1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên có một TRIẾT HỌC mới của thế kỷ 21 này không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 27/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ, quay lại ngó mấy nhận định của dumb.
    Cách nhìn sự vật và hệ thống là vậy, bạn cần biết ranh giới mà mình khoanh vùng để dành cho nhận thức. Bạn đã dùng chữ hệ thống và cũng đã không phủ nhận những quan điểm các hệ thống có tương tác và liên quan với nhau đấy thôi. Nếu không tách biệt được xin đề nghị bạn bỏ dùng chữ hệ thống đó đi. Còn cái biên giới khoanh vùng phụ thuộc vào đối tượng nhận thức theo đuổi, làm rõ. Nếu bạn giữ quan điểm cũ thì chỉ tồn tại hệ thống phần mềm - thế giới Internet mất và sẽ không tồn tại hệ thống forum TTVNol đâu
    Phần định nghĩa thế nào là hệ thống... là phần kiến thức của Điều khiển học thâm nhập vào Triết học mới, bạn nên tránh quan điểm cho rằng thứ Triết học mới này mình nặn ra quá nhiều thứ vớ vẩn mới!
    Không dễ thế đâu. Đây là 1 sự tiến hóa, thay đổi về cấp bậc của hệ vật chất - điều khiển. Ví dụ từ hệ thống khoa học cũ sang hệ thống khoa học mới (có trung tâm là Triết học mới) diễn ra có đến trăm năm; từ các quốc gia độc lập chuyển thành toàn cầu hóa có lẽ thêm 200 năm nữa (quá trình nhỏ hơn như EU chẳng hạn thì đã hình thành...)
    Hệ thống tự tổ chức, đặt biệt các hệ nhân tạo xây dựng theo mục đích con người bao giờ cũng có mục đích của mình. Bạn không nên nhầm lẫn với tính phức tạp của môi trường mà nó tương tác. Bạn đã dùng từ hệ thống ngân hàng rồi thì nên tiếp tục dùng kiến thức của ngành ngân hàng, kinh tế học để phân tích rõ về hệ thống đó: mục đích, hành vi, cấu trúc, chức năng...
    Chỗ này chỉ là kiến thức Điều khiển học áp dụng vào để làm rõ hệ thống - đối tượng của ngành khoa học khác.
    Hiện tượng tâm linh là hiện tượng nằm ở ranh giới của học thuật. Vấn đề của tâm linh chủ yếu là có hay không có sự tồn tại sau cái chết. Người ta đưa ra tâm linh dựa trên 1 số hành vi của 1 số người. Ưu điểm là nhằm chống lại sự quá lạm dụng, tin tưởng vào khoa học; nhược điểm là tầm thường hóa tiềm năng tư duy của con người về thế giới.
    Quan điểm về tâm linh có đa dạng từ quá tả - chỉ tin tôn giáo hoặc dị đoan hoặc quá hữu là không công nhận vì trái ngược nguyên lý khoa học. Theo tôi thì nên ghi nhận như các hiện tượng cần giải thích và cố thử lý giải theo quan điểm khoa học hiện tại. Ngoài ra cần tìm kiếm cách lý giải theo các giả thuyết về trường sinh học, năng lượng sinh học, năng lượng vũ trụ, đa thế giới... Việc bạn cố tưởng tượng hay lý giải Tâm linh bằng các hình thức khác chỉ nên coi là giả thuyết khoa học, bởi bạn chưa nắm chắc được mô tả khách quan hiện tượng. Chỗ này thì mình nghĩ không nên bàn vì chúng ta chưa có dữ liệu quan sát, không có phương pháp và công cụ hiện đại, và trên tư tưởng học thuật thì tôi không tin cái gì đó quá mù quáng. Về kinh nghiệm, tTôi đã có 2 năm nghiên cứu về tâm linh về: gọi hồn - tìm mộ, thần giao cách cảm, đoán quá khứ tương lai nhưng không thể khẳng định điều gì cho niềm tin bản thân & cho các bạn.
