1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có NÊN học CÙNG LÚC 1 trường Cao đẳng và 1 trường Đại học

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ngocdtd, 12/10/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Trong người thì không có ngữ pháp, từ vựng thì không có, phát âm thì trọ trẹ cho nên nghe cũng chẳng hiểu là chúng nó nói cái gì, nhưng cứ đi học ngữ pháp thì lại chán và ngán, ưa làm gì vừa vui lại vừa đem lại thành công ngay.

    Dễ như thế thì bây giờ toàn dân VN đã nói được tiếng Anh rồi. Và nếu thực sự điều đó xảy ra thì cái kỹ năng nói tiếng Anh cũng chẳng còn giá trị gì. Sở dĩ hiện tại nó vẫn còn có giá trị là vì đã có quá nhiều kẻ vì ngán cày ngữ pháp, chán học từ vựng và lười học phát âm nên bỏ cuộc, cho nên những ai đủ kiên trì đến khi thành công thì mới có giá.
  2. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Có một cái vòng luẩn quẩn của các bạn ấy là thế này: muốn có môi trường để thực tập tiếng Anh để nghe nói tiếng Anh thạo /// nhưng cái "môi trường " ấy nó lại bảo mày phải nghe nói tiếng Anh thạo tao mới cho mày vào /// lại đi tìm môi trường tiếp /// môi trường lại từ chối tiếp.

    Ngày xưa hồi đi học đại học, tôi cũng có nhiều bạn thích dùng tôi làm "môi trường" lắm, vì trong đám còn ngô nghê ấy trông tôi có vẻ nói năng tiếng Anh khá khẩm nhất. Nhưng làm môi trường ba buổi là tôi ớn tận cổ rồi, cô A kia chỉ có vốn từ và vốn chủ đề hạn hẹp, thế nào cô ta cũng bắt mọi người nghe đi nghe lại một thứ, anh B kia học lỏm được ở đâu mấy từ kêu leng keng, chả hợp với câu cũng cho vào cho sành điệu, chị C kia thì nói được mà nghe không được nên người ta nói một đằng chị đáp một nẻo, cậu D kia thì ngược lại chị C nghe thấy hết mà không sao mở mồm ra trả lời được.

    Ôi giời ơi, thôi tôi cạch cái môi trường ấy. Tôi về nhà dành thời gian tự học, cày chán tóp phờ thì lôi băng BBC ra nghe, chán BBC thì ra hàng báo cũ mua Asia week về đọc. Tôi biết bọn Tây chắc nó sẽ phiền lắm nếu tôi cứ lôi nó ra làm dụng cụ học tập. Đợi khi nào tôi giỏi, tôi nói chuyện với nó ngang vai phải lứa hẵng hay.
  3. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Thêm cái vòng lẩn quẩn này nữa nè: Muốn nói tiếng Anh giỏi để kiếm được job xịn, nhiều tiền - Job xịn, nhiều tiền thì cần phải nói được tiếng Anh giỏi.

    @ULI Riêng trong việc "thực tập tiếng Anh" thì tôi khôn từ bé, nên tôi chưa từng mất gian vào bất kỳ 1 buổi học nhóm hay đi clb tiếng Anh nào. Tôi tự học còn lợi hơn là làm những trò vô bổ đó.
  4. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Mà tôi còn phát hiện ra một vòng luẩn quẩn trong học tiếng Anh theo kiểu khác, có những người gặp tôi bảo "em/ chị / bạn dạy cho mình tiếng Anh đi, mình chỉ cần đủ để giao tiếp thôi". Thế nào là đủ để giao tiếp đây, chả ai biết một ngày đẹp trời nào cái thằng Tây ngồi cạnh mình nó phát ra một từ lạ hoắc để mà nói là đủ. Đáng nhẽ phải bắt tay vào học với tinh thần học nữa học mãi thì họ lại đề ra một mức gọi là đủ giao tiếp. Thật ra những người mà đủ giao tiếp là người ta học vô tận, nhưng trình độ học có hạn, môi trường làm việc khiến họ chỉ giao tiếp được mà thôi chứ không phải là người ta định ra từ đầu là "đủ giao tiếp". Vòng luẩn quẩn này gọi là:

    Muốn học để đủ giao tiếp thôi /// Nhưng nếu học đủ giao tiếp thôi thì không ma tây nào thèm nói chuyện với vì người ta biết thừa mày chỉ có ngần ấy thứ để nói /// Thế là chả ma tây nào thèm giao tiếp với /// Lại nghĩ mình học chưa đủ giao tiếp /// Lại đi tìm lớp tiếng Anh giao tiếp.
  5. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Tôi không xem đây là sự lẩn quẩn. Tôi xem đây là sự tự bịt mắt trước một nghịch lý.

    Thế này nhé, ở VN, với nhiều người (dĩ nhiên phải trừ ra vài phần ngàn cá biệt), với lối suy nghĩ của ng Việt, với thái độ học tập của ng Việt, thì "giao tiếp" là kỹ năng khó nhất, là kỹ năng cuối cùng họ có thể đạt tới. Họ có thể đọc-hiểu văn bản trước, họ có thể nghe-hiểu âm thanh trước, họ có thể soạn thảo văn bản trước, họ có thể nói trước, thế mà có thể họ vẫn chưa giao tiếp được.

