1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên có một TRIẾT HỌC mới của thế kỷ 21 này không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 27/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Nhóm bài viết liên quan đến triết học thường rất bổ ích đối với học thuật. Tôi viết những bài này khi đặt mình trong chủ đề định hướng giải quyết các vấn đề Triết học đặt ra ở bối cảnh mới. Các bạn cũng có thể nhận ra bối cảnh mới là các thành tựu quan trọng của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong cuộc sống thường ngày: tự động hoá, tin học, truyền thông... Tất cả được phản ánh cả trong hơi thở của giải trí như những cuốn phim bạn giới thiệu.
    Đó là tư liệu để ta hoàn thiện bất cứ một xu hướng triết học nào và cũng là vấn đề, là định hướng mà triết học mới phải đặt ra cho mình. Nếu cuộc sống các từ ngữ mobile, computer, Internet, multimedia, online, robot... đã trở nên thân thuộc thì triết học không phản ánh và xem xét chúng sẽ là một lỗ hổng to lớn của các triết gia, các học thuyết/xu hướng triết học.
    Cảm ơn bạn đã nhắc tới bộ phim Matrix. Tôi không bàn về 1 số nét hay mang tính giải trí ở bộ phim này, nhưng nó cũng hay cả ở 1 số cách tiếp cận triết học.
    Tất niên năm ngoái tôi đã viết bài về Xúc cảm bên thềm năm mới 2002 và nhắc đến bộ phim này. Xin được đăng lại dưới đây.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 20/09/2003
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Xúc cảm bên thềm năm mới 2002
    Vũ trụ bao la đã khoác lên mình một tấm áo mới. Từ thiên hà xa xăm tràn xuống cái rét thấu da và nắng xuân lung linh. Tiết trời ngày xuân thiên niên kỷ mới cũng đến với hàng triệu con người và hàng triệu hàng triệu trong số người ấy đang ngồi bên máy tính, âm thầm lướt trong xứ sở Internet diệu kỳ, quên cả những gì được mang đến từ vũ trụ bao la.
    Sự thực là từ chục năm qua, bao con người đã tự nguyện nối kết với nhau và đang mong ngóng đêm ngày những tín hiệu đồng cảm ở những khoảng cách xa xôi trên địa cầu. Cái khoảng cách địa lý thực dường như đã bị lu mờ đi bởi cảm xúc người với người, lúc như gần gũi hơn, lúc lại như cô đơn hơn. Chính những con người đó nhiều lúc cũng không cảm nhận được chính mình, đâu là giọng nói, đâu là tuổi tác giới tính... tất thảy là những dòng tư tưởng và các suy tư tràn trề. Chính cái biển thông tin số mênh mông đó tạo ra cảm giác mỗi con người thấy chính mình và cái mình đã làm chủ được thật nhỏ nhoi, bé nhỏ. Biển Internet dập dờn những dòng tư tưởng đa dạng, không ít tư tưởng cao siêu lộng lẫy và cũng đầy rẫy những mâu thuẫn, giằng xé lẫn nhau. Nó càng làm cho nhiều con người chóng say cái sóng của biển cả hơn.
    Qua giao tiếp tinh thần giữa tiếng lao xao của biển mà con người dễ dàng bộc lộ những suy tư kín đáo, im lìm nhất của bản thân. Và càng trao đổi nhau nhiều về tinh thần con người càng khám phá ra nhiều góc âm u mà ít khi mình nghĩ đến. Những tiếp xúc ảo cứ đốt cháy lên khao khát được nắm tay một con người thật, một giọng nói thật chứ không phải là giọng nói ảo hay một bộ mặt chiêm bao. Và Internet trở thành chốn cám dỗ lớn nhất mà con người tạo ra cho mình.
    Mấy năm trước, bộ phim viễn tưởng The Lawnmower Man (Người cắt cỏ) đã kể lại một câu chuyện anh khờ làm nghề cắt cỏ đã phát triển siêu tốc, tột cùng nhờ được một chuyên gia giúp đỡ nạp thông tin vào não. Thông tin không chỉ biến đổi hắn nhìn, hiểu về thế giới mà còn làm xuất hiện những khao khát tách mình ra khỏi nhân loại và biến thành một siêu con người. Và cái cảm giác toàn năng đó thật đáng sợ cho nhân loại...