    Bạn đang định ứng dụng biến đổi siêu hệ thống cho trường hợp thế giới ý tưởng của chúng ta phải không. Rất tốt. Bạn có thể thấy có thể cùng lúc xuất hiện nhiều loại hệ thống tiến hóa về vật chất, tinh thần, tự nhiên, nhân tạo... và quá trình tiến hóa đó không dừng lại. Tôi chưa nói 1 cái gì là bất biến & bất biến là không có pt, không có tiến hóa. Bạn đọc toàn bộ Triết học mới sẽ thấy ~ quan điểm ngược lại.
    Cái khung nhìn hệ thống là cái không nên gọi là mệnh đề. Tôi ví dụ: bạn dùng ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ đưa ra các khái niệm như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ... Cái đó rất ít biến đổi, trừ khi nhà ngôn ngữ phát hiện ra điều gì mới thì ta lại có hệ khung mới để mô tả về câu. Trong thực tế, bạn nói câu gì thì câu đó gọi là câu đầy đủ - 1 phán đoán hay mô tả thực tiễn. Lúc đó lại là mệnh đề và ta có thể nhìn câu đó như 1 đơn vị của hệ thống tinh thần, nó có tiến hóa...
    Chúng ta nhìn thế giới với các cách khác nhau từ nhiều thế hệ loài người nhưng khung lôgic hệ thống không đảo ngược được. Còn dùng khung đó bạn mô tả hệ thống nào đó khách quan thì hệ thống đó có cái tiến hóa của nó.
    Vâng bạn phát triển ý này lên. Vấn đề ở đâu, cái gì mâu thuẫn. Bạn có quan điểm gì, tôi sẽ tranh luận. Bất biến, trừu tượng là khái niệm chỉ thuộc tính nào đó của hệ thống.
    Một dạng của khủng bố Học thuật. Bạn cho biết thế nào là ý tưởng khả thi?
    Tiện đây mời bạn đọc lại từ đầu Triết học của nhân loại, trả lời được là hiểu nó là mình mừng cho bạn rồi.
    Xin giới thiệu 3 cuốn không tồi sau để bạn đọc thêm:
    1.Hình trình cùng triết học (Dictionary of philosophy - Ted Honderich) - NXB Văn hóa thông tin
    2. Truy tần triết học (The Philosophical Quest - Gail M. Tresdey, Karsten J. Struhl, Richard E. Olsen) - NXB Văn hóa thông tin
    3. Thế giới của Sophie (Sofies Verden - Jostein Gaarder) - NXB Văn hóa thông tin
    Thế nhé, gọi bia vì tình hữu nghị Học thuật
    blueĐể tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn ! /blue
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Ch ào Cachep: đây là phần hiểu của tôi về phần trình bày của bạn qua 1 VD:
    Ngôn ngữ của S: đường thẳng, đường cong, ổ gà, chướng ngại, tối , sáng, bánh xe, hướng bánh xe, phanh,...
    S chịu sự điều khiển của hệ C: người điều khiển xe
    Hai cách hiểu
    Cách 1:
    Thay đổi trực tiếp trạng thái của C
    giữ nguyên hướng bánh xe
    xoay hướng bánh xe
    phanh.
    giảm tốc
    tăng tốc
    Cách 2: Luồng thông tin từ S đến C chịu sự kiểm soát của Siêu ngữ của C, và thay đổi trạng thái của S (hay ngôn ngữ của S):
    Thông tin từ S / mệnh lệnh của siêu ngữ C:
    đường thẳng / giữ nguyên hướng bánh xe
    đi cong / xoay hướng bánh xe
    ổ gà / phanh.
    tối / giảm tốc
    sáng / tăng tốc
    Như vậy Siêu ngữ C điều kiểm tra, chọn lọc và tạo ra trạng thái mới của ngôn ngữ S:
    đường thẳng + giữ nguyên hướng bánh xe
    đi cong + xoay hướng bánh xe
    ổ gà + phanh.
    tối + giảm tốc
    sáng + tăng tốc
    Nhưng thưa bạn Cachep, vấn đề ở đây là thay đổi trạng thái ngôn ngữ của S hay thay đổi trạng thái của S. Trong phần đầu bạn nói thay đổi trạng thái của S, ở cuối kết luận là thay đổi trạng thái ngôn ngữ của S, phải chăng không mâu thuẫn?
