1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên có một TRIẾT HỌC mới của thế kỷ 21 này không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 27/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Bác Cá Chép có thể giải thích cho mọi người biết topic này để phổ biến kiến thức hay là để tranh luận? Nếu là phổ biến kiến thức thì bác nói rõ hộ anh em nguồn tài liệu để anh em tự đọc sau đó thảo luận thì hơn.
    [
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Xin mời vô, tự do... Đọc xong thì tranh luận, hoặc vừa đọc vừa tranh luận cũng được...
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  3. KurtCobain

    KurtCobain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    KurtCobain thiết nghĩ CaChep nên trả lời vào câu hỏi của ftuguard để thoả mãn yêu cầu chính đáng này. Chẳng có gì là khó nói ở đây cả. Nên coi đây là thủ tục đầu tiên trước khi bước vào tranh luận thật sự: trước mỗi cuộc tranh luận thì xuất phát điểm của mỗi người là như nhau.
    KurtCobain mới chỉ đọc lướt qua bài viết của CaChep, nên chưa thể đưa ra nhận xét cụ thể gì được (nhất là trong bài có nhiều khái niệm từ cổ điển cho đến hết sức hiện đại). Tuy nhiên cũng xin có chút ý kiến (theo quan điểm cá nhân - đương nhiên):
    1) Chúng ta vào đây là để học tập chứ không phải là để khoe kiến thức, do đó các từ ngữ, khái niệm tốt nhất là nên đơn giản và dễ hiểu. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng các thuật ngữ chuyên môn thì việc giải thích các thuật ngữ này là cần thiết. Nếu không thì việc "phổ biến kiến thức" chẳng có ý nghĩa gì cả.
    2) Đây là box "học thuật", do đó nếu bài viết chỉ dành cho những đối tượng đã được trang bị một số kiến thức cơ bản thì nên để các tiêu chuẩn cần hội đủ để đọc-hiểu ở đầu bài. Nếu có thêm các link để tham khảo các kiến thức cơ bản này thì quá tốt. Như thế vừa có tinh thần xây dựng, "giúp nhau vượt khó", mà lại không tốn thời gian của mọi người.
    Cheers.
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy chưa có điều gì mâu thuẫn cả. Những thuật ngữ khó hiểu mình đã dành riêng 1 phần để mô tả nó kỹ lưỡng. Thuật ngữ nào đó còn khó hiểu nữa thì có thể đặt câu hỏi cụ thể. Lan man với màn định nghĩa của triết học thì chúng ta sẽ hoàn toàn quay trở lại lịch sử tinh thần của loài người.
    Và còn điều nữa link liên quan đến chủ đề nào bạn có thể tự tìm hoặc hỏi mình. Minh chưa thấy câu hỏi có nội dung gì cụ thể cả.
    Còn Học thuật là nơi chúng ta trao đổi. Tôi đã áp dụng Triết học này cho bản thân mình rồi và khi đã pót lần này là thứ 3 thì chắc hẳn nó không có quá nhiều điều khó hiểu & mâu thuẫn nữa..

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã đóng góp cho tôi ý kiến về Triết học mới trong thời gian qua. Tôi cũng đã có nhiều gặp gỡ offline với nhiều triết gia sừng sỏ & việc trao đổi đã giúp ích cho nhận thức của tôi rất nhiều.
    Vậy là bài viết của tôi có rất nhiều "hạt sạn" về ngôn ngữ (từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa). Tôi cũng nhận được các góp ý của 1 số bạn về cách hành văn và tổ chức bài viết cũng như sự dẫn nhập cần phù hợp với người tiếp nhận (dù ở mức trình độ nào cũng có thể hiểu được - khó chứ chẳng dễ !!).