    Lại một bộ phim viễn tưởng khác của Mỹ nhan đề Matrix (Ma trận) kể về mối liên hệ giữa thế giới ảo của loài người. Song song với chúng ta đang sống là một thế giới ảo khác cùng tồn tại và có thể can thiệp vào sự sống của chúng ta. Hàng phút hàng giây chúng ta lại có ảnh hưởng đến cái thế giới ảo bí hiểm ấy như tương lai khó đoán trước của chính mình.
    Cũng có thể là không nên cường điệu Internet như một thế giới ma quái bí hiểm, đại dương đen tối và bão tố. Ðó là ngôi nhà tươi sáng của chúng ta trong thiên niên kỷ mới còn đang bộn bề công trường xây dựng hàng triệu hàng triệu trang Web cùng những dịch vụ đa năng. Và cái công trường sôi động đó đang lớn lên, bành trướng không ngừng, mở rộng liên tục đến chóng mặt tưởng chừng như đảo ngược được thời gian. Cùng với nó đâu đây vẫn có những tín hiệu phàn nàn về Internet, những chai rượu chứa thư trôi nổi không ai nhặt, những trang Web chẳng ai bao giờ mò đến.
    Cái xấu xa, cái cũ kỹ vừa là cái đang cố níu kéo chúng ta chậm lại vừa là cái thúc ta nhìn đến và tiến nhanh, xoá nhanh những lỗi thời của quá khứ.
    Và chúng ta bước vào xuân với phía trước là cánh cửa kho tàng tri thức dành cho tất cả các thành viên đang hé mở. Nó lôi kéo chúng ta vào như một xu thế kết nối mạng cho những chiếc máy vi tính cô đơn. Nó cũng cho mỗi chúng ta khoảng trời tự do là khả năng tự chọn lựa triết lý sống, thái độ sống, yêu cầu cung cấp tri thức phù hợp với mình và tự do sáng tạo với tri thức thu nhận được.
    Ðó như một căn phòng kín thử thách chính lòng tin, sự bao dung, tình cảm và lý trí của mỗi người. Cái đó đặt lại cho từng người cách nhìn lại giá trị của cuộc sống và có thể ai đó xa xót cho những quãng thời gian mình cứ hoài phí cho thời gian trôi.
    Cái bâng khuâng buổi ngày xuân chính là chúng ta đã trở thành những thành viên mới của thiên niên kỷ rồi. Từ nay ta sẽ tập sống, tập hít thở và suy nghĩ cùng với nhịp sống của thế giới Internet vĩ đại chính mình sinh ra.
    Và đã bắt đầu những thế hệ X-men mới mà từng đêm sống cùng ánh le lói, chớp sáng của màn hình như những ngôi sao đêm từ vũ trụ vĩnh hằng xa tít tắp...
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  3. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Ngày nay, con người đang bước vào một giai đoạn mới của văn hóa phát triển: Văn hóa số, văn hóa mạng, văn hóa internet....
    Các bức tranh của picasso không còn chỉ năm trong viện bảo tàng, các tác phẩm văn học không chỉ năm trên giấy, trong những cuốn sách đóng bìa mà còn năm trên internet được thể hiện bởi ngôn ngữ nhị phân. Nghệ thuật thứ 7 cũng tương tự, chỉ là một cách thể hiện của ngôn ngữ nhị phân.
    Và cuộc sống loài người rồi cũng sẽ là thế giới của ngôn ngữ nhị phân, của toán học. Matrix là một hiện thân của thế giới đó.
    Dù rằng, matrix là một suy nghĩ cực đoan và không thực về thế giới tương lai nhưng dễ nhận thấy, thế giới ngày càng kém tính người, kém lãng mạn.
    Như bạn đã nói, người ta có thể thân mật hơn trên mạng, địa lý không phải là trở ngại nên con người gần gũi với con người. Nhưng có thật vậy không.
    Người ta có thể trò chuyện với nhau, nghe được giọng nói của nhau nhưng không có ánh mắt, không có hơi ấm con người. Giống như ảo ảnh vậy.
    Và nhiều người xem đó là nguồn an ủi, là thế giới riêng. Liệu có là đúng đắn.
    Tôi cũng chẳng biết thế giới tương lai như thế nào nhưng cứ nhìn lịch sử triết học thì cũng không vui mấy. Ban đầu thì ý tưởng là chân thế giới, rồi lại đến vật chất ban đầu, rồi đến nguyên tử, rồi vật chất hiển thị và bây giờ là tính điều khiển. Tương lai sẽ là gì đây nhưng nếu có chắc là cũng kém lãng mạn vô cùng.