    Và liệu có thể tạo thành cái khung để mô tả các hệ thống khác nhau như tôi đã miêu tả kô?
    Vd này chỉ để chứng minh tôi không có ý định khủng bố học thuật.
    Nếu có đk, tôi sẽ tìm đọc 3 cuốn trên. Cảm ơn bạn.
    Tuy nhiên, tôi có thể phản biện lại mà không nhất thiết phải đọc chúng. Nếu bạn cảm thấy triết học của bạn đúng thì bạn phải bảo vệ trước những phản biện hợp lý như của tôi .
    Tôi cũng có tinh thần hữu nghị học thuật lắm chứ.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 06:46 ngày 11/08/2003
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chào dumb. Bạn đã chứng tỏ hiểu vấn đề đến đâu. Bạn nên đọc lại rõ hơn đoạn bạn đã trích dẫn.
    Trong phần
    Bản chất của ngôn ngữ là gì? mình chỉ mới nêu ra mối quan hệ giữa hệ điều khiển C với hệ bị điểu khiển S & hoạt động thông tin giữa chúng với nhau.
    Ở phần ví dụ mình có đưa ra C là người lái và S là ôtô, con đường...
    Một ví dụ khác đặc biệt hơn tôi trích dẫn ra là ví dụ về ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ; lý thuyết và siêu lý thuyết; Siêu ngôn ngữ và Siêu lý thuyết đóng vai trò C còn hệ sử dụng ngôn ngữ cụ thể hay sử dụng lý thuyết cụ thể là S.
    Bây giờ mình hướng dẫn bạn thế này. Khi bạn phản biện Triết học mới, bạn quay lại gốc của nó là Triết học giải quyết ~ vấn đề, những câu hỏi gì. Sau đó bạn xem lại toàn bộ các triết học
    từ trước tới giờ. Bạn viết ra ~ câu trả lời cho ~ câu hỏi triết học bằng những gì bạn thu lượm được. Cái đó là tới hạn của Triết học theo quan điểm lịch sử.
    Khi không băn khoăn gì về kiến thức Triết học bạn tự thu lượm được, bạn quay lại bài Triết học mới của tôi, điền thêm cách trả lời các câu hỏi triết học vào. Sau đó bạn suy ngẫm thêm có gì mới thực không, có đúng đắn không.
    ~ vấn đề nho nhỏ về Điều khiển học mình sẽ giúp bạn
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cachep thân mến, bạn bị rối rồi. Bạn hãy đọc kỹ phần phân tích của tôi .Đâu là đúng đâu là sai. Tôi nghĩ bất cứ người nào đọc phần bạn trình bày và hiểu sẽ công nhận tôi đúng. Sau đó lúc khác rỗi tôi sẽ chỉ cho bạn thấy rất nhiều cái mâu thuẫn và né câu trả lời trong phần trả lời trước của bạn.
    Thân mến.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã trộn 2 ví dụ của tôi lại làm 1. Vì vậy, ngôn ngữ, siêu ngữ, rồi người điều khiển, ô tô lẫn hết vào nhau.
    Tôi viết riêng làm 2 ví dụ nhưng bạn đã coi nội dung của ví dụ 2 dính chặt vào nội dung ví dụ 1. Bạn xem kỹ lại, ở ví dụ 1 không nói gì đến siêu ngữ cả.
    Cũng có thể bạn gộp vào cũng có cái hay nào đó nhưng không thể lấy đó để lập luận mình lộn xộn trong cái đoạn thay đổi trạng thái ngôn ngữ ở ví dụ 2 được.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Ồ bạn Cachep!
