1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÓ NÊN DU HỌC Ý bậc đại học (trường Bocconi) HAY KHÔNG?

Chủ đề trong 'Italy' bởi STASI_2, 11/05/2008.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. unstable

    unstable Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì chị allroadsleadtoRome nói đúng nhưng chỉ là thiểu số và tự tạo khó khăn cho mình
    Khi em học tiếng Nhật, đồng nghĩa với các môn chuyên ngành sẽ ít đi, tiếng Anh sẽ kém đi vì thời gian bị chi phối. Tất nhiên vẫn có người giỏi nhiều thứ, và thêm 1 ngoại ngữ hay 1 hiểu biết thì rất có lợi cho sau này, nhưng họ phải cố gắng rất nhiều. Như ví dụ điển hình của chị allroadsleadtoRome, em dám cá rằng nếu tập trung ngay từ đầu vào tiếng Anh và theo đuổi học bổng từ trong quá trình học ở 1 chuyên ngành thuận lợi hơn thì với ý chí và trình độ của chị ý đã được học bổng đấy từ lâu lắm rồi chứ không phải đi đường vòng như thế.
    Nếu em Stasi đã xác định không theo tiếng Nhật lâu dài nhưng vẫn học 4 năm tiếng Nhật thì 4 năm đấy để vứt đi đâu. Đừng để sau này cao không tới, thấp không thông, tiếng Nhật là chuyên ngành chính thì học không ra gì, xin học Master cũng không xong. Mà theo đuổi 1 cái gì đấy mình không thích trong >=4 năm trời thì mệt lắm.
  2. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Đúng, đúng là những trường hợp mình biết chắc chỉ là thiểu số. Ý mình muốn nói chỉ là nếu quyết tâm và chịu khó sau khi tốt nghiệp học thêm tiếng Anh thì cơ hội đc học bổng đi học thạc sĩ vẫn rộng mở, cơ hội nghề nghiệp cũng ko bị thu hẹp.
    Được allroadsleadtoRome sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 28/05/2008
  3. huongmark

    huongmark Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2007
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    bây giờ mới đọc tiếp được những bài viết của mọi người. chị Rome nói đúng đấy cô bé stasi ạ. đúng là "em nằm mơ giữa ban ngày ngủ khi trời mùa hè nằm trên đệm với nhiệt độ 37" khi em nói là : ra trường sớm 1năm đi tìm việc làm ... để kiếm tiền gỡ gạc và học tiếp cao học ở uk,usa,halan... điều đó chứng tỏ em vẫn còn rất trẻ, ít vấp váp và chắc chắn chưa trải qua cs xa nhà, chưa biết thực tế sống ở nước ngoài ntn nên em nhìn mọi thứ màu hồng lắm với ý chí của người trẻ tuổi mới lớn.
    trước kia, truơc khi sang Y, chi da lam ho so di uk, nhưng vì suy nghĩ : di Y se giam chi phi hon uk , von lai to mo thich thu ve dat nuoc nay cong voi 1ly do ca nhan nua ma chi thang buoc toi day : voi trinh do tieng anh dung duoc va 1chu be doi tieng Y k biet, voi suy nghi rat hoang tuong rang : sang vua hoc o truong vua di hoc ngoai ngu thi 1,2 nam ngoai ngu cua minh se ok. sang day moi thay cs nhu the nao.. gian nan vo cung em a. va dung mo vua hoc vua kiem tien trang trai nhe, nhat la em lai k biet tieng Y thi nhu chi da noi " nam mo giua ban ngay.."
    chi phi sinh hoat dat do, em cu tinh bao nhieu dong tien vn moi duoc 1dong euro, lieu cha me em co du kien nhan theo em may nam dai hoc k? nam thu 1,2 thi ok vi cac cu co gang, nhung sau do thi ...nan day em a.
