1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên coi nghề giáo viên là nghề dịch vụ bình đẳng như các nghề dịch vụ khác không ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi traveltour0, 24/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. traveltour0

    traveltour0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    1
    Một số người cho rằng nghề giáo viên nếu chỉ dạy kiến thức thì có thể coi là nghề dịch vụ thông thường. Nhưng do nghề giáo viên còn "dạy làm người" nên được coi là nghề cao quý !? :-??

    Thực ra việc "dạy làm người" mình thấy cần xem lại, định vị lại.

    Phương Tây có coi nghề giáo viên là nghề "dạy làm người" đâu nhỉ ? (bạn nào hiểu biết nhiều confirm hộ mình).

    Việc chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo coi trọng vai trò tuyệt đối của giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức khiến việc phản biện và sáng tạo của học sinh có bị thui chột đi quá nhiều ?
  2. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    1/ Ai thuộc số nghĩ như thế thì bạn đi mà tranh luận với bạn. Vẫn có những ng xem nghề dạy học là một nghề dịch vụ "thông thường": một nghề đặc biệt khác mọi nghề khác, khác y chang như mọi nghề khác khác mọi nghề khác! (Trên đời này cái gì mà chẳng đặc biệt và độc nhất!)

    2/ Tôi từng có 1 ông thầy Tây, sau khi dạy ở VN thì thầy định về Tây dạy cấp 3, tôi thấy thầy tôi thông minh, sáng dạ, nếu dạy đại học thì mở mang kiến thức đc nhiều hơn cho học trò đại học, nên tôi hỏi vì sao thầy lại chọn cấp 3, thầy bảo, Đó là lúc còn tác động được vào tính tình của chúng nó. Bọn đại học thì đã định hình mất rồi! Trong VD cụ thể trên, với giáo viên cụ thể trên, thì người này có nhu cầu thông qua việc dạy học của mình tác động lên tính tình của người học, chứ không chỉ nghĩ đến việc truyền giảng kiến thức.

    3/ Tôi tưởng ngày xưa, thời Nho giáo phát triển, thì những tư tưởng do các thầy đồ giảng dạy thì cũng không phải chỉ 1 chiều mà học trò (học trò cấp cao nhé, không phải các em còn đang gò lưng luyện chữ) vẫn có điều kiện phản biện, đọc bài thơ thì vẫn được bình phẩm bài thơ, nghe một quan điểm thì vẫn được phân tích, đánh giá, phản biện về quan điểm đó. Thậm chí đến lúc thi cũng là lúc thể hiện quan điểm về 1 đề tài kia mà. Hay tôi hiểu lầm về thời ấy?
  3. Ngoilangnho

    Ngoilangnho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2012
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đây được xem là một ảnh hưởng mang tính cực của thời phong kiến, nhưng đến nay có lẽ là không hợp lý thật, khi đồng tiền bát gạo được đặt ở vị trí quá cao
  4. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    "chỉ có Chúa mới là người dạy cho chúng ta làm người bởi vì Ngài ấy tạo ra con người" (trích câu nói của MMichelHung trong quyển Đường về La Mã, xuất bản năm 2010, bảng tiếng Pháp).
  5. k_ngan124

    k_ngan124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2010
    Bài viết:
    3.212
    Đã được thích:
    5
    Có 1 bài của 1 em học sinh viết : ko cần biết ơn thầy cô và phải ngược lại thầy cô phải biết ơn chúng ta vì nhờ chúng ta đi học nên thầy cô mới có thu nhập ( cái này mới lên báo mới gây sốt nên bạn nào search chút hộ mình ) . Cái này e ý nói ko đúng . Mình đồng tình việc coi nghề giáo là 1 dịch vụ nhưng ko đồng tình việc ai biết ơn ai . Bạn vào nhà hàng ăn xong thì thượng đế cũng chả cần biết ơn nhà hàng vì nấu ăn ngon hay nhà hàng cũng chả cần biết ơn vì có thượng đế . Nhà hàng cứ làm đúng dịch vụ của mình thì tất có thượng đế tới ăn và ngươc lại thượng đế có tiền thì cứ thế vô nhà hàng ăn .

    Thầy cô cũng là 1 hình thức dịch vụ , sản phẩm bán là kiến thức và giáo viên nào tốt thì thêm nuôi dưỡng tâm hồn hs còn học sinh là người được hưởng dịch vụ còn người mua là ai ? Là phụ huynh . Mình đồng tình quan điểm này , đừng thần thánh quá hoặc quá lí tưởng 1 cái gì đó . Thầy cô cũng là con người - họ ko thể ăn ko khí uống nước lã và hít khí trời để sống được
  6. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    nếu coi giáo viên đơn thuần chỉ là nghề dịch vụ, phải bình đẳng như những nghê dịch vụ khác thì lấy đâu ra tiền để trả lương? vì đã là dịch vụ thì phải trả công đúng theo mức độ quan trọng và giá trị dịch vụ thì người ta mới chịu làm chứ.

    ví dụ về mức độ quan trọng và tiền lương nhé:

