tĩnh.
    Câu hỏi đặt ra là Cái gì sản sinh khi có một thứ phản ánh một cái khác. Đồng thời bằng cách nào ta biết được về điều này. Nhầm lẫn thường xuất hiện khi chúng ta phân biệt tinh thần và vật chất. Thêm 1 câu hỏi nữa là làm sao những ý tưởng thuộc về thế giới tinh thần lại phản ánh thế giới vật chất thực.
    Triết học điều khiển học làm rõ, chính xác hơn bản chất của kiến thức nhờ đưa tính động học vào bức tranh chung. Trong thế giới tĩnh hoàn toàn thì không có kiến thức và sẽ không có một sự phản ánh hay tương ứng nào cả. Sự phản ánh chỉ có ý nghĩa khi chúng ta khai báo được 1 thủ tục mà thiết lập cái mà chúng ta muốn gọi là tương ứng với cái tất yếu sẽ gặp sau 1 thời lượng.
    Mô hình sẽ không phải là phản ánh tĩnh hoặc là những hình ảnh đồng dạng của môi trường, mà nó xây dựng động đựa trên phép thử sai bởi các cá nhân, cộng đồng hoặc xã hội. Việc xây dựng những mô hình trong kiến thức cũng diễn ra tương tự như sự xây dựng những hệ thống nhờ sự biến đổi và chọn lọc liên tục khắp nơi trong vũ trụ. Mô hình được tạo ra mang tính tích cực bởi hệ thống nhắm đến những mục tiêu của chính hệ thống và những mô hình nào không giúp đệ quy phát sinh ra những dự đoán phù hợp sẽ bị loại trừ về sau .
    2. Tính khách quan và chủ quan của kiến thức
    Kiến thức (theo nghĩa của điều khiển học) bao giờ cũng bao hàm cả ý nghĩa chủ quan và khách quan vì nó là kết quả của sự tương tác giữa vật chất (các hệ thống điều khiển học) và đối tượng (môi trường chứa hệ thống). Kiến thức do một đối tượng sở hữu luôn là tương đối vì nó như một bộ phận của chính hệ thống vật chất xác định.
    Chúng ta có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa kiến thức và thực tế: để xác định xem 1 mảnh của kiến thức là đúng hay sai.
    Với 1 chủ đề dự kiến của kiến thức, hệ thống điều khiển học S phải trở thành bộ phận của 1 siêu hệ thống lớn hơn S'' trong đó những chủ đề, đối tượng mà kiến thức của S quy định và quan hệ với thực tế mà nó biểu thị. Điều đó tạo nên quan hệ duy nhất tri thức với hệ thống S''. Khái niệm tri thức (theo điều khiển học) đồng nhất - gắn kết hữu cơ giữa chủ thể tri thức và nội dung của tri thức.
    Các nhà triết học tới trước thế kỷ 19 phân biệt tôi với kiến thức như 2 cái độc lập hoàn toàn nhau. Đó là tư duy siêu hình coi kiến thức và chủ thể không phụ thuộc nhau của thực tế. Từ đó mọi hiện tượng đều là khách quan với Tôi.
    Vật lý học hiện đại cẩn thận hơn với hiện tượng thu lượm tri thức của ta. Tôi xuất hiện trong khoa học như người quan sát ở thí nghiệm lượng tử của Eistern về thuyết tương đối. Ta nói tới hệ thống quan sát gồm cả người quan sát và những dụng cụ thí nghiệm. Tri thức phụ thuộc cả vào người quan sát.
    Với triết học điều khiển học thì Tôi được xây dựng bên trong hệ thống mà kiến thức có thể ẩn dụ như một công cụ. Mỗi công cụ có 1 cái cái mà cần nắm lấy nó khi sử dụng. Bất kỳ ai cũng có thể chạm vào kiến thức nhưng chỉ sử dụng khi nắm chắc cán nó. Khi ấy Tôi, tri thức, sự thật và ý nghĩa của kiến thức được tích hợp bên trong cùng 1 hệ thống.
    Phân tích ngữ nghĩa học ta phát hiện ra "Tôi" là một khái niệm rất quan trọng. Ta xem xét tính nhân quả. Cái gì là căn cứ để nói rằng A là nguyên nhân của B. Ta không thể quan sát thấy quan hệ của 2 hiện tượng A, B. Ta chỉ có thể quan sát thấy sự tiếp nối "A trước B sau" trong 1 khoảng thời gian. Có thể là A gây ra B hay 1 sự trùng hợp tình cờ. Nghĩa thực tế của tính nhân quả bao hàm tôi tự do để cho A xảy ra hoặc không xảy ra. "A là nguyên nhân của B" nghĩa là nếu tôi cho A xảy ra thì B cũng xảy ra còn nếu tôi không cho A xảy ra thì B cũng không xảy ra.
    Đó là 1 mệnh đề có nghĩa, chỉ khi mô hình của thực tế bao gồm có tôi.
    Lý thuyết xác suất cũng coi sự tin cậy là ở tôi. Tôi tức là người sinh ra sự kiện. Xác suất mô tả quan hệ giữa nội dung kiến thức và tôi. Tôi xuất hiện như 1 nhà sản sinh ra sự kiện. Trước mỗi sự kiện ta có thể đánh giá xác suất của nó. Trước 1 sự kiện chúng ta có xác suất, sau sự kiện ta không thể nói đến xác suất nữa, vì trong quy định bắt chúng ta phải xem xét sự kiện trong tương lai.
    3. Có tồn tại một mô hình kiến thức đúng tuyệt đối không?
    Không tồn tại mô hình của thực tế " tuyệt đối " mà sẽ có nhiều mô hình khác nhau, mỗi cái có thể thích hợp trong giải quyết những vấn đề đặc biệt, nhưng không có mô hình nào có năng lực để giải quyết tất cả mọi vấn đề.
    Cách hiệu quả nhất để chọn hoặc xây dựng một mô hình thích hợp cho vấn đề đã cho là việc suy luận trên một mức siêu nhận thức (metacognitive), nơi mà những mô hình có thể đã được phân tích và đối sánh. Điều này yêu cầu sự chuyển tiếp siêu hệ thống từ những mô hình riêng lẻ, đa dạng.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bản chất của thế giới là gì?
    Bản chất của thế giới là sự tồn tại và vận động/tiến hoá của các hệ thống vật chất mang thuộc tính cơ bản là điều khiển học.
    Hệ thống như những thành phần độc lập có thể hợp lại thành những hệ thống lớn hơn như là mạng nơron, tranzitor, phân tử hay con người... Những hệ thống cụ thể có thể được mô hình hoá bởi những cấu trúc và những thuộc tính trừu tượng như được đề ra trong lý thuyết toán học và thông tin. Về bản chất, chúng được nghiên cứu trong nhiều chuyên ngành khoa học riêng khác nhau như vật lý, hóa học, sinh vật, tâm lý học, xã hội, kỹ thuật học hoặc toán học...
    Tổ chức không chỉ nhìn theo cấu trúc, mà có thể nhìn theo chức năng: những phân hệ mô tả mục đích mà đạt đến qua chiến lược và kế hoạch riêng. Sự định hướng mục đích này được thực hiện thông qua những cơ chế điều khiển, ví dụ cơ chế truyền thông giữa các phân hệ. Những hệ thống động về cơ bản, hành vi thích nghi với hoàn cảnh và với những mục tiêu khác nhau.
    Triết học mới giả định nguyên lý về sự tiến hoá: những hệ thống không phải là có sẵn và là tổ chức cố định mà chúng đều xuất hiện, phát triển, biến mất, hoặc biến đổi thành những hệ thống khác nhau. Đó là kết quả của quá trình liên tục thay đổi mẫu dạng, ngày càng phức tạp theo thời gian.
    Sự tiến hóa này không có một mục đích cuối cùng, mà được định hướng bởi sự thử-sai của chọn lọc tự nhiên. Quá trình biến đổi có thể được dẫn dắt bằng kiến thức thu nhận được từ trước, nhưng trong mẫu dạng cơ bản nhất thì đó là sự biến đổi mù: nó không biết đang tiến đến đâu, hoặc sẽ có những phương án phát sinh nào được chọn.
    Cơ chế biến đổi và chọn lọc liên tục xây dựng những hệ thống mới từ những hệ thống trước đó. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên: những hệ thống thích hợp sẽ sống sót, còn những hệ thống không đủ năng lực sẽ loại trừ.
    Cũng có thể nhìn sự tiến hóa như tính định hướng mục đích - mục đích luận, hơn là như quá trình biến đổi và chọn lọc mù mà chúng ta ước định. Chúng ta đề xướng bắt đầu từ những hoạt động cơ bản hoặc những quá trình - sự nối tiếp các hoạt động. Những hệ thống phức tạp hơn được tạo bởi những quá trình như vậy qua cơ chế kết hợp ngẫu nhiên những thành phần, và sự duy trì có chọn lọc những liên kết ổn định. Điều này dẫn tới sự tiến hóa tổ chức toàn thể vũ trụ.
    Trong suốt thời gian tiến hóa: từ những hạt cơ bản, tới những nguyên tử, phân tử, tinh thể, những cấu trúc phân tán, tế bào, thực vật, động vật, con người, xã hội, văn hoá... việc xây dựng lại những giai đoạn quan trọng nhất của sự tiến hóa toàn cầu cho phép chúng ta trả lời câu hỏi: "Tôi đến từ đâu? Tôi là ai? "
    Những quá trình diễn ra là các bước tiến hóa: những chuyển tiếp không liên tục, không chỉ thay đổi trạng thái hệ thống mà cả chính tổ chức của nó. Chúng dẫn dắt tới sự tạo thành một hệ thống mới với một sự nhận biết mới, tuân theo những định luật khác nhau và sở hữu những thuộc tính khác nhau. Trong một hệ thống mới như vậy, hành vi của toàn bộ được cưỡng ép bởi các thành phần và hành vi của các phần cùng lúc đó cưỡng ép bởi toàn bộ.
    Quan trọng nhất là sự phát hiện ra "Sự chuyển tiếp siêu hệ thống, những kết quả trong một mức cao hơn ("Meta") của điều khiển, trong khi hệ ngày càng tăng tự do và khả năng thích nghi của toàn hệ thống. Ví dụ, chuyển tiếp siêu hệ thống là sự hiện ra của sự sống, những cơ quan đa bào, khả năng của trí tuệ con người...
    Sự chuyển tiếp siêu hệ thống có đặc điểm là tăng độ đa dạng ở mức đối tượng, cùng với sự xuất hiện cấp siêu điều khiển, mà kết hợp và chọn lọc từ những hoạt động đa dạng sẵn sàng ở mức bên dưới.
    Trong cảnh quan này, sự tiến hóa lũy tiến lên về căn bản ưu tiên di chuyển theo hướng ngày càng tăng sự thích nghi với môi trường.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bản chất của ngôn ngữ là gì?
    Bản chất ngôn ngữ theo quan điểm điều khiển là hệ thống giúp sản sinh các thông báo điều khiển (phát biểu và lệnh) trong các hệ thống điều khiển.
    Chúng ta biết rằng có hai kiểu thông báo:
    - miêu tả, hoặc phát biểu,
    - và mệnh lệnh, hoặc lệnh.