    ma chi k tin em co the tim duoc viec lam dau, neu co tim duoc chi tru phi em cay that luc tieng Y vao - ma nhu the chac gi da co thoi gian hoc tot o truong? roi di lam them, di lam them lieu co dam bao viec hoc o truong k? nhu vay giac mo hoc bong cua em cung tan thanh may kho roi.
    o Y hay bat cu dau cung co mat tot mat xau, nhung trien vong duoc o lai lam viec thi rat vat va va gian nan co be a. vi thuc trang giay to cu tru rat kho khan va nhieu khe- chi dinh fai nam ngoai, gian nan lam co be a.va neu may man duoc giay to thi no se gia han hang nam , nhu vay lieu em co yen tam song va hoc tap khong khi cu vua lay duoc giay to yen on vai thang lai tiep tuc lo lam giay to < nhat la chinh phu moi bay gio lai co chinh sach thiet chat hon ve van de ra han, cap phep giay cu tru > ....?
    neu bo me em dau tu cho em duoc so tien day, nen toi Uc hoac UK,USA or singapore la co the co trien vong hon. < nhuung noi chung, EU la rat kho khan>.
    con thi tat nhien, Italy thi fai hon VN roi.
    neu em thac mac : vi sao luc dau khuyen di , gio thi lai khuyen dung di la vi : tuong em duoc hoc bong toan phan va thanh thao tieng Y thi day la co hoi de tiep can the gioi moi chu voi so tien day thi nen dau tu co hieu qua cho dau ra thi hon . con quyet dinh la do em, co le topic cua em danh vao buc xuc cua nhieu nguoi o ben nay nen cac anh chi ay moi tuon ra 1trang khien em so ..?
    thoi , em van con tre, hay suy nghi that ky truoc khi quyet dinh bo tien ra dau tu, dung nhu chi truoc kia. viec hoc dh o vn roi hoc cao hoc o nuoc ngoai cung k fai la y kien toi dau. truoc kia chi cung dinh di du hoc dai hoc, renh rang the nao hoc xong ra truong 2nam roi moi di du hoc co sao dau. quan trong la nghi luc va thuc luc cua minh thoi. xa nha la rat kho khan day va ca su co don ma o nha em k biet va tham thia duoc dau. cu di roi se biet thoi em a!
  4. STASI_2

    STASI_2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    1
    Sau khi nghe quá nhiều lời phản đối của các chị, em đã quyết định sẽ quên Bocconi. Nhưng hôm trước nhận được email của trường thúc confirm việc vào trường, muộn nhất là 14/6, em lại hơi băn khoăn.
    - Theo chị unstable thì em ko nên cố theo học tiếng nhật nếu em cảm thấy ko còn hứng thú => thực ra thì ko phải em ko thích học tiếng nhật nhưng em thấy nếu học tiếng nhật thì cơ hội làm việc của em sẽ ít đi, hơn nữa em lại rất muốn đi nước ngoài để mở mang đầu óc, nếu học tiếng nhật thì cơ hội rất ít. Hơn nữa, em thấy các nah chị học TNhật ở trường em sau khi tốt nghiệp nếu quá quyến luyến TNhật thì thường làm những công việc chẳng liên quan mấy tới chuyên môn chính là kinh tế- tài chính như là các anh chị học tiếng anh. Em thì lại rất muốn chú trọng tới chuyên ngành phân tích tài chính.
    Đặc biệt quan trọng em muốn nhấn mạnh lại 1 lần nữa cho các anh chị là em phải học TNhật, mối tuần Tbình 18 tiết ( cả học cả ôn kyu, vì nếu học ko mà ko học kyu thì cũng chẳng có nghĩa lí gì ). Ở đây ko có chuyện em nên tập trung học Tnhật hay Tanh nữa. Nếu ở lại FTU, trong 3 năm nữa có lẽ em sẽ ko động tới 1 chữ tiếng anh nào => thật khó đối với 1 người như em khi các cơ hội du học với Tanh cứ nhan nhản trước mắt.