    Giáo viên dạy kiến thức, bác sĩ chữa bệnh cho người, quân nhân bảo vệ đất nước so sánh với tiếp viên hàng không phục vụ ăn uống, chăn chiếu trên máy bay thì ai quan trọng hơn? chắc không phải là cô tiếp viên hàng không rồi

    thế trong các nghề trên, nghề nào được gọi là nghề cao quí? tất nhiên là không ai gọi tiếp viên hàng không là nghề cao quí mà chỉ gọi là nghề lương cao mà thôi. 20 triệu/ tháng

    còn giáo viên, bác sĩ, bộ đội đều được tôn vinh là nghề cao quí, nhưng nghề cao quí thì lương ít thôi, đã cao quí mà còn đòi tiền nữa à ;)) :))
  7. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đi học phải nộp tiền nên chẳng phải mang ơn ai cả.
    Nếu không phải nộp tiền hoặc số tiền bỏ ra ít hơn những gì chúng ta thu được chẳng qua là bố mẹ chúng ta đã nộp thay mà thôi (aka nộp các loại thuế)
    Nghề nào đóng góp cho xã hội phát triển cũng thế thôi, chả có lí do gì nói nghề giáo cao quí hơn nghề hót ***.
    "Cao quí" là khái niệm trừu tượng chỉ có trong sách vở, còn trong nền kinh thế thị trường nó là zero. Nghề nào lương cao hơn nghĩa là xã hội cần nghề đó hơn, tiền là thước đo chính xác nhất, đừng dựa vào khái niệm "cao quí" mà đánh giá "Giáo" quan trọng hơn "Tiếp viên HK"
  8. ngungu03

    ngungu03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    Nghề Gái Điếm cũng "cao quý ", chỉ " một đêm ..." lương bằng cả tháng bốc vác [:D]
  9. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    Về bản chất thì ******* cũng là cung cấp dịch vụ và người ******* cũng phải lao động bằng chính sức lực của mình. Rất tiếc vì cái gọi là "rào cản đạo đức" quá lớn nên pháp luật chưa thể công nhận nghề này mặc dù vẫn thừa nhận sự tồn tại bất diệt của nó.
    Các bác đừng có nói nghề này ăn sẵn nằm ngửa nhé, xin lỗi cuộc đời đi, đồng tiền nào cũng là đồng tiền xương máu hết.
  10. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Ý phân tích của bạn rất hay.

    Nghĩa là vì hiện tại nhà nước lẫn ng đi học không trả lương tương xứng công lao động cho nghề X mà người làm nghề X vẫn làm việc tận tâm thì những người đó cao quý.

    Và nếu những ng đó tiếp tục muốn được nhìn nhận là cao quý thì đừng lèm bèm đòi tăng lương / thu nhập cho tương xứng với công sức mình. Vì hễ thu nhập mà tương xứng thì họ sẽ mất cái mác cao quý.

    Bạn này có 2 ý.

    Ý thứ nhất là tuy cha mẹ học trò và học trò không trực tiếp trả lương cho giáo viên tương xứng với sức lao động của giáo viên, nhưng họ đã trả thuế cho nhà nước và nhà nước lấy thuế ra mà trả cho giáo viên và tổng nguồn thu nhập của giáo viên (từ học trò và từ nhà nước) là tương xứng với sức lao động của giáo viên. Do đó, không hề có chuyện giáo viên có thu nhập dưới công sức lao động.

    Điểm này tôi không đồng ý. Tuy cha mẹ học trò có đóng thuế (nhiều đứa trốn thuế lắm ấy chứ) nhưng nhà nước chỉ trích tí ti ra để bù vào lương cho giáo viên, nên tổng thu nhập của giáo viên vẫn dưới mức họ đã bỏ ra. Hoàn toàn không có chuyện giáo viên nhận lương từ trường + nhà nước mà xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

    Ý thứ hai là hễ nghề nào lương cao hơn nghĩa là xh cần nghề đó hơn, tiền là thước đo chính xác nhất.

    Điểm này tôi đồng ý. Và vì thế, tuy trốn đóng thuế, trốn tăng học phí cho toàn trường, nhưng một số vị cha mẹ có tiền đã bỏ tiền ra thuê riêng giáo viên giỏi cho con mình với số tiền rất lớn. Tức là khi có điều kiện tài chính + khi tìm được thầy giỏi, thì cha mẹ học trò đồng ý bỏ ngay 1 số tiền rất lớn để trả lương (riêng) cho giáo viên. (Chính vì vậy mới có những giáo viên mà từ 20 năm trước thu nhập mỗi tháng đã vài chục triệu.) Tóm lại, nếu nhìn nhận theo kiểu "tiền nhiều = nghề quan trọng", thì nghề giáo đúng là quan trọng, có điều là khi cha mẹ học trò không có tiền hoặc người làm nghề này (giáo viên) không giỏi thì dứt khoát là vẫn không nảy sinh việc cha mẹ học trò trả nhiều tiền cho giáo viên (dở.)

    Tóm lại, tôi không đồng ý với 1 ý và tôi đồng ý với 1 ý. Nhưng ở ý tôi đồng ý thì sau khi phát triển vấn đề thì kết luận hoàn toàn ngược với bạn mà tôi quote bài.

    Có lẽ là phản đối việc đánh giá cao nghề giáo, bạn này cần những lý lẽ khác chăng? Vì 2 lý lẽ trên khá dễ đả phá.

Chia sẻ trang này