    Sự kết hợp của 2 tạo ra một quan hệ mà được biết như điều khiển. Hệ điều khiển C điều khiển hệ thống S, nếu C nhận từ S những phát biểu và nhắn tới S các lệnh.
    Đó là 1 trường hợp nổi bật trong những hệ thống điều khiển học có tổ chức tốt.
    Trường hợp tổng quát, hệ điều khiển C cũng có thể trực tiếp thay đổi các trạng thái của hệ thống S. Sự khác nhau giữa can thiệp trực tiếp và gửi lệnh là tương đối. Nó phụ thuộc vào định nghĩa của những hệ thống liên quan.
    Ví dụ: bạn điều khiển ô tô. C là bạn và S là môi trường của bạn gồm ô tô, con đường... Bạn nhận những thông báo âm thanh và trực quan của môi trường và thay đổi vị trí của các bánh xe ôtô để giữ nó trên đường. Đây là một sự thay đổi trực tiếp trạng thái của hệ thống kiểm soát. Nhưng bạn cũng có thể cho rằng sự lái của bạn đẩy như một thông tin kênh, mà qua đó bạn nhắn lệnh tới những bánh xe thích hợp.
    Quan hệ giữa một ngôn ngữ và siêu ngữ, hoặc lý thuyết và siêu lý thuyết (metatheory), cũng là 1 quan hệ điều khiển, ở đây S là hệ thống mà sử dụng ngôn ngữ, và C là hệ thống sử dụng siêu ngữ. Chúng ta tạo ra siêu ngữ và siêu lý thuyết để khảo sát những công việc của ngôn ngữ và lý thuyết. Luồng thông tin miêu tả từ ngôn ngữ S đến siêu ngữ C. Kết quả kiểm tra ngôn ngữ và lý thuyết là sự phân loại và xây dựng nhiều câu hơn ngôn ngữ và nhiều lý thuyết hơn - đây là sự thay đổi trạng thái của ngôn ngữ S.
    Câu
    Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có thể có ý nghĩa riêng, trong sự tách rời với các phần khác của thông báo. Thường một thông báo của một ngôn ngữ là sự nối tiếp hoặc phân cây của nhiều câu.
    Trong những câu của ngôn ngữ lập trình thông thường gọi là những mệnh đề (statement); thuật ngữ này được dùng rộng rãi như coi sự mô tả một tình trạng nào đó tương ứng với 1 mệnh đề lôgic. Đó là cách dùng khôn ngoan hơn trong sự hình thức hóa phát biểu của chúng ta, so với ?ocâu? dùng ở ngôn ngữ tự nhiên.
    Thông báo (Message)
    Một thông báo là một đối tượng mà có ý nghĩa cho đại diện nào đó.
    Ngữ nghĩa học (Semantics)
    Khi chúng ta nói hoặc viết cái gì đó chúng ta, ước đoán, biểu thị kiến thức của chúng ta qua các biểu thức ngôn ngữ.
    Giải quyết vấn đề
    Một vấn đề là 1 tình trạng nảy sinh khi có một tình trạng ban đầu khác biệt tình trạng lý tưởng hướng tới. Một vấn đề được giải quyết bởi sự nối tiếp của những hoạt động giảm bớt sự khác nhau giữa tình trạng ban đầu và mục đích
    Ngôn ngữMột ngôn ngữ là hệ thống nào đó, nếu kiểm soát đúng mức, có thể sản xuất những đối tượng gọi là những thông báo.
    Một ngôn ngữ là quy ước theo đó những đối tượng vật chất nhất định, sẽ được viện dẫn như những đối tượng ngôn ngữ, định nghĩa những hoạt động nhất định, dẫn như những ý nghĩa của chúng. Có 2 kiểu đối tượng ngôn ngữ cơ bản: mệnh lệnh và phát biểu.
    Những lệnh được sử dụng trong ngữ cảnh điều khiển, ý nghĩa một lệnh phát hành gần việc điều khiển hệ thống là hoạt động kết quả của Điều khiển hệ thống.
    Ý nghĩa của một phát biểu là mảnh kiến thức (đúng hoặc sai), mà là một máy phát có thứ bậc những dự đoán.
    Một ngôn ngữ tốt không nhất thiết là mọi thành phần của nó phải được tạo nên trong sự tương ứng đơn giản và trực tiếp với thực tiễn sinh động. Một mệnh đề trong 1 khung ngôn ngữ mà nó thuộc về được gọi là đúng nếu không dẫn dắt tới những dự đoán sai nhưng tăng cường khả năng sinh ra những dự đoán đúng. Chúng ta thường phân biệt giữa phát biểu thực tế và lý thuyết.
    Nếu một đường dẫn từ 1 mệnh đề đến thẳng những dự đoán ngắn và không phải tranh luận ta gọi đó là những phát biểu về thực tế. Một lý thuyết phải xuyên qua những bước trung gian như vận dụng những phát biểu lý luận, tính toán.
    Như vậy, đường dẫn từ phát biểu đến thực tế có thể không duy nhất và thường có thể dẫn đến các tranh luận.
    Tất cả những phát biểu sự thật & phát biểu lý thuyết đều là những sự đa dạng của mô hình thực tế. Khi xây dựng nên dự báo của thế giới, nó có thể là ảo tưởng ảo giác hay chỉ là hiểu nhầm. Mọi lý thuyết hay phát biểu về thực tế đều cần phải kiểm nghiệm. Sự khác nhau giữa chúng đều chỉ là chiều dài của đường dẫn từ phát biểu cho đến 1 dự đoán. Cách tiếp cận này mang lại một hiệu ứng đôi về sự tồn tại.
    Một mặt, những khái niệm lý thuyết như điện từ, sóng... ghi nhận trạng thái tồn tại của những vật chất ta thấy xung quanh. Những lý thuyết đúng đắn, tốt nhất hôm nay có thể tồn tại trong tương lai. Chúng ta sáng tạo ra và kiểm nghiệm, thay đổi chúng trong suốt thời gian.
    Ngôn ngữ con người là một hệ thống đa mức.
    Trên những mức thấp hơn, mà gần nhận thức ham muốn của chúng ta, những khái niệm của chúng ta là gần như tương ứng 1-1 bên trong với vài phần tử nổi bật của nhận thức.
    Trong những lý thuyết của chúng ta, ta xây dựng những mức cao hơn của ngôn ngữ. Những khái niệm của những mức cao hơn không thay thế những cái ở mức thấp hơn - những phần tử ngôn ngữ phản chiếu các thứ trong "Sự thật". Tất cả tạo nên một thực tế ngôn ngữ mới, một thượng tầng kiến trúc qua những mức thấp hơn. Những dự đoán sản sinh bởi những mức cao hơn được công thức hóa dưới dạng những mức thấp hơn. Nó là một hệ thống có thứ bậc, đỉnh không thể tồn tại mà không có đáy.
    Ta gọi mức thấp hơn là mức cụ thể, và cao hơn là mức trừu tượng. Tuy nhiên, sự trừu tượng hóa một mình không đủ để tạo ra những khái niệm mức cao. Sự trừu tượng hóa thuần khiết từ những chất lượng và thuộc tính đặc biệt dẫn đến cuối cùng bị mất đi nội dung. Sự trừu tượng một khái niệm trong ngôn ngữ thật sự đến độ cao trong sự phân cấp, tới mức nó cần thay thế cho những đối tượng ngôn ngữ để vẫn có ý nghĩa và sử dụng được.
    Như trong đại số, khi chúng ta nói 1 biến X, chính chúng ta tự trừu xuất từ giá trị của nó, như những giá trị có thể là các số, không phải những đối tượng vật lý, giống những đối tượng hình bởi sự trừu tượng hóa trong quá trình của sự đếm. Mức ngôn ngữ trung gian này của các số phải trở thành là thực tế trước khi chúng ta sử dụng sự trừu tượng hóa trên mức tiếp theo. Nó không thể tự trừu tượng hoá cho 1 biến phi số được.
    Trong sự chuyển tiếp siêu hệ thống tiếp theo chúng ta giao du với đại số hiện đại, như lý thuyết nhóm, nơi mà sự trừu tượng hóa làm qua nhiều thao tác. Trong khi trước, nó không thể xuất hiện không có mức siêu hệ thống trước, mà bây giờ là đại số phổ thông.
    Có tham số khác để mô tả những khái niệm của một ngôn ngữ. Đó là độ hình thức hoá khái niệm của ngôn ngữ.
    Một ngôn ngữ hình thức, hoặc được hình thức hóa, nếu những quy tắc thao tác với các đối tượng ngôn ngữ chỉ phụ thuộc trên mặt biểu diễn ký hiệu của khái niệm hay là `hình thức'''' (form) của các đối tượng ngôn ngữ và không trên ý nghĩa khái niệm biểu đạt hay là ?~nội dung?T (human meaning) của chúng.
    Hình thức của các đối tượng là từ, biểu thức giống vật chất mang của khái niệm, như đối tượng của ngôn ngữ (xét về mặt ký hiệu). `Nội dung'''' là tổng của những liên kết gợi lên trong não người. Trong khi `Hình thức'''' dễ phân biệt, đối sánh và thao tác, nghĩa là khách quan, thì những ý nghĩa con người là chủ quan và được truyền thông gián tiếp.
    Những thao tác trong những ngôn ngữ hình thức có thể giao phó cho những thiết bị cơ khí, máy móc. Những loại máy đó có thể xây dựng những mô hình chủ quan thực tế, một cách độc lập với não người tạo ra chúng. Điều này làm cho nó có thể xây dựng sự phân cấp ngôn ngữ hình thức, trong đó các mức giao tiếp với thực tế được định nghĩa bởi mục tiêu của các mức trước đó. Nó đòi hỏi các nhà khoa học cung cấp các thao tác dùng những phân cấp như vậy và toán học đã chọn chúng làm đối tượng để nghiên cứu.
    Phân loại ngôn ngữ theo 2 tham số:
    Dạng Ngôn ngữ Cụ thể Trừu tượng
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Phi hình thức Nghệ thuật Triết học
    Có hình thức Khoa học miêu tả Khoa học lý thuyết, toán học
    - Nghệ thuật được mô tả bởi ngôn ngữ phi hình thức và ngôn ngữ cụ thể. Những phần tử từ ngữ và những kiểu ngôn ngữ khác là quan trọng chỉ như những ký hiệu gợi lên tổng hợp những hình ảnh và cảm xúc tinh thần xác định .
    - Triết học được mô tả bởi ngôn ngữ phi hình thức và trừu tượng. Sự kết hợp trừu tượng cấp cao sử dụng trong triết học với độ thấp hình thức hóa đòi hỏi công sức lớn của trực giác và làm cho ngôn ngữ triết học là khó hiểu nhất trong cả 4. Triết học tiếp giáp với nghệ thuật khi nó sử dụng những hình ảnh nghệ thuật để khuyến khích trực giác. Nó cũng tiếp giáp với khoa học lý thuyết khi phát triển những khung nhận thức để xây dựng những lý thuyết khoa học hình thức.
    - Ngôn ngữ khoa học miêu tả thì cụ thể và chính xác; sự hình thức hóa cú pháp bởi chính nó không đóng vai trò lớn, nhưng thực hiện như một tiêu chuẩn chính xác ngữ nghĩa học.