    Nhưng họ lại cho rằng cái kỹ năng "giao tiếp" ấy là một thứ dễ ẹc, chỉ làm xoẹt một cái là xong, cho nên họ thường "đặt hàng" với giáo viên là "chỉ cần giao tiếp là đủ." Nhìn vào cấu trúc câu "chỉ cần X là đủ" cũng đủ hiểu là họ xem nhẹ kỹ năng này thế nào, họ cho rằng đây là một thứ thấp tè, họ chỉ cần như thế là đủ, họ không đòi hỏi những kỹ năng khó hơn.

    Nó giống như thế này: Một người đang đói và xin cơm ăn rằng, Tôi đói quá, anh chị rủ lòng thương cho tôi ít cơm lót dạ. Tôi chỉ cần cơm gà tần nhân sâm là đủ.

    Nghịch lý là ở chỗ, nếu thật sự kỹ năng ấy chỉ là một thứ thấp lè tè (và họ sẵn sàng chỉ cần đạt trình độ thấp ấy mà thôi), thì sao họ học mãi mà chưa đạt kỹ năng ấy? Không ngược đời hay sao, khi mà một thứ (họ cho là) dễ nhưng họ mãi không đạt được? Hay là thật sự nó không hề dễ?

    Đáng ra, họ phải quan niệm rằng: Tôi phải cố để đạt tới nổi được trình độ giao tiếp.
  6. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Quả là một ý hay. Như vậy thì rõ là có một vấn đề về cách hiểu về giao tiếp của người Việt Nam. Xảy ra những khả năng sau:

    1. Bản thân người Việt giao tiếp với người Việt đã rất thiếu nội dung. Người ta có thể nói chuyện cả ngày về những thứ chả đâu ra đâu, vừa thiếu thông tin, vừa thiếu logic, vừa thiếu nguyên nhân, lại thiếu kết quả. Điển hình như các mẹ mà làm ở phòng toàn nữ thì ôi thôi suốt ngày kể thằng cu cái hĩm ăn gì uống gì, ỉa đái ra sao. Thế mà vẫn giao tiếp với nhau đều. Thành thử họ nghĩ giao tiếp đơn giản chỉ là lặp đi lặp lại một số hiện tượng hằng ngày.

    2. Tôi không biết bọn Tây với bọn Tây nó có bô lô ba la như thế không. Nếu có thì có lẽ cũng được vì chúng nó sẽ kiếm một thằng Tây cùng ngôn ngữ để bô lô ba la thích hơn là kiếm một người Việt Nam chả chung cảm xúc gì với những thứ chúng có. Cho nên tôi nghĩ một người nước ngoài định giao tiếp với người Việt Nam thì nó cần có nội dung, cho dù chỉ là một câu hỏi đường.

    3. Vậy nên người Việt nào muốn giao tiếp với Tây phải dùi mài cái nội dung thông qua đọc nhiều, viết nhiều, nghe nhiều trước khi nói nhiều.


    => Tóm lại mấy chị mấy anh trong đầu (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) mà không có nội dung gì thì tốt nhất là đừng học tiếng Anh làm gì, chả ma nào nó thèm nói chuyện với đâu.
  7. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Ý tôi hoàn toàn khác:

    Với phong cách học ngoại ngữ + bề dày văn hóa chịu ảnh hưởng từ Pháp và Nga, người VN sẽ biết đọc-hiểu, nghe-hiểu, viết trước khi nói được.

    Với phong cách học khác + văn hóa khác, người học ngoại ngữ có thể nói xoẹt xoẹt xoẹt trước khi đọc thạo, viết thạo.

    Nếu 1 ng VN điển hình muốn đạt đc kỹ năng giao tiếp thì phải bước qua tất cả những bước kia (tốn tgian và công sức.) Nếu họ không điển hình thì có thể đi theo 1 lối khác, đạt đc trình độ giao tiếp bằng âm thanh trước khi đọc thạo, viết thạo. Nhưng hầu hết những trường hợp ng VN (sống tại VN) léo nhéo "tôi chỉ cần giao tiếp được thôi, không cần gì cao xa như đọc sách vở hay viết luận gì đâu" đều thuộc nhóm điển hình kia.

    Số ít ỏi còn lại là các em bé bán vé số, các chú đạp xe xích lô, các chị bán hàng ở chợ Bến Thành và những thành phần tương tự: Họ học theo 1 cách để họ giao tiếp được để mà còn kiếm cơm được.