    Như vậy tôi sẽ chỉnh lý và đưa ra 2 phiên bản Triết học mới trong thời gian tới:
    - Bản đầy đủ và viết với phong cách khoa học sẽ dài gấp 2
    - Bản ngắn gọn viết ở dạng hỏi - đáp (Q&A) và văn phong vui nhộn, có liên tưởng nhiều chuyện hóc búa thực tiễn (nhằm dẫn dắt các bạn áp dụng Triết học mới vào thực tế)
    Hy vọng được chia sẻ thêm cùng các bạn
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    "Chúng ta giữ ở một mức trừu tượng hoá cao để mô tả được mọi vấn đề cụ thể. Chúng ta cần hình thành xương rỗng hoặc khung, về vô số những lý thuyết cụ thể hơn. Khung này chủ yếu về mẫu hình và gợi ý giả thuyết. Nó sẽ không mâu thuẫn với bất kỳ lý thuyết nào, nhưng lại cung cấp những nguyên tắc chỉ đạo để phát biểu các vấn đề có lẫn nhận thức và cải tiến những mẫu hiện hữu. Đạt được điều này, khung phải hợp nhất những phương pháp để cụ thể hóa những khuyến cáo của mình, cho các ngữ cảnh vấn đề. Nghĩa là, không giống như toán học, khung tư duy phải cung cấp nhiều mức trung gian giữa những nguyên lý bất biến và trừu tượng, chính xác và những sự thi hành cụ thể, phụ thuộc ngữ cảnh. "
    Chào bác Cachep
    Em trích lại đoạn này của bác và thấy cái này có lẽ là cốt lõi của sự khả thi/ không khả thi của triết học mới.
    Như bác nói thì sự phát triển là nâng cấp điều khiển tạo nên một biến đổi siêu hệ thống.
    Tuy nhiên, moi hiện tượng có thể đưa được về theo cái nhìn hệ thống để chịu sự điều khiển hay kô, theo em là cực khó.
    - hệ thống không bao giờ độc lập, nó nằm trong một hệ thống lớn hơn và các hệ thống không hoàn toàn tách biệt, mà chúng sẽ giao nhau.
    - Trong 1 thời điểm. hệ thống sẽ có khả năng chịu bao nhiêu Sự nâng cấp điều khiển.
    - Có những khái niệm như y chí khí đưa về hệ thống sẽ khó dung hoà với hệ thống ngân hàng. Và đâu là nguyên lý chung của các hệ thống như thế
    - Các khái niệm về tâm linh (thế giới đã thừa nhận) không có hình thái vật chất, cũng thường không biểu diễn được thành các hiện tượng có lo gic của các môn khoa học thông thường, thì sẽ qui về hệ thống như thế nào, cái nào điều khiển hệ thống như thế...
    - Và ngay chính bản thân hệ thống cái khung gồm nhiều mức trung gian bất biết và trừu tượng cũng là một hệ thống, nó tất nhiên cũng chịu sự nâng cấp điều khiển để biến đối siêu hệ thống( cái này hiển nhiên theo suy luận của bác), nó kô thể bất biến được, đống thời nếu theo suy luận của bác , hệ thống cái khung cũng tồn tại mâu thuẫn, cũng vận động và kô thể đạt được một khung nhiều mức trung gian nhất, vừa bất biến vừa trừu tượng.
    - bất biến và trừu tượng là hai phạm trù không cùng loại (bổ sung cho nhau): bất biến và biến đổi, trừu tượng và cụ thể.
    - Bác sẽ gặp những phản hồi còn hóc hơn vào tuần sau.
    - Theo em, bác nên cho cái Thảo luân này vào quên lãng hoặc trả Điều khiển học về vị trí của nó bởi vì em đã hiểu hầu như cái cốt lõi điều bác định nói. Theo ý em, cái đó là ý tưởng hay, nhưng không khả thi. Nếu bác tiếp tuc, em cũng sẽ dành thời gian vào cuối tuần để làm cho ra nhẽ cái gọi là triết học mới này.
    - Đất học thuật của mọi người có học và ham học, nếu bác đủ trí để khẳng định Triết học của mình thì hay quá. Nếu không, xin bác xét lại nhiều tuyên ngôn theo em là rất khoa trương của mình.
    Cảm ơn bác nhiều.
    Chúc vui. Hôm nào anh em mình làm quen nhau cái, được thế hân hạnh cho em lắm, đãi bác chầu bia....
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 09/08/2003
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn dumb,
    Bạn đã hỏi rất dài chứng tỏ bạn bắt đầu đọc topic này của mình kỹ hơn & chắc bạn gặp nhiều khúc mắc. Điều này là rất tốt để khởi đầu tranh luận về Triết học. Tuy nhiên, tôi chưa rõ tất cả những câu hỏi bạn đặt ra. Rõ hơn cả là tôi hiểu bạn đang muốn phủ định mối liên quan nào đó của Triết học với Điều khiển học hoặc của Triết học mới ở trên.