    - Những lý thuyết mức đỉnh của khoa học thì không được suy diễn từ những sự việc dễ thấy; chúng được xây dựng bởi hành động sáng tạo và sự hữu dụng của chúng chỉ có thể được biểu diễn về sau. Enstein viết: ?oVật lý phát triển hệ thống suy nghĩ nền tảng mà không ai thu được bởi sự trích dẫn kinh nghiệm cảm giác, những nó đến chỉ bởi trí tưởng tượng tự do?.
    Khi chúng ta hiểu ngôn ngữ như 1 thứ bậc mô hình thực tế, nghĩa là 1 công cụ sản sinh ra những dự báo (Siêu vật lý (metaphysic) chỉ là một cách đọc khác đi về bức tranh thực tế) - Siêu vật lý đề xướng phương tiện xây dựng mô hình thế giới theo các cấp sự trừu tượng tạo nên 1 cấu trúc ngôn ngữ - gợi nên 1 cấu trúc lôgíc hay khung nhận thức - phục vụ cho cơ sở tinh luyện xa hơn, cung cấp nền móng cho những lý thuyết tương lai.
    Ý nghĩa trừu tượng trong tiềm năng của nó. Tôi có thể nói Tinh thần tuyệt đối là vô nghĩa đối với tôi vì tôi không tìm thấy bất kỳ cách nào tạo nên lý thuyết chính xác từ nó. Nhưng tôi cũng không thể chứng minh rằng sẽ không có ai có thể dịch khái niệm này thành 1 lý thuyết khoa học hợp lệ.
    Cần mất 1 thời gian tương đối để dịch trừu tượng thành 1 lý thuyết chính xác với những dự đoán có thể kiểm chứng. Trước khi được kiểm chứng thì nó đã được tạo ra. Như vậy nhiệm vụ của siêu vật lý là tạo ra lý thuyết trước khi xác nhận ?" công việc trong bóng tối và ở phía sau. Anh ta sử dụng phỏng đoán để lựa chọn mà không có tiêu chuẩn cho lựa chọn. Những thành công trên con đường này là những thành công trong sự sáng tạo của con người.
    Framework tư duy Siêu hình Biện chứng duy vật Hệ thống, điều khiển
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Quy luật Lôgic hình thức Lôgíc biện chứng Lôgic hệ thống
    Quá trình suy luận ra luận thuyết Hệ thống tuân theo lôgíc nào?
    Đã từng diễn ra sự cạnh tranh giữa 2 mô thức lôgíc trong quá trình xây dựng và sử dụng Luận thuyết Hệ thống, là lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng. Rút cuộc người ta nhận thức được là Lý thuyết hệ thống là sự kết hợp của cả lôgic hình thức hoá và lôgic biện chứng hoá. Lôgíc hình thức với hệ thống nguyên lý và quy luật cơ bản của nó (nguyên lý về tính bất biến, quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật bài trung) cho ta năng lực tiếp cận phần tĩnh thể hệ thống. Lôgic biện chứng với hệ thống nguyên lý và quy luật cơ bản của nó (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; nguyên lý về sự biến hoá, quy luật mâu thuẫn; quy luật lượng đổi dẫn tới chất đổi và ngược lại; quy luật phủ định của phủ định) cho ta năng lực tiếp cận phần động thể hệ thống. Kết hợp hai mô thức lôgíc đó mới có được cách tiếp cận hệ thống hoàn chỉnh.
    Tính hệ thống của tư duy có thể dựa vào sự phân biệt: hệ thống về hình thức và hệ thống về thực chất. Các lý thuyết khoa học về thực chất đều là các lý thuyết tiếp cận hệ thống tổng thể hoặc tiếp cận phi tổng thể, không toàn diện - chủ nghĩa cấu trúc - tuyệt đối hoá quan hệ bất biến, hoặc chủ nghĩa chức năng - tuyệt đối hoá tính ổn định, chủ nghĩa hành vi - tuyệt đối hoá tự do cá nhân, chủ nghĩa lịch sử - tuyệt đối hoá khuôn mẫu truyền thống? thậm chí các khuynh hướng cạnh tranh, đối lập hay loại trừ lẫn nhau. Các xu hướng tổng - tích hợp các lý thuyết như tích hợp tác nhân-cấu trúc, chức năng - xung đột, vĩ mô-vi mô và tổng hợp lý thuyết chức năng-cơ cấu với lý thuyết tác nhân-hành động, lý thuyết xung đột với lý thuyết tiến hoá văn hoá-văn minh, chủ nghĩa thực chứng với chủ nghĩa phản thực chứng? thực chất là những cách khác nhau đi theo hướng tiếp cận hệ thống hoá.
    Quá trình vận dụng lý thuyết hệ thống tổng quát bao gồm hai quá trình tư duy là quá trình diễn dịch lý thuyết (đi từ cái chung đến cái riêng) và quy nạp kinh nghiệm (đi từ cái riêng đến cái chung).
    Vận dụng sáng tạo các nguyên lý hệ thống là việc khó khăn vì nó đòi hỏi không chỉ thấu hiểu thực chất của chúng mà còn có tài vận dụng chúng tức là tài thao tác cụ thể, biết phân tích cụ thể tình hình.
    Hiểu được nguyên lý tính hệ thống chính là quá trình nâng cao năng lực tư duy lý luận. Do tính phổ quát và phổ dụng của mình, các lý thuyết hệ thống trở thành cơ sở lý luận và phương pháp luận chung của nhận thức và hành động thực tiễn.
    Ngôn ngữ ngữ nghĩa phổ thông
    Chúng ta hy vọng nhận thức luận và bản thể luận của Triết học mới dựa trên điều khiển học không phải chỉ quan tâm thuần túy mức triết học, mà có thể sử dụng trong việc giải quyết một vấn đề quan trọng, rất cần ở thời điểm này: sự hình thành một Ngôn ngữ ngữ nghĩa học phổ thông được sử dụng trong sự hình thành Siêu não toàn cầu.
    Chúng ta có thể phân biệt 2 mức điều khiển học của những hệ thống thành phần cả Siêu não toàn cầu :
    - các bộ não người riêng lẻ, và
    - máy tính cùng các thiết bị điều khiển khác hợp nhất trong mạng Web khổng lồ
    Những não người riêng lẻ trao đổi thông tin qua việc sử dụng nhiều ngôn ngữ, quan trọng nhất là ngôn ngữ tự nhiên phổ thông, như tiếng Anh. Những máy tính trao đổi thông tin sử dụng nhiều loại ngôn ngữ máy tính hình thức, mà có thể xem xét như một ngôn ngữ máy tính phổ thông. Có chỗ trống giữa hai mức này và hình thành một vấn đề.
    Chúng ta hiểu các ngôn ngữ máy tính, nhưng những máy tính không hiểu những ngôn ngữ của chúng ta: thứ ngôn ngữ phi hình thức, ý nghĩa của những đối tượng ngôn ngữ không tách rời được với não người.
    Chúng ta cần nào một ngôn ngữ phổ thông hình thức để bắt những ý nghĩa giới thiệu trong con người tự nhiên những ngôn ngữ trong một có thể hiểu được bởi máy tính.
    Với mục đích của chúng ta gắn kết mọi cái và xoay quanh triết học, chúng ta cũng có thể hy vọng xây dựng Ngôn ngữ ngữ nghĩa học phổ thông từ các phần tử cơ sở liên quan tới điều khiển các hệ thống khác nhau như con người, máy móc, tự nhiên, xã hội.
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 17:06 ngày 27/07/2003
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Luân lý học (đạo đức học)
    Triết học mới phát triển một luân lý học hoặc hệ thống những giá trị cho quá trình tiến hóa tiếp theo của loài người nhắm đến tối giản xác suất tan vỡ hệ thống.
    Chúng ta tự do trong việc chọn những mục đích của mình nhưng phải tính đến nguyên lý chọn lọc tự nhiên, có nghĩa nếu những mục đích của ta không tương thích với những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại, thì chúng ta sẽ bị tự nhiên loại trừ. Tất nhiên, không có quy luật tự nhiên hoặc nguyên lý đạo đức nào ngăn cấm tự tử, nhưng bạn phải ý thức rằng thế giới sẽ tiếp tục không có bạn, và nó nhanh chóng quên rằng bạn đã từng xuất hiện. Nếu muốn tránh điều này, chúng ta phải làm mọi điều để cho sự tồn tại là cực đại.
    Những cơ chế tồn tại và thích nghi trong thời gian tiến hóa đã qua chứa đựng nhiều tính khôn ngoan - những trạng thái đã trải qua. Điều này nhấn mạnh đặc biệt trong cảnh quan sáng tạo của sự tiến hóa: ra đời cái mới ngang với sự phức tạp, điều khiển bởi những quy luật.
    Ví dụ, lý thuyết r/K sự chọn lọc trong tiến hóa sinh vật, ở đó là sự cân bằng giữa sinh sản nhanh (sự chọn lọc trong sinh sản) và sự sống lâu (sự chọn lọc trong sinh sống) gắn với sự lớn mạnh tài nguyên sẵn có đủ cho mức tăng dân số. Xã hội của chúng ta cũng ngày một giống môi trường K, đòi hỏi chúng ta nên ngày một tập trung đến sự phát triển mở rộng và sống lâu, cùng với ngăn ngừa xu hướng để sản sinh nhiều con cái.
    Ví dụ khác về sự thay đổi tiến hóa trong những chiến lược, tiến hóa sinh vật dựa trên khả năng duy trì tồn tại gien, đã khuyến khích tính ích kỷ và gia đình trị. Trong khi một xã hội người, cần những nguyên lý đạo đức thúc đẩy tính tập thể/cộng đồng, kiềm chế tính ích kỷ phát triển. Sự phát triển xã hội người là một ví dụ về sự chuyển tiếp siêu hệ thống, mà tạo ra hệ thống mới tiến triển thông qua một cơ chế là văn hoá chứ không còn là di truyền học. Duy trì sự sống của các cá nhân dựa vào gien không có lợi cho tiến hoá văn hoá. Trong sự tiến hóa văn hóa xã hội, cái đóng vai trò chính là hệ thống nhận thức - "Memes", chứa trong các bộ não riêng lẻ hoặc những tổ chức xã hội, hoặc được cất giữ trong những cuốn sách, máy tính và phương tiện truyền thụ kiến thức khác. Tuy nhiên, hầu hết kiến thức thu nhận bởi một cá nhân sẽ vẫn biến mất trong cái chết sinh vật. Chỉ một bộ phận của kiến thức đó được cất giữ bên ngoài não hoặc truyền tới những cá nhân khác. Xúc tiến tiến hóa thì hiệu quả hơn nếu tất cả kiến thức thu nhận thông qua kinh nghiệm có thể được duy trì, làm chỗ dựa duy nhất cho kiến thức thích hợp hơn.
    Điều này đòi hỏi tính bất tử có hiệu quả những hệ thống nhận thức được hình thành trong những tâm trí tập thể và riêng lẻ: cái sống sót là tổ chức điều khiển học của xã hội. Có thể gọi đó là "tính bất tử điều khiển học". Cái chết của một thành phần hệ thống sinh vật không còn ngụ ý cái chết của toàn bộ hệ thống.