    - Nếu như em hoàn toàn ko được tí trợ cấp tài chính nào thì có lẽ em sẽ ko hề do dự khi bỏ Bocconi. Thật ra, lúc đầu em post bài lên với mục đích chính là để hỏi xem muốn duy trì tiếp học bổng liệu có quá khó không, nhưng càng về sau em có cảm tưởng là các anh chị đều có ấn tượng em sẽ phải trả 900 tr để học ở Ý => em mong các anh chị confirm lại lời khuyên cho em 1 lần nữa.
    Em ko phải là người học xuất sắc, hay nản nòng và hay có những quyết định sai lầm khiến sau này phải hối tiếc. Em kém nên em đã ko được merit award nhưng em thấy rằng ngay cả merit award cũng cần phải có những đk bắt buộc về điểm số mới duy trì đc hb. Mặt khác như em đã đề cập, khi xét hb, người ta sẽ xét đồng thời cả 2 yếu tố: tài chính và kết quả thi => như vậy em ko phải là ko có cơ hội vì em xem danh sách international students đc hb như em thì chỉ có em là ở VN, nghèo nhất, chỉ có 4, 5 bạn TQ, còn lại nếu em ko nhầm là châu âu hết như Romania, Pháp. Nếu ở Ý và đươc hb cả 3 năm, em sẽ chỉ mất khoảng 300 tr là có thể sống xông xênh, liệu đấy có phải là 1 cái giá quá đắt để sang Ý.
    - To chị huongmark: em định sau khi tốt nghiệp bocconi thì sẽ apply xin học Ms ở Mĩ vì em nghĩ apply từ Boc sẽ dễ dàng hơn nếu em apply từ ngoại thương.
    Trước hết, em sẽ đc học tiếng anh còn nếu ở ftu, em sẽ phải ôm đồm 1 lúc cả TA và TN => đối với em, 1 tiếng còn chưa giỏi nói chi đến 2 thứ tiếng, ôm đồm áu có khi lại mất cả 2.
    T2, giả sử em cố học TNhật rồi sang Nhật học thì thực sự em ko thích. Theo các anh, chị ở VYSA, hội học sinh, sv VN ở Nhật thì ở Nhật ko nên học Ms về kinh tế. Bản thân người Nhật nếu học về kinh tế cũng chỉ học Bachelor thôi.
    T3, em thấy Bocconi có lợi thế là liên kết với rất nhiều trường tốt ở Mĩ => liệu em sẽ có lợi thế gì hơn ko khi em apply Chicago chẳng hạn với tư cách sv của 1 trường bạn ( partnẻ uni ).
    T4, em nhớ có anh chị nào đó đã nói bọn Mĩ ngạc nhiên khi thấy Ý đào tạo cả Ktế => em băn khoăn giả sử em apply học Ms ở Chicago nó có băn khoăn như thế ko vì nó có liên kết với Bocconi rồi mà, chẳng lẽ nó lại lkết bừa, ko biết partner university là ai sao ?
    T5, em muốn nhấn mạnh lại 1 lần nữa là ko phải em sẽ cố ở lại Ý làm việc để bù lại số tiền bố mẹ đã bỏ ra cho em. Ý em là sau khi học Ms ở Mĩ về, em sẽ cố kiếm 1 công việc nào đó ở nước ngoài, vừa đề lấy kinh nghiệm, vừa cày kiếm tiền luôn, VD như ở Sigapore chẳng hạn. Em có 1 người cô ở đó và định sẽ kiếm việc ở đó làm 1 thời gian. Lúc đó, cái bằng của em sẽ là Ms ở Mĩ, not Italy. Hơn nữa, em thấy nếu đi Italy, CV của em khi đi xin việc có thể sẽ đẹp hơn với nhiều cơ hội exchange hơn => cơ hội xin việc sẽ nhiều hơn.