    Chỉ là vấn đề đánh sô thôi mà. Bạn hãy xem VD1 của tôi là VD 2 của bạn, VD 2 của tôi là VD 1 của bạn và sẽ thấy tôi không đánh lộn cái gì cả. Chẳng qua tôi chỉ để thứ tự đánh số kô giống nhau thôi mà. Ai hiểu thì cái chuyện đấy là chuyện nhỏ.
    Mà thôi, tôi sẽ đánh số lại...
    Bạn hãy xem lại mâu thuẫn của bạn nhé.
    Thân.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bạn hiểu không đúng những gì tôi đã viết. Đề nghị bạn xem lại cho rõ vì đó là kiến thức tôi đưa ra. Có thể bạn đã hiểu nhầm ví dụ 1, hoặc ví dụ 2.
    Chúng không có liên quan nhau và VD 1, VD 2 của bạn đã xuất hiện khái niệm Siêu ngữ giống như VD 2 của tôi nhưng bản chất của VD1, VD2 của bạn chưa liên quan gì đến siêu ngữ cả.
    Sẵn sàng phục vụ bạn ở mảng kiến thức Điều khiển học.
    Bản chất của ngôn ngữ là gì?
    Bản chất ngôn ngữ theo quan điểm điều khiển là hệ thống giúp sản sinh các thông báo điều khiển (phát biểu và lệnh) trong các hệ thống điều khiển.
    Chúng ta biết rằng có hai kiểu thông báo:
    - miêu tả, hoặc phát biểu,
    - và mệnh lệnh, hoặc lệnh.
    Sự kết hợp của 2 tạo ra một quan hệ mà được biết như qhệ điều khiển. Hệ điều khiển C điều khiển hệ thống S, nếu C nhận từ S những phát biểu và nhắn tới S các lệnh.
    Đó là 1 trường hợp nổi bật trong những hệ thống điều khiển học có tổ chức tốt.
    Trường hợp tổng quát, hệ điều khiển C cũng có thể trực tiếp thay đổi các trạng thái của hệ thống S. Sự khác nhau giữa can thiệp trực tiếp và gửi lệnh là tương đối. Nó phụ thuộc vào định nghĩa của những hệ thống liên quan.
    Ví dụ 1: bạn điều khiển ô tô. C là bạn và S là môi trường của bạn gồm ô tô, con đường... Bạn nhận những thông báo âm thanh và trực quan của môi trường và thay đổi vị trí của các bánh xe ôtô để giữ nó trên đường. Đây là một sự thay đổi trực tiếp trạng thái của hệ thống kiểm soát. Nhưng bạn cũng có thể cho rằng sự lái của bạn chính là một thông tin kênh, mà qua đó bạn nhắn lệnh tới những bánh xe thích hợp.
    Ví dụ 2: Quan hệ giữa một ngôn ngữ và siêu ngữ, hoặc lý thuyết và siêu lý thuyết (metatheory), cũng là 1 quan hệ điều khiển, ở đây S là hệ thống mà sử dụng ngôn ngữ, và C là hệ thống sử dụng siêu ngữ. Chúng ta tạo ra siêu ngữ và siêu lý thuyết để khảo sát những công việc của ngôn ngữ và lý thuyết. Luồng thông tin miêu tả từ ngôn ngữ S đến siêu ngữ C.