    Tính bất tử Điều khiển học có thể cảm nhận như mục đích hoặc giá trị tận cùng, có năng lực thúc đẩy con người hoạt động lâu dài. Nó từng có trong bất tử siêu hình xưa kia: sự tồn tại "linh hồn" trên thiên đàng ở tôn giáo truyền thống để thúc đẩy các cá nhân tuân theo đạo đức của tôn giáo, và cả tính bất tử sáng tạo: điều khiển lực lượng nghệ sĩ, tác giả hoặc nhà khoa học, để hy vọng họ sống mãi từ những công việc để lại cho con cháu.
    Mục đích khác mà có thể được bắt nguồn từ đánh giá sự tồn tại và phát triển cơ bản "Hiện thực chính là mục đích": mong ước thực thi tất cả tiềm năng con người ở chúng ta, từ đó phát triển tối đa kiến thức, trí tuệ và tính khôn ngoan giúp chúng ta giữ an toàn trước mọi ngẫu nhiên tương lai. Vì vậy năng lực tự thực hiện thông qua khả năng thỏa mãn chung với cuộc sống - chỉ số kinh tế và xã hội dựa trên một danh sách giá trị phổ thông, cụ thể hơn (bao gồm sức khỏe, kiến thức, sự an toàn, bình đẳng và tự do...)
    Một vấn đề nữa của luân lý học tiến hóa là làm sao hoà giải những mục đích tồn tại và phát triển trên các mức hệ thống khác nhau: mức cá nhân (tự do cá nhân), mức xã hội (cộng động) và mức toàn cầu (sự tồn tại sinh thái học thế giới hết thảy). Cạnh tranh cần thiết giữa các mức kéo theo vấn đề tối ưu hóa, cái tốt cho một hệ thống con không phải thường xuyên tốt cho các hệ thống xung quanh. Cách tốt hơn là cần phá vỡ những tài nguyên dùng chung cho sự tối ưu hóa tính cá nhân ích kỷ. Rõ ràng là những mức khác nhau có những tương tác rất phức tạp tạo nên kết quả chọn lọc nhất định và chúng ta cần có các phân tích điều khiển học thận trọng về những quan hệ lẫn nhau của chúng.
    Giá trị tận cùng của con người là gì?
    Thứ nhất, đó là những cái ta đánh giá, muốn có hoặc mong muốn đạt được. Là những giá trị mà ta coi là tốt và sẵn sàng hợp thành trong những mục đích cuộc sống của chúng ta.
    Thứ hai, chúng ta thường không đưa sự thoả mãn vật chất vào khái niệm mặc dù chúng ta vẫn đánh giá về nó và đạt được trong suốt thời gian sống. Rõ ràng khái niệm mô tả những mục đích thành phần mà chúng ta không cần đến ngay lập tức trong phạm vi sự tồn tại của mình.
    Những mục đích - hệ thống có tổ chức hình thành 1 sự phân cấp. Khi 2 mục đích khác nhau có xung đột, đòi hỏi phải có 1 mục đích cao hơn (hay nguyên lý, giá trị) nào đó để giải quyết xung đột. Thứ chúng ta quan tâm là những nguyên lý cao nhất: mục đích tối cao, giá trị tối cao của cuộc sống con người. Đó là vấn đề của luân lý học ?" các nhà triết học, tôn giáo đã làm việc này. Ta nhìn nó từ quan điểm điều khiển học thì sao?
    Đáng buồn là luân lý học chỉ đi vào bản chất ?" có thể là những gì chứ không nói cái gì là tốt hơn, cái gì xấu hơn. Khoa học chỉ cho ta kiến thức nhưng không chỉ định nơi ta nên đi bằng những định hướng cho những quyết định sẽ là tự nhiên, gần như tất yếu. Những mục đích hợp lý được dẫn xuất chỉ từ những mục đích chứ không phải từ kiến thức.
    Bằng cách nào tri thức khoa học phù hợp với luân lý học? Tôi tin ở mối liên kết giữa khái niệm khoa học cung cấp - sự tiến hoá với đặc tính bẩm sinh của con người ?" tính bất tử.
    Sự tiến hoá
    Học thuyết tiến hoá là hòn đá tảng thế giới quan của khoa học đương đại. Sự tiến hoá là biểu hiện của các biến đổi về điều khiển không ngừng trong điều khiển học.
    Quá trình này cung cấp cho vật chất sự biểu hiện huyền bí gọi là sự tự do. Sự tiến hoá theo đuổi những sự chuyển tiếp siêu hệ thống - hệ thống trước đó được kiểm soát bởi 1 siêu hệ thống, nhờ đó mở rộng những kết quả - sự lựa chọn tự do của nó. Có các thứ bậc - mức điều khiển tạo nên bởi sự tiến hoá, thực chất là những máy khuếch đại tự do.
    Sự tăng trưởng tiến hoá điều khiển phân cấp là sự việc của lịch sử tự nhiên ?" theo quy luật tự nhiên. Quy luật tiến hoá không xác định mọi chi tiết về mọi thứ cần phải phát triển. Nó chỉ nêu ra những ranh giới giữa có thể và không thể đạt tới.
    Chúng ta chưa có bất kỳ cứ liệu nào chứng tỏ có sự sống ở bên ngoài Trái đất, trong khi loài người có thể phá vỡ sự sống của chính mình. Sự tiếp tục xây dựng tiến hoá là một khả năng nhưng không phải là một nhu cầu. Hành động bất kỳ có thể thúc đẩy sự tiến hoá hoặc ngăn chặn.
    Cấu trúc sinh quyển chỉ báo 3 chuyển tiếp siêu hệ thống quy mô lớn, tạo nên những cuộc cách mạng thật sự:
    - Hợp nhất các phân tử vĩ mô thành các đơn bào
    - Hợp nhất các đơn bào thành các cơ quan đa bào
    - Hợp nhất của những con người trong một xã hội
    Xã hội có thể nhìn như hiện thân của 1 đơn thể: cơ thể nó là cơ thể của tất cả mọi người và những đối tượng đồ vật, công cụ do con người sinh ra - quần áo, nhà cửa, máy móc, sách vở... ?oSinh lý học? của đơn thể là sinh lý của tất cả mọi người cộng với văn hoá xã hội, cái đó trong cách nhất định điều khiển các thành phần vật lý của những thân thể, suy nghĩ của từng người trong xã hội.
    Công cụ quan trọng nhất của sự hợp nhất con người là ngôn ngữ. Nó phục vụ 2 chức năng: truyền thông giữa người với người và là công cụ xây dựng mô hình thực tế. Hai chức năng này về mức độ hợp nhất xã hội tương tự hệ thần kinh trong đó nhiều tế bào hợp nhất trong 1 cơ quan có nhiều tế bào ?" đa bào. Hệ thần kinh đảm bảo truyền thông giữa các tế bào cũng như giữa 1 tế bào với môi trường. Chức năng mới dần dẫn tới hình thành não mà có khả năng xây dựng những mô hình phức tạp về môi trường. Ngôn ngữ tiếp tục mở rộng trí não cho con người. Sử dụng ngôn ngữ, con người có thể xây dựng mô hình thế giới trong não mình không theo cách các hệ thống vật chất khác trước đó xây dựng. Hơn nữa, ngôn ngữ mở rộng chung, hợp nhất cho mọi bộ não của các thành viên xã hội. Đó là mô hình thực tế - tập thể các thành viên xã hội nỗ lực, tiến lên. Nó cũng gìn giữ lại kinh nghiệm tạo được của các thế hệ trước.
    Sự xuất hiện con người và sự hợp nhất họ lại đánh dấu 1 cơ chế mới của sự tiến hoá. Trước đó, sự phát triển và cải tiến mức tổ chức - bộ não ?" ra đời như kết quả sự đấu tranh tồn tại và chọn lọc tự nhiên. Đây là quá trình đòi hỏi rất chậm để phát triển. Trong xã hội loài người, sự phát triển ngôn ngữ và văn hoá là một kết quả của những công sức sáng tạo các thành viên. Sự chọn lọc - phản ánh cần để phát triển sự phức tạp của tổ chức ?" phương pháp thử sai trong não người: nó trở thành hành động không thể tách rời của những người riêng lẻ.
    Con người trở thành sự tập trung sáng tạo của vũ trụ. Nhịp độ tiến hoá tăng tốc nhiều lần.
    Trong sự chọn lọc tự nhiên, nguồn gốc thay đổi - biến đổi gien. Tự nhiên tạo ra nhiều thí nghiệm về gien và xuất hiện những cơ thể có thể sinh sản. Bởi thế tự nhiên phải phá huỷ những cái cũ và để phòng cho những cái mới hơn. Số cơ quan đa bào chết là nhu cầu cho tiến hoá. Trong sự tiến hoá xã hội của con người, bộ não là nguồn sáng tạo, không phải là đối tượng của thí nghiệm. Mất mát nó trong cái chết không thể bào chữa được, đó là sự tiến hoá hết sức phi lý.
    Tính bất tử của con người trên tiến trình tiến hoá vũ trụ và điều khiển học là công cụ để đạt được mục đích. Không ai có thể dự đoán chắc chắn về làm sao đạt được và chính xác cái gì sẽ xảy đến. Ta chỉ có thể phát biểu rằng tính bất tử sẽ được thực hiện qua hệ thống điều khiển học tích hợp phục vụ con người riêng lẻ, những tâm trí như những hệ thống con của tâm trí tập thể loài người.
    Trong những quy luật chung nhất của sinh vật học, sự phát triển mỗi cơ quan riêng lẻ, thu gọn những giai đoạn phát triển tổ tiên nó với quá trình tiến hoá. Áp dụng luật ấy cho tương lai con người bằng thiết lập tiếp xúc trực tiếp giữa những hệ thống thần kinh riêng lẻ với bộ não của 1 siêu nhân.
    Khi thời gian trôi đi, thân thể sinh vật tan biến, phần tinh thần trở thành bộ phận duy nhất của Siêu tinh thần (supermind).
    Sự hợp nhất và tự do
    Thời điểm này, chúng ta có thể nhìn thấy mâu thuẫn cơ bản trong tiến hoá của loài người: đó là mâu thuẫn giữa sự hợp nhất con người và sự tự do. Hợp nhất là một nhu cầu của tiến hoá. Nếu ngược lại thì sự tiến hoá sẽ rơi vào ngõ cụt: sự phát triển sáng tạo hơn nữa sẽ không thể đạt được. Trong tiến trình vũ trụ thì không có sự dừng lại: mọi thứ không phát triển sẽ chết.
    Mặt khác, làm cho con người tự do hết sức mình ?" đó là bản chất của cuộc sống. Tự do sáng tạo của mỗi cá nhân là động lực cơ bản của tiến hoá trong kỷ nguyên lý trí. Nếu nó bị đàn áp bởi sự hợp nhất, sự chuyên chế, chúng ta tự thấy tiến hoá sẽ tiêu vong.
    Mâu thuẫn được giải quyết thành công ở các mức khác nhau của tiến hoá.