    Em mong các anh chị đừng nghĩ em mạo phạm khi nói: việc em sang Bocconi học là để làm "bàn đạp" sang học Ms ở Mĩ. Em thấy xin học Ms ở nước ngoài không phải là khó. Anh họ em lúc đầu đi học hoàn toàn tự túc, nhưng khi sang Mĩ nhờ làm trợ giảng và giúp việc cho gsư nên cũng chẳng tốn kém mấy. Nhưng em không muốn học Ms ở những trường làng nhàng. Em thấy đối với trình độ như em hiện nay, việc xin học Ms ở các trường hàng đầu về Bussiness e rằng hơi quá sức, chính vì thế em mong sau khi học Bocconi, em sẽ có 1 sự chuẩn bị tốt hơn=> suy nghĩ này của em có đúng không, em mong anh chị cho ý kiến.
    - Em đã học thầy Nghiêm ( TOEFL ). THầy bảo rằng nếu học FTU mà cố kiếm cái chứng chỉ ACCA hay CFA thì cũng sẽ có 1 tương lai hứa hẹn. Em thấy để thi được CFA chẳng hạn phải có nền tảng các môn economics rất tốt bẳng tiếng anh, Trong chuyện này, em nên học ở Ý hay Ngoại thương. Học ở FTU em sẽ học TNhật. Còn ở Boc em sẽ học bằng Tanh.
    Chắc các anh chị đang cười vì thấy em nhìn đời màu hồng, toàn đưa ra những ý kiến rất positive cho việc sang học ở Boc. Có lẽ đó là vì em thấy các ý kiến của các anh chị đang học ở Ý hơi negative nên em muốn đưa ra 1 số ý kiến của bản thân, coi như là để cùng tranh luận với anh chị, với mong muốn dẹp bỏ mọi băn khoăn còn vường bận trong lòng em suốt những ngày qua về việc nên đi hay ở lại, để em có thể hoàn toàn chuyên tâm học ở 1 nơi, ko có kiểu đứng núi này trông núi nọ như 1 số người vẫn nhận xét về em.
    Ps: Hi vọng các anh chị vẫn nhiệt tình với đứa em gái nhỏ này. Ý kiến của em cứ thay đổi xoành xoạch, lúc đi, lúc ko đi. Các anh chị thông cảm nha. Em nhận thấy đây là 1 việc rất quan trọng đối với tương lai của mình nên em muốn suy nghĩ kĩ, sau này ko phải hối hận. Mong các anh chị giúp đỡ.
  5. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Như chị nói ở các bài trên, chị ko thấy học tiếng Nhật thì cơ hội tìm việc và học bổng của em ít đi nếu em chịu khó học lại tiếng Anh. Chỉ là đi đường vòng và mất thời gian hơn người khác. Well, but you yourself chose Japanese in the first place.
    Nếu em quyết định đi Ý, có 1 số vấn đề em cần giải quyết trước:
    - Làm Declaration of Value.
    - Chứng minh tài chính.
    - Tìm nhà (ít ra là tìm chỗ để ở mấy ngày đầu) ở Milano.
  6. STASI_2

    STASI_2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    1
    Chị rome ơi, chính vì lòng vòng hơn khi em học tiếng nhật nên em mới hối hận khi học nó đấy ạ. Giả sử em học oẻ FTU. Năm 22 tuoi tốt nghiệp, học tiếng anh, gmat mất 2 năm, năm 24 tuổi học master, năm 26 tuổi học xong, cố gắng đi làm thêm ở Singapore 1 thời gian như dự định thì theo mẹ em, em sẽ cầm chắc ế nên mẹ ko muốn em đi theo kiểu ấy, có đi thì đi luôn đại học, hoặc học xong phải đi học Ms luôn.
    Về việc học tiếng nhật, ngày trước bố mẹ đã khuyên em học Tanh nhưng em cứ khăng khănng học vì em nghĩ tự dưng mình biết thêm đc 2 thứ tiếng trong khi ko hề biết để thành thạo nó phải bỏ thời gian ra sao. Như chị đã nhận xét ở 1 bài nào đó, em là người còn trẻ, nông nổi nên hay có những quyết định sai lầm => em rất cần những lời nhận xét chân thành như của chị rome.. Thanks chị nhiều.