    Xin nhắc lại với bạn là topic này, chúng ta đang tranh luận về những vấn đề Triết học. Ở đây, điều khiển học được dẫn ra như một thành tựu khoa học và phần nào đó của nó được bổ sung vào góc nhìn Triết học cũ. Điều khiển học trong thực tế & trong ứng dụng thì rất cao xa, chuyên biệt & không ngừng tiến bộ mau chóng so với những gì sơ khai, cơ bản mà tôi giới thiệu ở đây.
    Tôi đang viết một bài viết về Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng ngày nay.
    Xin phép trích dẫn ra 1 đoạn ngắn như sự ?obật mí? & dùng tạm để thuyết phục bạn sớm đặt Điều khiển học về vị trí của nó và vào vị trí xứng đáng trong Triết học tương lai.
    Triết học chỉ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học, của công nghệ và tức là việc chúng ta suy nghĩ và hành động cuộc sống hàng ngày khi nó biết cải tiến một cách sáng tạo trước những tiến bộ của khoa học, công nghệ thời đại chúng ta.
    Vấn đề là làm thế nào để có sự tác động lẫn nhau giữa triết học duy vật với các ngành khoa học trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Các ngành khoa học đều liên quan với nhau theo thế giới quan triết học và hình thành 1 thế giới hợp nhất, mỗi ngành có đặc thù riêng của đối tượng nghiên cứu. Chúng liên quan nhau và thâm nhập nhau để phản ánh đối tượng khách quan với đầy đủ những tính chất và tính quy luật vốn có, phong phú của nó.
    Triết học, trên bình diện của khoa học chân chính phát triển dựa vào thành tựu khoa học của các ngành, sử dụng những hiểu biết về các hệ thống vật chất, hình thức vận động vận chất... để làm phong phú thêm triết học duy vật. Như vậy, khoa học cụ thể thực tế không thể tồn tại và phát triển tách rời với triết học khoa học, và ngược lại, triết học khoa học đòi hỏi phải có các khoa học cụ thể, những khoa học này đang vừa tiếp tục phân ngành, lại vừa tiếp tục hợp ngành và đang dẫn đến những luận điểm và những phát minh đòi hỏi phải có những kết luận về mặt nhận thức luận - kết luận triết học.
    Triết học lại không chỉ là sự khái quát các thành tựu của các khoa học cụ thể và của thực tiễn loài người, nó còn liên kết chúng lại thành một khối thống nhất và là cơ sở phương pháp luận hay tiền đề sự phát triển hơn nữa của các tri thức khoa học.
    Sự phát triển của khoa học tự nhiên thế kỷ XX đã chứng tỏ luận điểm của Lenin trong Bút ký triết học: ?oVật lý học hiện đại đang đẻ ra những tư tưởng của duy vật biện chứng?.
    Một lần nữa chúng ta lại chứng kiến luận điểm của Clausơ (Điều khiển học và Triết học,. 1963) ?oĐiều khiển học đang đẻ ra những tư tưởng mới của triết học?. Sự thật, điều khiển học đã chọc thủng nhóm hiện tưởng then chốt nhất của sự vận động của các hệ vật chất - bừng sáng lên các hiện tượng vật chất mà chúng ta chưa từng nghiên cứu nó trong hoạt động nghiên cứu hiện thực trước kia. Nó làm trẻ lại hoặc tái sinh hàng loạt lĩnh vực khao học và là điểm quan trọng để tổng hợp mọi kiến thức khoa học mới vào triết học.
    Clausơ cũng đã từng bị buộc tội là chụp mũ lên triết học bởi những bộ áo khái niệm mới của Điều khiển học. Và chính ông đã phản bác lại như sau: ?oKinh nghiệm lịch sử đã dạy chúng ta rằng ở đâu mà chúng ta diễn đạt các khái niệm cũ, nội dung cũ theo một cách mới trong phạm vi của lý thuyết mới, rộng rãi hơn thì bao giờ chúng ta cũng nhận được một cái gì đó hơn là cái nhắc lại cái cũ. Trong phạm vi hệ thống khái niệm mới thì cái cũ nhận được nội dung mới?
    Thực tế, điều khiển học đã cung cấp cách tiếp cận mới đúng đắn, tổng hợp cho mọi ngành khoa học khác. Về mặt phương pháp luận và nhận thức luận, những kết quả và tư tưởng của điều khiển học đang góp phần trả lời cho chính những câu hỏi của triết học: với một quan điểm thống nhất với các cách nhìn triết học & phương pháp luận triết học.
    ...