    Khi các đơn bào tích hợp trọn vẹn trong các đa bào, bộ phận ?" chúng thực hiện các chức năng sinh vật ?" trao đổi chất và phân rã. Chất lượng mới, sự sống của các cơ quan, không xuất hiện dù những chức năng sinh vật của những tế bào riêng lẻ nhưng cho chúng và thông qua chúng. Hành động sáng tạo tự nguyện ?" ?ochức năng sinh vật? của người.
    Trong sự tích hợp siêu mới, nó phải giữ gìn như 1 nền tảng không thể xâm phạm và chất lượng mới phải xuất hiện thông qua chúng.
    Vậy thách thức cơ bản nhất mà loài người đối mặt là sự tổng hợp hữu cơ ?" sự hợp nhất và tự do.
    Sự bất tử sẽ đến
    Xem lại chút thời gian thời thơ ấu, mỗi người đều giật mình nhận ra rằng ?" sớm muộn mình sẽ chết. Những năm tháng còn lại, bạn sẽ thấy mình dần dần biến mất hoàn toàn. Một vài người cố gắng quên về nó nhưng không thể cưỡng lại. Cuộc sống có vẻ đều dẫn đến cái chết. Phân biệt bản chất cái chết của chính mình là sự khác nhau cơ bản nhất giữa con người và những sinh vật khác. Cuộc nổi loạn chống lại cái chết có thể tìm thấy trong các tài liệu ton giáo, triết học ở các nền văn minh. Họ tìm kiếm những cách vượt qua giới hạn sự sống do thiên nhiên đem lại. Họ tìm kiếm một khái niệm hoà giải để cân bằng sự sống với tính chất tất yếu của cái chết. Khái niệm tính bất tử nào đó trở thành cần thiết để cuộc sống trở nên đầy ý nghĩa.
    Chúng ta thấy rõ tính bất tử trong lịch sử loài người, tính bất tử mong muốn.
    - tính bất tử trong tôn giáo cổ điển: trường sinh, sự sống sau cái chết, di trú linh hồn không có thực tế vật lý nào tham gia, không có một ý chứng minh cụ thể nào. Tôn giáo truyền thống bắt đầu từ một lòng tin vô điều kiện về tính bất tử. Những hệ thống tôn giáo cũ nó vẫn có nhiều ảnh hưởng chậm và chắc. Số phận thế giới chưa được định trước. Nó phụ thuộc vào những cái khác, những cái mà chúng ta đang làm.
    - Những hành động cộng tác với sự tiến hoá tạo nên những cấu trúc sẽ tồn tại. Theo cách này chúng sẽ là vĩnh cửu. Những hành động chống lại quy luật của tiến hoá và sẽ chết chìm trong sự hỗn loạn, bị xoá bỏ khỏi ký ức của thế giới.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Hành động để những người khi chết trở nên bất tử
    Khoảng tiếp tục vô hạn của cuộc sống con người trong mẫu dạng của nó, nghĩa là dựa vào các quá trình sinh hoá của cơ thể mà chúng ta sống được. Tự nhiên tạo nên cơ chế lão hoá và chết trong cơ thể chúng ta. Nếu cách nào đó tắt được cơ chế đó thì chúng ta sẽ sống lâu dài. Cuộc sống của chúng ta dựa theo cơ chế trao đổi chất nên nếu có một quá trình phục hồi thì có cơ hội để sống vô tận.
    Tuy nhiên cũng có nhiều khả năng làm chúng ta chết ngẫu nhiên và xác suất đó còn cao hơn cả sự sống dài lâu. Sinh vật học đương đại cũng cho rằng đã hàng triệu năm rồi cơ chế có sẵn của cơ thể sinh vật không thay đổi, không tắt được cơ chế lão hoá.
    Ở đây đưa ra một khái niệm cuối cùng: tính bất tử điều khiển học. Đến nay nó chỉ có trong tưởng tượng khoa học nhưng nó sẽ quay lại, thâm nhập vào thực tế sớm hơn chúng ta nghĩ giống như sự tưởng tượng con người có thể bay được vào vũ trụ vậy.
    Ý tưởng tính bất tử trong sự phát triển đa cấp điều khiển cái gọi là tinh thần của chúng ta có liên hệ với mức cao nhất của sự phân cấp điều khiển. Tổ chức này (có liên quan đến Tôi) coi tôi là 1 bộ phận sống và thay đổi về vật chất, tiến hoá phức tạp hơn. Sự suy sụp cơ thể sinh vật là tất yếu. Chúng ta có thể tìm cách trao đổi thông tin giữa những thân thể và não sẽ gìn giữ trong mẫu của tính tự giác, lịch sử cá nhân của chúng ta, khả năng sáng tạo và làm cho chúng ta là một bộ phận của số đông, lượng khổng lồ các cá nhân.
    Khía cạnh này của bất tử điều khiển học có thể tất yếu - sự hợp nhất của những cá nhân với bảo tồn tự do sáng tạo riêng - là 1 bộ phận của sự Tiến hoá - hợp nhất đang tiếp diễn.
    Xét theo điều khiển, sự trao đổi thông tin giữa bộ não qua các cơ quan cảm giác còn chưa hoàn hảo. Những dạng trao đổi trực tiếp hơn sẽ cung cấp những lợi thế khổng lồ cho sức mạnh của tri thức. Theo quy luật của tồn tại, con người gắn kết luyện tập hình thức như vậy sẽ tăng trưởng nhanh và nắm bắt mức đỉnh của điều khiển thế giới.
    Những giá trị con người trên quy mô toàn vũ trụ
    Đến nay, những ý tưởng của chúng ta về sự hợp nhất điều khiển học của con người còn rất trừu tượng và mập mờ. Đó là tất yếu, những khái niệm và mục đích xa chỉ có thể trừu tượng. Nó là thích đáng trong liên hệ với hiện tại, tính bất tử điều khiển học có thể lấy giá trị tối cao dù cho hiện nay 1 số lẻ chọn tính bất tử sáng tạo.
    Vấn đề những giá trị tận cùng đang là vấn đề trung tâm của xã hội ngày nay. Chúng ta phải sống sao cho nền sản xuất hiện tại thoả mãn được? Chúng ta cần phải thấy thế nào là tốt, thế nào là tội lỗi? Đâu là một tiêu chuẩn cuối cùng để xét đoán 1 tổ chức xã hội? Trong lịch sử, những nền văn minh lớn không thể tách rời những tôn giáo lớn trả lời được những câu hỏi này.
    Sự suy tàn của tôn giáo truyền thống kêu gọi xã hội hiện đại xem xét lại tính bất tử siêu hình. Tính bất tử điều khiển học có thể thay thế cho bất tử siêu hình và cung cấp những mục đích và giá trị tận cùng để phát triển văn minh toàn cầu.
    Cho rằng những kết quả đạo đức khác được dạy bên trong sự tiến triển Vũ trụ. Những gì mâu thuẫn với quy luật tiến hoá, không tương thích hay nằm ngoài mục đích tối cao không đóng góp tích cực cho tiến hoá sẽ bị lãng quên hay phê phán. Chỉ duy nhất việc thúc đẩy kế hoạch hoá tiến hoá là có cơ hội thành công. Đó là mẫu số chung cho dạy đạo đức ?" đóng góp cho xây dựng lịch sử loài người.
    Một người được nâng cao bởi ý tưởng khoa học hiện đại khó có thể tin một cách ngây thơ vào sự bất tử truyền thống.
    Chúng ta có thể tin rằng tính bất tử mới với bức tranh của khoa học hiện đại sẽ dẫn người đó tới mục đích chung: đóng góp cá nhân mình cho sự tiến hoá vũ trụ, cho các nhân tố tồn tại vĩnh viễn trong xây dựng tiến hoá loài người. Đó là nguyên lý tối cao đóng góp xây dựng tiến hoá vũ trụ.
    Chúng ta dần dần sẽ nhận được các món quà, thưởng thức nhiều hơn về tính bất tử điều khiển học. Vài người đã nhận được từ quà trước và mỗi chúng ta cũng có thể hy vọng.
    Sự khác nhau quan trọng giữa hệ thống giá trị mới và hệ thống giá trị cũ là trong đánh giá phát triển của chúng ta. Ở những tôn giáo truyền thống, đơn giản nói Chúa muốn vậy, và đến tận cùng cũng đơn giản nói nó thế vì nó phải vậy.
    Đến nay, sự tiến hoá vũ trụ (như là Chúa trời của chúng ta) vẽ nên những đề xuất cụ thể hơn. Đề xuất mỗi người được thực
    hiện tự do, riêng rẽ các hành động đặt trong sự đóng góp xây dựng Tiến hoá như một mục đích tối cao. Tiến hoá khác với Chúa trời, nó từ sự phân tích và khám phá khoa học.
    Từ đó, chúng ta dẫn ra những giá trị con người đặc biệt vững chắc. Những nguyên lý như giá trị cuộc sống con người, giá trị của tự do/sáng tạo, nghệ thuật/khoa học, xã hội và tinh yêu người người có thể trong 1 cách tự nhiên xuất hiện từ khái niệm tiến hoá và vị trí của con người trong đó.
    Luân lý học bao hàm việc nên hành động như thế nào?
    Một người có thể hay không muốn thực hiện hành động thì chẳng có kiến thức hay lôgic nào bắt buộc người ấy chấp nhận những giá trị tối cao, trở nên biết chịu trách nhiệm và tích cực.
    Ai cũng muốn bất tử: một động vật có bản năng không muốn rời bỏ con cái. Như vậy 1 con người thiếu ham muốn trường sinh, trường tồn thì tiềm năng con người của người đó sẽ qua đi không để lại dấu vết gì cả. May thay, trường hợp này chỉ là ngoại lệ. Sẽ tới lúc tính bất tử không còn là đặc quyền hiếm có mà sẽ là đặc trưng chung của con người, 1 khuôn mẫu cá nhân - phục vụ như nguồn sức mạnh và can đảm đạo đức.
    Ta hình dung tiếp về sự hợp nhất mà con người theo đuổi.
    Có nên chờ toàn bộ loài người hợp nhất vào vài cá thể điều khiển - 1 số ít quản lý toàn bộ thế giới? Điều này không có khả năng nếu xét đoán từ lịch sử tiến hoá.
    Hiện nay, tính bất tử điều khiển học sẽ yêu cầu vài ba thứ hy sinh. Điều khiển dữ dội để phát triển khoa học. Hiển nhiên tất cả mọi người, cộng đồng đều ước muốn hiện thân vào những người điều khiển/quản lý bất tử.
    Nó tất nhiên không như vậy vì nhiều cá nhân đặt điều này trước cộng đồng.
    Tính bất tử như đặc tính của mỗi người thay đổi rộng rãi trong dân cư. Khi sự hợp nhất của chúng ta cùng với tự do có nghĩa 1 bộ phận loài người dẫn đến hợp nhất còn những các khác tiếp tục tồn tại như ~ vật trôi nổi
    Phần tích hợp cuối cùng là điều khiển vũ trụ. Không thể thiếu vai trò vũ trụ cho sự hợp nhất loài người. Có thể tưởng tượng ?onhững con người trôi nổi? trên các tàu vũ trụ đến những hành tinh cách 20-30 năm ánh sáng. Cần trọng thưởng cho những quyết định đó. Tạo vật bất tử tích hợp có thể chiến thắng khoảng không bên ngoài.