    Một câu chuyện của người hoài cổ. www.ttvnol.com/forum/t_183140/?0.2919862
    The Gallery
  4. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Một nền triết học mới có cần thiết không, khi mà những vấn nạn muôn thủa của kiếp ngưòi như vấn đề đau khổ, hạnh phúc và cái chết v.v....vẫn chưa được giải quyết ? dù cho khoa học , kỹ thuật và công nghệ của con người đã đạt những tiến bộ phi thường ?
    Một nền triết học cực đoan , khô như ngói, " Duy điều khiển " , coi cả xã hội loài người như một cỗ máy khổng lồ và mỗi con người như một cái đinh ốc khốn khổ , phải bị " điều khiển " để cuốn theo guồng máy ấy , thì phỏng có ích gì cho kiếp Nhân Sinh ?
    Một nền triết học dựa trên tư duy cực doan, tuyệt đối hoá " Điều khiển Học " là một nền triết học Phi Nhân Bản, hoàn toàn vô ích đối với xã hội loài Người.
    Chúng ta có cần một nền triết học mới không ?
    Xin giả nhời
    Chúng ta chỉ cần một nền triết học Nhân Bản thôi , thậm chí, có lẽ cũng không cần triết học. Chúng ta cần một nền Đạo Học cho thế kỷ 21 thì đúng hơn !
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 06:22 ngày 23/09/2003
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí là cần một cái gì đó. Cách bạn đặt vấn đề kiểu này người ta gọi là đánh tráo vấn đề triết học. Tranh luận 1 hồi phủ nhận triết học nhưng lại đưa ra 1 cái na ná - ta cần 1 triết học Nhân bản. Còn cái đó cụ thể hơn là gì thì lại chính là cái vấn đề đang bàn của Triết học. OK, chúng ta cần cái gì đó nhân bản hơn hay còn gọi là minh triết mang tính nhân sinh.
    Vậy là nền tảng của Triết học phải tựa vào sự thông minh lẫn minh triết.
    - Sự thông minh có thể đem lại giàu có, tiện nghi và sức mạnh.
    - Sự minh triết thì đem đến tình thương, sự sống, sức khoẻ, sự dung hoà hợp tác giữa người với người, sự hoà hợp với thiên nhiên, hoà bình và hạnh phúc bền vững.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Như mình đã phân tích về chuyện nhị nguyên trong bài viết 1+1=2 (http://www.ttvnol.com/forum/t_241199/?0.9381874). Nó là bắt nguồn từ khả năng phân biệt giống nhau/khác nhau mở đầu của suy nghĩ cảm tính của con người. Với góc nhìn nhị nguyên (dualism) có thể đem so sánh theo ngôn ngữ nhị phân mà cũng có thể không cần vì thực ra quy luật tư duy phản ánh chính hoạt động tư duy thực, rồi ta lại lấy quy luật đó để phản ánh, ẩn dụ cho cái ta tư duy... Matrix đã khai thác cặp thực -ảo, nội dung - hình thức, quá khứ - tương lai khá hay nhưng tính người trong đó quả là ít.
    Con người cũng đang lòng vòng trong nhiều vấn đề nhận thức thế giới. Không có cách nào khác, chúng ta đang cùng hướng đến ngày một gần hơn chân lý mà thôi. Chúng ta đa dạng hoá quan điểm, trường phái, cách tiếp cận có thể giúp đi đến chân lý. Tuy nhiên sự chia sẻ cũng có thể gây tai hại cho loài người...
    Tính người sẽ ngày một nhiều hơn nếu chúng ta không quá sa đà. Cuộc sống bắt ta hành động ngày một nhanh hơn, phản ứng kịp thời hơn. Điều đó cũng bắt ta phải suy nghĩ ngày một đúng hơn. Nhưng làm sao cho có ích cho nhiều người, làm sao cho cuộc sống không vô vị, đạo giáo gọi là "nghịch thiên", nhà Phật gọi là "vô minh" thì chúng ta cần đến suy tư triết lý, triết học. Triết học ở đây cũng có mô tả xu hướng tương lai của loài người. Đó là hội nhập là hợp tác, dung hoà và hoà giải để gìn gữ tinh thần văn hoá. Văn hoá giữ được, phát huy chung được quanhmột triết lý sáng suốt mới thì chắc chắn nhân loại sẽ sống tốt hơn, nhân bản hơn và hạnh phúc hơn..
    Vấn đề còn rộng và cần hiểu biết nhiều hơn nữa.... và hoàn toàn thuộc điều topic này bàn bạc. Xin cảm ơn
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 07:39 ngày 23/09/2003

Chia sẻ trang này