    Cùng với sự khái quát hoá kinh nghiệm lịch sử của triết học, khái quát hoá các thành tựu của nền khoa học phát triển thế kỷ XXI, chúng ta sẽ hoàn thiện được triết học duy vật lịch sử thành 1 triết học duy vật mới!

    Như thế này thì đã đủ rõ chưa dumb. Nếu có gì chưa hiểu về Điều khiển học thì mời bạn xem qua phần IV ở phía trên. Nói luôn về Vật lý học & Triết học. Khi vật lý đã pt, định hình thì khái niệm vật chất, thế giới quan vật chất hoá của vật lý đã thâm nhập vào Triết học duy vật & chúng ta có khái niệm Vật chất & quan điểm nền tảng của Triết học - Triết học duy vật. Đó là sự tái sinh khoa học - vật lý học vào trong Triết học.
    Điều khiển, hệ thống.... là các khái niệm cơ bản của điều khiển học nhưng trong triết học mới nó được thêm vào và hình thành nên hệ thống khái niệm cho Triết học mới.
    Bạn viết rằng đã đọc và đã hiểu hầu hết những điểm cốt lõi của Triết học mới.
    Vậy bạn cho tôi hỏi, bạn đã hiểu về hiện tượng biến đổi siêu hệ thống là ntn? Tôi muốn kiểm tra mức hiểu vấn đề của bạn theo nghĩa bạn phân biệt được về hiện tượng này cho đúng, không nhầm lẫn gì thêm. Nếu có thể bạn cho 1 ví dụ & 1 phản ví dụ.
    Và nếu có thể bạn chỉ ra ~ quy luật vận động, pt của sự vật trong các Triết học cũ; sau đó chỉ ra ~ quy luật vận động, pt của sự vật trong Triết học mới. Bạn có thể chỉ được ra sự khác nhau, sự tiến hoá trong tư tưởng Triết học ra sao!
    Sau đó tôi trả lời ~ vấn đề nhỏ như con thỏ ở phía dưới đó của bạn chắc chưa muộn !
    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 22:21 ngày 09/08/2003
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào Cachep
    Đây là VD của tôi về biến đổi siêu hệ thống:
    Trước tiên, lấy mô hình Tổng công ty làm VD. Các TCT có các đơn vị thành viên hoạt động độc lập về tài chính.
    Sau quá trình cổ phần hoá, một số cổ phần của TCT được tư nhân nắm giữ, một số Cty được sát nhập, một số giải thể, các lĩnh vực SX được mở rộng và chuyên sâu, ban điều hành được thay từ Chủ tịch HĐQT thành Chủ tịch tập đoàn. Tổng công ty chuyển thành Tập đoàn.
    Như vậy, sự sắp xếp lại các công ty con và lĩnh vực hoạt động của chúng, nhờ sự điều khiển của HĐQT sẽ biến đổi thành Tập đoàn với mức điều khiển mới là Chủ tịch Tập đoàn.
    Đây là 1 ví dụ của tôi về biến đổi siêu hệ thống.
    Ý của tôi là không những TCT chịu sự điều khiển của HĐQT mà còn chịu sự điều khiển của Thủ tướng Chính phủ, các yếu tố khác. Vậy thì ngay các điều khiển từ HĐQT cũng là 1 hệ thống, nó chịu sự điều khiển của Chính phủ hay các Bộ. Như vậy, trong cùng 1 lúc, các điều khiển cũng chịu sự điều khiển, và khó có thể cô lập thành 1 hệ thống nào đó cũng như mức điều khiển nó không phải bao giờ cũng xác định.
    Tất nhiên, trong lĩnh vực kinh tế, thì lý thuyết biến đổi siêu hệ thống có khả năng mô hình hoá được thành cái khung.
    Nhưng trong các lĩnh vực các hiện tượng tinh thần và nhiều lĩnh vực khác, các hệ thống bản chất là trừu tượng, chống chéo, các mức điều khiển cực kỳ khó xác đinh riêng rẽ, thậm chí khó xác định mức điều khiển, thì việc tạo thành cái khung với các mức bất biến và trừu tượng là gần như không thể. Đó cũng là ý câu hỏi của tôi.