    Gọi là hiện thân siêu bất tử có thể không chính xác. Chúng ta không tin rằng: quy luật tự nhiên có thể xác định số phận tận cùng vũ trụ. Thật ra số phận vũ trụ trong nhiều quan hệ với việc chúng ta làm hiện nay hơn là chúng ta nghĩ. Thậm chí, trong trường hợp siêu con người có thể tác động quan trọng trong vận động của vũ trụ. Điều khiển nó trong quy mô nào đó - những lực lượng, năng lượng xác định tương lai thế giới.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Thưa bạn Cachep, những cái này Kant gọi là
    1.thông giác
    2. thông giác kết hợp với quan niệm(phạm trù)
    3.phán đoán...
    Và triết học Kant giải thích rất rõ thông giác nghĩa là gì, rồi quan niệm là sao...
    Để hiểu được các bài post của bạn, còn phải có kiến thức về điều khiển học, không biết có phải là xibecnetic...
    Tuy nhiên, tôi cảm giác cách bạn trình bày chưa lý giải vào gốc cơ sở, mà nhiều khái niệm cơ sở của bạn đã mang tính rất tổng hợp và nó không là tiên thiên, nên cứ từ từ khoai sẽ nhừ...
    Bạn có thể cho tôi biết đây là công trình của bạn hay của ai được không và nguồn tư liệu gốc(nếu trong TH thư hai và bạn đồng ý).
    dumb này trình độ mới chỉ TN ĐH, nhưng với sự ham học hỏi và cầu tiến, mong được chỉ giáo.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Thứ này mình chưa thấy ở đâu cả, vì vậy mình bổ sung thêm phần IV cho những ai chưa biết về Khoa học điều khiển. bạn dù học môn nào cũng thường thấy cách tiếp cận điều khiển đó. Tuy nhiên đúng như bạn nói chúng ta không thấy gốc ở đâu.
    Việc bạn so sánh triết học này với triết học cũ tất nhiên vì cùng trả lời các câu hỏi như nhau nên bạn sẽ thấy cái a này giống cái a'' kia. Chỉ có điều dựa trên nền tảng khoa học của thời đại nào vói sự đúng đắn ở mức nào mà thôi !
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    IV. ĐIỀU KHIỂN HỌC VÀ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
    Lịch sử Điều khiển học
    1. Lịch sử Điều khiển học
    Bắt nguồn từ tiếng Hy-Lạp kybernetes ?otay lái?, thuật ngữ?o, ?ođiều khiển học" xuất hiện thời cổ đại bởi Plato, và thế kỷ 19 - Ampère đều nhìn như một khoa học về điều hành chính phủ sao cho có hiệu quả.
    Điều khiển học như một lĩnh vực đặc biệt mới tách khỏi nhiều lãnh vực giữa 1944 tới 1953 bởi cuộc gặp 1 số trí thức ở các ngành khác nhau như toán học, sinh học, kỹ thuật... gồm Wiener, John von Neumann, Warren McCulloch, Claude Shannon, Heinz von Foerster, W. Ross Ashby, Gregory Bateson và Margaret Mead dưới sự tài trợ của Josiah Macy gọi là Hội nghị Điều khiển học Macy. Tiêu điểm khởi đầu của nó là trên các máy móc và động vật với ~ khái niệm hệ thống: tính mở, hành vi hướng đích và cơ chế phản hồi, tính cân bằng nội, tính tổ chức và tự tổ chức....
    Năm 1948, 2 tác phẩm đầu tiên với nhiều ý tưởng mới về 2 ngành khoa học này hình thành là cuốn Norbert Wiener ?oĐiều khiển học: lý thuyết về điều khiển và truyền thông trong Động vật & máy móc?. Đối tượng nghiên cứu chính của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các tổ chức sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược.
    Với các hệ thống cơ học, hệ thống pháo binh... cùng thời Claude Shannon và Warren Weaver viết cuốn ?oLý thuyết toán học về truyền thông? phát triển một lý thuyết toán học cho truyền thông (gọi là lý thuyết thông tin) phát triển như lý thuyết chung của tổ chức và những quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau.
    2. Sự ra đời Lý thuyết Hệ thống
    L. Von Bertalarffy (đại học tổng hợp Chicago) năm 1954 đưa ra Lý thuyết của các hệ thống chung (General Systems Theory).
    Trong thời gian 1940 và 1950 có những thành tựu như kiến trúc máy tính của von Neumann, lý thuyết trò chơi, và automaton tế bào; Ashby và von Foerster có phân tích sự tự tổ chức; Braitenberg có về người máy tự trị; và McCulloch có những mạng thần kinh nhân tạo, perceptrons, classifiers...
    Kỹ thuật sinh học mô tả các cơ thể sống, máy thông minh bằng mở rộng Điều khiển học sang quanh tâm trí người (việc của Bateson và Ashby). Họ đã đề xuất nhiều loại mô hình như mô hình hệ động lực, mô hình otômat, mạng nơron hình thức... để khảo sát các tính chất của hành vi hệ thống như ổn định, cân bằng, khả năng tự tái sinh, tái tổ chức...
    Từ điều khiển học sang Động lực học hệ thống (System Dynamics). MIT tiếp tục mở rộng nghiên cứu bằng xây dựng hệ thống thuật ngữ chung và nghiên cứu các máy móc mô phỏng bao gồm cả AI (Trí tuệ nhân tạo), hệ thần kinh...
    Điều khiển học nhìn thấy trước nhiều công việc trong kỹ thuật rôbôt và những đại diện tự lập. Trong truyền thông đại chúng, "cyborgs " và "điều khiển học" là chỉ giới hạn tưởng tượng cho "người máy" và "kỹ thuật rôbôt". Các nhà điều khiển học sớm có ~ ham muốn để thăm dò những giống nhau giữa kỹ thuật học và hệ thống sinh vật. Vũ trang với một lý thuyết thông tin, lôgic đại số Boole, nó không thể tránh được cái giả thuyết những hệ thống như những mô hình của não, và thông tin như "có khả năng nhớ" tới máy có "cơ thể ".
    3. Phát triển của Điều khiển học
    Điều khiển học mở rộng tiếp sang hệ thống công nghiệp, xã hội, sinh thái... (Bia Stafford và Jay Forrester ?" nhà quản lý, nhà tâm lý học Warren McCulloch, nhà kinh tế học K. Boulding, nhà toán học A. Rapoport), khôi phục bản gốc ý tưởng Plato đã từng đưa ra là tập trung nghiên cứu về điều khiển những quan hệ trong xã hội. Những ý tưởng liên quan đến não, nhân chủng học, kinh tế học, kỹ nghệ học được nghiên cứu tiếp.
    Đã phát triển những lý thuyết về các hệ thống phức tạp mà thành tựu là hợp nhất với các lý thuyết sự hỗn độn (chaos theory), lý thuyết phức tạp (complexity theory)... nghiên cứu những hệ thống động, sự hỗn loạn và thích nghi phức tạp, mà công cụ toán học được đưa vào để mô tả hành vi hệ thống.
    Forrester quan tâm đến những hệ thống công nghiệp, quốc phòng có khả năng cố gắng tự phỏng đoán hành vi của nó. Anh cũng mở rộng Khái niệm Động lực học hệ thống cho đưa ra năm 1961 vào tổ chức, quản lý các hệ thống Đô thị. Năm 1971 anh đã khái quát hoá kết quả làm việc của mình, xây dựng ngành khoa học mới vào trong tác phẩm World Dynamic.
    Động học Hệ thống (System Dynamics): lĩnh vực nghiên cứu những hệ thống mà luồng thông tin phản hồi xuất hiện ở khắp các thành phần của hệ thống và hệ thống phản ánh chúng liên tục qua hành vi hệ thống, làm hệ thống phải củng cố và giữ thăng bằng trong xử lý những luồng phản hồi, phát sinh để đảm bảo hệ thống vững vàng. Động lực họ hệ thống tập trung vào mô hình mô phỏng bằng máy tính để hình dung được hành vi của nó diễn ra thế nào.
    Cách tiếp cận điều khiển học mới này nhấn mạnh về nhận thức luận, những vấn đề tâm lý học và xã hội học thổi thêm vào không khí khoa học và kỹ nghệ mới. Những nhà khoa học von Foerster, Pask, và Maturana tiếp tục đưa tiêu điểm quan tâm của điều khiển về hướng nâng cao vai trò sự tự trị và người quan sát dần đưa đến nền tảng vững chắc cho toàn ngành.
    Sức mạnh và vai trò hỗ trợ thử nghiệm và phát triển ý tưởng điều khiển học đem lại cho ước mơ tạo nên cuộc sống nhân tạo có thêm sức sống mới... Những tác giả như John Holland, Kauffman và Brian Arthur Stuart và lĩnh vực cuộc sống nhân tạo, đã sử dụng sức mạnh của máy tính hiện đại để đóng vai và thử nghiệm và phát triển nhiều ý tưởng điều khiển học.
    4. Vận động đi lên của Điều khiển học...
    Do sự phát triển quá nhanh tăng trưởng liên tục các ngành khoa học mới như khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, mạng thần kinh, hệ thống phức tạp... làm cho phân tán các chuyên gia Điều khiển.
    Những ý tưởng cơ bản của điều khiển học đã được sử dụng lại bởi những môn khoa học công nghệ khác làm tiếp cận khoa học tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển.
    Điều khiển học có ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời nhiều khoa học hiện đại: lý thuyết điều khiển, khoa học máy tính, lý thuyết thông tin, lý thuyết số nhiều của automaton, trí tuệ nhân tạo và mạng thần kinh nhân tạo, khoa học nhận thức, khoa học làm mô hình và mô phỏng máy tính, những hệ thống năng động, và cuộc sống nhân tạo. Nhiều khái niệm trung tâm tới những lĩnh vực này , như độ phức tạp, sự tự tổ chức, tự sản sinh, sự tự lập, mạng, sự thích nghi, được đưa ra bởi chính những nhà điều khiển học.
    Nhiều khi tinh thần của Điều khiển học lại định kỳ được phát hiện lại hoặc sáng tạo trong những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ là sự tái sinh của những mạng thần kinh, đã sáng tạo đầu tiên năm 1940, sau đó là 1960 và 1980; sáng tạo lại những ý tưởng hệ tự lập trong kỹ thuật rôbôt và AI năm 1990; và ý nghĩa của phản hồi dương tính với những hệ thống phức tạp, được những nhà kinh tế học phát hiện lại năm 1990.
    5. Hai thế hệ của Khoa học điều khiển
    Điều khiển học thứ nhất (trước 1970):
    Sau chiến tranh thế giới, những công nghệ điều khiển và máy tính chỉ hướng tới tập trung sự chú ý về cách tiếp cận kỹ nghệ, nơi mà người thiết kế hệ thống xác định hệ thống có những kiến thức gì, hệ thống sẽ làm việc ntn? Các hệ thống con người làm ra có tất cả các kiến thức theo cách thức duy nhất là theo mô hình nhà chế tạo xây dựng nên từ trước.