    Xem lại bài viết của chị thì hình như việc đi học ở Ý của em ko đc chị support mấy thì phải. Thực ra em đã có quyết định cuối cùng đâu vì chẳng ai dám bảo em nên đi hay ko nên đi mà đọ chắc chắn là 100% cả. Ai cũng bảo là em nên tự quyết định. Gay go ghê.
    Được STASI_2 sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 06/06/2008
  7. ftustudent

    ftustudent Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    2
    . Theo ý kiến của chị , nếu em quyết tâm sang học tập ở Ý thì thay vì hỏi " sinh viên Ý học có giỏi không ", " sinh viên Việt ở bên đấy học tập như thế nào" mà hãy tự hỏi mình xem sự cố gắng và quyết tâm của mình đến đâu . Nếu như em thực sự tâm huyết với trường thì chắc chắn em sẽ phải nỗ lực hết mình để đạt được kết cả học tập khả quan nhất . Môi trường giáo dục tốt hay không chỉ là 1 phần, cái quan trọng hơn cả đó chính là bản thấn mình nữa. Ở Việt nam mình có rất nhiều người xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó nhưng thi cử vẫn đỗ đat cao. Nhìn chung , FTU không bằng Bocco nhưng một sinh viên tốt nghiệp loại khá bậc đại học ở Bocc chắc chắn có hơn một sinh viên loại giỏi ở FTU ?. Tất nhiên , câu trả lời hẳn là chưa chắc. . Bocco kô thể bằng Havard hay MIT của Mĩ được . Tuy nhiên nếu em check danh sách famous alumni của trường thì sẽ thấy rằng có rất nhiều cá nhân xuất thân từ Bocc thành đạt và giữ nhiều vai trò quan trọng ở 2 trường danh giá nói trên. Cái gì nó cũng có tính tương đố của nó . Nếu như em quyết tâm học tập và theo đuổi mục tiêu đến cũng thì ở môi trường nào em cũng sẽ đạt được điều mình mong muốn. Việc bỏ ra 1 tỉ để theo học bậc đại học ở Bocconi đó là trong tình huống xấu nhất, tức là em mất học bổng cả 3 năm. Tuy nhiên như chị nói ở trên, nếu em thực sự tâm huyết với bậc đại học ở Bocc thì việc duy trì học bổng kô phải là điều kô thể. Như vậy, em chỉ phải mất 1/10 trong số tiền 1 tỉ đó . Không những thế thành tích học tập tốt của em sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học thạc sĩ và nghề nghiệp sau này. Còn nếu ý chí của em chưa vững vàng , chưa thực sự quyết tâm thì đừng bỏ tien tỉ ra học ở Y . Thay vào đó, ở lại FTU (hoặc du học tự túc ở Mĩ, Anh , Sing...) sẽ là phương án tốt nhất và khả thi vào lúc này cho em.
    Được ftustudent sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 07/06/2008
  8. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Ko ko, chị nào dám nhận xét em nông nổi và hay có những quyết định sai lầm chứ, chị nào dám nói thế. Nhưng đúng là chị theo phái bàn lùi.
    Kể cả em quyết định đi, em còn phải vượt qua nhiều trở ngại để đặt chân đến Bocconi. Chỉ riêng chuyện làm Declaration of Value, em nghĩ sẽ làm thể nào để có đc nó trong khi chỉ có bằng tốt nghiệp tạm thời?
    Việc thuê nhà để học ở Bocconi có vẻ cũng ko đơn giản. Chị ko ở Milano nên ko biết, song chị nghe cái cô Sassy Darknight suốt ngày đêm than thở là lo ko thuê đc nhà, rồi sợ thuê nhà đắt bla bla.