    Thành phần cơm đủ ăn, thậm chí thừa cả cọc tiền cầm đi đóng học phí học tiếng Anh thì hiển nhiên không thể đạt được gì nếu không đi theo lối cũ (tốn tgian và công sức) vì họ không có được những tố chất và thái độ học tập như số ít ỏi kia.
  8. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Vậy thì tôi có một ý hơi khác ý của bạn Anx. Theo tôi thì không phải phong cách "đọc-hiểu, nghe-hiểu, viết trước khi nói được" là phong cách Pháp, Nga, mà nó là phong cách của giới tạm gọi làm làm việc đầu óc. Chẳng qua là thời trước những người làm việc đầu óc thì mới học tiếng Pháp, tiếng Nga. Thời đó chưa giao lưu hội nhập nhiều, chưa có khách du lịch nhiều cho nên sẽ không tồn tại phong cách tiếng Pháp vé số, tiếng Nga vé số. Chứ nếu thời hội nhập này mà tiếng Nga, tiếng Pháp đang thống trị thế giới thì tôi tin là có cả phong cách Nga, Pháp vé số.

    Và từ đó tôi thiết nghĩ hiện nay có 2 tầng lớp sẽ học tiếng Anh có hiệu quả, đó là tầng lớp làm việc đầu óc (mà có nội dung thật sự) và tầng lớp bán vé số hoặc bán hàng ở chợ Bến Thành (tạm gọi tầng lớp vé số đi). Một bên là cần tiếng Anh để truyền tải nội dung. Một bên là cần tiếng Anh để truyền tải những thông tin lặp đi lặp lại nhưng không phát triển về nội dung.

    Và thế là mọc ra cái tầng lớp ở giữa giữa hai tầng lớp này, gọi là "dân văn phòng". Dân văn phòng thường là ai? Là người làm kế toán, ngân hàng, cơ quan hành chính, v.v..., công việc của họ không nhiều tính nghiên cứu lắm, cho nên không có nhiều nội dung cần tìm hiểu lắm. Họ cũng không cần phải nhắc đi nhắc lại một loại thông tin như dân vé số. Thế nhưng không hiểu tại sao tầng lớp này lại có nhu cầu mãnh liệt giỏi tiếng Anh giao tiếp. Nhu cầu thực chất của họ là gì ? Và phương pháp nào là thích hợp với họ ?
  9. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Bạn ULI không hiểu ý tôi. Người VN bình thường (môi trường sống k đặc biệt) thì học đủ 12 năm + 4 năm theo phong cách giảng dạy của Pháp và Nga. Đó là 1 lối tỉ mỉ, kỹ lưỡng, cả bức tranh lớn, lẫn từng chi tiết nhỏ, chậm rãi, nặng nề, khô khan, nghiêm nghị, điềm tĩnh, thụ động, kiên trì, có đôi chút tự ti. Văn hóa VN (nằm trong văn hóa châu Á) là văn hóa thu nhỏ cái Tôi lại, giấu mình đi, lặng lẽ đi, nghiêm túc ra, suy nghĩ nhiều lên, nói bớt xuống...

    Với văn hóa đó, thái độ học tập đó, họ quen với việc bỏ tgian luyện để đạt được sự hoàn hảo trước khi thực sự áp dụng 1 cái gì từ trường lớp vào cuộc sống thực tế. Họ thậm chí được nhồi sọ rằng đừng có hóng hớt nhảy choi choi phô diễn cái bẩn thân với trình độ kém cỏi mà hãy đóng cửa tu luyện nữa. Do đó, khi học, họ cần bức tranh lớn + cần nhuần nhuyễn mọi chi tiết nhỏ, trước khi họ "xuống núi."

    Mười mấy năm nay, sau khi mở cửa, VN va chạm hơn 1 tí với các nền văn hóa khác, phần lớn chịu ảnh hưởng của Mỹ (practical, functional, task-based), cũng có những ng cố thay đổi văn hóa và nếp nghĩ, nếp học ngoại ngữ của ng VN, và đúng là cũng có thay đổi tí tí thật. Nhưng cái xì-tin cũ vẫn còn nhiều lắm.

    Tôi k nói văn hóa Mỹ tốt, tôi cũng k nói văn hóa VN tốt. Nhưng 1 ng kiểu A chỉ có thể thành công theo kiểu A. Nay 1 ng kiểu A muốn làm việc theo kiểu B mà vẫn thành công thì không có chuyện đó đâu. Trừ phi người đó đã trở thành B.
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tức là ý bạn rằng nếu người VN đã tiếp thu nội dung học tập theo kiểu tỉ mỉ, kỹ lưỡng kiểu Pháp, Nga, thế thì khi nhảy sang học tiếng Anh theo lối "practical, functional, tasked-based" sẽ không tương thích đúng không ? Kiểu như ruột một đằng, vỏ một nẻo !

    Nếu như nhận xét trên của Anx đúng thì tôi suy ra hai hệ quả:

    => Nếu như một người ở nước X, không nói tiếng Anh, nhưng phong cách học nội dung 12 năm của họ cũng practical, functional, task-based, chả biết lấy ví dụ nước nào vì xem ra có mỗi Mỹ có cái kiểu đấy, thì họ học theo phong cách Mỹ được?

    => Tầng lớp vé số của chúng ta có phong cách Mỹ hơn tầng lớp học nhiều, họ cởi mở, thực dụng hơn và không sợ sai

Chia sẻ trang này