    Điều khiển học thứ hai (sau 1970):
    Trên quan điểm thuyết tương đối, không thể phân tách được người quan sát với kết quả quan sát. Trong nghiên cứu hệ thống tích hợp phần có vai trò quan sát vào trong hệ thống hệ thống tăng tính độc để hệ tự xây dựng mô hình hệ thống mà nó tương tác cùng lập, tự trị phát triển trong sự quan sát & tương tác với môi trường.
    Ý nghĩa:
    Điều khiển học quan tâm tới những thuộc tính hoặc những thành phần cụ thể của các hệ thống vật chất độc lập. Ngành khoa học này cho phép mô tả cùng cách thức vận động ~ hệ thống vật chất có biểu hiện thực tế rất khác nhau, như mạch điện tử, não, và ~ tổ chức, với những cùng khái niệm đó, và để tìm kiếm đồng dạng, giống và khác giữa chúng.
    Vì vậy, có thể coi Điều khiển học là Khoa học về sự vận động của vật chất !
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết chung các hệ thống
    Lý thuyết chung các hệ thống là thuật ngữ được L. Fon Bertalarffy đưa vào vốn từ vựng khoa học dùng để mô tả lý thuyết các hệ thống mở và các trạng thái cân bằng động đề xuất năm 1933 tại trường đại học tổng hợp Chicago. Từ lĩnh vực sinh học các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý.
    Theo L.V Bertalanffy thì có một lý thuyết tổng quát và nhiều lý thuyết hệ thống chuyên biệt ứng dụng cho các lĩnh vực khác nhau (như lý thuyết hệ thống tự nhiên, lý thuyết hệ thống xã hội, lý thuyết hệ thống tư duy?).
    Sự xuất hiện của "Lý thuyết chung các hệ thống", một lý thuyết thuộc dạng những quan điểm khoa học chung mang tính hình thức và phổ quát, đã thúc đẩy mong muốn của cộng đồng khoa học muốn tiến tới phổ quát hoá các công cụ nhận thức khoa học và tiến tới sự nhận được đặc trưng mang tính luận điểm của toàn bộ các phổ quát. Một trong những nhiệm vụ chính của tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy luật, các quan hệ qua lại chung đối với các lĩnh vực khác nhau của hiện thực. Do vậy cách tiếp cận hệ thống đã được sử dụng trong lý thuyết mang tính chất liên ngành đã nêu, bởi nó tạo ra cơ hội đem những quy luật và những khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức sang một lĩnh vực khác.
    Trong chương trình xây dựng lý luận của mình ông đã chỉ ra những nhiệm vụ cơ bản:
    - Thứ nhất, làm sáng tỏ những nguyên tắc và quy luật chung hành vi của các hệ thống, không phụ thuộc vào bản chất của các thành tố và của các quan hệ giữa chúng;
    - Thứ hai, xác lập những quy luật tương tự của khoa học tự nhiên nhờ tiếp cận hệ thống đối với các khách thể sinh học, xã hội.
    - Thứ ba, tạo ra sự hợp thức khoa học hiện đại trên cơ sở làm rõ tính tương đồng của các quy luật trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
    Các nhiệm vụ này dẫn đến sự thay đổi nội dung trên cơ sở những quan niệm hệ thống (chỉnh thể), chức năng, cấu trúc. Chính điều này đã tạo ra tiền đề phương pháp luận để hình thành hệ thống khái niệm mới với nội dung xác định và với quan hệ đã cho một cách rõ ràng với những chuyển đổi giữa chúng. Tổ hợp các khái niệm hệ thống là bộ khung khái niệm khởi điểm, tạo ra sơ đồ nguyên nguyên tắc của sự phân chia khách thể.
    Hệ thống - khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình.
    Phần tử - đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt.
    Chỉnh thể - hình thức của tồn tại hệ thống với tư cách được xác định chặt chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống khác.
    Tính chỉnh thể là tính thống nhất của hệ thống như một chỉnh thể được các phần tử thể hiện trong sự tương tác qua lại thực tế của chúng. Nó là cơ sở của hệ thống ổn định.
    Quan điểm toàn thể: là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống
    12 nguyên tắc cơ bản của phương pháp hệ thống
    1. Bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong thế giới đều được coi là một hệ thống. Mỗi hệ thống là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống.
    2. Trong mỗi hệ thống, cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn tổng số giản đơn những bộ phận cấu thành, nghĩa là cái toàn thể với tính cách là một hệ thống có những thuộc tính mới, chất lượng mới, chất lượng tổng hợp mà vốn không chứa đựng trong các bộ phận cấu thành. Thuộc tính mới gọi là tính toàn thể, thuộc tính hợp trội có chất lượng cao (emergence) không có ở các thành phần. Nó xuất hiện do tương tác của các thành phần chưa không phải là do hoạt động của các thành phần.
    3. Trong sự tiến hoá, việc tham gia tương tác các thành phần góp phần tạo nên những tính chất hợp trội của hệ thống, mặt khác những tính chất hợp trội đó của hệ thống cũng làm tăng thêm phẩm chất của các thành phần.
    4. Mỗi hệ thống vừa là hệ thống, đồng thời lại vừa là yếu tố của một hệ thống khác có cấp độ rộng lớn hơn. Mỗi yếu tố vừa là yếu tố, đồng thời lại vừa là hệ thống của các yếu tố, đồng thời lại vừa là hệ thống của các yếu tố khác có cấp độ hẹp hơn.
    5. Tính chỉnh thể của hệ thống được cụ thể hoá thông qua các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống và giữa hệ thống với môi trường. Có thể nói, đây cũng chính là sự cụ thể hoá nguyên lý nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực: ?oCác sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Sự tác động giữa các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả?
    6. Tổng thể các mối liên hệ đưa đến khái niệm cấu trúc và tổ chức hệ thống. Theo trình tự, cấu trúc của hệ thống có thể được biểu thị theo chiều ngang (khi nói đến các mối liên hệ giữa các yếu tố khác loại). Cấu trúc dọc dẫn đến khái niệm cấp độ của hệ thống.
    7. Phương thức điều chỉnh các cấu trúc đa cấp độ là điều khiển. Đó là phương thức liên hệ giữa các cấp độ hết sức đa dạng mà nhờ đó hệ thống mới hoạt động và phát triển bình thường.
    8. Từ vấn đề điều khiển dẫn đến vấn đề tính hướng đích của các hành vi hệ thống, bởi vì điều khiển nghĩa là giải quyết một nhiệm vụ nào đó, đạt đến một mục đích nào đó theo một chương trình nhất định. Tuy nhiên tính hướng đích ở đây không phải là mục đích luận tầm thường, mà là theo nghĩa hiện đại của điều khiển học.
    9. Gắn liền với vấn đề điều khiển và tính hướng đích, phương pháp hệ thống còn quan tâm đến trình độ tự tổ chức của giới hữu sinh và tính tự điều chỉnh của các hệ thống hữu sinh và kỹ thuật. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, các hệ thống xã hội không chỉ là một hệ thống tự tổ chức, mà còn là một hệ thống tổ chức. Sự thống nhất giữa tự tổ chức và tổ chức, giữa tự điều khiển và điều khiển là đặc trưng cơ bản của các hệ thống xã hội.
    10. Các sự vật luôn vận động, không ngừng biến đổi cũng như môi trường xung quanh nó. Nguồn gốc biến đổi của hệ thống nằm ở bản thân hệ thống, mà trước hết là ở sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong hệ thống. Chẳng hạn sự thống nhất có mâu thuẫn giữa hệ thống và yếu tố, giữa yếu tố và cấu trúc, giữa cái toàn thể và bộ phận, giữa cấu trúc và chức năng...
    11. Phương pháp hệ thống quan tâm đến mối quan hệ giữa hoạt động và phát triển của hệ thống, tức là xem xét mối quan hệ giữa trạng thái ổn định bên trong và quá trình phát triển của nó. Nói cách khác phương pháp hệ thống cần giải quyết vấn đề đồng đại và lịch đại, nhằm tìm ra cơ chế tương ứng để xây dựng nên bức tranh thống nhất của khách thể. Xét về mặt đồng đại, tức là xem xét sự vật ở một thời điểm nhất định với tất cả các mối liên hệ phức tạp của nó, còn xét về mặt lịch đại, tức là xem xét sự vật trong quá trình vận động, phát triển theo thời gian của nó. Theo đó, phương pháp hệ thống gắn liền với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
    12. Tính đa chiều (multidimensionality) là một đặc điểm cốt yếu của tư duy hệ thống. Trong các hệ thống luôn tồn tại những khuynh hướng đối lập nhau, những xu thế trái ngược nhau, có những đối lập dẫn đến đối kháng cực đoan đòi hỏi một mất một còn, nhưng đó không phải là phổ biến.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Các khái niệm cơ bản của lý thuyết hệ thống
    Hệ thống (System)
    Tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau tác đông qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định. (từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có nhưng chưa đáng kể)
    Đơn vị hệ thống, phần tử (System units, elements)
    Bộ phận của hệ thống các tiểu hệ tương tác một cách hệ thống trong suốt thời gian. Phần tử mang tính độc lập tương đối, thực hiện chức năng nhất định và không thể phân chia được nữa dưới góc độ hoạt động của hệ thống.
    Có thể là các dạng hệ thống của vật sống, vật chất, tinh thần, xã hội... Để hiểu hệ thống không những hiểu các phần tử trong hệ thống mà còn phải hiểu các mối liên hệ giữa chúng (liên hệ cơ học, liên hệ năng lượng, liên hệ thông tin...)
    Hệ thống cha (Super system)
    Hệ thống lớn hơn chứa các hệ thống trong một tập con các biến. Nó cung cấp ngữ cảnh của 1 hệ thống. Hệ thống và hệ thống cha cũng như hệ thống con liên quan nhờ quan hệ thành phần-toàn thể.
    Hệ thống con (Subsystem)
    phần nhỏ của hệ thống lớn hơn được định nghĩa trong tập con các biến của hệ thống lớn hơn. Hệ thống con được giới hạn bởi người quan sát song vẫn có thể duy trì đường biên và nhận dạng riêng của nó. Hệ thống con có thể chồng lên vài biến và nâng cao đến cấu trúc thể hiện tính độc lập, ví dụ: kinh tế, hệ thống giáo dục và nhà nước là 3 hệ thống con của xã hội.
    Cấu trúc hay cơ cấu hệ thống (Structure)
    Là hình thức cấu tạo của hệ thống, phản ánh sự sắp đặt có trật tử của các phân hệ, các phần tử của hệ thống và các quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nhất định. Mối quan hệ giữa các đơn vị hệ thống với nhau, mẫu dạng/hình thức của các mối quan hệ giữa các thành phần hệ thống. Hiểu cơ cấu hệ thống tức là hiểu biết quy luật sinh ra của các phần tử và các mối quan hệ giữa chúng xét trong không gian, thời gian.