    Được allroadsleadtoRome sửa chữa / chuyển vào 22:51 ngày 07/06/2008
  9. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Em ơi cho chị xin cái link có danh sách đó đi. Chị cố tìm rồi mà ko ra.
    Chị tò mò quá vì Bocconi mà có rất nhiều alumni thành đạt và giữ nhiều vai trò quan trọng ở Harvard (em thiếu 1 r) và MIT thì thật choáng.
  10. ftustudent

    ftustudent Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    2
    Notable students and professors from Bocconi:
    Politics & Government
    * Luigi Einaudi - President of the Italian Republic (1948 - 1955);
    * Mario Monti - former European Competition Commissioner (1999 - 2004) and chairman of Bruegel;
    * Emma Bonino - Minister for International Trade in the cabinet of Romano Prodi (2006);
    * Tommaso Padoa-Schioppa - banker and economist, currently Italy''''s Minister of Economy and Finance;
    * Patrizia Toia - Member of the European Parliament for North-West with the Daisy Party;
    * Marco Cappato - Member of the European Parliament within the Alliance of Liberals and Democrats for Europe;
    * Eduardo Missoni - Secretary general of the World Organization of the Scout Movement
    Academia, Journalism & Literature
    * Nouriel Roubini - senior economist at the US Treasury Department;
    * Teresa de Lauretis - writer and professor at University of California, Santa Cruz;
    * Leopoldo Sabbatini - first dean of Bocconi University, vice president of the Milan Chamber of Commerce;
    * Alberto Alesina - Chairman of the Department of Economics, Harvard University;[hl]
    * Francesco Giavazzi - economist, journalist for Corriere della Sera, professor at MIT[hl];
    * Beppe Severgnini - famous journalist, writer and columnist;
    * Valerio Massimo Manfredi - scholar of archaeology, journalist, TV host, mainly famous as historical novelist and for the film The Last Legion;
    * Tito Boeri - economist, responsible for lavoce.info, a web site of economic analysis;
    * Mario Biondi (writer) - travel writer, poet and winner of the Premio Campiello;
    Business & Finance
    * Renato Soru, founder of Tiscali SpA and President of the Region of Sardinia;
    * Corrado Passera, CEO, Banca Intesa
    * Alessandro Profumo, CEO, UniCre***
    * Vittorio Colao, CEO, RCS Media Group
    * Mario Resca, Chairman of the Board, McDonald''s Italia
    * Paolo Scaroni, CEO, Eni
    * Marco Tronchetti Provera - President of Pirelli & C. SpA
    * Alessandro Lamanna, CEO Nokia Italia;
    * Andrea Formica, CEO Toyota Europe
    * Davide Stefanini, UNDP official
    * Milan Perovic, CEO Telecom Montenegro
    * Claudio Costamagna, Member of Partnership Committee, Goldman Sachs
    * Marco Saltalamacchia, Vice President, BMW Europe
    * Ruggero Magnoni, Vice Chairman, Lehman Brothers Europe
    * Gianemilio Osculati, Office Manager, McKinsey Italia
    * Davide Grasso, Vice President Nike for Asia Pacific marketing
    * Emma Marcegaglia, Chairman of Confindustria
    * Piergaetano Marchetti, Chairman of RCS MediaGroup (holding company of Corriere della Sera)
    Other
    * Giovanni Giudici, the Bishop of the Diocese of Pavia
    * Pierre Casiraghi, third in line to throne of Monaco, son of Caroline, Princess of Hanover
    * Prince Aimone of Savoy, Duke of Apulia
    * Giovanni Cobolli Gigli, Chairman of the Juventus football club
    * Katie Louise Saunders, English actress, famous for her roles in Virgin Territory and ''Tre metri sopra il cielo''
    * Nanni Svampa, guitarist of the Italian band I Gufi
    * Carlo Turati, comedian
    http://en.wikipedia.org/wiki/Bocconi_University
    MỆT !
    Được ftustudent sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 07/06/2008

Chia sẻ trang này