    Tạm thời trả lời bạn một Ví dụ, phần còn lại sẽ vào lúc khác cũng chưa muộn
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Các bài viết ở trên mình post thiếu 2 hình. Nay post lại:
    Sơ đồ tương tác Thông tin/Vật chất Chúng ta với Thế giới
    Sơ đồ sự biến đổi Siêu hệ thống từ hệ S --> S''''
    blueĐể tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn ! /blue
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình rất vui bạn đã bắt đầu đi vào tư duy chủ đề này. Như mình đã nói, Chân - Thiện - Lợi - Mỹ là những gốc gác để đánh giá công việc suy nghĩ của chúng ta. Đôi khi người ta chưa nắm được cái Chân đã tham gia xác định xem nó có lợi gì, khả thi gì ... Và để nắm được cái Chân của tri thức ta cũng nên hiểu rõ cái chân trong mục đích của Tri thức đó, tránh lạc hướng.
    Mình quay lại chuyện tìm hiểu Nguyên lý Biến đổi siêu hệ thống.
    Nguyên lý này lý giải sự phát triển bên trong hệ thống, lý giải cho sự tiến hoá của các hệ thống, chúng tự tổ chức dần dần tới các mức cao hơn qua cơ chế bản chất nhất mà tri thức loài người có thể hiểu được tới nay - biến đổi siêu hệ thống.
    Từ sự tiến hoá hệ thống mà hệ thống sẽ pt thích ứng tốt hơn đối với môi trường. Chúng ta khoanh vùng tách biệt điều khiển trong hệ thống với điều khiển hệ thống - môi trường trong sự tiến hoá siêu hệ thống.
    Để lấy được ví dụ về sự tiến hoá này, chúng ta cần lưu ý là tất cả các hệ thống thành phần Si độc lập có cùng bản chất (hoặc khác nhau về hệ thống không nhiều) , sau đó xuất hiện một cơ chế điều khiển phụ hoàn toàn mới C làm cho các phân hệ Si đó hợp nhau lại thành một hệ thống duy nhất S''.
    Biến đổi hệ thống S --> hệ thống S'' ta gọi là biến đổi siêu hệ thống.
    Để lấy ví dụ cho biến đổi siêu hệ thống, ta cần đưa ra các phân hệ Si, mô tả cơ chế điều khiển mới C chưa từng có ở các hệ Si, và mô tả hệ tích hợp mang thuộc tính tiến hoá S''.
    Lấy làm ví dụ có thể là: các thành viên ---> công ty; các cty --> tổng công ty; phân hệ tài chính TNHH --> hệ tài chính cổ phần...
    Cũng có thể lấy ví dụ như bạn nhưng nên mô tả rõ hơn S'' và S khác nhau những gì bởi nếu không bạn sẽ nhầm 1 sự thay đổi, điều chỉnh, sắp xếp lại 1 hệ thống với sự tiến hoá thành 1 dạng hệ thống mới cấp cao hơn.
    Biến đổi siêu hệ thống là chung cho các hiện tượng tinh thần, hiện tượng xã hội, hiện tượng công nghệ như phần mềm, viễn thông.... Việc xác định tách bạch tính bản chất, các mối liên hệ của các sự kiện là ở trình độ khoa học chứ không có trình độ đó thì bạn xem cái gì trước mắt cũng rối & cũng ngạc nhiên như xem "màn biểu diễn ảo thuật" cả thôi.
    Lấy 1 ví dụ khác để bạn hiểu hơn về tích hợp siêu hệ thống.
    Ta lấy Si là các thành tựu khoa học của tkỷ 20 - vật lý hiện đại, sinh học hiện đại, điều khiển học hiện đại, triết học hiện đại, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, xã hội học...
    Ta chọn cơ chế tích hợp C là cơ chế ghép nối các thành tựu khoa học thành phần - cơ chế về tư duy hệ thống, thiết kế hệ thống, mô phỏng hệ thống & điều khiển học.
    Chúng ta tích hợp tất cả lại thành hệ thống khoa học-công nghệ mới S'' tích hợp chung như hệ thống khoa học về các hệ thống. Trong hệ thống S'' mới đó, triết học hiện đại chuyển thành thứ Triết Học Mới.
    Trong lịch sử đã diễn ra nhiều biến đổi siêu hệ thống về trí tuệ như vậy, ví dụ là trước đây từ nghiên cứu các dạng vận động khác nhau mà xuất hiện ngành khoa học riêng là điều khiển học; nghiên cứu nhiều nhánh toán học khác nhau thành nguyên lý chung về toán học...

    Cụng bia với dumb. Trong cuộc chiến Trí tuệ, chúng ta là người chiến thắng !!! Cạch cạch !
    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 11:51 ngày 10/08/2003

Chia sẻ trang này