    Từ định nghĩa có thể rút ra:
    - Thứ nhất, cơ cấu tồn tại như một thành phần bất biến tương đối của hệ thống. Nhờ có cơ cấu mà hệ thống có thể được sự ổn định để đảm bảo trạng thái nội cân bằng của nó. Tuy được coi là một hệ tĩnh, cơ cấu không phải là không biến đổi. Khi mối liên hệ giữa các phần tử hoặc số phần tử của hệ thay đổi đến một mức độ nhất định nào đó thì cơ cấu sẽ thay đổi. Để sự thay đổi cơ cấu không gây khó khăn cho việc thực hiện chức năng thì cần phải tiến hành quản lý sự thay đổi của hệ thống.
    - Thứ hai, một hệ thống thực tế có rất nhiều cấu trúc khác nhau, tuỳ theo các dấu hiệu quan sát gọi là sự chồng chất cơ cấu
    - Thứ ba, một hệ thống khi đã xác định được cơ cấu thì nhiệm vụ nghiên cứu quy về việc lượng hoá đến mức có thể các thông số đặc trưng của các phần tử và các mối quan hệ của chúng. Khi cơ cấu hệ thống khó quan sát thì việc nghiên cứu cơ cấu hệ thống chỉ có thể dừng lại ở mức độ định tính. Trong thực tế cần kết hợp cả 2 mức độ nghiên cứu định tính và định lượng.
    Trong các hệ thống ta gặp nhiều loại cấu trúc khác nhau. Có cấu trúc chặt chẽ và cấu trúc lỏng lẻo. Có cấu trúc hiện (được hình thức hoá một cách rõ ràng) và cấu trúc mờ (không được hình thức hoá hoặc hình thức hoá không rõ ràng). Có cấu trúc một cấp và cấu trúc phân cấp...
    Quá trình hay các hoạt động xử lý (còn gọi là quá trình hệ thống- process or conversion process)
    Sự tương tác những đơn vị hệ thống với nhau, chuỗi những hoạt động, tương tác nhận được thay đổi để sản sinh đầu ra.
    Hành vi của hệ thống
    Là tập hợp các đầu ra có thể có của hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định. Về thực chất hành vi của hệ thống chính là cách xử sự tất yếu mà trong mỗi giai đoạn phát triển của mình hệ thống sẽ chọn để thực hiện.
    Trạng thái - thực trạng của hệ thống (State)
    - Trạng thái là tập hợp các tính chất cơ bản của hệ thống (khả năng kết hợp giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống) xét ở một thời điểm nhất định. Trạng thái của tổ chức còn gọi là thực trạng của tổ chức nếu quy định rõ khoảng thời gian, không gian cụ thể của hệ thống được đem ra xem xét.
    - Trạng thái của hệ thống là tập các giá trị mà biến của nó có được tại thời điểm đó. Bất kỳ thuộc tính hay điều kiện được định nghĩa tốt nào cũng được nhận ra nếu nó xảy ra lần 2. Trạng thái được mô tả là tập hợp các giá trị thời của các biến trong hệ thống. Trạng thái loại trừ tương quan. Máy móc có 1 trạng thái ở 1 thời điểm, song cũng có thể có nhiều hơn 1 trạng thái 1 lúc.
    Ổn định (Stability)
    - Xu hướng của biến hay của một hệ thống duy trì trong giới hạn được định nghĩa và nhận biết bất chấp ảnh hưởng của bên ngoài. (ổn định mở rộng hay tổng quát). Kỹ năng của hệ thống duy trì không đổi, đáp ứng lại các can thiệp hay rạn nứt của hệ thống có nguyên nhân từ những can thiệp từ bên ngoài. ý tưởng ổn định kết hợp khái niệm ổn định cổ điển và khái niệm mới của Hollig về khả năng phục hồi.
    Khả năng trở về cân bằng của một hệ thống hay đối tượng sau khi dịch chuyển là sự ổn định. Có thể có loại ổn định tĩnh (tuyến tính) và động (phi tuyến).
    - Ổn định của một hệ thống là khả năng trở lại trạng thái gốc, càng nhanh càng ổn định.
    Độ đa dạng(Variety)
    Số đầu ra từ một hệ thống được hạn chế nhờ phân loại trạng thái có thể trong hệ thống và/hoặc phân loại đầu ra của hệ thống. Số giao tiếp thay thế giữa 2 hệ thống được hạn chế nhờ hệ thống này có ít nhất các đầu ra có thể và/hoặc ít nhất đầu vào có thể chọn lựa.
    Ràng buộc (Constraint)
    - Quan hệ giữa hai tập hợp mà phân loại tồn tại dưới 1 điều kiện ít hơn phân loại tồn tại dưới một điều kiện khác. Phân loại chung được định nghĩa bởi các biến lựa chọn bởi nhà quan sát. Ràng buộc làm giảm sự phân loại này đến sự phân loại thực sự thấy được. Ashby nói ?onhà điều khiển học nhìn vào những gì không xảy ra?. Ràng buộc hay nguyên lý vận hành tương tác của tập các biến, quyết định điều gì không xảy ra.
    - Ràng buộc là sự hạn chế ngụ ý bởi tự nhiên hay con người, không cho phép một hành động xảy ra. Ràng buộc nghĩa là các đối tượng không đạt đến được. Hành động, thay thế, hậu quả, đối tượng được cho là khả thi. Trong một nghiên cứu, một số ràng buộc được xét hay không thể đặt ra vấn đề, một số khác có thể bị loại bỏ nếu phân tích chứng minh trường hợp tốt cho nó.
    Ràng buộc tương quan (Mutual Constraint):
    Là một hành động mà 2 hệ thống ràng buộc lẫn nhau.
    Quỹ đạo của hệ thống
    trạng thái đầu -> trạng thái cuối: là chuỗi các trạng thái nối hệ thống từ trạng thái đầu về trạng thái cuối (tức mục tiêu) trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy quỹ đạo vạch ra con đường đi của hệ thống để đến được mục tiêu. Đối với các tổ chức, quỹ đạo cần phải được xác định từ chức năng lập kế hoạch. Thực hiện kế hoạch chính là đưa tổ chức chuyển dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác dọc theo quỹ đạo định trước để đến được mục tiêu.
    Đầu vào (Input)
    Các loại tác động có thể mà hệ thống nhận được từ môi trường. Nó là sự đóng góp hay kết quả của môi trường hoặc môi trường tiểu hệ thống, tới hệ thống dưới sự xem xét.
    Đầu ra (Output)
    Kết quả của quá trình hoặc hoạt động của hệ thống. Là cái phản ứng trở lại từ hệ thống đến với môi trường. Tập hợp những đầu ra của hệ thống gọi là tương tác của hệ thống với môi trường; có thể có nhiều loại tương tác khác nhau nhằm trao đổi năng lượng, vật chất, thông tin.
    Môi trường (Enviroment)
    Mọi thứ bên ngoài không thuộc hệ thống đang xét, nhưng lại có quan hệ, tác động với hệ thống: tác động lên hệ thống và chịu tác động của hệ thống. Những điều kiện và ảnh hưởng ngoài đến thao tác, bảo trì và thay đổi của hệ thống.
    Phản hồi (Feedback)
    Thông tin về đầu ra của hệ thống truyền thông trở lại hệ thống. Điều này giúp cho hệ thống tự học từ môi trường hoặc từ môi trường của các tiểu hệ thống.
    Mục đích, mục tiêu (Goal, Purpose, Objective)
    Mục tiêu của hệ thống là trạng thái hệ thống mong đợi, dự định đạt tới, cần có và có thể có sau một thời gian nhất định bằng hoạt động của nó. Nó cần có vì xuất phát từ đòi hỏi của hệ thống, của môi trường và có thể từ nguồn lực và tiềm năng có thể huy động của hệ thống. Nó có thể được thông báo, bao hàm rõ ràng, cụ thể hoặc nhất thời. Không nhất thiết là ?otốt? hay ?oxấu?liên quan đến phán xử giá trị. Tồn tại những hệ thống tự thân không có mục đích.
    Xét trên quan hệ thống với môi trường thì mục tiêu có 2 loại:
    1) các đầu ra cần có gọi là mục tiêu ngoài,
    2) các đầu vào có thể sử dụng và các cấu trúc bên trong hệ thống gọi là mục tiêu trong.
    Xét theo mối quan hệ bên trong, hệ thống có mục tiêu chung là mục tiêu định hướng của cả hệ và các mục tiêu riêng là mục tiêu cụ thể của từng phần tử, từng phân hệ trong hệ thống. Giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng có thể có sự thống nhất hoặc không thống nhất. Tính có mục đích là đặc trưng của hệ thống phức tạp. Mục đích có thể không xuất hiện từ trước mà xuất hiện trong những giai đoạn nhất định.
    Chức năng của hệ thống (Function)
    Là những nhiệm vụ mà hệ thống phải thực hiện, là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra. Như vậy chức năng của hệ thống là lý do tồn tại của hệ thống, là khả năng tự biến đổi trạng thái của hệ thống.
    Vấn đề (Problem)
    Là khoảng cách giữa điều mong muốn. có thể thực hiện được nhưng chưa đạt tới với thực tế.
    Nguồn lực của hệ thống
    Tập hợp các yếu tố đa dạng mà hệ thống sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Nguồn lực có thể là đầu vào cho hoạt động, có thể ở dạng hữu hình hay vô hình. Nguồn lực của tổ chức hữu hạn nhưng tiềm năng của nguồn lực thì vô hạn.
    Động lực của hệ thống
    Những kích thích đủ lớn để gây ra sự biến đổi hành vi của các phần tử hoặc của cả hệ thống. Động lực có 2 loại động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực bên trong là động lực do chính các phần tử, các phân hệ được cấu trúc hợp lý tạo ra những hoạt động cùng chiều. Động lực bên ngoài là lực tác động của môi trường bên ngoài tác động vào. Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của hệ thống là động lực bên trong.
    Điều khiển (Control)
    Chọn đầu vào cho hệ thống để tạo ra trạng thái hay đầu ra thay đổi trong 1 cách mong muốn. 1 hiệu quả ràng buộc trên 1 biến, 1 định hướng hành vi của 1 hệ thống hay tập hợp thông số của hệ thống. Cách giao tiếp bất kỳ mà nhờ điều kiện định nghĩa của nó, 1 hành vi nhận liên quan đến điều khiển của phía nhận nhờ người gửi.
    Cơ chế của hệ thống
    Phương thức hoạt động hợp với quy luật khách quan vốn có của hệ thống. Cơ chế tồn tại đồng thời với cơ cấu của hệ thống, là điều kiện để cơ cấu phát huy tác dụng đưa hệ thống đến mục tiêu.
    Cơ chế điều khiển tác động có chủ đích của chủ thể điều khiển bao gồm 1 hệ thống các quy tắc và các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở mọi cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trồi của cơ cấu và đưa hệ thống tới mục tiêu.
    Trong các hệ thống tự nhiên, cơ chế hoàn toàn mang tính khách quan và hoạt động một cách tự phát. Đối với các hệ thống nhân tạo, cơ chế ít nhiều mang tính chủ quan vì có hoạt động tự giác của con người. Nếu sự can thiệp có ý thức của con người phù hợp với quy luật hoạt động khách quan của hệ thống thì cơ chế sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của nó.
    Tiêu chuẩn của hệ thống
    Một số quy tắc, một số chuẩn mực để lựa chọn phương pháp cách thức đạt mục tiêu chung của hệ thống.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc

Chia sẻ trang này