    Kết quả kiểm tra ngôn ngữ và lý thuyết là sự phân loại và xây dựng nhiều câu hơn ngôn ngữ và nhiều lý thuyết hơn - đây là sự thay đổi trạng thái của ngôn ngữ S.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  8. SherkVN

    SherkVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Toi thay bac Ca chep va Bac Dump dat van de va trao doi rat hay
    Tuy nhien theo y kien ca nhan toi thi:
    - Do xa hoi luon co su van dong va phat trien nen van de bac Cahep dat ra la duong nhu vo nghia vi do la quan diem quy y chi cua bac, bac co muon hay khong thi no van xay ra va van dong
    - Van de la neu bac nhin ra duoc bieu hien, xu huong, ban chat va bac tong ket, nhan ra thi bac la thien tai; hoac neu khong thi nen co dinh huong.
    con nguoc lai thi co le bac se bi lac trong be tri thuc (duong nhu to cam giac la bac dang nhu vay du rang thu thuc la bac rat uyen tham ve cac linh vuc, dac biet la ve triet hoc)
  9. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    đây là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên: Điều khiển học.
    Đọc mới được 2 trang, có quá nửa không hiểu, nhưng cũng hiểu vài thứ nên muốn trao đổi.
    Theo tôi, điều khiển học không hẳn là thuộc tính của một sự vật hay hiện tượng. Tôi nghĩ nó là thuộc tính của trọng lực (do vậy, có khả năng nó bao trùm tất cả các ngành khoa học khác trong đó, đặc biệt là toán học, một lý tính cơ bản của mọi vấn đề). Có một phán đoán khá mơ hồ của tôi thế này. Trọng lực, sự phản ánh hay thông giác như Kan phát biểu đều có một mối liên hệ đến một dạng vật chất đặc biệt nào đó mà con người chưa tìm ra. Do đó, tôi vẫn tin tưởng vào khả năng giải thích thế giới của Vật lý học nguyên tử hơn. Không biết bạn nghĩ thế nào về ý nghĩ này.
    Tôi ấn tượng nhất sau 2 trang đọc được có lẽ là ý sau: Sự bất tử của con người sinh học. Bản thân tôi cũng tin tưởng rằng có sự bất tử của con người sinh học (thậm chí, tôi còn viết một truyện ngắn bàn về con người bất tử đó với cái tên là siêu sinh vât. Tôi mô tả nó là một kết hợp của nam và nữ, của thiên nhiên và trí tuệ con người. Nó có những đặc điểm hầu như giống với thượng đế). Với giả thiết đó, một hệ quả chắc chắn là con người có thể du lịch vũ trụ. Quá trình chứng minh như sau.
    Sự bất tử sinh học nhằm phát triển đa dạng tính điều khiển của thế giới bằng văn hóa mà mỗi con người là một thực thể làm chủ. Do đó, dân số sẽ tăng lên đến vô cùng vì là nguyên nhân và cũng là động lực để phát triển văn hóa. Điều này làm cạn kiệt tài nguyên trái đất. Như vậy, nói lại một lần nữa, nếu cái chết như bạn đã chứng minh là không thể chấp nhận thì cuộc sống ngoài trái đất là hiển nhiên. Liệu ta có thể đi đâu trong vũ trụ này? Và phải chăng, cuộc sống của chúng ta cũng từ hành tinh khác đến như một cách để giống người thượng đẳng phát tán tính điều khiển đi khắp nơi?
    Nếu không có sự bất tử sinh học, có lẽ mọi cái khác đều không có ý nghĩa gì kể cả việc để lại tính điều khiển cho thế giới. Vì sự phát triển là vô nghĩa.
    Với câu nói, sự phát triển là vô nghĩa và với những phân tích phía trên của tôi, điều khiển học xứng đáng trở thành một bộ phận của khoa học dự đoán hơn là triết học.
    Không biết bạn có xem phim matrix chưa nhỉ. Có lẽ nhà viết kịch bản phim đang nghiên cứu điều khiển học. Có thể lấy nội dung bộ phim đó để bàn về điều khiển học có lẽ sẽ sinh động hơn nhiều đấy. Và mọi người dễ hấp thụ hơn.
    The Gallery
  10. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    có một nền khoa học mới trong thế kỷ 21
    "khoa học tương đối"
    "tuyết tương đối " ko liên quan gì đến nó đâu vì đó là khoa học chính xác

Chia sẻ trang này